intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập thi trắc nghiệm học kì 1 môn Vật lí lớp 11

Chia sẻ: Nguyễn Thế Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

299
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập thi trắc nghiệm học kì 1 môn Vật lí lớp 11 tập hợp những câu hỏi trắc nghiệm về điện tích điện trường; dòng điện không đổi. Những câu trắc nghiệm được đưa ra sát với chương trình học sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức một cách tốt hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập thi trắc nghiệm học kì 1 môn Vật lí lớp 11

  1. ÔN TẬP THI TRẮC NGHIỆM HỌC KÌ I CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH ĐIỆN TRƯỜNG 1.Chọn câu đúng. Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng A.tăng lên gấp đôi                B. giảm đi một nữa               C.giảm đi bốn lần        D. không thay đổi 2.Trong trường hợp nào sau đây ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm? A.Hai thanh nhựa đặt gần nhau.           B.Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau C.Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.            D.Hai quả cầu lớn đặt gần nhau. 3.Hãy chọn phát biểu đúng.   Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí. A.tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. B. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích.    C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. 4.Hãy chọn phương án đúng.  Dấu của các điện tích ở hình vẽ dưới là: 1 2 1 A. q1> 0;   q2
  2. A.cách q120cm , cách q3 80cm.                  B. cách q120cm , cách q3 40cm. C. cách q140cm , cách q3 20cm.                 D. cách q180cm , cách q3 20cm. 9.Tại đỉnh A của một tam giác cân có điện tích q1>0. Hai điện tích q2 và q3 nằm ở hai đỉnh còn lại. Lực tác dụng lên q1  song song với đáy BC của tam giác. Tình huống nào sau đây không thể xảy ra? A.  q 2 q3 .       B. q2>0, q3
  3. C. có dòng điện đi từ cực dương qua acquy sang cực âm.    D.lúc đầu có dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang cực dương, sau đó dòng điện có chiều ngược lại. 17.Chọn đáp số đúng.    Có bốn tụ điện như nhau, điện dung mỗi tụ điện bằng C .Mắc nối tiếp bốn tụ điện đó thành  bộ thì điện dung của bộ tụ điện bằng A. 4C.                   B. C/4.                                  C. 2C.                               D. C/2. 18.Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do? A.Nước biển.                                     B.Nước sông.                               C.Nước mưa.                   D.Nước cất. 19.Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng?  Đặt một quả cầu mang điện ở gần đầu của một A.thanh kim loại không mang điện.                         B. thanh kim loại mang điện dương. C. thanh kim loại mang điện âm.                              D.thanh nhựa mang điện âm. 20.Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách . Đó là do A.hiện tượng nhiễm điện do tiép xúc.                       B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. C. hiện tượng nhiễm điện hưởng ứng.                       B.cả ba hiện tượng nêu trên. 21.Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng  nào dưới đây sẽ xẩy ra ? A.Cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.          B.Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng. C.Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.             D. Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng. 22.Muối ăn (NaCl ) kết tinh thành điện môi. Chọn câu đúng. A.Trong muối ăn kết tinh có ion dương tự do.                   B. Trong muối ăn kết tinh có ion âm tự do. C. Trong muối ăn kết tinh có êlectron tự do.                      D. Trong muối ăn kết tinh không có ion và êlectron tự do. 23.Tại điểm nào dưới đây sẽ không có điện trường? A.Ở bên ngoài, gần một quả cầu nhựa nhiễm điện.            B. Ở bên trong, một quả cầu nhựa nhiễm điện. C. Ở bên ngoài, gần một quả cầu kim loại nhiễm điện.      D. Ở bên trong, một quả cầu nhựa nhiễm điện. 24.Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200V/m , hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới .Một  êlectron (­e = ­1.6.10­19 C) ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào? A.3,2.10­21 N; hướng thẳng đứng từ trên xuống.                B. 3,2.10­21 N; hướng thẳng đứng từ dưới lên. C. 3,2.10­17 N; hướng thẳng đứng từ trên xuống.                D. 3,2.10­17 N; hướng thẳng đứng từ dưới lên. 25.Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường A.tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.                           B.tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q. Page 3
  4. C.tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển.                                  D.c ả ba ý A,B,C đều không đúng. 26.Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường,  thì không phụ thuộc vào     A. vị trí của các điểm M,N.                                       B.hình dạng của đường đi MN. C.độ lớn của điện tích q.             D.độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi. 27.Một êlectron bay từ bản dương sang bản âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng  MN dài 2 cm, có phương làm với đường sức điện một góc 600 . Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1000V/m.  Công của lực điện trong dịch chuyển này là bao nhiêu? A.  +2,77.10­18J.                    B.  ­2,77.10­18J.            C. +1,6.10­18J.                      D. ­1,6.10­18J. 28.Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O .M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O .Di  chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch  chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng. A. AMN    0 và phụ thuộc vào đường dịch chuyển.     B. AMN    0 không phụ thuộc vào đường dịch chuyển. C. AMN  = 0 không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.                 D. Không thể xác định được AMN  . 29.Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5J.  