Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
PHÂN BỐ CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM NẤM MÁU VÀ TÌNH HÌNH<br />
KHÁNG THUỐC KHÁNG NẤM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2017<br />
Trương Thiên Phú*, Nguyễn Ngọc Trương*, Đặng Thị Thanh Thảo*, Ngô Minh Khoa*,<br />
Nguyễn Ngọc Minh Tâm*, Phạm Huy Búp*, Hồng Thanh Tuấn*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Khảo sát sự phân bố của các tác nhân gây nhiễm nấm máu và tính kháng thuốc kháng nấm tại<br />
bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2017.<br />
Phương pháp: Phương pháp hồi cứu. Tất cả các mẫu bệnh phẩm máu mà cấy nấm dương tính từ tháng 1<br />
đến tháng 12 năm 2017 tại khoa Vi Sinh của bệnh viện Chợ Rẫy. Mẫu máu được cho vào chai môi trường BD<br />
BactecTM Myco/Lytic và được theo dõi trong máy Bactec 9120. Khi chai cấy máu dương tính thì phân lập trên<br />
môi trường Sabouraud. Định danh vi nấm và thực hiện kháng nấm đồ bằng card YST và card AST YS07 trên hệ<br />
thống máy Vitek 2 Compact theo tiêu chuẩn CLSI.<br />
Kết quả: Tổng số mẫu gửi cấy nấm là 1664, có 151 (9,1%) mẫu dương tính. Trong đó các chủng thường<br />
gặp nhất Candida tropicalis (54, 35.8%), sau đó là C. albicans (35, 23,2%), C. parapsilosis (30, 19,9%), C.<br />
glabrata (17, 11,3%), C. rugosa (4, 2,6%), C. pelliculosa (3, 2,0%), C. guilliermondii (2, 1,3%), C. haemulonii (1,<br />
0,7%), C. norvergensis (1, 0,7%), Kodamaea ohmeri (1, 0,7%), Cryptococcus neoformans (2, 1.3%) và<br />
Cryptococus laurentii (1, 0,7%). Đề kháng của Candida spp. cao nhất với fluconazole (14, 9,5%), kế đến là<br />
amphotericin B (7,4, 8%), caspofungin (1, 0,7%), flucytosine (1, 0,7%).<br />
Kết luận : Hầu hết các tác nhân gây nhiễm nấm máu là Candida spp., 4 loại thường gặp nhất lần lượt là C.<br />
tropicalis, C. albicans, C. parapsilosis và C. glabrata. Tỉ lệ đề kháng với thuốc kháng nấm của các chủng Candida<br />
spp. cao nhất là với fluconazole, kế đến là amphotericin B, caspofungin, flucytosine, không thấy chủng đề kháng<br />
với micafungin và voriconazole. Trong nghiên cứu này, sự đề kháng của Candida spp. với thuốc kháng nấm là<br />
tương đối thấp, tuy nhiên sự đề kháng thuốc là khác nhau giữa những thời điểm và địa điểm khác nhau. Do đó,<br />
cần theo dõi liên tục khuynh hướng kháng thuốc của các chủng nấm cùng với chương trình giám sát kháng thuốc<br />
cấp quốc gia nhằm sớm phát hiện những thay đổi của tỉ lệ kháng thuốc để có hướng xử lý đúng đắn và kịp thời.<br />
Từ khóa: Candida spp., kháng thuốc kháng nấm, nhiễm nấm máu.<br />
ABSTRACT<br />
DISTRIBUTION OF FUNGAL PATHOGENS IN BLOOD STREAM INFECTION AND THEIR<br />
ANTIFUNGAL RESISTANCE AT CHO RAY HOSPITAL IN 2017<br />
Truong Thien Phu, Nguyen Ngoc Truong, Đang Thi Thanh Thao, Ngo Minh Khoa,<br />
Nguyen Ngoc Minh Tam, Pham Huy Bup, Hong Thanh Tuan,<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 149 – 154<br />
Background: Investigate fungal pathogens and their antifungal resistance in blood stream infection at Cho<br />
Ray hospital in 2017.<br />
Methods: Retrospective method. All blood specimens that were positive with fungus culture from January to<br />
December 2017 at Microbiology Department of Cho Ray Hospital. Blood samples were placed in BD Bactec™<br />
