intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản 4

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

143
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc 4 Phan Bội Châu từ trong tác phẩm Washington Truyện đã rút ra được những ý nghĩa cao quý mà các dân tộc bị thực dân xâm lược có thể áp dụng kêu gọi toàn dân dũng cảm đứng lên đòi độc lập, do vậy ông không ngừng cổ động tinh thần dân tộc trong nhân dân Việt Nam, không ngừng hiệu triệu đồng bào cứu nguy tổ quốc. Ông hy vọng mọi người đều có thể là Washington của Việt Nam, hết thảy đều là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản 4

  1. Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc 4 Phan Bội Châu từ trong tác phẩm Washington Truyện đã rút ra được những ý nghĩa cao quý mà các dân tộc bị thực dân xâm lược có thể áp dụng kêu gọi toàn dân dũng cảm đứng lên đòi độc lập, do vậy ông không ngừng cổ động tinh thần dân tộc trong nhân dân Việt Nam, không ngừng hiệu triệu đồng b ào cứu nguy tổ quốc. Ông hy vọng mọi người đều có thể là Washington của Việt Nam, hết thảy đều là Washington! Uông Vinh Bảo ở Trung Quốc qua cuốn Washington Truyện cũng đã rút ra được những ý nghĩa tương tự. Sau khi so sánh thể chế chính trị của hai nước Trung - Mỹ, Uông Vinh Bảo đã suy nghĩ, tìm tòi phương pháp cải tiến chính thể chuyên chế Trung Quốc và nhận thấy rằng việc xây dựng trường học và thiết lập nghị viện là con đường khả thi. Cả hai nhà cách mạng (Phan Bội Châu và Uông Vinh Bảo) đều đọc cùng một tác phẩm, song sau khi đọc lại có hai quan niệm khác nhau, nguyên nhân nằm ở chỗ tình hình hai quốc gia có sự khác biệt. Các chí sĩ và trí thức Trung Quốc cận đại nhìn chung đều cảm nhận sâu sắc cận cảnh suy tàn của đất nước nên họ đã thúc giục triều đình nhà Thanh sớm cải cách
  2. thể chế chính trị. Đại khái vào thập niên 1880 Vương Thao (1828-1897) và Trịnh Quan Ứng (1842-1922) đã từng đề xuất quan điểm chế độ quân chủ lập hiến và thiết lập nghị viện. Năm 1895 trong chiến tranh Giáp Ngọ, sự bại trận của Trung Quốc cũng là sự cáo chung của phong trào Tự cường, phong trào tầng lớp trí thức đòi hỏi cải cách đạt đến cực điểm, Khang Hữu Vy lãnh đạo Lương Khải Siêu và hơn một ngàn cử nhân khác ký tên dâng thư yêu cầu triều đình phải có những thay đổi (sử sách gọi là “Công Xa Thượng Thư”). Thời ấy chuyện thiết lập nghị viện là vấn đề chính trị nóng bỏng mà giới nhân sĩ trí thức bàn tán, Uông Vinh Bảo và rất nhiều nhân sĩ khác như Thôi Quốc Nhân (1831-1909), Thang Chánh (1857-1917), Tống Nộ (1862-1910), v.v... sau khi tìm hiểu các câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Washington đã liên tục suy nghĩ về việc thực thi chế độ nghị viện ở Trung Quốc. Kiến giải của mọi người có thể không giống nhau, song tất cả đều đồng hành với phong trào tư tưởng thời đại ở Trung Quốc. Cái mà Phan Bội Châu phải đối mặt là nền thống trị bóc lột của kẻ thực dân cho nên vấn đề ông suy nghĩ không phải là việc cải cách thể chế chính trị mà là làm thế nào để thoát khỏi ách thực dân để có độc lập. Chính vì vậy ông đề ra khẩu hiệu “bài Pháp phục Việt”. Cho nên sau khi đọc Washington Truyện, ông đã lựa
  3. chọn hình ảnh Washington lãnh đạo đồng bào dũng cảm chống chủ nghĩa thực dân Anh làm “nguồn tư tưởng” để phát động trong dân chúng Việt Nam. Do hình tượng anh hùng của Washington có lợi việc tuyên truyền và quảng bá quan niệm cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã nhiều lần sử dụng các câu chuyện về cuộc đời và chiến công của nhân vật này trong các tác phẩm của ông. Chẳng hạn trong cuốn Nam Du Hồng Qua Lục có đề cập tới chủ trương cách mạng lấy “dân trí trấn dân khí” làm tôn chỉ, tới việc nhờ “khai dân trí” mà Washington có thể thoát khỏi sự thống trị của nước Anh để giành độc lập”. Ý nghĩa của các chi tiết này là mở rộng dân trí trước thì mọi người đều có thể trở thành những Washington chống lại thực dân. Trong cuốn Chân Tướng Quân, tác phẩm mà Phan Bội Châu ghi chép về các câu chuyện cuộc đời và sự nghiệp của nhà yêu nước Hoàng Hoa Thám (1885- 1913), ông cũng nhắc tới Washington. Phan Bội Châu cho rằng giả sử Hoàng Hoa Thám sinh ở Mỹ thì chắc chắn cũng trở thành một vị anh hùng cái thế như Washington, vì vậy “không phải nước tôi không có anh hùng”, chỉ sợ nhân dân không đủ đoàn kết sẽ không có “triệu tr iệu Washington” để cùng cả nước chống Pháp. Bàn về những khác biệt về tình hình hai quốc gia mà Uông Vinh Bảo và Phan
  4. Bội Châu đối mặt, “thuyết nghị viện” tuy được cho là vấn đề nóng bỏng mà giới trí thức thân sĩ Trung Quốc quan tâm nhưng vẫn tồn tại một phong trào cải cách thể chế chính trị khác, đó là phong trào cách mạng do Tôn Trung Sơn (1866-1925) lãnh đạo. Trước thời Phan Bội Châu, nhiều nhà cách mạng Trung Quốc cũng tìm thấy được nguồn tư tưởng cách mạng trong các câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Washington, họ cũng đều cho rằng có thể lấy đó kích thích l òng yêu nước trong nhân dân mình. Dưới ngòi bút của họ, Washington trở thành tấm gương cách mạng - một vị lãnh tụ dẫn dắt nhân dân đi vào con đường tự do dân chủ. Các câu chuyện về cuộc đời Washington và cả những nhân vật điển phạm có ý nghĩa tượng trưng tương tự hết thảy đều trở thành đối tượng để các nhà cách mạng học tập, trui rèn tư tưởng cách mạng cho chính mình. Về điểm này thì những hiểu biết của Phan Bội Châu về ngôn hành của Washington rõ ràng có những mối liên hệ mật thiết với phong trào vận động cách mạng ở Trung Quốc... 4. Những tác động và ảnh hưởng của các tác phẩm Phan Bội Châu đối với lịch sử Đông Á thời cận đại 5. Kết luận Trước và sau khi xuất dương, Phan Bội Châu đã không ngừng học hỏi, tiếp
  5. thu tri thức mới của phong trào Tân học. Ông tìm đọc rất nhiều trứ tác của các nhà tư tưởng, các nhà hoạt động chính trị Trung Quốc, Nhật Bản, hoặc lắng nghe những kiến nghị của họ, nhờ vậy đã “mở mắt nhìn thế giới”, góp phần mở rộng tầm nhìn của mình về cục diện thế giới tình hình Đông Á. Tuy nhiên, chúng tôi ch ỉ lựa chọn những hiểu biết và việc chuyển hóa các hình tượng các anh hùng kiến quốc phương Tây của ông làm đối tượng khảo sát, cố gắng tìm hiểu mối quan hệ mật thiết giữa Phan Bội Châu và các phong trào tư tưởng Trung, Nhật. Phan Bội Châu đã tìm hiểu, tiếp thu và chuyển hóa ý nghĩa lịch sử của các câu chuyện các anh hùng kiến quốc phương Tây mà đặc biệt là Mazzini và Washington, qua đó rút ra được các ý nghĩa thiết thực mà nhân dân bị đô hộ có thể áp dụng để mưu cầu độc lập, thậm chí còn tìm kiếm được phương châm tiến hành phong trào cách mạng. Về sau, hình ảnh Mazzini người Ý và Washington người Mỹ dưới ngòi bút của ông đã trở thành “nguồn tư tưởng” để ông cổ động tình cảm dân tộc và hiệu triệu đồng bào chống giặc cứu nước. Phan Bội Châu đã đem những hiểu biết của mình chuyển hóa và viết sách lập thuyết, thông qua phương thức “tái sản xuất” đã góp phần tác động vào các quốc gia Đông Á. Các tác phẩm của ông không những là nguồn tìm hiểu những biến
  6. động của thế giới và kích thích tư tưởng của các trí thức Việt Nam và các quốc gia Đông Á khác mà còn là đối tượng được nhiều nhân sĩ trí thức về sau đề cập và vận dụng. Phan Bội Châu từ một nhà tiếp thu tư tưởng đã trở thành một nhà truyền bá. Qua ý thức và tinh thần yêu nước mà các tác phẩm Phan Bội Châu tác động đến nhân dân các nước Đông Á có thể thấy các quốc gia bị thực dân xâm l ược ở Đông Á đã trở thành một cộng đồng có cùng chung số phận. Điều này có thể chứng minh rằng Phan Bội Châu và các tác phẩm của ông có những tác động nhất định đối với lịch sử Đông Á thời cận đại. Rõ ràng các tác phẩm của Phan Bội Châu không chỉ thể hiện mối liên hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc mà còn bộc lộ rõ diện mạo phức tạp của các quá trình giao lưu văn hóa không ngừng ở Đông Á. Thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa các tác phẩm của Phan Bội Châu và Trung Quốc, Nhật Bản, chúng tôi hi vọng có thể tìm hiểu được mối giao lưu tác động đa phương giữa Phan Bội Châu, các tác phẩm của ông với những thay đổi lịch sử, biến động chính trị và trào lưu tư tưởng văn hóa ở Đông Á thời cận đại. Trong các công trình tiếp theo chúng tôi sẽ đi sâu nghi ên cứu quá trình tiếp thu lý giải và tái sản xuất của Phan Bội Châu đối với các nhà tư tưởng
  7. phương Tây và các nhân vật tiên phong trong phong trào Duy Tân Nhật Bản, cũng như phân tích mối quan hệ phức tạp giữa “hiện đại” và “truyền thống”, “tư duy mới” và “quan niệm cũ” trong tư duy của ông NGUYỄN NGỌC THƠ dịch _____________ (1[1]) Do khuôn khổ số trang tạp chí, chúng tôi xin trích đăng 3 trong 5 phần bài viết. (3) Xem Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội Việt Nam Phan Bội Châu niên biểu, số mã VHC1725, không rõ số trang. Do chỉ sử dụng cuốn này nên từ đây trở xuống chúng tôi không chú thích nữa. Ngoài ra, phần giới thiệu bằng các tiếng Pháp, Anh, Nhật v.v... có thể xem Trần Khánh Hạo 2007: Từ các phát hiện các tiểu thuyết tiếng Hán của Phan Bội Châu (1867-1940) bàn về nghiên cứu chỉnh thể văn hóa Hán; dẫn lại trong Vương Tam Khánh, Trần Ích Nguyên cb 2007: “Kỷ yếu Hội thảo học thuật quốc tế Văn học chữ Hán và văn hóa dân tục Đông Á” (Đài Bắc: Lạc Học xuất bản, 12/2007), trang 2. Hiện có rất nhiều bản tiếng Việt của cuốn Phan Bội Châu Niên Biểu, quan trọng nhất phải kể đến cuốn trong bộ Phan Bội Châu toàn tập do Chương Thâu cb [2000, Hà Nội].
  8. (3) Về tình hình lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản có thể xem bản dịch tiếng Trung (Đàm Nhữ Khiêm, Lâm Khải Sản dịch): “Lịch sử lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản” Bắc Kinh: Sinh Hoạt-Độc Thư-Tân Tri Tam Liên xuất bản, 1983… (4) Willian J. Duiker: Phan Boi Chau: Asian Revolutionary in a Changing World. The Journal of Asian Studies Vol.31,No.1, Nov.1971, pp.78-79.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1