intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ONG ĐỐT

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

117
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ong đốt là một tai nạn thờng gặp trong sinh hoạt, lao động. Ong đốt có thể gây sốc phản vệ dẫn tới tử vong nhanh chóng trong vòng vài phút tới vài giờ, tử vong muộn sau vài ngày do suy gan, suy thận, rối loạn đông máu. Vì vậy cần xử trí đúng, sớm rồi chuyển tới bệnh viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ONG ĐỐT

  1. ONG ĐỐT I. MỞ ĐẦU Ong đốt là một tai nạn thờng gặp trong sinh hoạt, lao động. Ong đốt có thể gây sốc phản vệ dẫn tới tử vong nhanh chóng trong vòng vài phút tới vài giờ, tử vong muộn sau vài ngày do suy gan, suy thận, rối loạn đông máu. Vì vậy cần xử trí đúng, sớm rồi chuyển tới bệnh viện. 1.Một số đặc điểm sinh học của ong - Ong thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) gồm có 4 họ: họ ong mật gồm ong mật (Apidae) và ong bầu (Bombidae), họ ong vò vẽ (Vespidae) gồm ong bắp cày, ong vò vẽ), họ ong vàng (JellowJacket) và Formicidae (kiến). Ong vàng có thể tấn công ngời một cách tự nhiên còn hầu hết các trờng hợp ong đốt đều xảy ra khi tổ ong bị chọc phá.- Bộ phận gây độc: nọc độc nằm ở phần bụng sau của con ong cái.+ Ong mật: đoạn cuối của ngòi ong có hình răng ca, khi ong đốt ngòi này và một phần cơ thể ong sẽ bị đứt ra khỏi ong và bám trên da ngời, ong sau khi đốt sẽ
  2. chết, phần cơ quanh túi nọc sẽ tiếp tục co bóp để tống nọc vào cơ thể nạn nhân qua ngòi trong vài phút sau 20 giây có ít nhất khoảng 90% lợng nọc đợc bơm vào. + Các họ ong còn lại do ngòi không có hình răng ca như ong mật nên khi đốt ngòi còn nguyên vẹn, ong có thể đốt nhiều lần. 2.Thành phần nọc ong - Melittin: bản chất là peptide có nhiều trong nọc ong, là nguyên nhân gây đau, có đặc tính hoạt động trên bề mặt tế bào, yếu tố gây tan máu trực tiếp và làm ngng kết tiểu cầu. -Phospholipase A2: sau khi melittin gây phá huỷ màng tế bào, phospholipase A2 gây tan hồng cầu bằng cách tách rời các liên kết trên màng tế bào hồng cầu.-Peptide: gây thoái hoá các hạt của bạch cầu hạt a kiềm dẫn tới giải phóng histamin.-Hyaluronidase: phân huỷ axit hyaluronic của tổ chức liên kết làm nọc ong thấm nhanh hơn.-Apamine: peptide độc với thần kinh, tác dụng mạnh trên tuỷ sống, gây tăng kích thích, co thắt cơ, co giật.-Các amine hoạt mạch: histamine, serotonin, các catecholamin, kinin: gây đau, gây viêm và có tính chất hoạt mạch, là nguyên nhân của các triệu chứng tại chỗ và thúc đẩy sự hấp thu các kháng nguyên trong nọc ong.-Các chất có hoạt tính tiêu fibrin, ức chế prothrombin và thromboplastin. II. CHẨN ĐOÁN