Myco/Lytic medium and monitored in Bactec 9120. When blood cultures were positive, they were isolated on<br />
<br />
*Khoa Vi sinh, bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Trương Thiên Phú, ĐT: 0906355534, Email: truongthienphu78@yahoo.com<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 149<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018<br />
<br />
Sabouraud media. Identification and antifungal susceptibility testing of fungus were performed by using YST<br />
card and AST YS07 card on Vitek 2 Compact system according to CLSI standard.<br />
Result: The total number of fungus culture samples were 1664, with 151 (9.1%) positive samples. The<br />
most common strains were Candida tropicalis (54, 35.8%), followed by C. albicans (35, 23.2%), C.<br />
parapsilosis (30, 19.9%), C. glabrata (17, 11.3%), C. pelliculosa (3, 2.0%), C. guilliermondii (2. 1.3%), C.<br />
haemulonia (1, 0.7%), C. norvergensis (1, 0.7%), Kodamaea ohmeri (1, 0.7%), Cryptococcus neoformans (2,<br />
1.3%) and Cryptococus laurentii (1, 0.7%). Resistance of Candida spp. to fluconazole was highest (14,<br />
9.5%), followed by amphotericin B (7, 4.8%), caspofungin (1, 0.7%), flucytosine (1, 0.7%). Resistance to<br />
micafungin and voriconazole was not found.<br />
Conclusions: The most common fungal pathogens were Candida spp., The four most common ones were C.<br />
tropicalis, C. albicans, C. parapsilosis and C. glabrata. The resistant rate of Candida spp. was highest to<br />
fluconazole, followed by amphotericin B, caspofungin, flucytosine. Resistance to micafungin and voriconazole was<br />
not found. In this study, the resistant rate of Candida spp. to antifungal agents was relatively low, nevertheless,<br />
drug resistance was variable between different times and places. Therefore, resistant trends of fungal strains<br />
should be monitored closely together with the national program of drug-resistant monitoring to detect changes in<br />
drug resistance rates to ensure proper and timely treatment.<br />
Keywords: Candida spp., antifungal resistance, blood stream infection.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ nhiễm khuẩn, số liệu về tình hình kháng thuốc<br />
Candida spp. là một loại nấm men trú ngụ kháng nấm còn hạn chế và chưa được cập nhật<br />
trên da, trong đường tiêu hóa và âm đạo. Hệ liên tục, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu<br />
thống miễn dịch và các vi khuẩn có lợi trong cơ này nhằm mục tiêu khảo sát sự phân bố các tác<br />
thể giúp ngăn chặn Candida spp. không xâm nhân gây nhiễm nấm máu và sự đề kháng thuốc<br />
nhập vào cơ thể nhưng khi hệ thống miễn dịch kháng nấm.<br />
suy yếu sẽ tạo điều kiện để Candida spp. phát PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
triển và gây nhiễm nấm(7). Candida spp. có thể Phương pháp hồi cứu. Tất cả các mẫu bệnh<br />
gây nhiễm nấm từ bề mặt da cho đến nhiễm phẩm máu mà cho kết quả cấy nấm dương<br />
nấm hệ thống và được xem như là tác nhân tính từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017 tại khoa<br />
chính gây nhiễm nấm ở bệnh nhân nằm viện. Vi Sinh của bệnh viện Chợ Rẫy. Mẫu máu<br />
Candida spp. trong máu sinh nhiều độc tố nên rất được cho vào chai môi trường BD BactecTM<br />
nguy hiểm và khó điều trị làm tăng tỉ lệ tử vong. Myco/Lytic và được theo dõi trong máy Bactec<br />