Nếu thế năng của q tại A là 2,5J, thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu ? A. – 2,5J.                  B. – 5J.                   C. +5J.                       D. 0J. 30.Thế năng của một êlectron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là ­3,2.10­19J . Điện tích của  êlectron là –e = 1,6.10­19C. Điện thế tại điểm M bằng bao nhiêu? A. +32V.                 B. ­32V.                     C. +20V.                  D. ­20V. 31.Một êlectron (­e=1,6.10­19C) bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế   UMN=100V. Công mà lực điện sinh ra sẽ là: A. +1,6.10­19J.          B. ­1,6.10­19J.                     C. +1,6.10­17J.                      D. ­1,6.10­17J. 32.Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích  điểm dương  gây ra. I on đó sẽ chuyển động A.dọc theo một đường sức điện.                                         B.dọc theo một đường nối hai điện tích điểm. C.từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.        D.từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao.  33.Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là UMN=40V. Chọn câu chắc chắn đúng. A.Điện thế ở M là 40V.                                                      B.Điện thế ở N bằng o. C.Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.           D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40V. 34.Chọn câu phát biểu đúng. A.Điện dung của tụ điện phụ thuộc điện tích của nó. B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó. Page 4
  5. C. Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ. D. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ. 35. Chọn câu phát biểu đúng.        A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó. B. Điện tích của tụ điện tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản của nó. C.Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó. D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của nó. 36.Hai tụ điện chứa cùng một loại điện tích thì         A.chúng phải có cùng điện dung. B.hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau. C.tụ điện nào có điện dung lớn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn. D.tụ điện nào có điện dung lớn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ. 37.Trường hợp nào dưới đây ta có một tụ điện?        A.Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác. B. Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác. C. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí. D. Hai quả cầu thủy tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí. 38.Một tụ điện có điện dung 20  F , được tích điện dưới hiệu điện thế 40V. Điện tích của tụ điện sẽ là bao nhiêu? A. 8.102C.                     B. 8C.                    C. 8.10­2C.                   D. 8.10­4C. 39.Trong công thức tính công của lực điện tác dụng lên một điện tích di chuyễn trong điện trường đều A= qEd thì d là  gì? Chỉ ra câu khẳng định không chắc chắn đúng. A. d là chiều dài của đường đi. B.d là chiều dài hình chiếu của đường đi trên  một đường sức. C.d là khoảng cách giữa hình chiếu của điểm đầu và điểm cuối của đường đi trên một đường sức. D.d là chiều dài đường đi nếu điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức. 40.Q là một điện tích điểm âm đặt tại O . M và N là hai điểm nằm trong điện trường của Q  với OM = 10cm và ON =  20cm. C hỉ ra bất đẳng thức đúng. A. VM  0.             41.Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện? A. F/q.                       B. U/d.                      C.  AM /q.              D. Q/U. 42. q là một tua giấy nhiễm điện dương; q’ là một  tua giấy nhiễm điện âm.K là một thước nhựa. N gười ta thấy K  hút được cả q lẫn q’ . K được nhiểm điện như thế nào? A. K nhiễm điện dương.                          B. K nhiễm điện âm. Page 5
  6. C. K không nhiễm điện.                           D. Không thể xảy ra hiện tượng này. 43.Tụ điện có điện dung  C1 có điện tích q1= 2.10­3C . Tụ điện có điện dung C2  có điện tích q2 = 1.10­3C .Chọn khẳng  định đúng về điện dung các tụ điện. A. C1> C2 .              B. C1 = C2 .               C. C1 
  7. 53.Ba tụ điện có điện dung C1=30 F , C2 =20  F ,  C3=10 F được mắc nối tiếp nhau. Điện dung của bộ tụ điện  bằng       A.. 60 F            B. 30 F                  C. 105 F          D. Một kết quả khác. 54. Ba tụ điện có điện dung C1=30 F , C2 =20  F ,  C3=10 F được mắc song song nhau. Điện dung của bộ tụ điện  bằng       A.. 40 F            B. 60 F                  C. 120 F          D. Một kết quả khác. 55. Khi một điện tích q= ­2C di chuyển từ điểm M  đến một điểm N trong điện trường  thì lực điện sinh công ­6J. Hỏi  hiệu điện thế UMN bằng bao nhiêu?       A. 12V.                  B. – 12V.                   C. +3V.                       D. ­3V. 56.Tìm câu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa công của lực điện và thế năng tĩnh điện: A. Công của lực điện cũng là thế năng tĩnh điện.        B. Công của lực điện là số đo độ biến thiên thế năng tĩnh điện. C. Lực điện thực hiện công dương thì thế năng tingx điện tăng.  D. Lực điện thực hiện công âm thì thế năng tĩnh điện giảm.  57.Hai điện tích đẩy nhau bằng một lực F0 khi đặt cách nhau 8 cm . Khi đưa lại gần nhau chỉ còn cách 2cm thì lực  tương tác giữa chúng bây giờ là:     A. F0/2                 B. 2F0          C. 4F0                          D. 16F0   58. Khi tăng diện tích đối diện giữa hai bản tụ lên hai lần và giảm khoảng cách giữa hai bản tụ đi một nữa thì điện  dung của tụ điện phẳng:       A. không đổi.               B. tăng lên hai lần.                         C. tăng lên bốn lần.           D.  giảm đi bốn lần 59.Chọn câu sai.     Có ba điện tích điểm nằm cố định trên ba đỉnh của một hình vuông sao cho điện trường ở đỉnh thứ  tư bằng không. Nếu vậy thì trong ba điện tích đó: A. Có hai điện tích dương, một điện tích âm.              B. Có hai điện tích âm, một điện tích dương. C. Đều là các điện tích dương.                                      