  3. 1.Hỏi bệnh- Hỏi bệnh để xác định là bị ong đốt.- Hỏi thêm các thông tin để xác định loại ong: màu sắc, hình dạng ong, ngòi trên da...- Nên tìm cách bắt đợc ong và mang ong cùng bệnh nhân bị chính loại ong đốt đến bệnh viện để xác định loài ong (cẩn thận tránh không để bị ong đốt thêm). 2.Lâm sàng2.1.Tại chỗ:- Đau nhói sau vài phút chuyển thành đau rát bỏng.- Tại chỗ đốt có hiện tợng sng, nóng, đỏ, đau. Có thể gặp giữa nốt ong châm hoại tử trắng, xung quanh viền đỏ và sng nề. - Sẩn ngứa, mề đay, cảm giác nóng ran trong vòng vài giờ sau đốt- Nốt sần trên da có khi tồn tại đến 6 tháng.- Có thể bị đỏ da + phù nề quanh vết đốt 10cm, đáp ứng quá mức có thể gây ra phù toàn bộ chi tuy vẫn có thể không có phản ứng toàn thân- Chú ý: khi bị ong đốt vào vùng đầu mặt cổ dễ gây phù nề thanh quản dẫn đến khó thở và chết nhanh chóng do bị tắc nghẽn đ ờng thở.- Bị đốt vào vùng quanh mắt hoặc mi mắt có thể gây đục màng trớc thuỷ tinh thể, viêm mống mắt, áp xe thuỷ tinh thể, thủng nhãn cầu, tăng nhãn áp, rối loạn khúc xạ... - Các triệu chứng cục bộ nặng nhất vào 48-72 giờ sau khi bị ong đốt và kéo dài hàng tuần. 2.2. Sốc phản vệ - Tình trạng phản ứng toàn thân xảy ra không phụ thuộc số lợng ong đốt. Phần lớn phản ứng này xảy ra trong vòng 15 phút sau khi bị ong đốt và hầu hết xảy ra trong vòng giờ đầu.
  4. - Triệu chứng bắt đầu thờng là ngứa mắt, đỏ mắt, nổi mày đay toàn thân, ho khan. Các triệu chứng có thể nặng lên nhanh chóng với bó ngực, co thắt hầu họng, thở rít, khó thở, tím, đau bụng, nôn, ỉa chảy, chóng mặt, rét run và sốt, tiếng rít thanh quản, bệnh cảnh sốc điển hình, hôn mê, ỉa đái không tự chủ, đờm bọt máu. Những triệu chứng nhẹ ban đầu có thể nhanh chóng tiến triển thành sốc phản vệ. Bệnh nhân nhanh chóng suy hô hấp, truỵ tim mạch, tử vong. 2.3. Tình trạng nhiễm độc toàn thân: - Khi bị nhiều ong đốt (thường > 50 nốt), các phản ứng nhiễm độc có thể xảy ra. Triệu chứng có thể giống nh phản ứng hệ thống nhng thờng các triệu chứng tiêu hoá nổi bật hơn. Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, đau đầu, sợ ánh sáng và ngất là những dấu hiệu thờng gặp, có thể có sốt, ngủ gà, co cứng cơ tự nhiên, phù mà không có mày đay, đôi khi có co giật. Các triệu chứng này thờng tự lui sau 48 giờ. - Gan: hoại tử gan. - Thận: suy thận thờng xuất hiện sau 1-2 ngày, do nhiều yếu tố (tan máu, tiêu cơ vân, tác dụng trực tiếp của nọc ong với ống thận, viêm thận kẽ do cơ chế dị ứng, do giảm thể tích). Nếu không đ ợc điều trị tích cực sớm, bệnh sẽ tiến triển thành suy thận cấp thể vô niệu, kéo dài nhiều tuần đến hàng tháng.