Nhiễm nấm hệ thống bao gồm một số tình trạng 9120. Khi chai cấy máu dương tính thì phân<br />
bệnh lý như nhiễm nấm máu, viêm nội tâm mạc, lập trên môi trường Sabouraud, ủ hộp thạch<br />
viêm màng não và các thể khác của tổn thương Sabouraud trong tủ ấm 350C, theo dõi hộp<br />
tạng sâu, nhiễm nấm nội tạng. Có đến gần 96% thạch hằng ngày. Quan sát khi có khúm nấm<br />
nhiễm nấm máu có nguyên nhân là do Candida mọc thì tiến hành định danh bằng card YST và<br />
spp(4,12). Tỷ lệ tử vong do tình trạng nhiễm thực hiện kháng nấm đồ bằng card AST YS07<br />
Candida spp. xâm lấn đã được báo cáo có thể lên trên hệ thống máy Vitek 2 Compact<br />
tới 40 đến 50%(1,6). Ở Ấn Độ nghiên cứu của (Biomerieux, Pháp) theo quy trình của nhà sản<br />
Vibhor Tak và cộng sự cho thấy nhiễm nấm máu xuất dựa trên tiêu chuẩn CLSI. Card YST có<br />
gây tử vong là 43%(11) và trong nghiên cứu của thể định danh hầu hết Candida spp. Và một số<br />
Ying-Lien Chena và cộng sự, tỉ lệ này là 40 đến loại nấm khác. Card AST YS07 cho phép phát<br />
70%(6). Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nhiễm hiện sự đề kháng của một số loại Candida spp.<br />
nấm chưa nhiều và chưa được quan tâm như với 6 loại thuốc kháng nấm amphotericin B,<br />
<br />
150 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
caspofungin, fluconazole, flucytosine, micafungin haemulonii, C. norvergensis, Kodamaea ohmeri,<br />
và voriconazole. Cryptococcus neoformans, và Cryptococus laurentii<br />
KẾT QUẢ với số lượng và tỉ lệ được phân bố như trong<br />
bảng 1.<br />
Phân bố các tác nhân gây nhiễm nấm máu<br />
Bảng 1: Phân bố của các loại nấm trong nhiễm nấm<br />
Trong năm 2017, khoa Vi sinh bệnh viện Chợ<br />
máu năm 2017<br />
Rẫy nhận 1664 mẫu cấy máu tìm nấm, có 151<br />
Số lượng Tỉ lệ %<br />
(9,1%) mẫu dương tính. Candida tropicalis 54 35.7%<br />
Tỉ lệ dương tính của cấy máu tìm nấm năm Candida albicans 35 23.1%<br />
2015 là 10,8%, 2016 là 9,7% và 2017 là 9,1% (Hình 1). Candida parapsilosis 30 19.9%<br />
Candida glabrata 17 11.3%<br />
Candida rugosa 4 2.6%<br />
Candida pelliculosa 3 2.0%<br />
Candida guilliermondii 2 1.3%<br />
Cryptococcus neoformans 2 1.3%<br />
Candida haemulonii 1 0.7%<br />
Candida norvergensis 1 0.7%<br />
Kodamaea ohmeri 1 0.7%<br />
Cryptococus laurentii 1 0.7%<br />
Tổng cộng 151 100.0%<br />
Tỉ lệ đề kháng của Candida spp.<br />
Hình 1: Tình hình nhiễm nấm máu từ 2015 -2017 tại Trong 147 mẫu nhiễm Candida spp. máu, tỉ lệ<br />
bệnh viện Chợ Rẫy không nhạy cảm (bao gồm đề kháng và kháng<br />
Tuy tỉ lệ dương tính của nhiễm nấm máu có trung gian, sau đây gọi chung là đề kháng) của<br />
giảm nhẹ trong vài năm gần đây (10,8% năm Candida spp. với thuốc kháng nấm được thể hiện<br />
2015 đến 9,1% năm 2017) nhưng do số lượng như hình 3. Trong đó, đề kháng cao nhất là với<br />
mẫu cấy máu tìm nấm tăng cao nên thực tế số fluconazole (14, 9,5%), kế đến là amphotericin B<br />
mẫu dương tính nấm máu tăng. Mẫu dương (7, 4,8%), caspofungin (1, 0,7%), flucytosine (1,<br />
tính năm 2015 là 100 mẫu, 2016 là 130 mẫu và 0,7%), chưa thấy đề kháng với micafungin và<br />
2017 là 151 mẫu (Hình 2). voriconazole.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Sự gia tăng của số mẫu máu cấy và số<br />
