Phan Chu Trinh
lượt xem 6
download
Tiểu dẫn: Cụ Phan Chu Trinh không chỉ là một nhà chính trị, nhà báo, nhà thơ mà còn là một người viết tiểu thuyết. Xin dịch "Chuyện người lương dân" dưới đây. Bài này cụ viết năm 1904, lúc còn ở Huế, phần đông sĩ phu lúc ấy truyền tụng: "Người ta đồn nhau rằng ở tỉnh X, phủ X, làng X có một người tên là Điền Xá Ông. Trước ngõ vào nhà có treo một tấm bảng sơn son đỏ chót trên có bốn chữ thếp vàng to tướng và bóng nhoáng là "Sắc tứ lương...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phan Chu Trinh
- Phan Chu Trinh
- (Huỳnh Thúc Kháng dịch từ Hán Văn) Tiểu dẫn: Cụ Phan Chu Trinh không chỉ là một nhà chính trị, nhà báo, nhà thơ mà còn là một người viết tiểu thuyết. Xin dịch "Chuyện người lương dân" dưới đây. Bài này cụ viết năm 1904, lúc còn ở Huế, phần đông sĩ phu lúc ấy truyền tụng: "Người ta đồn nhau rằng ở tỉnh X, phủ X, làng X có một người tên là Điền Xá Ông. Trước ngõ vào nhà có treo một tấm bảng sơn son đỏ chót trên có bốn chữ thếp vàng to tướng và bóng nhoáng là "Sắc tứ lương dân". Kẻ qua người lại, ai cũng trầm trồ khen ngợi. Có một người khách nghe tiếng đồn tới xin ra mắt. Đến thấy một ông già ra đón. Vào thấy trong nhà bàn ghế khay hộp đều là đồ xưa, trên tường treo mấy tấm tranh đã cũ rích. Hỏi ông chủ đâu, thì té ra ông già ra đón mình chính là người chủ đó. Ngồi yên sau mấy câu thù ứng rồi cùng nói chuyện, xem ra người chủ ăn nói lù khù, như là nói không ra câu. Khách hỏi: - Ông thuở này làm nghề gì? - Tôi thuở nhỏ học chữ nho, nhưng học có 10 năm mà không hiểu nghĩa được một chữ gì (biết chữ mà không hiểu nghĩa như lão này thiếu gì!). Cha mẹ giận bắt về đi cày. Tánh lại ưa phong lưu, không muốn đi chơi với
- bọn chân lấm tay bùn kia, nên bỏ nghề nông sang làm nghề thương... có bao nhiêu vốn làm gì lỗ nấy. Sau cũng tưởng nghề thợ dễ an, tôi học nghề thợ mộc. Nhưng nó cũng rủi làm sao! Hễ đẽo cây gỗ nào thì hư cây gỗ ấy cứ bị bác thợ cả mắng chửi mãi. Vì thế nên nay vẫn không có nghề gì. - Cha mẹ ông thế nào? - Trước ở đây. Nhưng bị nhà quyền hào giàu kia bức hiếp nên dời đi nơi khác. - Còn anh em? - Anh em vẫn đông, song vì đói, người đi một nơi, kẻ đi một ngả. - Vậy thì tấm bảng thếp vàng treo trước ngõ đó, vì sao mà có? - Năm trên xứ này có cái nạn mất mùa, đói, giặc cướp lung tung. Dân đói, làng xóm đây đua nhau theo bọn đó đi dựt cướp của người. Tôi vẫn không bằng lòng đi theo, nhưng bị chúng hiếp bắt đi, bất đắc dĩ cũng đi chung trong bọn ấy, nhưng không lấy tiền của ai hết. Sau việc yên, có người đem chuyện ấy tâu lên triều đình, nên may được ban cái ân điển "Lương dân" đấy.
