intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phải làm gì để hạn chế chấn thương thể thao

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

89
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như chúng ta đã biết trong quá trình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao thường xẩy ra những chấn thương ngoài ý muốn như: Trật khớp vai, lật cổ chân, bong gân... . Nhưng một thực trạng cho thấy rằng, ở những buổi học ngoại khóa của sinh viên hay những khi tập luyện và thi đấu các bạn rất lười khởi động hay nói cách khác các bạn bỏ qua giai đoạn khởi động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phải làm gì để hạn chế chấn thương thể thao

  1. Phải làm gì để hạn chế chấn thương thể thao Như chúng ta đã biết trong quá trình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao thường xẩy ra những chấn thương ngoài ý muốn như: Trật khớp vai, lật cổ chân, bong gân... . Nhưng một thực trạng cho thấy rằng, ở những buổi học ngoại khóa của sinh viên hay những khi tập luyện và thi đấu các bạn rất lười khởi động hay nói cách khác các bạn bỏ qua giai đoạn khởi động. Trong hoạt động thể dục thể thao thì khởi động có vai trò nâng cao tính hưng phấn của hệ thống các trung khu thần kinh, tăng cường chức năng hệ thống các cơ quan. Khởi động có rất nhiểu tác dụng nhưng trong phạm vi bài viết này tôi xin gửi tới các bạn một số nguyên nhân gây chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao và cách đề phòng chấn thương. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn ít nhiều trong việc giảm chấn thương thể thao. Nguyên nhân của chấn thương thể thao gồm những nguyên nhân sau: - Tư tưởng không coi trọng hoặc thiếu tri thức đề phòng chấn thương. Sự phát sinh chấn thương thể thao gắn liền với việc thiếu hiểu biết về mục đích của tập luyện thể thao. - Không chú trọng đến khâu khởi động, khởi động hoặc khâu khởi động không đầy đủ. Sự kết hợp giữa nội dung khởi động và nội dung huấn luyện không thích đáng thiếu phần khởi động chuyên môn. Nếu lượng vận động khởi động quá lớn sẽ sinh ra cảm giác mệt mỏi, chức năng cơ thể bắt đầu giảm xuống khi vào tập luyện hay thi đấu. - Thời gian khởi động cách quãng với thời gian thi đấu sẽ làm cho tác dụng sinh lý do khởi động tạo ra mất hẳn hoặc yếu đi.
  2. - Sân bãi dụng cụ, trang phục thể thao không phù hợp với yêu cầu vệ sinh an toàn. Trước khi vào khởi động hay thi đấu phải mặc đủ ấm, nhất là thời tiết mùa đông. Đề phòng chấn thương: - Những người tham gia tập luyện thể thao không chỉ cần nhận thức được mục đích tập luyện của TDTT là tăng cường thể chất, thúc đẩy sự phát triển cơ thể, nâng cao trình độ kỹ thuật thể thao, mà còn nhận thức được rằng chỉ có đảm bảo được sức khỏe mới có thể tránh được những chấn thương trong tập luyện TDTT; hiểu những kiến thức có liên quan về chấn thương. Trong tập luyện phải có tính kỷ luật. - Đối với một số môn thể thao, có nhiều động tác có nhiều nguy cơ xẩy ra chấn thương phải có sự chuẩn bị, dự phòng tốt để đảm bảo an toàn trong tập luyện. Những người tham gia tập luyện TDTT cần phải học được phương pháp tự bảo hiểm, khi rơi từ độ cao xuống mặt đất cần phải co gối, 2 chân khép song song… - Đối với những người mắc một số bệnh mãn tính cần phải có chế độ tập luyện và môn thể thao phù hợp tránh tập luyện quá sức và căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe Sức khỏe có vai trò vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Để có được một sức khỏe tốt không phải là điều khó khăn mà nó nằm trong sự lựa chọn của mỗi người. Hãy tập luyện thể thao ngay từ bây giờ, bạn sẽ cảm thấy thay đối từng ngày; sẽ có một sức khỏe tốt, một tinh thần thoái mái hơn và khi có sức khỏe và tinh thần thoái mái bạn sẽ làm được nhiều điều mà mình mong muốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2