D. Có hai điện tích bằng nhau, độ lớn của hai điện tích này nhỏ hơn độ lớn của điện tích thứ ba. 60.Tìm câu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa công của lực điện và thế năng tĩnh điện: A. Công của lực điện cũng là thế năng tĩnh điện.       B. Công của lực điện là số đo  độ biến thiên thế năng tĩnh điện. C. Lực điện thực hiện công dương thì thế năng tĩnh điện tăng.D. Lực điện thực hiện công âm thì thế năng tĩnh điện  giảm.  CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI                  BÀI 7. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI – NGUỒN ĐIỆN 1. Dòng điện được định nghĩa là:              A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.            B. dòng chuyển động của các điện tích. C. là dòng chuyển dời có hướng của electron.               D. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương. 2.  Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của A. các ion dương. B. các electron. C. các ion âm. D. các nguyên tử. 3. Trong các nhận định dưới đây, nhận định không đúng về dòng điện là: Page 7
  8. A. Đơn vị của cường độ dòng điện là A.                      B. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế. C. Cường độ  dđiện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng   nhiều. D. Dòng điện không đổi là dòng điện chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian. 4. Điều kiện để có dòng điện là     A. có hiệu điện thế.    B. có điện tích tự do. C. có  hiệu điện thế và điện tích tự do. D. có nguồn điện. 5. Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron (về cực âm) và ion dương (về cực dương) về các cực của nguồn. B. sinh ra electron ở cực âm.  C. sinh ra ion dương ở cực dương. D. làm biến mất electron ở cực dương. 6.  Trong các nhận định về suất điện động, nhận định không đúng là: A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện. B. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược nhiều điện trường và độ lớn   điện tích dịch chuyển.                C. Đơn vị của suất điện động là Jun. D. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở. 7. Nếu trong thời gian  t = 0,1s đầu có điện lượng 0,5C và trong thời gian  t / = 0,1s tiếp theo có điện lượng 0,1C   chuyển qua tiết diện của vật dẫn thì cường dộ dòng điện trong cả hai khoảng thời gian đó là A. 6A. B. 3A. C. 4A.     D. 2A 8. Hai nguồn điện có ghi 20V và 40V, nhận xét nào sau đây là đúng A. Hai nguồn này luôn tạo ra một hiệu điện thế 20V và 40V cho mạch ngoài. B. Khả năng sinh công của hai nguồn là 20J và 40J. C. Khả năng sinh công của nguồn thứ nhất bằng một nửa nguồn thứ hai. D. Nguồn thứ nhất luôn sinh công bằng một nửa nguồn thứ hai.  9. Hạt nào sau đây không thể tải điện:  A. Proton. B. electron.  C. ion. D. Notron. 10. Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào? A. Công tơ điện.  B. Lực kế.    C. Nhiệt kế.   D. Ampe kế. 11. Điểm khác nhau căn bản giữa Pin và ác quy là A. Kích thước.       B. Hình dáng. C. Nguyên tắc hoạt động. D. Số lượng các cực. 12.  Cấu tạo pin điện hóa là A. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong dung dịch điện phân. B. gồm hai cực có bản chất khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân. Page 8
  9. C. gồm 2 cực có bản chất khác nhau ngâm trong điện môi. D. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong điện môi. 13.  Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin điện hóa? A. Một cực nhôm và một cực đồng  cùng nhúng vào nước muối; B. Một cực nhôm và một cực đồng nhúng vào nước cất; C. Hai cực cùng bằng đồng giống nhau nhúng vào nước vôi; D. Hai cực nhựa  khác nhau nhúng vào dầu hỏa. 14.  Một bộ nguồn một chiều có thể cung cấp dòng điện 2A liên tục trong 2h thì phải nạp lại. Nếu bộ pin trên được sử   dụng liên tục trong 4h ở chế độ tiết kiêm năng lượng thì phải nạp lại. Cường độ dòng điện mà nguồn này có thể cung   cấp là bao nhiêu?    A. 0,5mA        B. 0,5A     C. 1mA           D. 1A 15. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của điện năng:  A. kWh    B. Wh    C. V.A.s           D. J.s 16.  Cho một dòng điện không đổi trong 10 s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2 C. Sau 50 s, điện lượng   chuyển qua tiết diện thẳng đó là:A. 5 C.  B.10 C. C. 50 C. D. 25 C. 17. Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng  điện đó là:A. 12 A. B. 1/12 A. C. 0,2 A. D.48A. 18. Một dòng điện không đổi có cường độ  3 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4 C chuyển qua một   tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thằng là :    A. 4 C. B. 8 C. C. 4,5 C. D. 6 C. 19. Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6 mA chạy qua. Trong một phút số  lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là: A. 6.1020 electron. B. 6.1019 electron. C. 6.1018 electron. D. 6.1017 electron. 20. Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện   thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là: A. 1018 electron.B. 10­18 electron. C. 1020 electron.D. 10­20 electron. 21. Một nguồn điện có suất điện động 200 mV. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ  phải sinh một   công là:     A. 20 J. A. 0,05 J. B. 2000 J. D. 2 J. 22. Qua một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10 C thì lực là phải sinh một công là  20 mJ. Để chuyển một điện lượng 15 C qua nguồn thì lực là phải sinh một công là  A. 10 mJ. B. 15 mJ. C. 20 mJ. D. 30 mJ. 23.  Một tụ điện có điện dung 6 μC được tích điện bằng một hiệu điện thế 3V. Sau đó nối hai cực của bản tụ lại với   nhau, thời gian điện tích trung hòa là 10­4 s. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây nối trong thời gian đó là: A.  1,8 A. B. 180 mA. C. 600 mA. D. 1/2 A. 24. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc của một bóng đèn là I=0,5A. Điện lượng và số electron chuyển qua tiết diện   thẳng của dây tóc trong thời gian 10 phút là: Page 9
