intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập chương VI môn Hóa 12

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

114
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để ôn tập tốt môn Hóa chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT mời các bạn cùng tham khảo tài liệu “Ôn tập chương VI môn Hóa 12”. Tài liệu hệ thống lý thuyết và đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm về Nhôm, Một số hợp chất quan trong của nhôm, Một số hợp chất của crom sẽ giúp các bạn nắm chắc phần này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập chương VI môn Hóa 12

  1. ÔN TẬP CHƯƠNG VI MÔN HÓA 12 Bài 33: NHÔM A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Hiểu được :  Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm.  Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh (Phản ứng của nhôm với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại).  Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy. Kĩ năng  Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hoá học và nhận biết ion nhôm.  Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.  Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.  Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại phản ứng, một số bài tập có nội dung liên quan. B. Trọng tâm  Đặc điểm cấu tạo nguyên tử nhôm và các phản ứng đặc trưng của nhôm  Phương pháp điều chế nhôm Bài 34: MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất : Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm. Hiểu được :  Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3.  Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch. Kĩ năng  Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của nhôm.  Nhận biết ion nhôm.  Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.  Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.  Giải bài tập : Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng ; Tính thành phần phần trăm khối lượng nhôm oxit trong hỗn hợp, bài tập khác có nội dung liên quan. B. Trọng tâm
  2.  Tính chất hoá học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3.  Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch. Bài 38: CROM A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Hiểu được :  Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, các trạng thái oxi hoá, tính chất vật lí của crom.  Tính chất hoá học : Crom có tính khử (tác dụng với phi kim, axit).  Phương pháp sản xuất crom. Kĩ năng  Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của crom.  Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của crom.  Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng crom trong hỗn hợp phản ứng, xác định tên kim loại phản ứng và bài tập khác có nội dung liên quan. B. Trọng tâm  Đặc điểm cấu tạo nguyên tử crom  Các phản ứng đặc trưng của crom Bài 39: MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CROM A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của crom. Hiểu được :  Tính khử của hợp chất crom(II) : CrO, Cr(OH)2, muối crom(II).  Tính oxi hoá và tính khử của hợp chất crom(III) : Cr2O3, Cr(OH)3, muối crom(III).  Tính oxi hoá mạnh của hợp chất crom(VI) : CrO3, muối cromat và đicromat. Kĩ năng  Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của crom.  Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.  Giải bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng crom oxit, muối crom trong phản ứng, xác định tên kim loại hoặc oxit kim loại phản ứng theo số liệu thực nghiệm, bài tập khác có nội dung liên quan. B. Trọng tâm  Tính chất hoá học cơ bản của các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO3; K2CrO4, K2Cr2O7 Chú ý : kiềm thổ ở phần ôn tập học kì
  3. BÀI TẬP -BAN NÂNG CAO Câu 1 : Loại chất nào sau đây không chứa nhôm oxit ? A. quặng boxit. B. saphia. C. đá rubi. D. phèn chua. Câu 2 : Không dùng bình bằng nhôm đựng dung dịch NaOH vì lí do nào? A. Nhôm lưỡng tính nên bị kiềm phá hủy. B. Al2 O 3 và Al(OH) 3 lưỡng tính nên nhôm bị phá hủy. C. Nhôm bị ăn mòn hóa học. D. Nhôm dẫn điện tốt nên bị NaOH phá hủy. Câu 3 :Các chất Al, Al2O3, Al(OH)3 không tan được trong A. dd HNO3 loãng B. dd HCl, H2SO4 loãng B. dd Ba(OH)2, NaOH D. H2O, dd NH3 Câu 4 : Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được là A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết. B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan. C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa. D. dung dịch trong suốt. Câu 5 : Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Hiện tượng quan sát được là A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết. B. có kết tủa keo trắng, không tan. C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó kết tủa trở lại. D. không có kết tủa. Câu 6 : Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. Sau phản ứng dd thu được có chứa A. NaCl, NaOH B. NaCl, NaOH, AlCl3 C. NaCl, NaAlO2 D.NaCl,NaOH, NaAlO2 Câu 7: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO 2 ? A. Không có hiện tượng gì xảy ra.B. Ban đầu có kết tủa dạng keo, sau đó kết tủa tan. C. Ban đầu có kết tủa dạng keo, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần. D. Có kết tủa dạng keo, kết tủa không tan. Câu 8 : Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện A. Cho muối Al3+ tác dụng với dung dịch OH- (dư) 3+ B. Cho muối Al tác dụng với dung dịch NH3 (dư) C. Cho Al2O3 tác dụng với H2O D. Cho Al tác dụng với H2O Câu 9 : Trong quá trình điện phân nóng chảy Al2O3 để sản xuất Al, criolit (3NaF, AlF3) có tác dụng (1) tạo hỗn hợp dẫn điện tốt hơn (2) hạ nhiệt độ nóng chảy Al2O3 (3) Hạn chế Al sinh ra bị oxi hóa bởi không khí Số tác dụng đúng là: A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 10 : Hợp chất không có tính lưỡng tính ? A. Al(OH)3 B. Al2O3 C. Al2(SO4)3 D. NaHCO3. Câu 11 : Có các kim loại Na, K, Cu, Al, Fe, Mg, Ba. Số kim loại tan được trong dung dịch NaOH là A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 12 : Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. dung dịch NaOH và Al2 O3. B. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2. C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl. D. K2O và H2O. Câu 13 : Cặp chất nào có thể tồn tại trong một dung dịch ? A. Na2S và AgNO3 B.NaHSO4 và BaCl2 C. NaHCO3 và CaCl2 D.AlCl3 và NH3 Câu 14 : Cho vào dung dịch AlCl3 một lượng Na từ từ đến dư. Sau phản ứng có hiện tượng sau cùng A. Al kết tủa B. Al kết tủa và Al(OH)3 C. Dung dịch trong suốt D. Dung dịch trong suốt rồi lại có kết tủa Câu 15 : Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng quan sát được là A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết. B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan. C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó kết tủa trở lại. D. dung dịch trong suốt. Câu 16 : Hỗn hợp chất rắn tan hết trong dung dịch Ba(OH)2 (dư) là
  4. A. BaO, MgO B. ZnO, Fe(NO3)2 C. Al(OH)3, Cu D. K2O, Al Câu 17 : Cho hỗn hợp gồm Al, Mg, Al(OH)3, Al2 O3, MgO vào dung dịch NaOH dư còn lại rắn X. X gồm A. Mg, MgO B. Al2O3, Al, Al(OH)3 C. Al, Mg D. Al(OH)3, Al2O3, MgO Câu 18 : Các quá trình sau: 1. Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư. 2. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. 3. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. 4. Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. Số quá trình không thu được kết tủa là :A. 0 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 19 : Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF,Cl2,NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 20 : Để tách nhanh Al ra khỏi hỗn hợp Mg, Al, Zn có thể dùng A. dd H2SO4 loãng. B. dd H2SO4 đặc nguội.C. dd NaOH, khí CO2. D. dd NH3. Câu 21 : Để nhận biết các chất rắn riêng biệt: Al2 O3, Mg, Al người ta có thể dùng A. dung dịch H2SO4 đặc, nguội. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. dung dịch Na2CO3. Câu 22 : Tại sao không điện phân nóng chảy AlCl3 để điều chế Al A. nhiệt độ nóng chảy của AlCl3 quá cao. B. AlCl3 là một hợp chất rất bền. C. AlCl3 bị thăng hoa trong quá trình điện phân. D.điện phân AlCl3 không thu được Al nguyên chất. Câu 23 : Phương pháp hóa học nào trong số các phương pháp sau có thể nhận biết được mỗi kim loại Na, Ca và Al (theo trình tự tiến hành) ? A. Dùng H2O, lọc, Na2CO3. B. Dùng dd H2SO4 đặc, nguội, H2O. C. Dùng H2O, lọc, phenolphtalein. D. Dùng H2O, lọc, quỳ tím. Câu 24: Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt NaCl, CaCl2, AlCl3 người ta có thể dùng A. dung dịch NaOH dư và dung dịch AgNO3.B. dung dịch NaOH dư và dung dịch Na2CO3. C. H2SO4 và dung dịch AgNO3. D. dung dịch Na2CO3 dư và dung dịch AgNO3. Câu 25: Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2. B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2. C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3. D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2. Câu 26 : Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây ? A. Mg, Al2O3, Al B. Mg, K, Na. C. Zn, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg. Câu 27 : Cho hỗn hợp bột Al và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, phản ứng xong thu được 2 kim loại và dung dịch gồm 2 muối là A. Zn(NO3)2 và AgNO3. B. Zn(NO3)2 và Cu(NO3)2. C. Zn(NO3)2 và Al(NO3)3. D. Al(NO3)3 và AgNO3. Câu 28 : Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, (NH4)2CO3, NH4Cl, FeCl3, AlCl3 người ta có thể dùng A. kali. B. bari. C. rubiđi. D. magie. Câu 29 : Có thể phân biệt 3 chất rắn trong 3 lọ mất nhãn: CaO, MgO, Al2 O3 bằng hóa chất nào sau đây ? A.Dung dịch HCl. B.Dung dịch NaOH. C. Nước. D. Dung dịch HNO3 đặc. Câu 30 : Chọn X, Y, Z, T, E theo đúng trật tự tương ứng trong sơ đồ sau: CO2 dư o NaOH H2E 4 SO Al HCl X NaOH dư Y Z tT Y HCl Z A. AlCl3, Al(OH)3, NaAlO2, Al2O3, Al2(SO4)3 B. AlCl3, NaAlO2, Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3 C. AlCl3, Al(OH)3, Al2O3, NaAlO2, Al2(SO4)3 D. AlCl3, NaAlO2, Al(OH)3, Al2O3, Al2(SO4)3 Câu 31 : Cho sơ đồ chuyển hoá sau : X Y Z CaO  CaCl2  Ca(NO 3 ) 2  CaCO 3 
  5. Công thức của X, Y, Z lần lượt là A. Cl2, AgNO3, MgCO3 B. Cl2, HNO3, CO2 C. HCl, HNO3, Na2NO3 D. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3 Câu 32 : Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu. Câu 33 : Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp đun nóng Al, Al2O, MgO, FeO. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm A. Al, Mg, Fe B. Fe C. Al, MgO, Fe D. Al, Al2O3, MgO, Fe Câu 34 : Hoà tan hỗn hợp gồm : K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và hất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là A. K2CO3 B. Fe(OH)3 C. Al(OH)3 D. BaCO3 Câu 35 : Cho các phản ứng hóa học sau: (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → (3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 → (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (3), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6) Câu 36: Cho Ba vào lần lượt các dung dịch: NH4Cl (1), Na2CO3 (2), K2SO4 (3), AlCl3 (4), Mg(NO3)2 (5), KOH (6) sẽ thấy hiện tượng kết tủa ở các dung dịch A. (2),(3),(5) B. (2),(3),(4) C. (2),(3),(4),(5) D. (3),(4),(5) to Câu 37: Cho dãy phản ứng: X  AlCl3  Y   Z  X NaOH  E   X, Y, Z, E lần lượt là A. Al, Al(OH)3, Al2O3, NaAlO2. B. Al(OH)3, Al, Al2O3, NaAlO2. C. Al, Al2O3, Al(OH)3, NaAlO2. D. Al, Al2O3, NaAlO2, Al(OH)3. Câu 38 : Từ dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH điều chế ra kim loại Al (với phương án tối ưu nhất) bằng bao nhiêu phản ứng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39 : Cho hỗn hợp gồm m (g) Al + m (g) Na vào cốc nước dư thì thấy A. Miếng Al không tan hết B. Al tan hết và tạo ra Al(OH)3↓ C. Al tan hết, trong dung dịch còn lại chỉ chứa NaAlO2 D. Al tan hết, trong dung dịch còn lại chỉ chứa NaAlO2 + NaOH dư Câu 40 : Cho chuyển hóa sau: X NaAlO2 Y Z Al. Các chất X, Y, Z phù hợp lần lượt với các chất sau A. Al2O3, Al(OH)3, AlCl3 B. Al(OH)3, Al2(SO4)3, AlCl3 C. Al, Al(OH)3, Al2O3 D. Al2O3, AlCl3, Al2O3 Câu 41 : Cho sơ đồ điều chế sau (mỗi mũi tên là một phản ứng). Biết B là khí CO2 và A là CaCO3. Các chất C, D, E, F lần lượt là A. NaHCO3, Na2CO3, CaCl2, Ca(OH)2. B. Na2CO3, Ca(OH)2, CaCl2, NaHCO3. C. NaHCO3, Na2CO3, Ca(OH)2, CaCl2. D. Ca(OH)2, NaHCO3, Na2CO3, CaCl2. Câu 42 : Một dung dịch chứa a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa b mol AlCl3. Điều kiện để thu được kết tủa là A. a > 4b B. a < 4b C. a + b = 1 mol D. a – b = 1 mol Câu 43 : Trộn 12,15 gam bột Al với 72 gam Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm khối lượng chất rắn thu được là A. 92,25 gam B. 84,15 gam C. 97,65 gam D. 77,4 gam
  6. Câu 44: Một hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Đem Y tan hết trong dung dịch H2SO4 7,84 lít H2 đktc. Nếu cho Y tác dụng NaOH dư thấy có 3,36 lít H2 đktc. Khối lượng Al trong hỗn hợp X là A. 2,7g B. 8,1g C. 10,8g D. 5,4g Câu 45: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO Câu 46 : Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Mặt khác cũng hòa tan m gam hỗn hợp trên trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 10,08 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 16,50 B. 19,20 C. 20,55 D. 29,25 Câu 47 : Cho m gam hỗn hợp Al và Cu tan hết trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch A. Nếu cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 9,8 gam kết tủa. Nếu cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị m là A. 9,1g B. 8,4g C. 5,8g D. 11,8g Câu 48 : Đem 15 gam hỗn hợp A gồm Al và Cu cho vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 6,72 lít H2 đktc. Nếu đem lượng A trên cho vào dung dịch HNO3 loãng dư, số mol NO thu được là A. 0,2 mol B. 0,5 mol C. 0,3 mol D. 1,2 mol Câu 49 : Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 150. B. 100. C. 200. D. 300. Câu 50 : Cho 3,78 gam bột nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối lượng dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3 . Công thức của muối XCl3 là A. BCl3. B. FeCl3. C. CrCl3. D. không xác định được. Câu 51 : Hòa tan 5,4 gam bột Al vào 150ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 10,95 B. 13,20 C. 13,80 D. 15,20 Câu 52 : Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là A. a = b B. a = 2b C. b < 4a D. b
  7. Phần 2 cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư đến khi hết phản ứng thấy thoát ra 3,472 lít khí H2(đktc). Giá trị của m là A. 5,86 gam. B. 2,93 gam. C. 2,815 gam. D. 5,63 gam. Câu 59 : Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là: A. 0,45. B. 0,35.C. 0,25.D. 0,05. Câu 60: Thêm dd HCl vào dd hỗn hợp gồm 0,1 mol NaOH và 0,1 mol NaAlO2 thu được 0,08 mol chất kết tủa. Số mol HCl đã thêm vào là: A. 0,08 hoặc 0,16 mol B. 0,16 mol C. 0,18 hoặc 0,26 mol D. 0,26 mol Câu 61: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10 %, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là: A. 101,68 gam B. 88,20 gam C. 101,48 gam D. 97,80 gam Câu 62: Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 400 ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,512 lít khí (ở đktc). Biết trong dung dịch, các axit phân li hoàn toàn thành các ion. Phần trăm về khối lượng của Al trong X là: A. 56,25 % B. 49,22 % C. 50,78 % D. 43,75 % Câu 63: Cho 0,10 mol Ba vào dung dịch chứa 0,10 mol CuSO4 và 0,12 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 23,3 gam B. 26,5 gam C. 24,9 gam D. 25,2 gam Câu 64: : Cho 24,3 gam bột Al vào 225 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M và NaOH 3M khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì dừng lại và thu được V lít khí (ở đktc).Giá trị của V là: A. 11,76 lít B. 9,072 lít C. 13,44 lít D. 15,12 lít Câu 65: Hòa tan hết hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ vào nước, có 1,344 lít H2 (đktc) thoát ra và thu được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để trung hòa vừa đủ dung dịch X là: A .12 ml B. 120 ml C. 240 ml D. Tất cả đều sai Câu 66 :Cho 1,5g hỗn hợp Na và kim loại kiềm A tác dụng với H2O thu được 1,12 lít H2 (đktc). A là: A. Li B. Na C. K D. Rb Câu 67: Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl được dung dịch A và 13,44 lít H2(đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là? (Al=27;Na=23;Cl=35,5;O=16;H=1) A. 2,4 B. 2,4 hoặc 4 C. 4 D. 1,2 hoặc 2 Câu 68: . Cho m gam kim loại Na vào 200 gam. dung dịch Al2(SO4)3 1,71%. Sau khi phản ứng xong thu được 0,78 gam kết tủa. m có giá trị là A. 0,69 gam. B. 1,61 gam.C. cả A và B đều đúng. D. đáp án khác Câu 69: Cho 0,54 gam Al vào 40 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X thu được kết tủa. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất cần thể tích dung dịch HCl 0,5M là A. 110 ml. B. 90 ml. C. 70 ml. D. 80 ml. Câu 70: . Hòa tan 2 kim loại Ba và Na vào nước được dd(A) và có 13,44 lít H2 bay ra (đktc). Thể tích dung dịch HCl 1M cần để trung hòa hoàn toàn dd A là: A.1,2lít B.2,4lít C.4,8lít D.0,5lít.
  8. Câu 71: . Lấy 20 g hỗn hợp bột Al và Fe2O3 ngâm trong dung dịch NaOH(dư), phản ứng xong người ta thu được 3, 36l khí hidro (đktc). Khối lượng Fe2O3 ban đầu là: A. 13,7 gam B. 17,3 gam C. 18 gam D. 15,95gam Câu 71: . Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc); - Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 22,75 B. 21,40. C. 29,40. D. 29,43. Câu 72: ho m gam Na vào 50 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì thu được V lít khí (đktc), dung dịch X và 1,56 gam kết tủa.Khi thổi CO2 dư vào dung dịch X lại thấy xuất hiện thêm kết tủa.Khối lượng Na ban đầu là: A. 4,14 g B. 1,44 g C. 4,41 g D. 2,07 g Câu 73: . Cho m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al hoà tan hết vào H2O dư thu được 200 ml dung dịch A chỉ chứa 1 chất tan duy nhất có nồng độ 0,2M. Giá trị của m là : A. 2,32 B. 3,56 C. 3,52 D. 5,36 Câu 74: Cho dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch AlCl3 0,5M thu được 3,9 gam kết tủa. Thể tích dung dịch NaOH đã cho vào là : A. 150 ml B. 300 ml C. 350 ml D. cả A và C Câu 75. Cho 100 ml dung dịch HCl aM vào 100 ml dung dịch NaOH 3M thu được dung dịch A. Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M vào dung dịch A thu được 5,46 gam kết tủa. a = ? A. 0,9M B. 0,3M C. 0,6M D. cả A và B. Câu 76: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2 O3 tác dụng với H2O cho phản ứng hoàn toàn thu được 200 ml dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch A được a gam kết tủa. Gía trị của m và a là? (Al=27;Na=23;O=16;H=1) A. 8,2g và 78g B. 8,2g và 7,8g C. 82g và 7,8g D. 82g và 78g Câu 77: . Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là (cho H = 1, O = 16, Al = 27) A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2. Câu 78: . Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch B. Cho dung dịch B vào 200 ml dung dịch NaAlO2 0,2M thu được 2,34 gam kết tủa. Tính nồng độ của dung dịch HCl. A. 1,15M B. 1,35M C. 1,15M và 1,35M D. 1,2M. Câu 79: . Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20,125. B. 12,375. C. 22,540. D. 17,710. Câu 80: Cho 3,42gam Al2(SO4)3 tác dụng với 25 ml dung dịch NaOH tạo ra được 0,78 gam kết tủa. Nồng độ mol của NaOH đã dùng là?(Na=23;Al=27;S=32;O=16) A. 1,2M B. 2,8M C. 1,2 M và 4M D. 1,2M hoặc 2,8M Câu 81: Cho 150 ml dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M . Xác định nồng độ mol/l NaOH trong dung dịch sau phản ứng. (Na=23;Al=27;S=32;O=16) A. 1M B. 2M C. 3M D. 4M Câu 82: Hoà tan a(g) hỗn hợp bột Mg- Al bằng dung dịch HCl thu được 17,92 lit khí H2 (đktc). Cùng lượng hỗn Câu 83: Cho a mol AlCl3 vào 200g dung dịch NaOH 4% thu được 3,9g kết tủa. Giá trị của a là: (Al=27;Na=23;Cl=35,5;O=16;H=1) A. 0,05 B. 0,0125 C. 0,0625 D 0,125
  9. Câu 84 : Cho 200ml dung dịch H2SO4 0,5M vào một dung dịch có chứa a mol NaAlO2 được 7,8g kết tủa. Giá trị của a là: (Na=23;Al=27;S=32;O=16) A. 0,025 B. 0,05 C. 0,1 D. 0,125 Câu 85 : Hòa tan 3,9 gam Al(OH)3 bằng 50ml NaOH 3M được dung dịch A. Thể tích dung dịch(lít) HCl 2M cần cho vào dung dịch A để xuất hiện trở lại 1,56 gam kết tủa là? (Al=27;Na=23;Cl=35,5;O=16;H=1) A. 0,02 B. 0,24 C. 0,06 hoặc 0,12 D. 0,02 hoặc 0,24 Câu 86: Rót 150 ml dung dịch NaOH 7M vào 50 ml dung dịch Al2(SO4)3. Tìm khối lượng chất dư sau thí nghiệm: (Al=27;Na=23;O=16;H=1;S=32) A. 16g B. 14g C. 12g D. 10g Câu 87: Cho 8 gam Fe2(SO4)3 vào bình chứa 1 lít dung dịch NaOH a M, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn; tiếp tục thêm vào bình 13,68g Al2(SO4)3. Cuối cùng thu được 1,56 gam kết tủa keo trắng. Tính giá trị nồng độ a? (Al=27;Fe=56;Na=23;O=16;H=1;S=32) A. 0,2M B. 0,4M C. 0,38M D. 0,42M Câu 88: Cho 200Ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Gía trị lớn nhất của V là?(H=1;O=16;Al=27) A. 1,2 B. 1,8 C. 2,4 D. 2 Câu 89 : Cho dung dịch NaOH 0,3M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được một kết tủa trắng keo. Nung kết tủa này đến khối lượng lượng không đổi thì được 1,02g rắn. Thể tích dung dịch NaOH là bao nhiêu? (Al=27;Na=23;S=32;O=16;H=1) A. 0,2lít và 1 lít B. 0,2lít và 2 lít C. 0,3 lít và 4 lít D. 0,4 lít và 1 lít Câu 90: Khi cho 130 ml AlCl3 0,1M tác dụng với 20 ml dung dịch NaOH, thì thu được 0,936gam kết tủa. Nồng độ mol/l của NaOH là? (Al=27;Na=23;Cl=35,5;O=16;H=1) A. 1,8M B. 2M C. 1,8M và 2M D. 2,1M Câu 91: : Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 38,34 gam B. 34,08 gam C. 106,38 gam D. 97,98 gam Câu 92: : Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là: A. NO và Mg B. NO2 và Al C. N2O và Al D. N2O và Fe Câu 93: : Để hòa tan hoàn toàn 6,834 gam một oxit của kim loại M cần dùng tối thiểu 201 ml dung dịch HCl 2M. Kim loại M là: A. Mg B. Cu C. Al D. Fe Câu 94: : Một dd có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3 - (0,1 mol), và SO42- (x mol). Giá trị của x là A. 0,05. B. 0,075. C. 0,1. D. 0,15. Câu 95: Dung dịch A chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Cô cạn dung dịch A thu được 46,9g muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,1 và 0,35. B. 0,3 và 0,2. C. 0,2 và 0,3. D. 0,4 và 0,2.
  10. Câu 96: Để được dung dịch có chứa các ion: Mg2+ (0,02 mol), Fe2+ (0,03 mol), Cl- (0,04 mol), SO42- (0,03 mol), ta có thể pha vào nước A. 2 muối. B. 3 muối. C. 4 muối. D. 2 hoặc 3 hoặc 4 muối. Câu 97: Người ta dùng phèn chua làm trong nước là vì. A. Phèn chua có tính oxy hóa mạnh nên oxy hóa được các chất bẩn trong nước. B. Phèn chua có tính khử mạnh nên khử được các chất bẩn trong nước. C. Phèn chua tan trong nước tạo kết tủa keo hấp thụ các chất bẩn trong nước. D. Phèn chua tan trong nước tạo ra môi trường axit nên hòa tan được các chất bẩn có trong nước. Câu 98: Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp là. A. Đất sét B. Quặng boxit C. Mica D. Cao lanh Câu 99: Trong công nghiệp, người ta điều chế Al bằng cách nào dưới đây. A. Điện phân hỗn hợp nóng chảy của Al2O3 và criolit B. Điên phân nóng chảy AlCl3 C. Dùng chất khử CO, H2,Al2O3 ... để khử D. Dùng kim loại mạnh khử Al ra khỏi muối Câu 100: Trộn 0,81 gam bột nhôm Al với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm một thời gian, thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị V là. A. 0,224 lít B. 0,672 lít C. 2,240 lít D. 6,720 lít Câu 101. Đốt cháy hoàn toàn m g bột nhôm trong lượng S dư, rồi hòa tan hết sản phẩm thu được vào nước thì thoát ra 6,72 lít khí H2(đktc). M là: A. 2,7g. B. 4,05g. C. 5,4g. D. 8,1g. Câu 102. Hòa tan hết mg hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 0,4 mol khí còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. M bằng: A. 11g. B. 12,28g. C. 13,7g. D. 19,5g. Câu 103. Dùng mg Al để khử hết 1,6g Fe2O3. Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). M bằng: A. 0,54g. B. 0,81g. C. 1,08g. D. 1,755g. Câu 104. Trường hợp nào sau đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn? A. Thêm dư NaOH vào dd AlCl3. B. Thêm dư AlCl3 vào dung dịch NaOH. C. Thêm dư HCl vào ddNaAlO2 D. Thêm dư CO2vào dung dịch NaOH. Câu 105. Thêm NaOH vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,01mol HCl và 0,01 mol AlCl3. Kết tủa thu được là lớn nhất và nhỏ nhất ứng với số mom NaOH lần lượt bằng bao nhiêu? A. 0,01mol và  0,02mol. B. 0,02mol và  0,03mol. C. 0,03mol và  0,04mol D. 0,04 mol và  0,05mol. Câu 106: Cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd AlCl3 thì có hiện tượng nào sau đây. A. Xuất hiện kết tủa và kết tủa tan ngay. B. Xuất hiện kết tủa keo, kết tủa tăng đến cực đại rồi tan dần hết. C. Xuất hiện kết tủa và có khí mùi khai thoát ra. D. Xuất hiện kết tủa và có khí không mùi thoát ra. Câu 107: Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd AlCl3 thì có hiện tượng nào sau đây. A. Xuất hiện kết tủa và kết tủa tan ngay. B. Xuất hiện kết tủa và kết tủa không tan khi cho NaOH đến dư. C. Xuất hiện kết tủa và có khí màu vàng lục thoát ra làm mất màu quỳ tím ẩm. D. Xuất hiện kết tủa keo, kết tủa tăng đến cực đại rồi tan dần hết.
  11. Câu 108: Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dd chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dd B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dd HCl dư có khí bay ra. Thành phần chất D là. A. Al, Fe và Cu B. Fe, Cu và Ag C. Al, Cu và Ag D. Kết quả khác. Câu 109: Một hỗn hợp gồm Na, Al có tỷ lệ số mol là 1: 2. Cho hỗn hợp này vào nước. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lít H2(đktc) và chất rắn. khối lượng chất rắn có giá trị nào sau đây. A. 5,6g B. 5,5g C. 5,4g D. 10,8g Câu 110 : Cho từ từ dd Al2(SO4)3 đến dư vào dd NaOH thì có hiện tượng nào sau đây. A. Lúc đầu không có kết tủa, sau đó xuất hiện kết và kết tủa tăng đến cực đại. B. Xuất hiện kết tủa ngay và kết không tủa không tan. C. Lúc đầu không có kết tủa, sau đó xuất hiện kết tủa, kết tủa tăng dần đến cực đại rồi tan dần đến hết. D. Xuất hiện kết tủa ngay, kết tủa tăng đến cực đại rồi tan dần đến hết. Câu 111 . Hòa tan Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. khối lượng Fe là: A. 0,56g. D. 1,12g. C. 1,68g. D. 2,24g. Câu 112: Hòa tan hoàn toàn 9,8g một kim loại M hóa trị III vào dung dịch HNO3 loãng, thu được 7840 ml khí không màu hóa nâu trong không khí(đktc). M là: A. Al= 27 B. Cr = 52 C. Fe = 56. D. Co = 59. Câu 113: Cho 12,35ghỗn hợp gồm Al, Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được 11,76lít khí (đktc). Khối lương Al, Fe lần lượt là: A. 13,5g; 11,2g. B. 11,2g; 8,1g C. 8,1g; 11,2g D. 6,75g, 5,6g. BÀI TẬP 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt các loại là 60, số hạt mang điện trong hạt nhân bằng số hạt không mang điện. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron p. Nguyên tử nguyên tố Z có 4 lớp electron và 6 electron độc thân. Chất nào không tồn tại: A. XY2 B.XY3 C.ZY2ZY3 3+ 3 2. Ion X có phân lớp electron lớp ngoài cùng là 3d . X có số electron độc thân là: A. 6 B. 1 C. 4 D. 5 3. Trong số 5 kim loại: Cu, Fe, Al, Ag, Cr. Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng? A. Kim loại có tính khử mạnh nhất là Al B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu C. Kim loại không phản ứng với oxi là Ag. D. Kim loại có độ cứng cao nhất là Cr. 4. Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính? A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2. B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2. D.Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2. 5. Khi cho dung dịch H2SO4 loãng vào cốc X đựng dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch trong cốc X sẽ đổi từ màu A. Xanh sang màu hồng. B. Màu da cam sang màu hồng. C. Màu da cam sang màu vàng D. Màu vàng sang màu da cam. 6. Phát biểu không đúng là: A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh. B. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH. C. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat. D. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính. 7. Cho hỗn hợp X gồm Cr và Fe vào dung dịch HCl 15M đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Chất tan có trong dung dịch Y là:A. CrCl2, FeCl2. B. CrCl2, CrCl3. C. CrCl3, FeCl2 D. CrCl3, FeCl3
  12. 8. Lượng kim loại kẽm cần thiết để khử hết ion Cr3+ trong dung dịch chứa 0,02 mol CrCl3 trong môi trường axit là : A. 0,325 gam B. 0,650 gam C. 0,975 gam D. 1,300 gam 9. Xét hai phản ứng: 2Cr3+ + Zn  2Cr2+ + Zn2+ 2Cr3+ + 3Br2 + 16OH-  2CrO42- + 6Br- + 8H2O Nhận xét nào sau đây là đúng: A. Cr3+ chỉ có tính oxi hóa B. Cr3+ chỉ có tính khử C. Cr3 có+ tính khử mạnh hơn tính oxi hóa. D. Trong môi trường kiềm Cr3+ có tính khử và bị Br2 oxi hóa thành muối crom (VI) 10. Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Cr, Cr(OH)2, CrCl3 và CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. 11. X là một kim loại. Hòa tan hết 3,24 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được 4,032 lít H2 (đktc) và dung dịch D. X là:A. Zn. B. Al. C. Cr. D. K. 12. Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng kết tủa thu được là A. 0,86 gam. B. 1,03 gam. C. 1,72 gam. D. 2,06 gam. 13. Khi hòa tan cùng 1 lượng kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng và vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được khí NO và H2 có thể tích bằng nhau (đo ở cùng đk). Biết khối lượng muối nitrat thu được bằng 159,21% khối lượng muối sunphat. Kim loại R là: A. Al. B. Fe. C. Cr. D. Mg. 14. Khi 101,05 gam hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với một lượng dư dung dịch kiềm, thu được 5,04 L (đktc) khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư axit clohidric (khi không có không khí) thu được 39,2 L (đktc) khí. Thành phần phần trăm khối lượng Cr trong hợp kim bằng A. 77,19% B. 12,86% C. 7,72% D. 6,43% 15. Lượng H2O2 và KOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol KCr(OH)4 thành K2CrO4 là : A. 0,015 mol và 0,01 mol B. 0,030 mol và 0,04 molC. 0,015 mol và 0,04 molD. 0,030 mol và 0,04 mol 16. Dãy nào dưới đây chỉ gồm các phân tử và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ? A. HCl, SO2, HNO3, CO2.B. F2, SO32-, NO2, Fe2+.C. Cl2, H2O, HNO2, Cr3+. D. Br2, H2S, H3PO4, Ca. 17. Dãy so sánh tính chất vật lí của kim loại nào dưới đây là KHÔNG đúng ? A. Khả năng dẫn điện và nhiệt của Ag > Cu > Au > Al > FeB. Tỉ khối của Li < Fe < Os. C. Nhiệt độ nóng chảy của Hg < Al < WD. Tính cứng của Cs > Fe > Cr 18. Lượng Cl2 và NaOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành CrO2 là :4 A.0,015 mol và 0,10 mol B. 0,030 mol và 0,16 molC. 0,015 mol và 0,08 mol D. 0,030 mol và 0,14 mol 19. Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng ? A. Sản xuất CuSO4 bằng cách ngâm Cu trong dung dịch H2SO4 loãng có thổi không khí liên tục, thì có lợi hơn là cho Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. B. Sản xuất H3PO4 từ P thì sản phẩm có độ tinh khiết cao hơn là sản xuất từ quặng photphorit qua phản ứng giữa Ca3(PO4)2 và H2SO4. C. Điều chế Cr từ Cr2O3 thì nên dùng phản ứng nhiệt nhôm hơn là dùng các phản ứng nhiệt phi kim khác. D. Tuy cùng được điều chế từ quặng photphorit, nhưng suppephotphat đơn có độ tinh khiết cao hơn so với suppephotphat kép. 20. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu dung dịch X và dung dịch Y tác dụng với Br2/NaOH đều tạo thành dung dịch Z. Kim loại M có thể là A. Cr. B. Fe. C. Zn. D. Al.