Hình 3: Tình hình đề kháng với kháng nấm của<br />
mẫu nấm máu dương tính từ 2015-2017 Candida spp. năm 2017<br />
Trong 151 mẫu dương tính nấm máu năm<br />
2017, tác nhân thường gặp nhất là C. tropicalis, kế<br />
đến là C. albicans, C. parapsilosis, C. glabrata, C.<br />
rugosa, C. pelliculosa, C. guilliermondii, C.<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 151<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018<br />
<br />
Tỉ lệ đề kháng của Candida tropicalis Trong số 30 chủng C. parapsilosis phân lập<br />
được, có 2 chủng (6,7%) đề kháng với<br />
amphotericin B, chưa thấy đề kháng với<br />
fluconazole cũng như các thuốc kháng nấm khác.<br />
Tỉ lệ đề kháng của các chủng Candida spp.<br />
khác<br />
Đối với Candida rugosa, chúng tôi phân lập<br />
được 4 chủng, trong đó có 2 chủng (50%) đề<br />
kháng với amphotericin B, 2 chủng (50%) đề<br />
Hình 4: Tính đề kháng của C. tropicalis với thuốc kháng với fluconazole.<br />
kháng nấm Đối với Candida haemulonii, chúng tôi chỉ<br />
Phân lập được 54 chủng C. tropicalis. Trong phân lập được 1 chủng và chủng này đề kháng<br />
đó, đề kháng cao nhất là với fluconazole (12, với amphotericin B.<br />
22,2%), kế đến là caspofungin (1, 1,9%), Chưa thấy đề kháng với thuốc kháng nấm<br />
flucytosine (1, 1,9%). của các chủng C. glabrata, C. pelliculosa, C.<br />
Tỉ lệ đề kháng của Candida albicans guillermondii, C. norvergensis trong nghiên cứu này.<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỉ lệ dương tính của cấy máu tìm nấm có<br />
giảm nhẹ qua các năm (năm 2015 là 10,8%,<br />
năm 2016 là 9,7% và năm 2017 là 9,1%), tuy<br />
nhiên số lượng mẫu cấy tăng nhiều qua các<br />
năm (929 mẫu năm 2015 lên 1334 mẫu năm<br />
2016 rồi đến 1664 mẫu năm 2017) do đó số<br />
lượng các chủng nấm phân lập được qua các<br />
năm cũng tăng mạnh (từ 100 chủng năm 2015<br />
Hình 5: Tính đề kháng của C. albicans với thuốc<br />
đến 130 chủng năm 2016 và 151 chủng năm<br />
kháng nấm<br />
2017) trong khi số lượng bệnh nhân thì tăng ít.<br />
Trong số 35 chủng C. albicans phân lập được, Điều này cho thấy tình hình nhiễm nấm có xu<br />
chỉ có 2 chủng (5,7%) đề kháng với amphotericin hướng gia tăng. Nguyên nhân có thể là do sử<br />
B, chưa thấy đề kháng với fluconazole cũng như dụng kháng sinh phổ rộng nhiều làm ức chế<br />
các thuốc kháng nấm khác. quần thể vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho<br />
Tỉ lệ đề kháng của Candida parapsilosis các loại vi nấm phát triển. Mặt khác sự tiến bộ<br />
của y học đặc biệt là các thành tựu ghép tạng,<br />
dẫn đến sử dụng nhiều loại thuốc ức chế miễn<br />
dịch nên làm gia tăng sự bùng phát của nấm.<br />
Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị nấm cần<br />
phải nhanh chóng và kịp thời để hạn chế lây<br />
lan và tử vong, việc theo dõi tình hình nhiễm<br />
nấm cùng với sự kháng thuốc kháng nấm qua<br />
các năm cũng nên được chú trọng nhằm cảnh<br />
báo sớm và có hướng xử trí thích hợp.<br />
Hình 6: Tính đề kháng của C. parapsilosis với Năm 2017 có 151 mẫu cấy máu tìm nấm<br />
thuốc kháng nấm dương tính. Trong đó C. tropicalis là thường gặp<br />
<br />
152 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhất chiếm 35,7%, sau đó là C. albicans chiếm thì C. albicans đề kháng cao nhất với<br />
23,1%, C. parapsilosis 19,9%, C. glabrata, 11,3%. Tỉ flucytosine 19,82%, rồi đến caspofungin<br />
lệ này không thay đổi nhiều so với năm 2016 là 15,66%, fluconazole 2,41%, không thấy đề<br />
C. tropicalis, 43,1%, vẫn thường gặp nhất, sau đó kháng với amphotericin B(8), trong khi nghiên<br />
là C. albicans, 22,3%, có sự thay đổi nhỏ về thứ tự cứu của chúng tôi thì C. albicans chỉ có đề<br />
giữa C. glabrata, 12,3% và C. parapsilosis, 8,5%. kháng với amphotericin B là 5,7%, sự khác biệt<br />
Trong những năm gần đây, C. tropicalis là tác này có lẽ là do nguồn gốc của các chủng nấm<br />
nhân hàng đầu gây nhiễm nấm máu tại bệnh đến từ các loại mẫu bệnh phẩm khác nhau.<br />
viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu của chúng tôi cũng Qua đó, chúng ta thấy được tình hình đề<br />
tương đồng với một số nước trên thế giới như tại kháng với thuốc kháng nấm của các chủng<br />
Brazil, C. tropicalis cũng chiếm tỉ lệ cao nhất Candida spp. phân lập được từ máu ở những<br />
trong nhiễm nấm máu, chiếm 24%(9), tại Ấn Độ là vùng địa lý khác nhau là rất khác nhau.<br />
39%(8) và tại Đài Loan là 41,9%(7), tuy nhiên ở KẾT LUẬN<br />
Italy thì C. parapsilosischiếm tỉ lệ cao nhất với Các tác nhân thường gặp trong nhiễm nấm<br />
28,4%, kế đến là C. glabrata (9,5%), C. tropicalis máu tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017 là C.<br />
đứng thứ ba với 6,6%(2). Ở Ấn Độ, C. albicans tropicalis, C. albicans, C. parapsilosis và C.<br />
chiếm tỉ lệ cao nhất với 48,57%(3). glabrata. Tỉ lệ đề kháng với thuốc kháng nấm<br />
Cryptococcus neoformans có tỉ lệ là 1,3% và của các chủng Candida spp. cao nhất là với<br />
Cryptococus laurentii có tỉ lệ là 0,7%, tỉ lệ này là fluconazole, kế đến là amphotericin B,<br />
thấp trong nhiễm nấm máu, Cryptococcus spp. thì caspofungin, flucytosine, không thấy chủng đề<br />
thường thấy dương tính nhiều hơn trong dịch kháng với micafungin và voriconazole. Sự đề<br />
não tủy ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch kháng của Candida spp với thuốc kháng nấm là<br />
(HIV/AIDS)(4). tương đối thấp tuy nhiên cũng đáng chú ý là<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ đề tình hình nhiễm nấm có xu hướng gia tăng.<br />
kháng của Candida spp. với fluconazole là cao Cần phải tích cực giám sát tình hình nhiễm<br />
nhất, 9,5%, rồi đến amphotericin B, 4,8%, nấm và kháng thuốc kháng nấm liên tục qua<br />
caspofungin và flucytosine cùng là 0,7%, trong các năm tại đơn vị và rộng khắp trên toàn lãnh<br />
khi nghiên cứu ở Ấn Độ đề kháng cao nhất là thổ để có thể báo cáo kịp thời và có hướng xử<br />
fluconazole với 61,11%, kế đến cũng là lý thích hợp nhất nhằm hạn chế tình trạng lây<br />
amphotericin B nhưng với tỉ lệ là 30,56%, lan của nhiễm nấm cũng như là sự đề kháng<br />
flucytosine là 33,33%, voriconazole là 19,44%(3), thuốc.<br />
điều này cho thấy tỉ lệ đề kháng trong nghiên TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với một 1. Badiee P and Hashemizadeh Z (2014). Opportunistic invasive<br />
nghiên cứu ở Ấn Độ. Đối với nghiên cứu ở fungal infections: diagnosis & clinical management. Indian J Med<br />
Res. 139(2): 195–204.<br />
Hàn Quốc, 3,7% kháng với fluconazole, 0,3% 2. Bassetti M, Taramasso L, Nicco E, Molinari MP, Mussap M,<br />
kháng với caspofungin, không thấy kháng với Viscoli C (2011). Epidemiology, species distribution, antifungal<br />
susceptibility and outcome of nosocomial candidemia in a<br />
amphotericin B và micafungin(10) thì tỉ lệ đề<br />
tertiary care hospital in Italy. PLoS One; 6:e24198.<br />
kháng trong nghiên cứu của chúng tôi là cao 3. Bhattacharjee P (2016). Epidemiology and antifungal<br />
hơn. Nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ đề susceptibility of Candida species in a tertiary care hospital,<br />
Kolkata, India. Curr Med Mycol; 2(2): 20-27.<br />
kháng của C. tropicalis với fluconazole là 22,2% 4. Chakrabarti A, Chatterjee SS, Shivaprakash MR (2008).<br />
cao hơn nghiên cứu của tác giả Ping-FengWu ở Overview of opportunistic fungal infections in India. Jpn J Med<br />
Đài Loan là 13,9%(13). Theo nghiên cứu của tác Mycol; 49: 165–72.<br />
5. Chena YL, Yua SJ, Huanga HY, Changa YL, Lehmanb VN,<br />
giả Ngô Thị Minh Châu ở trường Đại học Y Silaod GS, Ursela G et al (2014). Calcineurin Controls Hyphal<br />
Dược Huế trên các mẫu bệnh phẩm ngoài máu<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 153<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018<br />
<br />
Growth, Virulence, and Drug Tolerance of Candida tropicalis. 11. Tak V, Mathur P, Varghese P, Gunjiyal J, Xess I and Misra MC<br />
Eukaryotic Cell July, 13(7): 844-854. (2014). The Epidemiological Profile of Candidemia at an Indian<br />
6. Enoch DA, Ludlam HA and Brown NM (2006). Invasive fungal Trauma Care Center. J Lab Physicians; 6(2): 96–101.<br />
infections: a review of epidemiology and management options. 12. Wisplinghoff H, Bischoff T, Tallent SM, Seifert H, Wenzel RP,<br />
Journal of Medical Microbiology, 55, 809–818. Edmond MB (2004). Nosocomial bloodstream infections in US<br />
7. Marchetti O, Bille J, Fluckiger U, Eggimann P, Ruef C, Garbino J hospitals: Analysis of 24,179 cases from a prospective<br />
et al (2004). Epidemiology of candidemia in Swiss tertiary care nationwide surveillance study. Clin Infect Dis; 39: 309–17.<br />
hospitals: Secular trends 1991-2000. Clin Infect Dis; 38: 311–20. 13. Wu PF, Liu WL, Hsieh MH, Hii IM, Lee YL, Lin YT, Ho MW,<br />
8. Ngô Thị Minh Châu và cộng sự. Xác định gen độc lực và tỷ lệ Liu CE, Chen YH & Wang FD (2017). Epidemiology and<br />
kháng thuốc kháng nấm của Candida albicans. Tạp chí Phòng antifungal susceptibility of candidemia isolates of non-albicans<br />
Chống Bệnh Sốt Rét và Các Bệnh Ký Sinh Trùng, số đặc biệt Candida species from cancer patients. Emerging Microbes &<br />
(96)/2017, tr 119-125. Infections 6, e87.<br />
9. Nucci M1, Colombo AL (2007). Candidemia due to Candida<br />
tropicalis: clinical, epidemiologic, and microbiologic<br />
characteristics of 188 episodes occurring in tertiary care Ngày nhận bài báo: 26/02/2018<br />
hospitals. Diagn Microbiol Infect Dis; 58(1): 77-82. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/03/2018<br />
10. Shin JH et al (2017). Species distribution and antifungal<br />
Ngày bài báo được đăng: 25/09/2018<br />
suscetibilities candida clinical isolates from 14 tertiary hospitals<br />
in Korea. International Jounal of Antimicrobial Agents 50S1, 163.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
154 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018<br />