intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân hữu cơ dành cho cây trồng

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

145
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân hữu cơ dành cho cây trồng Từ những năm 1975 trở lại đây, phân hoá học được sử dụng rộng rãi với khối lượng lớn. Nhưng việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng còn chưa được chú ý đúng mức. Người nông dân sử dụng phân bón rất tuỳ tiện nên hệ số sử dụng phân bón không cao, cây trồng dễ bị sâu bệnh phá hại, chất lượng nông sản thấp, gây ô nhiễm môi trường,....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân hữu cơ dành cho cây trồng

  1. Phân hữu cơ dành cho cây trồng Từ những năm 1975 trở lại đây, phân hoá học được sử dụng rộng rãi với khối lượng lớn. Nhưng việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng còn chưa được chú ý đúng mức. Người nông dân sử dụng phân bón rất tuỳ tiện nên hệ số sử dụng phân bón không cao, cây trồng dễ bị sâu bệnh phá hại, chất lượng nông sản thấp, gây ô nhiễm môi trường,.... Các biện pháp tác động để hướng tới mục tiêu "nông nghiệp bền vững" là bảo vệ và cải thiện một cách bền vững độ phì tự nhiên của đất, trong đó biện pháp ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất là rất quan trọng vì nó không những làm cho đất tơi xốp mà còn tăng cường khả năng giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và giảm các yếu tố độc hại cho đất. Thiết lập một hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp mà trong đó dinh dưỡng từ nguồn cung cấp như phân hữu cơ, phân vi sinh,... đảm bảo cung cấp đầy đủ về lượng, cân đối về tỷ lệ tại từng thời điểm theo nhu cầu sinh trưởng của cây trồng nhằm khai thác hợp lý khả năng của hệ sinh thái. Vậy phân hữu cơ là gì ? pân hữu cơ là phân gồm những chất bã, chất bài tiết của động vật như trâu, bò, heo, gà, hoặc các xác bã thực vật như rơm rạ, phân cây xanh,... Phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh, phân rác,... Bón phân hữu cơ có những lợi ích gì ? đối với đất trồng
  2. rau nếu thời gian canh tác lâu dài và liên tục thì tình trạng nén dẽ đất dễ dàng xảy ra mặc dù việc làm đất, xới xáo đất diễn ra hàng vụ, nhưng do hàm lượng chất hữu cơ thấp lại không được bổ sung, lân hữu dụng cũng rất nghèo đưa đến sự suy giảm nghiêm trọng độ phì nhiêu của đất, làm cho đất chai cứng, giảm độ xốp, độ thoáng khí, giảm khả năng thấm- thoát nước. Khi sự phát triển của rễ bị giới hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, lúc đó nếu có tăng cường bón nhiều phân thì năng suất cây trồng vẫn giảm. Hơn nữa, việc bón thuần phân hoá học trong nhiều năm, nhất là phân đạm cũng như thuốc bảo vệ thực vật đã giết chết nhiều loài VSV có ích trong đất, tình trạng này đã làm hư hỏng đất nên dịch hại ngày càng tăng. Việc sử dụng phân hoá học không cân đối, thâm canh với cường độ cao mà không chú ý bón bổ sung chất hữu cơ cho đất, về lâu dài có khả năng làm cho đất hoá chua và sẽ sinh ra hiện tượng thiếu hụt, mất cân đối nhất là đối với các nguyên tố vi lượng. Khi độ phì tự nhiên của đất giảm sút thì dù bón nhiều phân hoá học, năng suất cây trồng cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân vẫn giảm thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong điều kiện có bón phân đạm đầy đủ thì cây trồng vẫn lấy đi từ đất 1/2 đến 2/3 tổng lượng đạm cần thiết cho cây. Chính vì vậy, hướng lâu dài để cải thiện và phục hồi dần cấu trúc đất, tăng cường độ phì nhiêu về mặt dinh dưỡng và sinh học đất, chống chịu các nguồn sâu bệnh từ đất là tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, rơm rạ, tàn dư thực vật,… đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi
  3. và nâng cao độ phì nhiêu của đất bị thoái hóa. Khối lượng phân hữu cơ vùi vào đất càng lớn thì độ phì nhiêu được phục hồi càng nhanh. Vậy lợi ích của việc bón phân hữu cơ là gì? Thứ nhất: Cải thiện và ổn định kết cấu của đất, đây là điều kiện tiên quyết làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Thứ hai: Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất như: đạm, lân, kali, canxi, magne, lưu huỳnh, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin,... cho cây trồng, làm nguồn dinh dưỡng trở nên dễ hữu dụng cho đất, tăng cường giữ phân cho đất. Việc cung cấp toàn diện các nguyên tố vi lượng, các vitamine từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon, ngọt hơn, ít sâu bệnh hơn,... - Thứ ba: Tăng cường hoạt động vi sinh vật trong đất giúp tăng “sức khoẻ” của đất. Vì phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt động của các sinh vật đất: các quá trình chuyển hoá, tuần hoàn chất dinh dưỡng trong đất, sự cố định đạm, sự nitrat hoá, sự phân huỷ các tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,… Tóm lại, việc bón phân hóa học chỉ là biện pháp trước mắt để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. Nếu chỉ bón đơn thuần phân hóa học thì về lâu dài đất sẽ bị bạc màu, cằn cổi, sức sản xuất của đất giảm dù lượng phân được bón vào càng tăng. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh bón phân hữu cơ mang tính chất là bón bổ sung, lâu dài, nhằm cân đối dinh dưỡng và cơ chất cho đất, tăng
  4. thế hoàn toàn phân vô cơ. Do đó, để đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững phải kết hợp hài hoà giữa bón phân vô cơ và phân hữu cơ. Có nhiều cách ủ phân hữu cơ, tuỳ điều kiện và lượng rác độn có được: Ủ nóng: được áp dụng khi có nhiều rác độn, theo cách này, phân phân giải rất nhanh, nhiệt độ tăng cao làm phân mau hoai, diệt được hạt cỏ dại, các vi khuẩn đường ruột, đảm bảo được vệ sinh, nhưng dễ mất đạm. Thời gian ủ phân theo cách này ngắn khoảng 1,5 đến 2 tháng. Ủ lạnh: áp dụng khi có ít rác độn, cách này có ưu điểm là ít mất đạm, nhưng phân lâu hoai, thời gian ủ kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Ủ hỗn hợp (ủ nóng trước, lạnh sau): cách ủ này khắc phục được nhược điểm của 2 cách trên, vừa nhanh vừa ít mất đạm. Thời gian ủ từ 2 đến 3 tháng. Trong quá trình ủ nên trộn thêm phân lân giúp tăng cường hoạt động của vi sinh vật, giúp phân chóng hoai, hoà tan lân khó tan thành lân hữu dụng cho cây trồng và cố định đạm trong quá trình phân giải không bị bay mất. Bón phân hữu cơ cho cây trồng: Đối với cây ăn trái: để nâng cao độ phì cho đất, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, đưa năng suất cây trồng tăng cao và ổn định, việc sử dụng phân hữu cơ cho cây ăn trái rất cần thiết, có thể bón ở các thời điểm sau: Bón khi mới trồng: bón lót 10-20kg phân chuồng hoai/cây.; Bón thúc hàng năm sau khi thu hoạch trái: 10-20kg phân chuồng hoai/cây.
  5. Đối với rau màu: đối với các loại rau ăn lá, bộ rễ ăn cạn, thời gian sinh trưởng ngắn, việc bón phân hữu cơ rất cần thiết. Trên đất thịt pha cát, bón lót phân hữu cơ sẽ giúp giữ phân, giữ nước tốt; trên đất sét nặng giúp đất tơi xốp, rễ phát triển mạnh, cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng cho cây. Có thể bón lót từ 5-10 tấn phân chuồng/ha. Trên các loại rau ăn quả như dưa leo, có thể bón lót 5-10 tấn/ha, dưa hấu có thể bón lót từ 10-15 tấn/ha. Tuy nhiên tuỳ điều kiện nguồn phân có sẳn, có thể bón ít hơn 1-3 tấn, nhưng bón hằng vụ để cải tạo đất. Đối với lúa: trên lúa, nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long ít có tập quán sử dụng phân hữu cơ do nặng công vận chuyển một khối lượng lớn phân, tuy nhiên việc bón phân hữu cơ kết hợp với bón phân khoáng là rất cần thiết để tăng năng suất cây trồng một cách ổn định và nâng cao độ màu mỡ của đất. Có thể bón lót từ 10-15 tấn/ha hoặc thậm chí bón ít hơn rất nhiều, khoảng 1-5 tấn/ha mỗi vụ để cải tạo dần độ phì nhiêu đất. Cần bón phân đã ủ thật hoai và cần bón lót trong quá trinh chuẩn bị đất để không ảnh hưởng đến rễ lúa non mới sạ trong trường hợp bón nhiều phân hữu cơ. Việc ủ phân và bón phân chuồng cho cây trồng do đó có tác dụng làm "sạch làng, tốt ruộng", không gây ô nhiễm môi trường, giúp tăng cường phẩm chất phân, tăng năng suất cây trồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2