- Nghe rõ đầu đuôi câu chuyện, người khách có ý khinh bỉ, vừa tức cười, bèn nói lớn như giọng nạt rằng: - Ông, trong nghề tứ dân, không được một nghề gì, trong gia đình cũng là người thừa, không còn giúp được việc gì, mà lại được tiếng đời khen, ân vua ban. Vậy sao không xuất gia tư ra giúp cho dân nghèo, khiến bọn vô lại trong làng xóm có nghề làm ăn, để trừ tiệt cái nguồn trộm cắp kia, như thế không những là cái công việc đời già bổ cái hư của lúc trẻ, mà cũng khiến cho người trong làng khỏi có lời nhạo báng này nọ? Ông chủ ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi trả lời một cách chậm rãi rằng: - Nhà tôi con đông, đương cùng bà hắn lo cho chúng nó có mỗi đứa một ít tư bản cho kha khá mà tìm chưa ra cách. Tôi có phải người ngu dại, không tính đến việc con cái sau này đâu. Khách đổ giận, bước ra cửa đi thẳng một mạch. Lão lương dân kia, sau cũng không ai nhắc đến chuyện lão nữa". Đơn khiếu nại của dân Thái Bình về vụ bắt Phan Chu Trinh Công văn số 57 ngày 11-5-1908 của Thống sứ Bắc Kỳ chuyển cho Toàn quyền Đông Dương bản dịch một thư khiếu nại ghi là có 182 chữ ký
- của dân tỉnh Thái Bình gửi Chính phủ Pháp và Nam, minh oan cho Phan Chu Trinh. Trong bản lưu không thấy chữ ký và danh sách người ký. Nội dung thư như sau: Ngày 15 tháng 3 năm Duy Tân thứ 2 Nhân dân tỉnh Thái Bình trân trọng xin các quan cai trị và các thành viên Viện (1) xem xét giải quyết công bằng việc như sau: Có tin đồn là dân tỉnh Quảng Nam đã nổi dậy chống thuế và không chịu nộp thuế. Vì vậy Chính phủ đã ngờ Phan Chu Trinh là người xúi giục, đã bắt ông ta, kết án và đưa đi đày. Chúng tôi không rõ thực hư nhưng trộm nghĩ: Trung Kỳ là đất được bảo hộ và Chính phủ Bảo hộ muốn đưa dân chúng tôi lên đường tiến bộ và coi chúng tôi như được tự do. Như vậy theo lẽ công bằng thì Trung Kỳ phải được theo luật pháp đang thực thi tại Pháp như luật quốc tế bảo đảm cho dân được hưởng tự do bình đẳng bác ái. Trước đây chúng tôi như mọi rợ, không ai biết luật pháp quốc tế. Nhờ có Phan Chu Trinh hiểu biết ý nghĩa của "tự do" đã đến giảng giải cho chúng tôi biết qua các buổi diễn thuyết của ông ta (2).
- Chúng tôi hết sức đau lòng khi biết chính đó là nguyên nhân làm cho ông ta bị bắt, bị đưa đi đày nơi xa xôi và chắc sẽ không thể sống hòa hợp với Chính phủ được nữa. Sự việc đó làm chúng tôi có cảm tưởng là Chính phủ không ưa những người yêu thích tự do và chỉ muốn đất nước chúng tôi kiệt quệ đi. Chúng tôi chắc chắn là không phải Phan Chu Trinh đã xúi dân Quảng Nam không nộp thuế vì ông đã tỏ ý không tán thành việc đó khi nó xảy ra ở vài nơi trên đất Bắc Kỳ trước khi xảy ra ở Quảng Nam. Chính phủ đã dùng vũ lực để đàn áp dân và làm hại kẻ mong muốn tự do, vậy làm sao mà Chính phủ cho mình là tốt được? Và tự nhiên chúng tôi phải nghĩ cách để tự bảo vệ mình trong tương lai. Năm qua Chính phủ đã thực thi một số biện pháp hạn nhục dân Nam như: phế truất vua Thành Thái, bắt giam ông Ngô Đình Kế (3), cấm sinh viên xuất ngoại để học thêm, đóng cửa trường Đông Kinh Nghĩa thục và bây giờ là bỏ tù Phan Chu Trinh. Và cứ như vậy cho đến khi giống nòi Annam b ị tuyệt diệt. Chúng tôi không hiểu sự cai trị của nước Pháp có giống như ở các nước khác không? Chính phủ Bảo hộ sợ dân Nam ăn cướp chăng? Dân