  5. - Máu: tan máu, giảm tiểu cầu, đông máu nội quản rải rác. - Cơ: tiêu cơ vân ồ ạt khi số lợng nốt đốt nhiều. - Có thể chia các phản ứng dị ứng thành 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: là phản ứng viêm tại chỗ đốt. Giai đoạn 2: là phản ứng toàn thân nhẹ nh ngứa và nổi mày đay toàn thân. Giai đoạn 3: biểu hiện toàn thân nặng nh có tiếng thở rít, đỏ da toàn thân, buồn nôn, nôn. Giai đoạn 4: nặng, nguy cơ đe doạ tính mạng ngay nh phù nề thanh quản: biểu hiện thở chậm, có tiếng rít, tụt huyết áp và sốc. Tỉ lệ sốc phản vệ do ong đốt khoảng 0,5-5%. 3.Xét nghiệm - Không có xét nghiệm đặc hiệu, làm các xét nghiệm để đánh giá biến chứng và theo dõi tiến triển của bệnh. Công thức máu, bilirubin, GOT, GPT, CPK, LDH, sắt huyết thanh, sức bền hồng cầu, coombs, G6PD (chẩn đoán tiêu cơ vân, tan máu, giảm tiểu cầu, thiếu máu), urê, creatinin, điện giải, khí máu động mạch (đánh giá suy thận). Xét nghiệm chảy máu, đông máu (máu chảy máu đông, Howell, prothrombin, APTT, sợi huyết,...)
  6. - Nuớc tiểu: protein, hồng cầu, bạch cầu. III.XỬ TRÍ CẤP CỨU 1. Cấp cứu ban đầu 1.1. Nếu có sốc phản vệ: - Epinephrin (adrenalin): ống 1mg/1ml pha với 9ml nớc cất thành dung dịch 1/10.000. áp dụng phác đồ xử trí sốc phản vệ Bộ Y Tế đã ban hành: Ngời lớn: TB hoặc dới da 3-5 ml adrenalin; trẻ em tiêm TM 0,01mg/kg, tối đa Ê 0,3mg, nhắc lại sau 10-15 phút cho dến khi HA ổn định. Trong tr ờng hợp không lấy đợc ven thì tiêm dới da. Nguy cơ đe doạ tử vong: tiêm TM 1/3 mg, nhắc lại mỗi 10 -15 phút cho đến khi HA tối đa > 90 mm Hg thì duy trì epinephrin truyền tĩnh mạch, theo dõi huyết áp để điều chỉnh liều kịp thời. - Methyl presnisolon ống 40 mg: 1-2 mg/kg tiêm TM (tối đa 125mg) trong 2- 4 ngày tuỳ theo tình trạng bệnh nhân. - Kháng H1: diphenylhydramin (Dimedrol viên 25, 50 mg): 4-5mg/kg/ ngày chia 4 lần (tối đa không quá 200mg/ngày). Hoặc Clarityne (loratadin) viên 10mg hoặc xirô: từ 2-12 tuổi nếu > 30 kg uống 10ml (10mg) 1 lần/ngày. Nếu < 30 kg uống 5mg/ngày. Trẻ dới 2 tuổi không dùng đợc. Hoặc Promethazine viên 10mg: 0.1 mg/kg cách 6 giờ, trẻ dới 2 tuổi không dùng đợc.
  7. - Hỗ trợ hô hấp: + Thở oxy 100% qua sonde mũi, mặt nạ + Bảo đảm thông khí: bóp bóng. Nếu có điều kiện đặt nội khí quản và bóp bóng có oxy. Nhanh chóng chuyến lên tuyến trên. - Tụt huyết áp: đặt bệnh nhân ở t thế Trendelenberg, truyền dịch: 20-30ml/kg trong 30 phút bằng dịch NaCl 0.9%, ringer lactat, nhắc lại liều khi cần thiết bởi vì thể tích tuần hoàn có thể giảm đột ngột từ 20-40%. - Kháng H2: Ranitidin 1-2 mg/kg (tối đa 50mg) hoặc cimetidin 5mg/kg (tối đa 300mg) uống. - Giảm hấp thụ nọc: lấy ngòi ong bằng dùng kẹp gắp, cần làm ngay trong vòng vài giây sau khi bị đốt. - Chăm sóc vết thơng: Không bóp nặn vết đốt vì dễ làm tổn thơng nặng thêm. Mỡ phenergan bôi vết đốt 2 lần/ngày. Tháo nhẫn, vòng tránh tạo thành garo. - Chống suy thận bằng lợi tiểu cỡng bức: truyền dịch và lasix 2 mg/kg, 4 giờ một lần để có nớc tiểu > 150ml/giờ.