  10. A. 300C; 18,25.1020 hạt  B. 300C; 18,75.1020 hạt  C. 200C; 18,75.1020 hạt  D. 200C; 18,25.1020 hạt 25. Suất điện động của một nguồn là 12V. Công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích 0,5C trong nguồn là:        A. 6mJ   B. 6J            C. 24mJ                  D. 24J 26. Tính suất điện động của nguồn điện. Biết rằng khi dịch chuyển một điện tích 3mC giữa hai cực của nguồn thì lực   lạ thực hiện một công là 9.10­3J.         A. 3V             B. 3mV   C. 0,003V      D. 0,003mV 27. Suất điện động của nguồn là 6V. Công của lực lạ  khi di chuyển một lượng điện tích 0,16C bên trong từ  cực âm   đến cực dương của nguồn điện là:  A. 0,96J     B.  0,96 mJ     C. 37,5mJ     D. 37,5J 28. Điện lượng và số electron dịch chuyển qua tiết diện ngang của dây dẫn trong 1 phút. Biết dòng điện có cường độ  0,2A.       A. 12C; 75.1018 hạt    B.  12C; 25.1018 hạt         C.  0,2C; 1,25.1018 hạt           D.  0,2C; 1,75.1018 hạt      29. Trong 1s điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn là 4,5C. Cường độ dòng điện là: A. 9A                  B. 9mA                C. 0,9mA                     D. 0,9A  30. Một nguồn điện có suất điện động 6V có dung lượng 15Ah. Nguồn này có thể sử dụng trong bao lâu cho đến khi   nạp lại, tính điện năng tương ứng dự trữ trong nguồn nếu coi nó cung cấp dòng không đổi là 0,5A.       A. 22h; 489kJ   B. 60h; 648kJ              C. 30h; 324kJ             D. 15h; 162kJ          BÀI 8. ĐIỆN NĂNG – CÔNG SUẤT ĐIỆN 1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với A. hiệu điện thế hai đầu mạch. B. nhiệt độ  của vật dẫn trong mạch. C. cường độ dòng điện trong mạch. C. thời gian dòng điện chạy qua mạch. 2. Cho đoạn mạch có hiệu điện thế  hai đầu không đổi, khi điện trở trong mạch được điều chỉnh tăng 2 lần thì trong   cùng khoảng thời gian, năng lượng tiêu thụ của mạch:    A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi. 3. Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu mạch tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời   gian năng lượng tiêu thụ của mạch A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D.giảm 2 lần. 4. Trong các nhận xét sau về công suất điện của một đoạn mạch, nhận xét không đúng là: A. Công suất tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu mạch.        B. Công suất tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua mạch. C. Công suất tỉ lệ nghịch với thời gian dòng điện chạy qua mạch.    D. Công suất có đơn vị là oát (W). 5. Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế  không đổi, nếu điện trở  của mạch giảm 2 lần thì công suất điện của   mạch:     A. tăng 4 lần. B. không đổi.  C. giảm 4 lần. D. tăng 2 lần. 6. Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm 2 lần thì nhiệt lượng   tỏa ra trên mạch:A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần. Page 10
  11. 7.  Trong một đoạn mạch có điện trở thuần không đổi,  nếu muốn tăng công suất tỏa nhiệt  lên 4 lần thì phải      A.   tăng hiệu điện thế 2 lần. B. tăng hiệu điện thế 4 lần. C. giảm hiệu điện thế 2 lần.         D. giảm hiệu điện thế 4 lần. 8. Công của nguồn điện là công của                                   A. lực lạ trong nguồn. B. lực điện trường dịch chuyển điện tích ở mạch ngoài.C. lực cơ học mà dòng điện đó có thể sinh ra. D. lực dịch chuyển nguồn điện từ vị trí này đến vị trí khác. 9.  Cho đoạn mạch điện trở  10  Ω, hiệu điện thế  2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ  của mạch là:   A. 2,4 kJ.  B. 40  J. C. 24 kJ. D. 120 J. 10. Một đoạn mạch xác định trong 1 phút tiêu thụ một điện năng là 2 kJ, trong 2 giờ tiêu thụ điện năng là:    A. 4 kJ. B. 240 kJ. C. 120 kJ. D. 1000 J. 11. Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế  hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ  mất  40 J điện   năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là:   A. 25 phút. B. 1/40 phút. C. 40 phút. D. 10 phút. 12. Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 20 phút nó tiêu thụ một năng lượng A. 2000 J.  B. 5 J. C. 120 kJ. D. 10 kJ. 13. Một đoạn mạch có hiệu điện thế 2 đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của nguồn là 100 Ω thì công suất của mạch   là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50 Ω thì công suất của mạch là:     A. 10 W.     B. 5 W. C. 40 W. D. 80 W. 14. Cho một mạch điện có điện trở không đổi. Khi dòng điện trong mạch là 2 A thì công suất tiêu thụ của mạch là 100   W. Khi dòng điện trong mạch là 1 A thì công suất tiêu thụ của mạch là:    A. 25 W. B. 50 W.    C. 200 W.  D. 400 W. 15. Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là A. 48 kJ. B. 24 J. D. 24000 kJ. D. 400 J. 16. Một nguồn điện có suất điện động 2 V thì  khi thực hiện một công 10 J, lực lạ đã dịch chuyển một điện lượng qua   nguồn là:A. 50 C. B. 20 C. C. 20 C. D. 5 C. 17. Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10C bằng cách cho dòng điện 1000 mA đi qua một điện trở 7 Ω. Biết nhiệt dung   riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là:A. 100 phút.B. 600 phút. C. 600 s     D. 100s. BÀI 9. ĐỊNH LUẬT ÔM CHO TOÀN MẠCH 1. Nhận xét nào sau đây đúng? Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn;B. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn; C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn;D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.  2. Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây? Page 11
  12. A. UN = Ir. B. UN = I(RN + r). C. UN =E – I.r. D. UN = E + I.r. 3. Cho một mạch điện có nguồn điện không đổi. Khi điện trở ngoài của mạch tăng 2 lần thì cường độ dòng điện trong   mạch chính;   A. chưa đủ dữ kiện để xác định.      B. tăng 2 lần.      C. giảm 2 lần.        D. không đổi. 4. Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch A. tăng rất lớn. B. tăng giảm liên tục.   C. giảm về 0. D. không đổi so với trước.  5. Khi khởi động xe máy, không nên nhấn nút khởi động quá lâu  và nhiều lần liên tục vì A. dòng  đoản mạch kéo dài tỏa nhiệt mạnh sẽ làm hỏng acquy. B. tiêu hao quá nhiều năng lượng.C. động cơ đề  sẽ rất nhanh hỏng.D. hỏng nút khởi động. 6. Hiệu suất của nguồn điện được xác định bằng A. tỉ số giữa công có ích và công toàn phần của dòng điện trên mạch. B. tỉ số giữa công toàn phần và công có ích sinh ra ở mạch ngoài. C. công của dòng điện ở mạch ngoài. D. nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch. 7. Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5  Ω nối với mạch ngoài là một điện trở  2,5 Ω.  Cường   độ dòng điện trong toàn mạch làA. 3A. B. 3/5 A. C. 0,5 A. D. 2 A. 8. Một mạch điện có nguồn là 1 pin 9 V, điện trở  trong 0,5  Ω  và mạch ngoài gồm 2 điện trở  8  Ω  mắc song song.   Cường độ dòng điện trong toàn mạch làA. 2 A. B. 4,5 A. C. 1 A. D. 18/33 A. 9. Một mạch điện gồm một pin 9 V , điện trở mạch ngoài 4 Ω, cường độ  dòng điện trong toàn mạch là 2 A. Điện trở  trong của nguồn là:       A. 0,5 Ω. B. 4,5 Ω. C. 1 Ω. D. 2 Ω. 10. Trong một mạch kín mà điện trở  ngoài là 10  Ω, điện trở  trong là 1  Ω  có dòng điện là 2 A. Hiệu điện thế  2 đầu   nguồn và suất điện động của nguồn là: A.10 V và 12 V B. 20 V và 22 V.C. 10 V và 2 V.D. 2,5 V và 0,5 V. 11. Một mạch điện có điện trở  ngoài bằng 5 lần điện trở  trong. Khi xảy ra hiện trượng đoản mạch thì tỉ  số  giữa   cường độ dòng điện không đoản mạch và cường độ dòng điện đoản mạch là  A. 5  B. 6 C. chưa đủ dữ kiện để xác định. D. 1/6. 12. Một acquy 3 V, điện trở trong 20 mΩ, khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là A. 150 A. B. 0,06 A. C. 15 A. D. 20/3 A. 13. Cho 3 điện trở  giống nhau cùng giá trị  8  Ω, hai điện trở  mắc song song và cụm đó nối tiếp với điện trở  còn lại.  Đoạn mạch này được nối với nguồn có điện trở trong 2  Ω thì hiệu điện thế  hai đầu nguồn là 12 V. Cường độ  dòng   điện trong mạch và suất điện động của mạch khi đó là A. 1 A và 14 V.B. 0,5 A và 13 V. C. 0,5 A và 14 V. D. 1 A và 13 V. 14. Một mạch điện có 2 điện trở 3 Ω và 6  Ω mắc song song được nối với một nguồn điện có điện trở trong  1 Ω. Hiệu   suất của nguồn điện là A. 1/9. B. 9/10. C. 2/3 . D. 1/6. Page 12
  13. 15. Hai bóng đèn có điện trở 5 Ω mắc song song và nối vào một nguồn có điện trở trong 1  Ω thì cường độ  dòng điện   trong mạch là 12/7 A. Khi tháo một đèn ra thì cường độ dòng điện trong mạch là:   A. 6/5 A. B. 1 A.  C. 5/6 A. D. 2 A. BÀI 10. ĐOẠN MẠCH CHỨA NGUỒN ĐIỆN – GHÉP NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ 1. Nếu đoạn mạch AB chứa nguôn điện có suất điện động E điện trở trong r và điện trở mạch ngoài là R thì hiệu điện   thế hai đầu đoạn mạch cho bởi biểu thức:   A. UAB = E – I(r+R).    B. UAB = E + I(r+R).C. UAB = I(r+R) – E. D. E/I(r+R). 2. Khi mắc mắc song song n dãy, mỗi dãy m nguồn điện có điện trở  trong r giống nhau thì điện trở  trong của cả  bộ  nguồn cho bởi biểu thứcA. nr. B. mr. C. m.nr. D. mr/n. 3. Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở  trong r thì suất điện động và điện trở  trong của bộ nguồn là A. nE và r/n. B. nE nà nr. C. E và nr. D. E và r/n. 4. Để mắc được bộ nguồn từ a nguồn giống nhau và điện trở của bộ nguồn bằng điện trở của 1 nguồn thì số a phải là   một số:   A. là một số nguyên. B. là một số chẵn. D. là một số lẻ. D. là một số chính phương. 5. Muốn ghép 3 pin giống nhau mỗi pin có suất điện động 3 V thành bộ nguồn 6 V thì  A. phải ghép 2 pin song song và nối tiếp với pin còn lại. B. ghép 3 pin song song.C. ghép 3 pin nối tiếp.D. không ghép được. 6. Nếu ghép cả 3 pin giống nhau thành một bộ pin, biết mối pin có suất điện động 3 V thì bộ nguồn sẽ không thể đạt  được giá trị suất điện độngA. 3 V. B. 6 V. C. 9 V. D. 5 V. 7. Muốn ghép 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 9V, điện trở  trong 2Ω  thành  bộ nguồn 18 V thì điện trở  trong của bộ nguồn làA. 6Ω. B. 4Ω. C. 3Ω. D. 2Ω. 8. Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp mỗi pin có suất điện độ 3 V và điện trở trong 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong  của bộ pin làA. 9 V và 3 Ω. B. 9 V và 1/3 Ω. C. 3 V và 3 Ω. D. 3 V và  1/3 Ω. 9. Ghép song song một bộ 3 pin giống nhau loại 9 V – 1  Ω thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong   làA. 3 V – 3  Ω. B. 3 V – 1 Ω. C. 9 V – 3 Ω. D. 9 V – 1/3 Ω. 10. Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7, 5 V và 3 Ω thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ  nguồnA. 2,5 V và 1 Ω. B. 7,5 V và 1 Ω.  C. 7,5 V và 1 Ω. D. 2,5 V và 1/3 Ω. 11. Người ta mắc một bộ 3 pin giống nhau song song thì thu được một bộ nguồn có suất điện động  9 V và điện trở  trong 3 Ω. Mỗi pin có suất điện động và điện trở trong là: A. 27 V; 9 Ω. B. 9 V; 9 Ω.  C. 9 V; 3 Ω. D. 3 V; 3 Ω. 12. Có 10 pin 2,5 V, điện trở trong 1  Ω được mắc thành 2 dãy, mỗi dãy có số pin bằng nhau. Suất điện động và điện  trở trong của bộ pin này là:A. 12,5 V và 2,5 Ω. B. 5 V và 2,5 Ω. C. 12,5 V và  5 Ω. D. 5 V và 5 Ω. 13. 9 pin giống nhau được mắc thành bộ nguồn có số nguồn trong mỗi dãy bằng số dãy thì thu được bộ nguồn có suất   điện độ 6 V và điện trở 1  Ω. Suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn là: A. 2V; 1 Ω  B. 2V; 3 Ω  C. 2V; 2 Ω   D. 6V; 3 Ω Page 13
  14.                                         BÀI 11. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN VỀ TOÀN MẠCH 1. Một mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động 3 V và điện trở trong 1 Ω. Biết điện trở ở mạch ngoài lớn gấp 2   điện trở trong. Dòng điện trong mạch chính là:A. 1/2 A. B. 1 A. C. 2 A. D. 3 A. 2. Cho  mạch có 3 điện trở  mắc nối tiếp lần lượt là 2  Ω, 3  Ω và 4Ω  v ới nguồn điện 10 V, điện trở  trong 1 Ω. Hiệu  điện thế 2 đầu nguồn điện là:A. 9 V. B. 10 V. C. 1 V. D. 8 V. 3. Một bộ  3 đèn giống nhau có điện trở  3  Ω được mắc nối tiếp với nhau và nối với nguồn 1  Ω thì dòng điện trong  mạch chính 1 A. Khi tháo một bóng khỏi mạch thì dòng điện trong mạch chính là A. 0 A. B. 10/7 A. C. 1 A. D. 7/ 10 A. 4. Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở 2 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động   của nguồn điện là :A. 6 V. B. 36 V.  