- không có tí vũ khí nào làm sao có thể chống cự lại Chính phủ Bảo hộ có đầy đủ khí giới? Chúng tôi mong được Chính phủ Bảo hộ xem xét các thiển ý trên. Nếu Chính phủ Bảo hộ tiếp tục đè nén chúng tôi, làm hại đồng bào chúng tôi thì buộc lòng chúng tôi phải khiếu nại và đưa lên báo chương để trình bày tình cảnh khốn khổ của chúng tôi. Ngoài ra chúng tôi xin lưu ý Chính phủ vấn đề sau đây: Đến nay Chính phủ đã làm nhiều việc tốn kém như mở trường và làm một số việc công ích nhưng dân ít được hưởng: Nhà nước Bảo hộ mở trường dạy thông ngôn làm việc cho Chính phủ, còn dân không được lợi gì hết, Nhà nước Bảo hộ phá rừng, đào sông, xây đập làm cầu cống... nhưng những việc đó chỉ làm cho dân nghèo khổ thêm, tưởng như dân càng khổ thì Chính phủ càng giàu và càng vui lòng vậy. Những việc làm của Chính phủ Bảo hộ muốn làm lợi chung mà lại đưa dân đến chỗ nghèo đói chính là do Chính phủ không hiểu dân. Xin hãy nhìn qua tình cảnh dân Nam đang chết trên các công trường, chết vì kiệt sức, vì đói, vì bệnh tật như trên công trường đường sắt... Nhưng chưa phải hết, lại còn nạn bọn quan chức lộng hành không những không phản ảnh nỗi khổ của dân mà còn lợi dụng để làm dân khổ
- thêm nữa. Chính miệng họ đã nói họ đã phải tốn kém lo lót nhiều mới được làm quan, nay không đòi tiền dân thì lấy đâu nuôi gia đình, quà cáp cho quan sứ quan tỉnh và cho các thông ngôn biết tiếng biết chữ...? Năm trước quan Phú Trực Định tên là Trần Nhật Tĩnh đã nói với nho sĩ Cảnh: "Khi nào chó không ăn cứt nữa thì chúng tôi m ới hết ăn tiền". Dân đã chịu sưu cao thuế nặng lại còn quan tham lại nhũng, nói sao cho hết nỗi thống khổ. Đó là những điều chúng tôi mnốn kêu xin Chính phủ Bảo hộ xem xét. Chúng tôi xin các yêu cầu nầy được niêm yết tại các huyện Tiền Hải, Trực Định, Vũ Tiên và Thư Trì. Chúng tôi vô cùng cảm tạ. Kèm theo có danh sách và chữ ký của 182 người dân Thái Bình". ---------------------------------------------- (1) Ý nói là Viện Cơ mật. (2) Chi tiết này cho biết Phan Chu Trinh đã diễn thuyết ở nhiều tỉnh phía bắc.
- (3) Đúng ra là Tiến sĩ Ngô Đức Kế, hiệu là Tập Xuyên, một nhân sĩ yêu nước lớn ở Hà Tĩnh, gần gũi với Phan Chu Trinh, sau cũng bị đày Côn Đảo, ra tù tích cực hoạt động ở Hà Nội, qua đời năm 1939.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trắc nghiệm phần chủ nghĩa Mac - Lenin
11 p | 602 | 132
-
Danh nhân Việt Nam: Phan Chu Trinh
5 p | 139 | 22
-
VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN CÁCH MẠNG ĐỒNG CHÍ HỘI
2 p | 166 | 22
-
Vận dụng mô hình trải nghiệm của David Kolb để xây dựng chu trình hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học ở trường phổ thông
6 p | 256 | 21
-
Phan Chu Trinh với xu hướng cải cách
2 p | 126 | 14
-
Giáo án môn Sinh thái học và Môi trường - Bài dạy: Chu trình Sinh-Địa-Hóa - Trần Thị Kim Ngân
11 p | 178 | 12
-
Bước chuyển tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh – Giá trị và bài học lịch sử đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
9 p | 73 | 10
-
Chu trình tổ chức cải tiến chất lượng liên tục “C-EPD” trong đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục
6 p | 20 | 8
-
Phan Chu Trinh (1872 - 1926)
10 p | 95 | 8
-
Sơ lược quá trình nhận thức về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh trong giới nghiên cứu ở Việt Nam
7 p | 98 | 5
-
Vận dụng chu trình học tập trải nghiệm của David Kolb trong việc rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
6 p | 15 | 5
-
Sự “thức thời” trước thời cuộc trong chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX
7 p | 7 | 5
-
Tư tưởng về cơ chế nhà nước của Phan Châu Trinh và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước Pháp quyền hiện nay
5 p | 38 | 4
-
Tổ chức phối hợp các bên liên quan tham gia huy động nguồn lực trong đảm bảo chất lượng trường cao đẳng dựa vào chu trình C-EPD
5 p | 11 | 4
-
Áp dụng phương pháp học tập trải nghiệm và chu trình học tập trải nghiệm của David Kolb vào học phần Kỹ năng thuyết trình tiếng Anh tại trường g Đại học Thủ đô Hà Nội
11 p | 11 | 4
-
Tri thức, kết nối tri thức và chu trình chuyển hóa tri thức
5 p | 33 | 3
-
Đề xuất quy trình quản lí phát triển chính sách tạo động lực làm việc của đội ngũ giảng viên trường đại học dựa vào chu trình cải tiến chất lượng
4 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn