Ổn định thị trường tài chính và những vấn đề đặt ra
lượt xem 209
download
Ổn định thị trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng của nền kinh tế. Mời tham khảo tài liệu "Ổn định thị trường tài chính và những vấn đề đặt ra" để hiểu rõ hơn về việc ổn định thị trường tài chính, những điều cần thiết để ổn định thị trường tài chính và phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ổn định thị trường tài chính và những vấn đề đặt ra
- Ổn định thị trường tài chính và những vấn đề đặt ra Ổn định thị trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng của nền kinh tế. Bởi lẽ, thị trường tài chính là nơi giao dịch các nguồn lực tài chính, mà thực chất là nó giao dịch các khối tài sản của nền kinh tế, được thể hiện dưới hình thức tiền tệ và các công cụ có giá trị như tiền tệ, thường được gọi là các công cụ tài chính hay hàng hóa tài chính. 1. Ổn định thị trường tài chính Ổn định thị trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng của nền kinh tế. Bởi lẽ, thị trường tài chính là nơi giao dịch các nguồn lực tài chính, mà thực chất là nó giao dịch các khối tài sản của nền kinh tế, được thể hiện dưới hình thức tiền tệ và các công cụ có giá trị như tiền tệ, thường được gọi là các công cụ tài chính hay hàng hóa tài chính. Ở đó, nó bao gồm việc chuyển giao các quyền sử dụng các khoản tài chính (đó là các khoản vay nợ: tín dụng, trái phiếu, tín phiếu) hoặc chuyển giao các quyền sở hữu các tài sản tài chính (các cổ phiếu, các phần vốn góp vào các công ty,...), và các hợp đồng tài chính phái sinh (các quyền chọn, hợp đồng tương lai,…) Các tài sản trên được định giá bằng một giá trị bằng tiền khi mỗi lần giao dịch và do sự tác động của quy luật cung cầu nên giá cả của một công cụ tài chính qua mỗi lần giao dịch là khác nhau. Vì vậy, những người giữ các công cụ tài chính sẽ cảm thấy rằng tài sản của mình được tăng lên, hoặc giảm xuống khi giá cả của công cụ tài chính đó tăng lên hay giảm xuống so với thời kỳ so sánh trước đó. Sẽ có sự phản ứng thông thường là khi các tài sản tài chính có khuynh hướng bị giảm giá, người sở hữu những tài sản tài chính muốn bán nó đi cho người khác để
- tránh thua thiệt. Đây là những phản ứng bình thường. Song, điều đó có thể làm cho giá cả của các công cụ tài chính sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, gây ra sự hoảng loạn của thị trường tài chính. Trong đó, nhiều người sẽ mất hết tài sản của mình, đó là hiện tượng bất ổn của thị trường tài chính. Truyền thống hơn, trên thị trường tài chính đã xuất hiện rất lâu đời việc chuyển giao quyền sử dụng các khoản tài chính bằng tiền dưới hình thức vay mượn (ngày nay là tín dụng). Khi sức mua của đơn vị tiền tệ vay mượn tăng hay giảm sẽ làm cho sẽ làm cho người vay hoặc người cho vay được lợi hoặc thiệt hại. Điều này có một tác động rất lớn đến người gửi tiền vào ngân hàng và là tiềm ẩn gây bất ổn trên thị trường tài chính. Khi tiền mất giá người gửi tiền đòi hỏi phải có một lãi suất cao để bù đắp sự mất giá của tiền tệ và do đó, nó đẩy lãi suất trên thị trường tăng lên. Nếu người nhận tiền gửi không tăng lãi suất, người gửi sẽ rút lại tiền gửi, làm cho tổ chức nhận tiền gửi khó khăn về khả năng thanh khoản. Khi tiền tệ tăng giá thì ngược trở lại, lãi suất tiền gửi giảm rõ rệt, người sản xuất sẽ thua thiệt khi bán hàng hóa sản xuất được với giá rẻ, không đủ bù đắp chi phí bằng tiền đã bỏ ra trước đó. Họ sẽ thu hẹp sản xuất lại và khi đó, nền kinh tế có thể bị khủng hoảng thừa. Như vậy, ổn định thị trường tài chính, trước hết, là sự ổn định sức mua của đơn vị tiền tệ quốc gia. Sự ổn định này có thể hiểu cả trên hai mặt. Thứ nhất, giá cả của hàng hóa – dịch vụ không biến động. Thứ hai, tỷ giá của nội tệ so với các ngoại tệ mạnh không biến động. Tuy nhiên, điều nói trên rất ít xảy ra trong nền kinh tế thị trường.Trong nền kinh tế thị trường, nói chung, giá cả và tỷ giá thường xuyên có sự biến động. Sự biến động của giá cả và tỷ giá thường dẫn đến những xu hướng xấu cho nền kinh tế, nếu không có sự điều tiết đúng đắn của nhà nước, do đó, ổn định thị trường tài chính
- chỉ là một khái niệm tương đối, trong đó giá cả và tỷ giá của một đơn vị tiền tệ luôn biến động và xoay quanh một trục cố định.Tuy nhiên, ngày nay do để khuyến khích việc gia tăng sản xuất, chính sách phá giá thường được áp dụng, vì vậy, giá cả hàng hóa dịch vụ, cũng như tỷ giá đều có khuynh hướng tăng lên vài % mỗi năm. Nghĩa là trục định hướng luôn có khuynh hướng dốc lên chứ không phải là một trục nằm ngang. Như vậy, sự ổn định của thị trường tài chính thể hiện ở giá cả của mọi loại hàng hóa – dịch vụ kể cả hàng hóa là chứng khoán, ngoại tệ, địa ốc không có sự tăng giá hoặc giảm giá đột ngột, gây ra những hiện tượng sốc trên thị trường. Để có thể tạo ra một thị trường tài chính ổn định như vậy, nó phải bắt nguồn từ cơ sở vững chắc của sản xuất và phân phối thu nhập. Về sản xuất phải gắn chặt với nhu cầu thực của thị trường, nghĩa là sản xuất ra sản phẩm và cung ứng dịch vụ phải có thị trường tiêu thụ.Vì vậy, nghiên cứu dung lượng của thị trường luôn là một vấn đề bức thiết của nhà cung ứng háng hóa – dịch vụ trong nền kinh tế hiện đại. Vai trò của nhà nước cũng rất quan trọng trong việc dự đoán khả năng tiêu thụ của thị trường để định hướng cho nền kinh tế phát triển theo một chiều hướng tối ưu nhất – “chiều hướng sản xuất = tiêu thụ”. Ở đây, chúng ta có khái niệm “chiều hướng sản xuất = tiêu thụ” có nghĩa là, sản xuất luôn phải quay quanh đường khả năng tiêu thụ, không được thoát ly quá xa khả năng tiêu thụ dẫn đến khủng hoảng thừa hay thiếu. Có thể nhận thấy rằng, hầu hết những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trước đây như khủng hoảng 1919, khủng hoảng 1929 -1933 đều thể hiện khủng hoảng thừa. Khủng hoảng thừa là do sức mua của xã hội quá thấp so với giá trị hàng hóa được sản xuất ra cùng thời kỳ.
- Tại sao có hiện tượng như vậy? Có thể là trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, các chủ doanh nghiệp đã thu hoạch được một khối lượng lớn lợi nhuận khổng lồ và họ tiếp tục đầu tư tái mở rộng nền kinh tế với một tốc độ rất nhanh. Trong lúc đó, thu nhập của người lao động lại tăng lên không tương ứng. Ta có thể xét thêm trong trường hợp có xuất khẩu thì sự cân bằng sẽ diễn ra trong một thời gian nhất định cho đến khi thị trường xuất khẩu có vấn đề. Đó là khi xuất khẩu bị thu hẹp lại bởi bất cứ lý do gì. Ví dụ như trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, khi các thị trường nhập khẩu lớn bị suy thoái, lập tức nền kinh tế các nước nói chung, ở nước ta nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề. Cái gì sẽ xẩy ra khi một nền kinh tế có xuất khẩu tăng lên, nhưng sức mua nội địa kém, như nền kinh tế nước ta? Một nền kinh tế có xuất khẩu tăng lên nhưng sức mua nội địa không tăng, điều đó hàm ý rằng, sản xuất của quốc gia đó chủ yếu phục vụ cho thị trường nước ngoài là chính, mặc dù điều đó sẽ làm cho dự trữ ngoại hối của quốc gia tăng lên, nếu nhập khẩu < xuất khẩu. Khối cung nội tệ sẽ tăng lên khi khối ngoại tệ này được mua vào bằng nội tệ. Bên cạnh lượng ngoại hối của một quốc gia tăng lên nhờ xuất khẩu thì lượng ngoại tệ còn tăng lên nhờ vào kiều hối. Kiều hối tăng lên có thể mang lại hai tương tác: Đó là khả năng thanh khoản bằng ngoại tệ tăng, đồng thời, cung tiền bằng nội tệ cũng tăng lên nếu khối kiều hối đó được chuyển đổi thành nội tệ. Tác động tức thì của những biến đổi trên là sức mua của nền kinh tế tăng lên và kéo theo giá cả hàng hóa tăng lên và thậm chí có thể dẫn đến lạm phát. Ở trên là chúng ta mới xét đến khía cạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa – dịch vụ thông thường nhưng trong nền kinh tế thị trường hiện đại bên cạnh hàng hóa – dịch vụ thông thường thì hàng hóa trên thị trường tài chính có một vị trí cực kỳ quan trọng và nhạy cảm đối với nền kinh tế.
