intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC

Chia sẻ: HO QUANG | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

804
lượt xem
164
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ô nhiễm do kim loại nặng thải ra từ các ngành công nghiệp là một mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức khoẻ nhân dân và sự an toàn của hệ sinh thái. Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp nhưng hoạt động công nghiệp đem lại 20% GDP. Nhịp độ phát triển công nghiệp nhanh, đạt trên 10%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC

  1. 1. Ô nhiễm kim loại nặng trong nước  Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC Công cuộc công nghiệp hoá được gắn với tình trạng ô nhiễm gia tăng. Ô nhiễm do kim loại nặng thải ra từ các ngành công nghiệp là một mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức khoẻ nhân dân và sự an toàn của hệ sinh thái. Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp nhưng hoạt động công nghiệp đem lại 20% GDP. Nhịp độ phát triển công nghiệp nhanh, đạt trên 10%. Sự phát triển trong hoạt động công nghiệp đang vượt sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Hiện nay, các ngành công nghiệp đều đổ trực tiếp chất thải chưa được xử lý vào môi trường. Kim loại nặng và độc tố là các thành phần đặc trưng của các chất thải công nghiệp. Theo kết quả quan trắc và phân tích môi trường, hàm lượng Đồng, Chì, Cátmi và Côban ở các vùng nước ven biển gần các thị trấn và trung tâm công nghiệp lớn nhiều hơn so với mức tự nhiên của chúng trong nước biển. Đặc biệt, Đồng và Kẽm được coi là hàm lượng cao không thể chấp nhận được, và Thuỷ Ngân, mặc dù chưa đạt tới "mức ô nhiễm", nhưng đã đạt tới mức cho phép. Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi GNP vào năm 2000 và quá trình công nghiệp hoá có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá dự kiến sẽ được tập trung ở các vùng thành thị, trong đó có các trung tâm đô thị ven biển lớn của Việt Nam. Các ngành công nghiệp của Việt Nam đều đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và hiện không có đủ các phương tiện cần thiết để giảm và loại trừ các tác động môi trường do các hoạt động của mình gây ra. Đây là một nguy cơ gây ô nhiễm tiềm tàng, đe doạ hệ sinh thái vùng ven bờ và biển. I) giới thiệu chung về kim loại nặng Kim loại nặng là những kim loại có phân tử lượng lớn hơn 52(g) bao gồm một số loại như As, Cd, Cr, Cu, Pb,Hg,Se, Zn….. chúng có nguồn gốc từ các nguồn nước thải trong công nghiệp, nông nghiệp cũng như trong tự nhiên VD: cadimi có nguồn gốc từ chất thải công nghiệp,trong chất thải khi khai thác quặng.crôm trong mạ kim loại nước thải của sản phẩm gốc crôm hay chì trong công nghiệp than ,dầu mỏ.thuỷ ngân trong chất thải công nghiệp khai thác khoáng sản,thuốc trừ sâu. Chúng đều có những tác hại nhất định như As có thể gây ung thư,Cd có thể gây ra huyết áp cao, đau thận phá huỷ các mô và tế bào máu,chì rất độc ảnh hưởng tới thận và thần kinh hay thuỷ ngân là một kim loại rất đôc. Các kim loại này khi thải vào nước làm cho nước bị nhiễm bẩn mất đi một số tính chất hoá lý đặc biệt cũng như những tính chất và thành phần thay đổi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người.việc nhận biết nước bị ô nhiễm có thể căn cứ vào trạng thái hoá học,vật lý, hoá lý, sinh học
  2. của nước .Ví dụ như khi nước bị ô nhiễm sẽ có mùi khó chịu,vị không bình thường,màu không trong suốt ,số lượng cá và các thuỷ sinh vật khác giảm cỏ dại phát triển, nhiều mùn,hoặc có váng dầu mỡ trên mặt nước. Số lượng ngày càng tăng của kim loại nặng trong môi trường là nguyên nhân gây nhiễm độc đối với đất, không khí và nước. Việc loại trừ các thành phần chứa kim loại nặng độc ra khỏi các nguồn nước, đặc biệt là nước thải công nghiệp là mục tiêu môi trường quan trọng bậc nhất phải giải quyết hiện nay. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm loại bỏ kim loại nặng trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh các phương pháp hóa - lý với những ưu thế không thể phủ nhận được người ta đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng các biện pháp sinh học vì nhiều loài sinh vật có khả năng hấp thu kim loại nặng. Xử lý kim loại nặng dựa trên hiện tượng hấp thu sinh học (biosorption) có thể là một giải pháp công nghệ của tương lai. Trong số các sinh vật có khả năng đóng vai trò là chất hấp thu sinh học (biosorbent) thì các loài tảo được đặc biệt chú ý. Rất nhiều trong số đó là các loài tảo có kích thước hiển vi hay còn gọi là vi tảo (microalgae). Ô nhiễm kim loại trong nước thải công nghiệp: Hầu hết các kim loại nặng như Pb, Hg, Cd, As, Cu, Zn, Fe, Cr, Co, Mn, Se, Mo... tồn tại trong nước ở dạng ion. Chúng phát sinh từ nhiều nguồn khác  nhau, trong đó chủ yếu là từ các hoạt động công nghiệp. Khác với các chất thải hữu cơ có thể tự phân hủy trong đa số trường hợp, các kim loại nặng khi đã phóng thích vào môi trường thì sẽ tồn tại lâu dài.  Chúng tích tụ vào các mô sống qua chuỗi thức ăn mà ở đó con người là mắt xích cuối cùng. Quá trình này bắt đầu với những nồng độ rất thấp của các kim loại nặng tồn tại trong nước hoặc cặn lắng, rồi sau đó được tích tụ nhanh trong các động  vật và thực vật sống trong nước. Tiếp đến là các động vật khác sử dụng các thực vật và động vật này làm thức ăn, dẫn đến nồng độ các kim loại nặng  được tích lũy trong cơ thể sinh vật trở nên cao hơn. Cuối cùng ở sinh vật cao nhất trong chuỗi thức ăn, nồng độ kim loại sẽ đủ lớn để gây ra độc hại.  Con người, xét theo quan điểm sinh thái, thường có vị trí cuối cùng trong chuỗi thức ăn, vì thế họ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của ô nhiễm kim loại  nặng. Nguồn ô nhiễm kim loại nặng từ các hoạt động công nghiệp là hết sức phong phú: công nghiệp hóa chất, khai khoáng, gia công và chế biến kim loại,  công nghiệp pin và ắc qui, công nghiệp thuộc da... VI) Tài liệu tham khảo. 1. Đặng kim chi .Hoá học môi trường,nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật năm 2005. 2. Đặng Đình Kim và cộng sự. Sử dụng các chất hấp phụ sinh học để xử lý ô nhiễm CR, Ni và Pb trong nước thải công nghiệp. Hội nghị Công nghệ  Sinh học toàn quốc. Hà Nội 1998; 3. Trần văn Nhân, Ngô Thị Nga. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội 1999. 4. Trần Văn Tựa và cộng sự. Tế bào vi tảo bất động và hoạt động trao đổi chất của chúng. Hội nghị sinh học quốc gia "Những vấn đề nghiên cứu cơ  bản trong sinh học". NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2000. 5. Trịnh Thị Thanh. Độc học, Môi trường và Sức khỏe con người. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2000 II) Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong nước. Sự tập trung công nghiệp và đô thị hoá cao độ gây tác động lớn đối với môi trường, trong đó có môi trường nước. Các dòng xả nước thải gây ô nhiễm  môi trường nước mặt, nước ngầm, gây ô nhiễm đất. Các nguồn nước thải chính ở các đô thị và khu công nghiệp hiện nay là: ∙ Sinh hoạt đô thị thải ra một lượng tương đối lớn, khoảng 80% lượng nước cấp. Lượng nước thải này xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không có bất  kỳ một biện pháp xử lý nào. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất ô nhiễm hữu cơ. ∙ Nước thải từ các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, đều chưa qua xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ. Các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp rất đa  dạng, có cả chất hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng,... Nồng độ COD, BOD, DO, tổng coliform đều không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải  xả ra nguồn. ∙ Nước mưa chảy tràn, đặc biệt là nước mưa đợt đầu. Nước thải sinh hoạt ở các thành phố là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi.  Nước thải và nước mưa, nhất là nước mưa đợt đầu, đều không được xử lý. Trong các đô thị, do dân số tăng nhanh, nhưng hệ thống thoát nước không 
  3. được cải tạo xây dựng kịp thời, nên nước thải trực tiếp chảy vào các sông mà không được kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề càng xấu đi do sự quản lý chất  thải rắn và xử lý các chất thải công nghiệp không đầy đủ ở các thành phố lớn, thị xã và khu công nghiệp, nên tình trạng ô nhiễm vốn đã xấu, sẽ có  chiều hướng nghiêm trọng hơn, kéo theo là vấn đề sức khoẻ cộng đồng, cũng như chất lượng đời sống sẽ xấu đi. Tình trạng ô nhiễm nước rõ ràng nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Hải Dương và các thành phố, thị  xã lớn. Tại Hà Nội, hầu như các chất thải sinh hoạt và công nghiệp đều không được xử lý. Trong số 82 khu công nghiệp mới, chỉ khoảng 20 khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung. Đó là các trạm xử lý nước thải tại Khu Công  nghiệp Bắc Thăng Long, Khu Công nghiệp Nội Bài ở Hà Nội; Khu Công nghiệp Nomura ở Hải Phòng, Khu Công nghiệp Việt Nam ­ Xingapo ở Bình  Dương,... Số khu công nghiệp còn lại vẫn chưa có trạm xử lý nước thải tập trung. Trong số các doanh nghiệp đã khảo sát, năm 2002, có tới 90% số doanh nghiệp không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng dòng xả nước thải xả ra  môi trường. 73% số doanh nghiệp xả nước thải không đạt tiêu chuẩn, do không có các công trình và thiết bị xử lý nước thải. Có 60% số công trình xử lý  nước thải hoạt động vận hành không đạt yêu cầu. Nước thải hiện thời chưa được phân loại. Trong tương lai gần, hệ thống thoát nước của các thành phố sẽ được cải tạo nhiều hơn và việc sử dụng lại hệ thống thoát chung là điều không tránh  khỏi. Rất cần thiết nghiên cứu, cụ thể hóa các phương án cải tạo các hệ thống chung trở thành các hệ thống thoát nước nửa riêng, chọn ra các phương  án cải tạo, chia tách nước thải hợp lý nhất.  III) Các biện pháp khắc phục ô nhiễm: a. Xử lý ô nhiễm kim loại nặng bằng các phương pháp hóa lý. Bằng con đường xử lý hóa học người ta có thể loại trừ kim loại nặng ra khỏi nước thải. Với các nguồn nước thải công nghiệp có nồng độ kim loại nặng  cao và pH cực đoan thì việc xử lý chúng bằng các phương pháp hóa lý là rất ưu thế.  Các phương pháp hóa lý thường được sử dụng là: ­ Phương pháp bay hơi. ­ Phương pháp kết tủa hóa học. ­ Phương pháp trao đổi ion. ­ Phương pháp hấp phụ. ­ Kỹ thuật màng. ­ Phương pháp điện hóa. Khi nồng độ kim loại trong nước thải cao, khối lượng nước thải không quá lớn thì các phương pháp xử lý hóa­lý tỏ ra rất hiệu quả. Tuy nhiên, nước thải  sau khi được xử lý vẫn còn một lượng kim loại nặng nhất định. Điều này không phải là không nguy hiểm đối với môi trường. Điều quan trọng là phương  thức xử lý hóa lý có thể không hiệu quả hoặc quá đắt khi nồng độ khởi đầu của kim loại nặng trong nước thải chỉ khoảng 10­100 mg/lít. Và như vậy,  trong những điều kiện mà phương pháp xử lý hóa lý tỏ ra quá đắt và quá phức tạp thì các biện pháp sinh học có cơ hội thay thế một cách thành công. b. Xử lý ô nhiễm kim loại nặng bằng các phương pháp sinh học. Cơ sở của phương pháp này là hiện tượng nhiều loài sinh vật (thực vật thủy sinh, tảo, nấm, vi khuẩn...) có khả năng giữ lại trên bề mặt hoặc thu nhận  vào bên trong các tế bào của cơ thể chúng các kim loại nặng tồn tại trong đất và nước (hiện tượng hấp thu sinh học­biosorption). Các phương pháp sinh học để xử lý kim loại nặng bao gồm: ­ Sử dụng các vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí. ­ Sử dụng thực vật thủy sinh. ­ Sử dụng các vật liệu sinh học c. Khả năng sử dụng vi tảo để xử lý kim loại nặng trong nước thải. 1. Những ưu thế: Người ta đã phát hiện rằng nhiều loại sinh khối có thể hấp thu (sorption) kim loại nặng trong nước, trong số đó có sinh khối vi tảo. Các nghiên cứu đã  chỉ ra rằng việc sử dụng sinh khối sống và chết của các loại vi tảo để hấp thu kim loại nặng có những ưu thế đặc biệt: ­ Nhiều loại vi tảo có khả năng thu nhận kim loại nặng ở mức độ cao, nồng độ kim loại nặng tích lũy bên trong các cấu trúc tế bào của chúng có thể  cao gấp hàng nghìn lần nồng độ trong tự nhiên.  ­ Diện tích bề mặt riêng của sinh khối vi tảo vô cùng lớn làm cho chúng rất hiệu quả trong việc loại trừ và tái thu hồi kim loại nặng trong nước thải.  ­ Sự hấp thu sinh học các ion kim loại nhờ tảo tốt hơn so với sự kết tủa hóa học ở khả năng thích nghi với sự thay đổi pH và nồng độ kim loại nặng; tốt  hơn phương pháp trao đổi ion và thẩm thấu ngược ở khả năng nhạy cảm với sự hiện diện của chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, và sự hiện diện của  các kim loại khác. ­ Có khả năng xử lý với một thể tích lớn nước thải với tốc độ nhanh. ­ Có tính chọn lọc cao nên nồng độ kim loại nặng còn lại sau xử lý sinh học có thể chỉ còn thấp hơn 1ppm trong nhiều trường hợp. ­ Hệ thống xử lý sinh học không cần các thiết bị hóa chất đắt tiền, dễ vận hành, phù hợp với các điều kiện hóa lý khác nhau nên giá thành thấp (chỉ  bằng khoảng 1/10 giá thành của phương pháp trao đổi ion). ­ Trong hoạt động quang hợp của mình, vi tảo còn thu nhận một lượng lớn khí CO2, các muối dinh dưỡng, có tác dụng làm giảm hiệu ứng nhà kính,  ngăn ngừa và khắc phục tình trạng phì dưỡng (eutrophication) của môi trường nước. Chính vì thế vi tảo có thể là một lựa chọn đơn giản và hiệu quả để loại trừ kim loại nặng trong nước thải công nghiệp. 2. Những thách thức. ­ Thách thức lớn nhất đối với việc sử dụng vi tảo để loại trừ kim loại nặng trong nước thải là khả năng hấp thu kim loại nặng của các loài tảo khác nhau  là rất khác nhau. Trong số hàng ngàn loài vi tảo đã được phân loại thì mới chỉ có rất ít loài được nghiên cứu về khả năng thu nhận kim loại nặng của  chúng. Việc tìm kiếm, chọn lọc những chủng, loài tảo có khả năng hấp thu mạnh mẽ kim loại nặng là một nhiệm vụ to lớn của các nhà nghiên cứu hiện  nay. Trạng thái của sinh khối tảo, cách thức tiền xử lý sinh khối trước khi đem hấp thu kim loại nặng cũng có những ảnh hưởng quan trọng tới năng lực  hấp thu. Vì lý do thương mại, các chủng tảo có khả năng hấp thu kim loại nặng cao và phương pháp tiền xử lý sinh khối thường không được công bố.
  4. ­ Do kích thức nhỏ nên việc thu hồi sinh khối vi tảo từ môi trường xử lý là khá khó khăn. Hiện đây vẫn là một công đoạn tốn kém nhất. Giải pháp cho  vấn đề này có thể là sử dụng các tế bào vi tảo được cố định trong các chất mang như silicagel, polyacrylamide, polyvinyl, polyurethane, agar, alginat,   carrageenan, chitosan... Rất nhiều nghiên cứu hiện đang triển khai theo hướng này. ­ Các nguồn nước thải có chứa kim loại nặng trong nhiều trường hợp còn chứa nhiều thành phần hóa học khác có độc tính cao với các sinh vật sống vì  vậy cần phải tiến hành xử lý sơ bộ trước khi đưa tảo vào để xử lý kim loại nặng. Có thể nói rằng vi tảo chỉ thực hiện một số công đoạn trong quá trình  xử lý nước thải, chủ yếu là tham gia vào giai đoạn xử lý cấp II và cấp III. d) Xử lý kim loại nặng bằng phương pháp hoá học. Các oin kim loại nặng như thuỷ ngân ,cd,zn ,Pb, As,Cu,Ni dược loại ra khỏi nước bằng phương pháp hoá học .Bản chất của phương pháp là chuyển  các chất tan trong nước thành không tan bằng cách thêm tác nhân và tách dưới dạng kết tủa . chất thường dùng là hydroxyt Ca và Na , CaCO3 ,Na2SO4 các chất thải khác nhau như là xỉ Fe­Cr chứa CaO 51,3%; MgO 9,2%; SiO2 27,4%; Cr2O3   41,3%; Al2O3 7,2% ;FeO 0,73%. Xử lý thuỷ ngân xử lý các hợp chất thuỷ ngân nước thải bị ô nhiêm thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân dược tạo thành trong sản xuất clo và NaOH trong các quá trình  điện phân dùng điện cực Hg do sản xuất Hg điều chế thuốc nhuộm, các hyđrocacbon do sử dụng Hg làm chất xúc tác .Hg trong nước tồn tại ở dạng  kim loại , hợp chất vô cơ : Oxit ,HgCl2 ,sunfat, xianua … Thuỷ ngân kim loại được lắng và lọc các hạt không lắng được ôxy hoá bằng clo hoặc NaOCl đến HgCl2 sau đó xử lý nước bằng NaHSO4 hoặc  Na2SO3 để loại chúng và clorua. Thuỷ ngân có thể được tách ra khỏi nước bằng phương pháp khử với các chất khử là sunfat Fe, biunfit bột Fe, khí H2S, hydrazin. Các hợp chất thuỷ ngân trước tiên bị thuỷ phân bằng oxyhoas(bằng khí clo), sau khi loại clo dư, cation Hg đươc khử đến Hg kim loại hoặc chuyển sang  dạng sunfua khí rồi loại cặn. Xử lý các hợp chất Zn, Cu, Ni, Pb, Cd, Co. Muối của các kim loại này, hoá chất chứa chúng trong nước thải tuyển quặng,luyện kim ,chế tạo máy,chế biến kim loại,dược phẩm,chế biến sơn,dệt….. xử lý nước thải chứa muối Zn bằng NaOH. Zn2+ + OH­ Zn(OH)2. Khi pH= 5,4, Zn(OH)2 bắt đầu lắng.khi pH=10,5 bắt đầu tan các Zn(OH)2 lưỡng tính.Do đó ,quá trình xử lý cần tiến hành với pH=8­9. Khi sử dụng xoda ta có phản ứng. 2ZnCl2 + 2 Na2CO3 + H2O 4 NaCl + Zn(OH)2CO3. + CO2 . Khi pH= 7­9,5 hình thành cacbonát có thành phần 2ZnCO3, 3Zn(OH)2­ ,khi pH>= 10 thành phần hydroxyt tăng. Xử lý nước thải chứa ion kim loại Cu bằng hydroxyt. Cu2+ + 2OH­ Cu(OH)2.  2Cu2+ + 2OH­ + CO32­ Cu(OH)2CO3 . Có thể dùng feoxinua kali để tách Cu và các ion kim loại nặng ra khỏi nước. Để loại Cu và cadimi cho nước thải tiếp xúc với SO2 hoặc các sunfit và bột  Zn,Fe khi đó kim loại nặng hình thành sunfua khó tan. Xử lý Ni bằng hydroxyt cacbonat. Ni2+ + 2OH­ Ni(OH)2 2Ni + 2OH­ + CO32­ Ni(OH)2CO3 . Ni2+ + CO32­ NiCO3 . Cation Pb trong dung dịch chuyển thành cặn lắng ở một trong ba dạng dung dịch khó tan. Pb2+ + 2OH­ Pb(OH)2 . 2Pb2+ + 2OH­ + CO32­ Pb(OH)2CO3. Pb2+ + CO32­ PbCO3 . Pb(OH)2 bắt đầu lắng ở pH=6. xử lý Co va Cd trong nước thải bằng sữa vôi đạt kết quả tối đa.Nước thải có thể chứa nhiều kim loại khác nhau có hiệu quả tốt hơn so với loại đồng thời  vài kim loại khác nhau có hiệu quả tốt hơn so với lắng từng kim loại do hình thành tinh thể trên bề mặt pha rắn. Xử lý nước thải bằng kiềm cho phép giảm nồng độ kim loại nặng đến đại lượng thải vào hệ thống nước thải sinh hoạt .Khi độ sạch yêu cầu cao hơn thì  phương pháp này không đáp ứng được để làm sạch hơn xử lý nước thải bằng sunfua Na ,vì độ hoà tan của các sunfua kim loại thấp hơn của các  hydroxyt và cacbonat rất nhiều.Quá trình lắng sunfua diễn ra khi pH thấp so với lắng hydroxyt và cacbonat. Để loại kim loại có thể sử dụng pirit hoặc  bột sunfua các kim loại không độc. IV) Tác hại của ô nhiễm kim loại nặng. Đối với sức khoẻ con người: Khi hàm lượng kim loại nặng trong nước trên mức cho phép chúng sẽ gây những ảnh hưởng co hại đến sức khoẻ con người một số gây bệnh ung  thư,thần kinh,cũng như các bộ phận khác vì vậy chúng ta cần biết tác hại của nó mà tìm cách phòng tránh. Đối với môi trường: nước bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ có những tác hại đến động thực vật,sức khoẻ con người.Tác động xấu đến môi trường sinh thái. Độc hại đối với cá và các sinh vật thủy sinh khác. ­ Tác động xấu tới chất lượng hệ thống cống rãnh. ­ ảnh hưởng xấu tới quá trình xử lý sinh học. ­ Làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Cho đến nay, độc tính của nhiều kim loại nặng đối với môi trường và con người được biết khá chi tiết. Trong số đó Pb, Cr, Cd, As, Hg, Cu, Ni,... là  những kim loại nặng vô cùng độc hại. Các tác động và cơ chế gây độc của nhiều kim loại nặng đối với cơ thể người và động vật cũng đã được tìm ra,  tuy nhiên nhân loại đã phải trả một giá khá đắt để có được nhận thức này. Bệnh Minamata ở Nhật Bản, câu chuyện về loài chim scopa ở Thụy Điển, vụ  ô nhiễm Cadmi ở Cộng Hòa Liên Bang Đức những năm 70..., là những ký ức đau buồn liên quan tới sự thiếu hiểu biết của chúng ta đối với việc sử 
  5. dụng và quản lý các hợp chất chứa các kim loại nặng độc hại. Có thể lấy ví dụ về sự ảnh hưởng của thạch tín(As) trong nước ngầm . Người tiếp xúc với thạch tín lâu ngày sẽ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, rối loạn vận chuyển mạch máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh  mạch vành, mạch máu não, dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim và não. Người sử dụng nước có ô nhiễm thạch tín trong ăn uống và sinh hoạt thường bị  tổn thương da như biến đổi sắc tố, sừng hoá, ung thư da… Mặc dù ở nước ta, chưa có những ca bị nhiễm thạch tín được báo cáo chính thức, nhưng  một nghiên cứu mới đây đối với người dân ở 3 xã Hoà Hậu, Vĩnh Trụ, Bồ Đề (Hà Nam), nơi có nguồn nước bị nhiễm thạch tín trầm trọng nhất ở nước ta  hiện nay cho kết quả khá … sửng sốt. Tỷ lệ người mắc các bệnh chung rất cao, từ 43,5% ­ 51,8%. Các bệnh về da chiếm tỷ lệ 28,3% so với trung bình  trên toàn quốc là từ 3 ­ 5%.  Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra thời gian dùng nước càng lâu thì các triệu chứng của bệnh càng rõ rệt. Anh Trần Văn H, 34 tuổi, xã Hoà Hậu, tỉnh Hà  Nam bắt đầu sử dụng nước giếng khoan trong ăn uống và sinh hoạt từ năm 1997. Đến nay, không hiểu sao cả hai bàn chân của anh đều bị chai cứng,  sừng hoá. Cũng ở trong xã, ông Trần B.B, 47 tuổi cũng mới chỉ ăn nước giếng khoan từ năm 1998 trở lại đây, trên bàn tay và chân ông đã xuất hiện  các gai nhọn và lưng thì lấm tấm nhiều mảng da sậm màu… Họ không hề biết trong nguồn nước giếng đang dùng hàng ngày có nhiễm thạch tín  (Asen) ở mức rất nặng (trên 500 microgram/lít). Người dân ở trong xã cũng mắc các bệnh về da, ung thư các bộ phận tiêu hoá và tiết niệu…cao hơn  nhiều lần so với mức trung bình trên toàn quốc.Trung bình người dùng nước dưới 5 năm thì triệu trứng ít, phải sau 10 năm thì các chứng sừng hoá da  bàn tay, bàn chân, gai nhọn, da có sắc tố sẫm màu… thường biểu hiện ra ở những người đã dùng nước từ 5 – 10 năm. và bộc lộ ra rõ rệt nhất là sau  10 năm sử dụng. giới hạn cho phép về nồng độ một số kim loại nặng trong nước mặt. V) kết luận chúng ta có thể thấy sự ô nhiễm của các kim loại nặng trong các nguồn nước . vì vậy chúng ta cần có những cách xử lý và làm giảm nguồn kim loại  nặng trong nước.Vấn đề này cần được xem xét và có những cách nhìn nghiêm túc về chúng. VI) Tài liệu tham khảo. 1. Đặng kim chi .Hoá học môi trường,nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật năm 2005. 2. Đặng Đình Kim và cộng sự. Sử dụng các chất hấp phụ sinh học để xử lý ô nhiễm CR, Ni và Pb trong nước thải công nghiệp. Hội nghị Công nghệ  Sinh học toàn quốc. Hà Nội 1998; 3. Đặng Đình Kim. Xử lý ô nhiễm một số kim loại nặng trong nước thải công nghiệp bằng phương pháp sinh học. Tổng luận phân tích. Trung tâm thông  tin tư liệu ­ Trung tâm KHTN và CN quốc gia. Hà Nội 2000. 4. Nora F.Y. Tam, Yuk­Shan Wong, Craig. Simpson. Removal of Copper by Free and Immobilized Microalga, Chlorella vulgaris. From "Wastewater   Treatment With Algae" By Yuk­Shan Wong & Nora F.Y. Tam (Eds.). Springer. Georgetown 1998; 5. Peter K. Robinson. Immobilized Algal Technology for Wastewater Treatment Purposes. From "Wastewater Treatment With Algae" By Yuk­Shan   Wong & Nora F.Y. Tam (Eds.). Springer. Georgetown 1998; 6. Trần văn Nhân, Ngô Thị Nga. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội 1999. 7. Trần Văn Tựa và cộng sự. Tế bào vi tảo bất động và hoạt động trao đổi chất của chúng. Hội nghị sinh học quốc gia "Những vấn đề nghiên cứu cơ  bản trong sinh học". NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2000. 8. Trịnh Thị Thanh. Độc học, Môi trường và Sức khỏe con người. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2000 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2