  13. 21. Cho dãy các chất: Na2S, KHCO3, KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2CrO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. 22 .Thể tích dung dịch NaOH 0,1M tối thiểu cần cho vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,03 mol HCl và 0,02 mol CrBr3 để lượng kết tủa thu được là cực đại bằng. A. 900 ml B. 600 mlC. 800 mlD. 300 mlThêm KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol HCl, 0,01 mol NiCl2 và 0,01 mol CrCl3. Số mol NaOH tối thiểu đã dùng để kết tủa thu được là nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt bằng. A. 0,05 mol và 0,06 mol.B. 0,07 mol và 0,08 mol. C. 0,03 mol và 0,04 mol.D. 0,07 mol và 0,10 mol. 22. Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng ? A. Thêm dư NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl3 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng. B. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch K[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại. C. Thêm dư KOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu vàng thành màu da cam. D. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa lục xám và kết tủa này tan lại trong NaOH dư. 23. Khi cho dung dịch NaOH dư vào các dung dịch cho dưới đây, trường hợp nào tạo ra kết tủa không màu: A. CuSO4 B. CrCl3 C. Fe(NO3)3 D. MgSO4 2+ 3+ 0 24. Phản ứng hóa học trong pin điện hóa. 2Cr + 3Ni  2Cr + 3Ni, Biết . E của pin điện hóa là: A. 1,0 V B. 0,78 V C. 0,96 V D. 0,48 V 25. Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả KHÔNG đúng ? A. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm. C. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm. D. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu vàng nâu sang màu đen. 26. Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là (Cho. hiệu suất của các phản ứng là 100%) A. 20,33%. B. 66,67%. C. 50,67%. D. 36,71%. 27. Câu 55. Khi cho dung dịch H2SO4 loãng vào cốc X đựng dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch trong cốc X sẽ đổi từ màu A. xanh sang màu hồng. B. màu da cam sang màu hồng. C. màu da cam sang màu vàng. D. màu vàng sang màu da cam. 28. Dãy nào cho dưới đây mà tất cả các chất đều phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng: A. Mg, Na2SO3, Al(OH)3, Fe3O4 B. Cu, NaHCO3, Fe(OH)2, CuO. C. MgCl2, BaCl2, Cr, Cu(OH)2. D. FeO, Na2S, NaOH, C. 29. Thêm KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol HCl, 0,01 mol NiCl2 và 0,01 mol CrCl3. Số mol NaOH tối thiểu đã dùng để kết tủa thu được là nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt bằng. A. 0,05 mol và 0,06 mol.B. 0,07 mol và 0,08 mol. C. 0,03 mol và 0,04 mol.D. 0,07 mol và 0,10 mol. 30. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu dung dịch X và dung dịch Y tác dụng với Br2/NaOH đều tạo thành dung dịch Z. Kim loại M có thể là A. Cr. B. Fe. C. Zn. D. Al. 31. Cho hỗn hợp X gồm Cr và Fe vào dung dịch HCl 15M đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Chất tan có trong dung dịch Y là:A. CrCl2, FeCl2. B. CrCl2, CrCl3. C. CrCl3, FeCl2 D. CrCl3, FeCl3 32. Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là A. 0,015 mol và 0,04 mol B. 0,03 mol và 0,04 mol C. 0,03 mol và 0,08 mol D. 0,015 mol và 0,08 mol
  14. 33. Lượng H2O2 và KOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol KCr(OH)4 thành K2CrO4 là : A. 0,015 mol và 0,01 mol B. 0,030 mol và 0,04 molC. 0,015 mol và 0,04 mol D. 0,030 mol và 0,04 mol 34. Lượng Cl2 và NaOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành CrO 2  là : 4 A.0,015 mol và 0,10 mol B. 0,030 mol và 0,16 mol C. 0,015 mol và 0,08 mol D. 0,030 mol và 0,14 mol 35. Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là (cho O = 16, Al = 27, Cr = 52)A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36. D. 10,08. 36. Lượng kim loại kẽm cần thiết để khử hết dung dịch chứa 0,02 mol CrCl3 trong môi trường axit là: A. 0,325 gam B. 0,650 gam C. 0,975 gam D. 1,300 gam 37. Thổi khí NH3 dư qua 1 gam CrO3 đốt nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được lượng chất rắn bằng : A. 0,52 gam. B. 0,68 gam. C. 0,76 gam. D. 1,52 gam. 38. Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 mL khí (đktc). Khối lượng crom có trong hỗn hợp là : A. 0,065 gam. B. 0,520 gam. C. 0,560 gam. D.1,015 gam. 39. Tính khối lượng bột nhôm cần dùng để có thể điều chế được 78 gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm. A. 20,250 gamV B. 35,695 gam C. 40,500 gam D.81,000 gam 40. Cho lượng dư Cl2 và NaOH vào dung dịch mẫu thử chỉ chứa một cation kim loại. Dung dịch sau phản ứng có màu vàng, vậy mẫu thử đó chứa ion : A. Fe2+ B. Fe3+ C. Cr3+ C.Al3+ 41: Cấu hình electron của ion Cr3+ là: A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d2. 42 : Các số oxi hoá đặc trưng của crom là: A. +2; +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6. 43: Oxit lưỡng tính là A. Cr2O3. B. MgO. C. CrO. D. CaO. 44: Cho phản ứng : NaCrO2 + Br2 + NaOH   Na2CrO4 + NaBr + H2O Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 45: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ? A. Fe và Al. B. Fe và Cr. C. Mn và Cr. D. Al và Cr. 46: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là A. Na2Cr2O7, NaCl, H2O. B. Na2CrO4, NaClO3, H2O. C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O. D. Na2CrO4, NaCl, H2O. 47: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn A. Fe. B. K. C. Na. D. Ca. 48: Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52) A. 29,4 gam B. 59,2 gam. C. 24,9 gam. D. 29,6 gam 49: Muốn điều chế 6,72 lít khí clo (đkc) thì khối luợng K2Cr2O7 tối thiểu cần dùng để tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52) A. 29,4 gam B. 27,4 gam. C. 24,9 gam. D. 26,4 gam 50: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là A. 0,015 mol và 0,04 mol. B. 0,015 mol và 0,08 mol. C. 0,03 mol và 0,08 mol. D. 0,03 mol và 0,04 mol. 51: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là A. 13,5 gam B. 27,0 gam. C. 54,0 gam. D. 40,5 gam
  15. 52: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là (cho O = 16, Al = 27, Cr = 52) A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36. D. 10,08. 53: Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 42,6. B. 45,5. C. 48,8. D. 47,1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2