- Các Mác gọi hàng hóa trên thị trường tài chính là tư bản giả, với hàm ý rằng loại tư bản này không trực tiếp đầu tư sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng nó vẫn mang lại cho nhà đầu tư một giá trị thặng dư như là tư bản thật. Nói một cách rõ ràng rằng, thị trường chứng khoán là thị trường kinh doanh các loại tư bản tài chính. Ở đó, những nhà đầu tư kinh doanh “sự bí mật của thị trường” là chính. Bởi vì không thể giải thích được tại sao một cổ phiếu hôm nay có giá trị 1000đ, hôm sau nó lại có giá trị 1200đ, thậm chí cao hơn. Người mua tấm cổ phiếu giá 1200đ với kỳ vọng có thể bán lại với giá 1500đ hoặc cao hơn nữa. Và cứ thế giá cổ phiếu ấy lại tăng lên. Thật là kỳ diệu nếu nó cứ tăng lên mãi. Nhưng rồi có lúc giá cổ phiếu ấy sẽ sụt xuống lại đến mức ban đầu hoặc thấp hơn, và rủi ro đầu tư tài chính luôn tiềm ẩn. Rõ ràng rằng cuộc chơi ở thị trường này rất khó giải thích các khoản giá trị lợi ích thu được do đâu mà có? Nếu như người mua một hàng hóa thông thường sẵn sàng mua cái sản phẩm mà họ thích với cái giá cao hơn trước đó, thì ở đây người mua sản phẩm tài chính chỉ với kỳ vọng là họ có thể bán lại với giá cao hơn giá mua trước đó, thế thôi. Nếu kỳ vọng đó là đúng thì họ có lợi tức và ngược lại. Nếu như thị trường tài chính ban đầu với mục tiêu là thanh khoản, thì trong thị trường hiện đại mục tiêu của nó là chênh lệch giá. Đây là yếu tố gây bất ổn trên thị trường tài chính! Nhưng nếu một thị trường tài chính biến mất mục tiêu chênh lệch giá thì nó sẽ rất kém hấp dẫn những nhà đầu tư cả trực tiếp vào sản xuất lẫn đầu tư vào thị trường chứng khoán. Bởi một lẽ như sau, nhà đầu tư vào các doanh nghiệp phi tài chính hiện đại cũng chỉ mong giá cổ phiếu tăng lên nhanh để họ có thể thu hồi vốn và lợi tức ngay tức khắc sau khi pháp luật cho phép bán phần đầu tư của mình. Nói khác
- đi doanh nghiệp thì tạo ra lợi nhuận nhưng người ta không mua bán cái phần lợi nhuận thu được, mà người ta mua bán cái kỳ vọng của sự tăng giá mà thôi. 2. Để ổn định thị trường tài chính và phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế hiện đại Theo chúng tôi cần thiết phải: - Phải chống lại nạn đầu cơ trên các thị trường. - Phải chống lại hiện tượng phân cực giàu nghèo nhanh và sâu. - Phải xây dựng những cân đối vĩ mô cần thiết. - Phải phát triển nền kinh tế bền vững, hạn chế những yếu tố rủi ro. Đó là những vấn đề đặt ra cho nền kinh tế hiện đại. Làm sao có thể chống lại nạn đầu cơ trên các thị trường ? Việc đầu cơ trên các thị trường, như thị trường chứng khoán, thị trường địa ốc, thị trường vàng, ngoại tệ,… và cả thị trường hàng hóa – dịch vụ khác, làm cho giá cả hàng hóa ở các thị trường này tăng lên bất thường, gây ra những hiện tượng giá bong bóng, thậm chí làm suy thoái nền kinh tế. Rõ ràng cần phải có những giải pháp nhằm chống lại hiện tượng đầu cơ nói trên. Trước mắt, Nhà nước cần có một quỹ bình ổn giá, để có thể can thiệp vào các thị trường khi cần thiết, thậm chí, có thể áp dụng những biện pháp hành chính để chống lại các cơn sốt trên thị trường ngay khi nó có dấu hiệu bất thường. Thứ hai, làm sao để chống lại hiện tượng phân cực giàu nghèo nhanh và sâu?