C. 8  V. D. 12 V. 5. Một nguồn điện 9 V, điện trở trong 1 Ω được nối với mạch ngoài có hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp thì cường  độ dòng điện qua nguồn là 1 A. Nếu 2 điện trở ở mạch ngoài mắc song song  thì cường độ dòng điện qua nguồn là: A. 3 A. B. 1/3 A. C. 9/4 A. D. 2,5 A. BÀI 12. TH: XÁC ĐỊNH SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA MỘT PIN ĐIỆN HÓA 1. Dụng cụ nào sau đây không dùng trong thí nghiệm xác định suất  điện động và điện trở trong của nguồn? A. Pin điện hóa; B. đồng hồ đa năng hiện số;C. dây dẫn nối mạch; D. thước đo chiều dài. 2. Những điều nào không cần thực hiện khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số? A. Nếu không biết rõ giá trị giới hạn của đại lượng cần đo, thì phải chọn thang đo có giá trị lớn nhất phù hợp với chức   năng đã chọn; B. Không đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá giới hạn thang đo đã chọn; C. Không chuyển đổi thang đo khi đang có điện đưa vào hai cực của đồng hồ; D. Phải ngay lập tức thay pin ngay khi đồng hồ báo hết pin. 3. Có thể mắc nối tiếp vôn kế với pin để tạo thành mạch kín mà không mắc nối tiếp miliampe kế với pin để tạo thành  mạch kín vì A. Điện trở của vôn kế lớn nên dòng điện trong mạch kín nhỏ, không gây ảnh hưởng đến mạch. Còn miliampe kế có   điện trở rất nhỏ, vì vậy gây ra dòng điện rất lớn làm hỏng mạch. B. Điện trở của miliampe kế  rất nhỏ nên gây sai số lớn.C. Giá trị cần đo vượt quá  thang đo của miliampe kế. D. Kim của miliampe kế sẽ quay liên tục và không đọc được giá trị cần đo. Dòng điện trong các môi trường – Dạng 1: Trong kim loại ­ Đề 1:  Câu hỏi 1: Pin nhiệt điện gồm: A. hai dây kim loại hàn với nhau, có một đầu được nung nóng. B. hai dây kim loại khác nhau hàn với nhau, có một đầu được nung nóng. Page 14
  15. C. hai dây kim loại khác nhau hàn hai đầu với nhau, có một đầu được nung nóng. D. hai dây kim loại khác nhau hàn hai đầu với nhau, có một đầu mối hàn được nung nóng. Câu hỏi 2: Suất nhiệt điện động phụ thuộc vào: A. Nhiệt độ mối hàn         B. Độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn   C. Độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại  D. Nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại Câu hỏi 3: Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào: A. Tăng khi nhiệt độ giảm    B. Tăng khi nhiệt độ tăng  C. Không đổi theo nhiệt độ   D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại Câu hỏi 4: Hiện tượng siêu dẫn là: A. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không B. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại tăng đột ngột đến giá trị khác không C. Khi nhiệt độ tăng tới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không D. Khi nhiệt độ tăng tới dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không Câu hỏi 5: Sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ có biểu thức: A. R = ρ    B. R = R0(1 + αt)   C. Q = I2Rt    D. ρ = ρ0(1+αt) Câu hỏi 6: Người ta cần một điện trở  100Ω  bằng một dây nicrom có đường kính 0,4mm. Điện trở  suất nicrom  ρ =   110.10­8Ωm. Hỏi phải dùng một đoạn dây có chiểu dài bao nhiêu: A. 8,9m  B. 10,05m    C. 11,4m   D. 12,6m Câu hỏi 7: Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở nhiệt độ 500C. Điện trở của sợi dây đó ở 1000C là bao nhiêu biết α =  0,004K­1: A. 66Ω   B. 76Ω   C. 86Ω   D. 96Ω Câu  hỏi 8: Một sợi dây đồng có điện trở 37Ω ở 50 0C. Điện trở của dây đó ở t0C là 43Ω. Biết α = 0,004K­1. Nhiệt độ  t0C có giá trị: A. 250C   B. 750C   C. 900C   D. 1000C Câu hỏi 9: Một dây kim loại dài 1m, đường kính 1mm, có điện trở 0,4Ω. Tính điện trở của một dây cùng chất đường   kính 0,4mm khi dây này có điện trở 125Ω:A. 4m   B. 5m   C. 6m   D. 7m Câu hỏi 10: Một dây kim loại dài 1m, tiết diện 1,5mm2 có điện trở 0,3Ω. Tính điện trở của một dây cùng chất dài 4m,  tiết diện 0,5mm2: A. 0,1Ω   B. 0,25Ω  C. 0,36Ω   D. 0,4Ω Câu hỏi 11: Một thỏi đồng khối lượng 176g được kéo thành dây dẫn có tiết diện tròn, điện trở  dây dẫn bằng 32Ω.  Tính chiều dài và đường kính tiết diện của dây dẫn. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,8.10 3kg/m3, điện trở suất của  đồng là 1,6.10­8Ωm:  A.l =100m; d = 0,72mm   B. l = 200m; d = 0,36mm    C. l = 200m; d = 0,18mm   D. l = 250m; d = 0,72mm  Câu hỏi 12: Một bóng đèn ở 270C có điện trở 45Ω, ở 21230C có điện trở 360Ω. Tính hệ số nhiệt điện trở của dây tóc  bóng đèn: A. 0,0037K­1   B. 0,00185 K­1     C. 0,016  K­1   D. 0,012 K­1   Câu hỏi 13: Hai dây đồng hình trụ cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ. Dây A dài gấp đôi dây B. Điện trở của chúng   liên hệ với nhau như thế nào: Page 15
  16. A. RA = RB/4      B. RA = 2RB  C. RA = RB/2   D. RA = 4RB   Câu hỏi 14: Hai thanh kim loại có điện trở bằng nhau. Thanh A chiều dài lA, đường kính dA; thanh B có chiều dài lB =  2lA và đường kính dB = 2dA. Điện trở suất của chúng liên hệ với nhau như thế nào:               A. ρA = ρB/4   B. ρA = 2ρB C. ρA = ρB/2    D. ρA = 4ρB Câu hỏi 15: Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của:               A. các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường.     B. các electron tự do ngược chiều điện trường.               C. các ion, electron trong điện trường.                               D. các electron,lỗ trống theo chiều điện trường. Câu hỏi 16: Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là sự va chạm của:              A. Các electron tự do với chỗ mất trật tự của ion dương nút mạng                     B. Các electron tự do với nhau trong quá trình chuyển động nhiệt hỗn loạn              C. Các ion dương nút mạng với nhau trong quá trình chuyển động nhiệt hỗn loạn              D. Các ion dương chuyển động định hướng dưới tác dụng của điện trường với các electron Câu hỏi 17: Khi hai kim loại tiếp xúc với nhau: A. luôn luôn có sự khuếch tán của các electron tự do và các ion dương qua lại lớp tiếp xúc B. luôn luôn có sự khuếch tán của các hạt mang điện tự do qua lại lớp tiếp xúc C. các electron tự do chỉ khuếch tán từ kim loại có mật độ electron tự do lớn sang kim loại có mật độ electron tự do bé  hơn D. Không có sự khuếch tán của các hạt mang điện qua lại lớp tiếp xúc nếu hai kim loại giống hệt nhau Câu hỏi 18: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại tuân theo định luật Ôm phụ thuộc vào điều kiện nào sau   đây:                        A. Dòng điện qua dây dẫn kim loại có cường độ rất lớn       B. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ tăng dần                     C. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ giảm dần                             D. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ không đổi Câu hỏi 19: Cặp nhiệt điện sắt – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 50,4µV/K và điện trở trong r = 0,5Ω được  nối với điện kế G có điện trở R = 19,5Ω. Đặt mối hàn thứ  nhất vào trong không khí ở  nhiệt độ  27 0C, mối hàn thứ 2  trong bếp có nhiệt độ 3270C. Tính hiệu điện thế hai đầu điện kế G: A. 14,742mV    B. 14,742µV   C. 14,742nV    D. 14,742V Câu hỏi 20: Chọn đáp án chưa chính xác nhất:       A. Kim loại là chất dẫn điện tốt                              B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm        C. Dòng điện qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt  D. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ Câu hỏi 21: Chọn một đáp án đúng:  A. Điện trở dây dẫn bằng kim loại giảm khi nhiệt độ tăng                       B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển rời của các electron   Page 16
  17. C. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các ion   D. Kim loại dẫn điện tốt vì mật độ electron trong kim loại lớn Câu hỏi 22: Chọn một đáp án sai: A. Dòng điện qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt      B. Hạt tải điện trong kim loại là ionC. Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do     D. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm khi giữ ở nhiệt độ không đổi Câu hỏi 23: Điện dẫn suất σ của kim loại và điện trở suất ρ của nó có mối liên hệ mô tả bởi đồ thị: σ σ σ σ O ρ O ρ O ρ O D ρ C Câu hỏi 24:A Một dây vônfram có điện trBở  136Ω   ở  nhiệt độ  1000C, biết hệ  số  nhiệt điện trở   α  = 4,5.10­3K­1. Hỏi  ở  nhiệt độ 200C điện trở của dây này là bao nhiêu: A. 100Ω        B. 150Ω   C. 175Ω   D. 200Ω ξ(mV) 3 2,08 Câu hỏi 25: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của suất nhiệt điện động vào hiệu nhiệt độ giữa hai 2 1 mối hàn của cặp nhiệt điện sắt – constantan như hình vẽ. Hệ số nhiệt điện động của cặp này là: T(K) O A. 52µV/K    B. 52V/K    C. 5,2µV/K   D. 5,2V/K 10 2030 40 50 Câu hỏi 26: Chọn một đáp án sai: A. Suất điện động suất hiện trong cặp nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của hạt tải  điện trong mạch có nhiệt độ không đồng nhất sinh ra B. Cặp nhiệt điện bằng kim loại có hệ số nhiệt điện động lớn hơn của bán dẫn C. Cặp nhiệt điện bằng kim loại có hệ số nhiệt điện động nhỏ hơn của bán dẫn D. Hệ số nhiệt điện động phụ thuộc vào bản chất chất làm cặp nhiệt điện Câu hỏi 27: Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ  số  nhiệt điện 65µV/K đặt trong không khí ở  20 0C, còn mối kia  được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất nhiệt điện của cặp này là: A. 13,9mV    B. 13,85mV   C. 13,87mV   D. 13,78mV Câu hỏi 28: Khi nhúng một đầu của cặp nhiệt điện vào nước đá đang tan, đầu kia vào nước đang sôi thì suất nhiệt  điện của cặp là 0,860mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp này là: A. 6,8µV/K    B. 8,6 µV/K    C. 6,8V/K    D. 8,6 V/K Câu hỏi 29: Nối cặp nhiệt điện đồng – constantan với milivôn kế để đo suất nhiệt điện động trong cặp. Một đầu mối  hàn nhúng vào nước đá đang tan, đầu kia giữ ở nhiệt độ t 0C khi đó milivôn kế chỉ 4,25mV, biết hệ số nhiệt điện động  của cặp này là 42,5µV/K. Nhiệt độ t trên là:A. 1000C   B. 10000C   C. 100C    D.  200 C 0 Page 17
  18. Câu hỏi 30: Dùng một cặp nhiệt điện sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4µV/K có điện trở trong r = 1Ω làm   nguồn điện nối với điện trở  R = 19Ω  thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào hơi nước   đang sôi. Cường độ dòng điện qua điện trở R là: Câu hỏi 31: cặp nhiệt điện đồng – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 41,8µV/K và điện trở trong r = 0,5Ω. Nối   cặp nhiệt điện này với điện kế  có điện trở R = 30Ω rồi đặt mối hàn thứ  nhất ở  không khí có nhiệt độ  20 0C, mối hàn  thứ hai trong lò điện có nhiệt độ 4000C. Cường độ dòng điện chạy qua điện kế là: A. 0,52mA    B. 0,52µA    C. 1,04mA   D. 1,04µA  Dòng điện trong chất điện phân Câu hỏi 1: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có anôt bằng bạc, cường độ  dòng điện chạy qua bình điện  phân là 5A. Lượng bạc bám vào cực âm của bình điện phân trong 2 giờ là bao nhiêu, biết bạc có A = 108, n = 1:        A.  40,29g    B. 40,29.10­3 g    C. 42,9g    D. 42,910­3g Câu hỏi 2: Đơn vị của đương lượng điện hóa và của hằng số Farađây lần lượt là: A. N/m; F   B. N; N/m  C. kg/C; C/mol    D. kg/C; mol/C Câu hỏi 3: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có đương lượng điện hóa là 1,118.10­6kg/C. Cho dòng điện có  điện lượng 480C đi qua thì khối lượng chất được giải phóng ra ở điện cực là: A. 0,56364g   B. 0,53664g    C. 0,429g    D. 0,0023.10­3g m(10- 4 kg) 2,236 Câu hỏi 4: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực của bình  2 điện phân và điện lượng tải qua bình. Đương lượng điện hóa của chất điện phân trong bình này là: Q(C) O 200 A. 11,18.10­6kg/C     B. 1,118.10­6kg/C    C. 1,118.10­6kg.C     D.11,18.10­6kg.C     Câu hỏi 5: Bình điện phân có anốt làm bằng kim loại của chất điện phân có hóa trị 2. Cho dòng điện 0,2A chạy qua   bình trong 16 phút 5 giây thì có 0,064g chất thoát ra  ở  điện cực. Kim loại dùng làm anot của bình điện phân là:   A.   niken   B. sắt     C. đồng    D. kẽm Câu hỏi 6: Hai bình điện phân mắc nối tiếp với nhau trong một mạch điện, bình 1 chứa dung dịch CuSO 4 có các điện  cực bằng đồng, bình 2 chứa dung dịch AgNO 3 có các điện cực bằng bạc. Trong cùng một khoảng thời gian nếu lớp bạc   bám vào catot của bình thứ 2 là m2 = 41,04g thì khối lượng đồng bám vào catot của bình thứ nhất là bao nhiêu. Biết A Cu  = 64, nCu = 2, AAg = 108, nAg = 1:A. 12,16g    B. 6,08g          C. 24, 32g      D. 18,24g Câu hỏi 7: Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200cm 2 người ta dùng tấm sắt làm catot của bình điện  phân đựng dung dịch CuSO 4 và anot là một thanh đồng nguyên chất, cho dòng điện 10A chạy qua bình trong 2 giờ 40   phút 50 giây. Tìm chiều dày của lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Biết ACu = 64, n = 2, D = 8,9g/cm3 A. 1,6.10­2cm   B. 1,8.10­2cm   C. 2.10­2cm   D. 2,2.10­2cm   Câu hỏi 8: Một bình điện phân chứa dung dịch muối kim loại có điện cực làm bằng chính kim loại đó. Cho dòng điện   0,25A chạy qua trong 1 giờ thấy khối lượng catot tăng xấp xỉ 1g. Hỏi các điện cực làm bằng gì trong các kim loại: sắt  A1 = 56, n1 = 3; đồng A2 = 64, n2 = 2; bạc A3 = 108, n3 = 1 và kẽm A4 = 65,5; n4 = 2 A. sắt   B. đồng   C. bạc   D. kẽm Page 18
  19. Câu hỏi 9: Muốn mạ niken cho một khối trụ bằng sắt có đường kính 2,5cm cao 2cm, người ta dùng trụ này làm catot   và nhúng trong dung dịch muối niken của một bình điện phân rồi cho dòng điện 5A chạy qua trong 2 giờ, đồng thời   quay khối trụ để niken phủ đều. Tính độ dày lớp niken phủ trên tấm sắt biết niken có A = 59, n = 2, D = 8,9.103kg/m3: A. 0,787mm    B. 0,656mm   C. 0,434mm   D. 0,212mm Câu hỏi 10: Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi điện phân dung dịch: A. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại   B. axit có anốt làm bằng kim loại đó   C. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại đó   D. muối, axit, bazơ có anốt làm bằng kim loại Câu hỏi 11: Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt mang điện tự do trong chất điện phân là do: A. sự tăng nhiệt độ của chất điện phân   B. sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực  C. sự phân ly của các phân tử chất tan trong dung môi   D. sự trao đổi electron với các điện cực Câu hỏi 12: Do những nguyên nhân gì mà độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng? A. chuyển động nhiệt của các phân tử tăng làm khả năng phân ly thành ion tăng do va chạm B. độ nhớt của dung dịch giảm làm các ion chuyển động dễ dàng hơn C. chuyển động nhiệt của các phân tử ở điện cực tăng lên vì thế tác dụng mạnh lên dung dịch D. cả A và B Câu hỏi 13: Một bộ nguồn gồm 30 pin mắc hỗn hợp thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi   pin có suất điện động 0,9V và điện trở trong 0,6Ω. Một bình điện phân dung dịch đồng có anot bằng đồng có điện trở  205Ω nối với hai cực bộ nguồn trên thành mạch kín. Tính khối lượng đồng bám vào catot trong thời gian 50 phút, biết   A = 64, n = 2: A. 0,01g    B. 0,023g    C. 0,013g     D. 0,018g Câu hỏi 14: Một tấm kim loại có diện tích 120cm2 đem mạ niken được làm catot của bình điện phân dung dịch muối   niken có anot làm bằng niken. Tính bề dày của lớp niken được mạ biết dòng điện qua bình điện phân có cường độ 0,3A   chạy qua trong 5 giờ, niken có A = 58,7; n = 2; D = 8,8.103kg/m3: A. 0,021mm    B. 0,0155mm    C. 0,012mm   D. 0,0321 Câu hỏi 15: Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của: A. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường B. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường C. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường D. các ion và electron trong điện trường Câu hỏi 16:  Mạ  kền cho một bề  mặt kim loại có diện tích 40cm 2  bằng điện phân. Biết Ni = 58, hóa trị  2, D =  8,9.103kg/m3. Sau 30 phút bề dày của lớp kền là 0,03mm. Dòng điện qua bình điện phân có cường độB : Đ A. 1,5A    B. 2A   C. 2,5A   D. 3A R Câu hỏi 17: Một mạch điện như hình vẽ. R = 12Ω, Đ: 6V – 9W; bình điện phân CuSO4 có  ξ, r anot bằng Cu; ξ = 9V, r = 0,5Ω. Đèn sáng bình thường, khối lượng Cu bám vào catot mỗi  phút là bao nhiêu:  A. 25mg   B. 36mg    C. 40mg   D. 45mg Câu hỏi 18: Đề bài giống câu hỏi 17. Tính hiệu suất của nguồn: Page 19
  20. A. 69%   B. 79%           C. 89%       D. 99% Câu hỏi 19: Điện phân dung dịch H2SO4 có kết quả sau cùng là H2O bị phân tích thành H2 và O2. Sau 32 phút thể tích  khí O2 thu được là bao nhiêu nếu dòng điện có cường độ  2,5A chạy qua bình, và quá trình trên làm  ở  điều kiện tiêu   chuẩn: A. 112cm3    B. 224 cm3   C. 280  cm3 D. 310cm3 Câu hỏi 20: Đương lượng điện hóa là đại lượng có biểu thức: A. m/Q   B. A/n    C. F          D. 1/F Dòng điện trong chất khí Câu hỏi 1: Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các: A. electron theo chiều điện trường  B. ion dương theo chiều  điện trường và ion âm ngược chiều điện trường C. ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường D. ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường Câu hỏi 2: Đường đặc trưng vôn – ampe của chất khí có dạng: I I I I Ibh Ibh O U O U O U O U Ub Uc Câu hỏi 3: Chọn một đáp án sai: A B C D A. Ở điều kiện bình thường không khí là điện môi   B. Khi bị đốt nóng không khí dẫn điện C. Những tác nhân bên ngoài gây nên sự ion hóa chất khí gọi là tác nhân ion hóa  D. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm Câu hỏi 4: Khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế, nhận xét nào sau đây là   sai:  A. Khi tăng dần hiệu điện thế  từ  giá trị  0 đến U c sự  phóng điện chỉ  sảy ra khi có tác nhân ion hóa, đó là sự  phóng điện tự lực. B. Khi U ≥ Ub cường độ dòng điện đạt giá trị bão hòa dù U có tăng C. Khi U > Uc thì cường độ dòng điện giảm đột ngột.   D. Đường đặc tuyến vôn – ampe không phải là đường thẳng Câu hỏi 5: Chọn một đáp án sai:  A. Trong quá trình phóng điện thành tia chỉ có sự ion hóa do va chạm            B. Sự phóng điện trong chất khí thường kèm theo sự phát sáng   C. Trong không khí tia lửa điện hình thành khi có điện trường rất mạnh cỡ 3.106V/m   D. Hình ảnh tia lửa điện không liên tục mà gián đoạn Câu hỏi 6: Chọn một đáp án sai:  Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2