  8. 1.2. Nếu không sốc: giảm đau, truyền dịch, kháng histamin, corticoide. 2. Tại bệnh viện - Nếu có sốc: tiếp tục duy trì adrenalin 0.01 mg/kg, điều chỉnh liều theo huyết áp để đảm bảo huyết động, có nớc tiểu trên 20 ml/kg/giờ. - Methyl presnisolon ống 40 mg: TM 1-2 mg/kg/ ngày trong 2-4 ngày. - Hỗ trợ hô hấp: + Thở oxy 100% qua sonde mũi, mặt nạ + Có suy hô hấp: đặt nội khí quản, thở máy với thông khí lít/phút là 10ml/kg, thở máy. + Khí dung: ventolin 2,5mg khi có ran ngáy, ran rít, nhắc lại sau 15 phút nếu cần.- Điều trị tiêu cơ vân và suy thận bằng tăng cờng truyền dịch đẳng trơng: 120ml-150kg/24giờ kết hợp lasix 2 mg/kg, 4 giờ một lần để có nớc tiểu trên 150ml/giờ. Cần theo dõi chặt bilan dịch vào và ra để tránh gây thừa dịch. - Kháng sinh khi bội nhiễm. - Suy thận cấp vô niệu: lasic 10 mg/kg/24 giờ. Chống tăng kali máu: uống kayaxalate 1-2/kg. Hạn chế nớc: 15-20 ml/kg/24 giờ.
  9. - Chạy thận nhân tạo: khi vô niệu trên 48 giờ, thừa nớc (phù não, phù phổi), nhiễm toan nặng, tăng kali máu > 6.5 mmol/l, tăng urê > 200 mg% và khi tốc độ tăng urê nhanh > 0.5g/ngày. - Tan máu: truyền hồng cầu rửa, dùng corticoid TM. - Rối loạn đông máu: bù các chế phẩm máu tuỳ theo tình trạng bệnh nhân, bù khối tiểu cầu, huyết tơng tơi, yếu tố VIII. - Kháng histamin: duy trì trong 3 ngày hoặc cho tới khi hết sốc hoặc các biểu hiện tại vết đốt ổn định. - Lọc máu liên tục rất có hiệu quả trong việc đào thải độc tố của nọc ong và điều chỉnh suy đa tạng trong trờng hợp nặng. - Chăm sóc vết đốt: bôi mỡ phenergan ngày 2 lần. Nếu vết đốt hoại tử có thể bôi dung dịch castelanie ngày 2 lần cho khô chỗ tổn thơng. - Nuôi dỡng: đảm bảo dinh dỡng cho bệnh nhân IV. PHÒNG TRÁNH - Huớng dẫn tuyên truyền cho nhân dân không nên tự động chọc, ném tổ ong, không dùng tổ ong trêu chọc ngừơi khác. - Cha mẹ dạy trẻ em không nên chơi trong rừng, bụi rậm. Khi thấy tổ ong nên tránh xa và báo cho ngời lớn biết. Nếu phát hiện tổ ong ở trong trờng
  10. học, ở trong nhà, trong vờn, đờng đi, các nơi trẻ em hay đi lại thì ngời lớn chủ động tìm cách triệt phá tổ ong để phòng tai nạn ong đốt. - Khi triệt phá tổ ong phải chuẩn bị cẩn thận, mặc quần áo bảo hộ, mạng che mặt, găng tay, đầu đội mũ bảo hiểm. - Khi đi vào rừng không nên dùng mỹ phẩm, nước hoa. TS.BS. Bế Hồng Thu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2