- Phân cực giàu nghèo là quy luật chung của kinh tế thị trường. Người nào có khả năng lao động tốt sẽ giành phần thắng trong quá trình cạnh tranh (kể cả lao động quản lý). Những người có khả năng lao động tốt sẽ có cơ hội thu tóm phần lớn thu nhập quốc dân và trở thành người giàu có, nắm hầu hết của cải xã hội và cả sức sản xuất xã hội. Người có khả năng lao động kém hơn sẽ phải chịu chấp nhận thu nhập thấp. Điều này là bình thường. Song sự phi lý sẽ xuất hiện là sức mua của xã hội lại thuộc số đông những người lao động nghèo khó, nhưng họ lại không có thu nhập. Ngược lại, số ít người giàu có thu nhập rất lớn thì không đại diện cho sức mua xã hội. Khi sức mua và sức sản xuất mất cân bằng sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế và sau đó là suy thoái kinh tế. Suy thoái kinh tế diễn ra người nghèo càng nghèo thêm vì họ mất công ăn, việc làm, không còn thu nhập. Đây là một vấn nạn của kinh tế thị trường, mà chưa có quốc gia nào thoát khỏi. Vì vậy, Nhà nước cần có một chính sách an sinh xã hội vững chắc, đó là cần phải xây dựng các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm sản xuất, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm tai nạn,… một cách có hiệu quả. Phải coi nguồn vốn từ các quỹ bảo hiểm là nguồn để đầu tư vào các cơ sở an sinh xã hội như y tế, giao thông công cộng,… để nâng cao đời sống nhân dân nói chung và cứu trợ những người gặp rủi ro, thất nghiệp, hoặc về hưu một cách hiệu quả, qua đó, không làm suy giảm sức mua xã hội. Cần xây dựng một sắc thuế thu nhập cá nhân tiến bộ hơn, trong đó, người có thu nhập thấp giảm thuế thu nhập, để bảo đảm sức mua xã hội. Người có thu nhập cao phải có trách nhiệm đóng thuế nhiều hơn, để nhà nước có một nguồn ngân sách khả dĩ phục vụ tốt cho các mục tiêu chi của nhà nước. Cần phải cải cách chế độ lương bổng sao cho có sự quân bình giữa người làm việc trong các khu vực khác nhau, nhất là giữa khu vực công và khu vực tư. Tiền lương
- phải đảm bảo cho người lao động tái sản xuất sức lao động mở rộng và nuôi sống được gia đình của người lao động trong mối tương tác với mặt bằng xã hội mà người lao động đang sống. Thứ ba, làm sao để tạo ra cơ sở cho một nền kinh tế phát triển bền vững? Một nền kinh tế phát triển bền vững là một nền kinh tế phát triển có tính cân đối cao. Những cân đối chính trong nền kinh tế phải đảm bảo là: SẢN XUẤT + NHẬP KHẨU = TIÊU THỤ (Bao gồm cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu). THU NGÂN SÁCH = CHI NGÂN SÁCH. TỔNG CUNG TIỀN = TỔNG CẦU TIỀN. TỔNG THU NGOẠI TỆ = TỔNG CHI NGOẠI TỆ. Tất nhiên, những cân đối nói trên chỉ mang tính tương đối, vì rằng, trong nền kinh tế thị trường những cân đối nói trên chỉ có tính tạm thời, sự mất cân đối là thường xuyên. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là làm sao cho các yếu tố cân đối này không thoát ly nhau quá xa để dễ gây ra những khủng hoảng cho nền kinh tế.Ví dụ như đầu tư cho sản xuất quá mức tiêu thụ của thị trường. Một nền kinh tế lành mạnh, là nền kinh tế đó phải đảm bảo giá trị các sản phẩm đầu ra luôn lớn hơn giá trị đầu vào, bảo đảm bù đắp để tái tạo các nguồn tài nguyên của đất nước, không gây ra sự tàn phá môi trường, gây ra những biến đổi làm suy sụp các nguồn tài nguyên, kể cả tài nguyên lao động. Việc con người phải trả giá cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên là khó tránh khỏi.Vì vậy, con người phải biết khai thác tài nguyên thiên nhiên sao cho tái tạo lại được các nguồn tài nguyên. Thứ tư, làm sao sử dụng các nguồn tài nguyên của đất nước có lợi ích cao nhất?
