intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÂN BÓN CHO CÂY NHÃN

Chia sẻ: Kata_4 Kata_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

97
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1- Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh Nhãn là cây có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhãn là cây có khả năng chịu lạnh và chịu úng. Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 27-300C. Nhãn thích hợp với nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa, đất xám, đất đỏ ferralit có độ tơi xốp cao, thoát nước, mạnh nước ngầm sâu và độ chua giao động trong khoảng 5-6,5. 2. Kỹ thuật trồng Thời vụ trồng nhãn ở các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam bộ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÂN BÓN CHO CÂY NHÃN

  1. PHÂN BÓN CHO CÂY NHÃN 1- Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh Nhãn là cây có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhãn là cây có khả năng chịu lạnh và chịu úng. Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 27-300C. Nhãn thích hợp với nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa, đất xám, đất đỏ ferralit có độ tơi xốp cao, thoát nước, mạnh nước ngầm sâu và độ chua giao động trong khoảng 5-6,5. 2. Kỹ thuật trồng Thời vụ trồng nhãn ở các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam bộ thường trồng khi mùa mưa đã ổn định từ tháng 6-7 hàng năm.Mật độ trồng tùy theo từng vùng: vùng đất bằng nên trồng với khoảng cách 5 x 8m, tương ứng với mật độ 250 cây/ha. Kích thước hố trồng 70 x 70 x 50 cm. ở những vùng đất đồi tùy theo độ dốc mà thay đổi mật độ, khoảng cách 6 x 6 m, tương ứng với mật độ 280-300 cây/ha. Kích thước hố nêm đào rọng hơn 70 x 70 x 80 cm. 3. Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây nhãn Nhãn có như cầu lớn đối với phân bón. Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón vừa làm tăng năng suất quả, vừa góp phần khắc phục hiện tượng ra quả cách năm.Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây nhãn, đạm giúp cho cây sinh
  2. trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các lợt lộc trong năm. Đạm có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cây sau thu hoạchPhân lân thúc đẩy một phần quá trình quang hợp, giúp cho hệ rễ phát triển, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cây, hình thành mầm hoa và quả sau này. Phân kali giúp cho cây sinh trưởng phát triển, vận chuyển các chất, tăng khả năng chống rét và tích lũy đường. Ngoài ra kali còn có vai trò giả m bớt tỷ lệ rụng hoa, rụng quả do ngăn cản sự hình thành tầng rời. 3.1 Lượng phân bón cho cây nhãn 3.2 Thời kỳ bón và phương pháp bón Bón phân ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, phân  bón thường bón sau mỗi đợt lộc. Liều lượng bón (bảng 22) và được chia làm 4-5 lần bón. Phân thường được bón xung quanh tán với rãnh sâu 10-15 cm. Ngoài ra có thể hòa phân kết hợp với nước phân chuồng để tưới. Bón phân cho nhãn trong giai đoạn ra quả: lượng phân bón có thể được điều  chỉnh theo tuổi cây. Phân bón có thể được chia ra làm nhiều lần bón cụ thể như sau: Sau khi thu hoạch 20-25 ngày bón: 1/3N và toàn bộ lân. Bón trước
  3. khi cây ra hoa: 1/3N+1/3K2O. Bón thúc quả: khi quả lớn 1cm: 1/3N+1/3K2O và bón trước khi thu hoạch: 1 tháng: 1/3K2O Phương pháp bón: phân vô cơ thường được kết hợp với phân hữu cơ bón  rãnh cho nhãn sau thu hoạch. Các đợt bón thúc về sau chủ yếu hòa nước tưới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2