- Trong một nền kinh tế có nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau và người ta đã chia ra thành những khu vực khác nhau để có chính sách quản lý thích hợp. Khu vực cơ bản nhất là sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất tối quan trọng của loài người, không có nó con người không thể tồn tại được.Vì vậy phải có chính sách để bảo tồn tiềm năng sản xuất nông nghiệp, không dùng đất nông nghiệp cho các lĩnh vực khác nếu điều đó làm tổn hại đến an ninh nông nghiệp. Khu vực thứ hai là công nghiệp. Khu vực công nghiệp cung cấp cho con người những công cụ lao động tốt hơn , nhưng sản phẩm tiêu dùng nhiều tiện ích hơn, nhưng đồng thời nó sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trầm trọng nếu việc sản xuất công nghiệp không được tính toán một cách đầy đủ những hiệu quả kinh tế và tác hại của nó. Vì vậy, Việt Nam cần có những vùng công nghiệp tập trung vào một số địa phương nhất định, mà ở đó nông nghiệp khó phát triển. Khu vực thứ ba là cung ứng dịch vụ. Cung ứng dịch vụ là khu vực làm gia tăng giá trị nhiều nhất, vì vậy nó cũng có thể làm cho con người quan tâm hơn và không coi trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp, trong lúc đó, nông nghiệp và công nghiệp là cốt lõi của nền kinh tế. Ở đây đặt ra cho các nhà quản lý là phải chăm sóc khu vực nông nghiệp một cách ưu tiên nhất, rồi sau đó mới đến công nghiệp và dịch vụ. Thời gian qua, chúng ta đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ một khối lượng vốn khổng lồ, trong lúc mặt trận nông nghiệp lại không được quan tâm tương ứng. Tình trạng di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, đất nông nghiệp bị biến thành đất công nghiệp và dịch vụ với một tốc độ chóng mặt có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng. Vấn đề đặt ra cho mục tiêu ổn định tài chính trước hết là phải ổn định kinh tế, sau đó là ổn định việc lưu thông hàng hóa do nền kinh tế sản xuất ra và cuối cùng là phân phối một cách hài hoà, hợp lý giá trị do sản xuất của nền kinh
- tế mang lại. Đó là những vấn đề đang đặt ra cho nền kinh tế hiện nay nói chung và cho lĩnh vực tài chính nói riêng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương IV Thị trường tài chính
8 p | 1416 | 459
-
Một số vấn đề về vai trò của chính sách tiền tệ trong ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế
11 p | 649 | 322
-
Thuyết trình Thị trường tài chính và giải pháp ổn định, phát triển thị trường tài chính Việt Nam hiện nay
33 p | 875 | 318
-
Phân loại thị trường tài chính
8 p | 1590 | 250
-
Chương 4: Thị trường tài chính
20 p | 690 | 187
-
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - PGS.TS Sử Đình Thành
10 p | 913 | 160
-
Bộ đề thi hết môn lí thuyết tài chính tiền tệ
67 p | 278 | 77
-
Thị trường tài chính - Trần Thị Thanh Phương
44 p | 110 | 33
-
Thị trường tài chính - GV Trần Thị Thanh Phương
44 p | 106 | 24
-
Thị trường vàng cần được khơi thông
3 p | 102 | 17
-
Chương 5 - Thị trường tài chính
20 p | 171 | 17
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Tổng quan về hệ thống tài chính - Lê Văn Lâm
40 p | 124 | 11
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 3 - Đoàn Thị Thu Trang
23 p | 99 | 9
-
Thủ tướng: Ngân hàng là trọng tâm tái cơ cấu tài chính
2 p | 98 | 7
-
TTCK trong chu kỳ "Ổn định hệ thống" tài chính!
3 p | 62 | 5
-
Đề thi kết thúc môn học học kì 2 môn Thị trường tài chính năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 36 | 3
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 3 - ThS. Đoàn Thị Thu Trang
9 p | 71 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn