Phân trùn quế -Vermicompost
lượt xem 18
download
Phân trùn quế -Vermicompost Bất cứ đơn vị trồng trọt nào cũng cần nguồn phân hữu cơ sạch để sản xuất ra những sản phẩm sạch và cho năng suất cao, bền vững; Phân trùn quế được đánh giá là nguồn phân sạch nhất, giàu dưỡng nhất và thích hợp nhất cho tất cả các loại cây trồng hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân trùn quế -Vermicompost
- Phân trùn quế -Vermicompost Bất cứ đơn vị trồng trọt nào cũng cần nguồn phân hữu cơ sạch để sản xuất ra những sản phẩm sạch và cho năng suất cao, bền vững; Phân trùn quế được đánh giá là nguồn phân sạch nhất, giàu dưỡng nhất và thích hợp nhất cho tất cả các loại cây trồng hiện nay. [http://agriviet.com] Phân trùn quế: Sau khi ăn các loại chất thãi hữu cơ, trùn quế sẽ cho ra nguồn phân hữu cơ (vermicompost) sạch và đồng nhất; Phân trùn có màu nâu sẫm, dạng đất mùn, có lẫn trứng và ấu trùng của trùn quế. Theo các nhà nghiên cứu, phân trùn là loại phân hữu cơ tự nhiên duy nhất hiện nay có chứa đầy đủ hàm lượng các chất cần thiết cho các loại cây trồng, đặc biệt cho các loại cây ngắn ngày như đậu, bắp, hay các loại cây la – ghim khác Giá trị sử dụng: So với các loại phân chuồng hay phân hữu cơ khác, phân trùn cho hiệu quả cao hơn. Cụ thể: phân trùn có khả năng giúp nhà nông hay người làm vườn rút ngắn thời gian trồng, cây phát triển đều, kháng sâu bệnh tốt hơn, đặc biệt phân trùn phát huy tác dụng tốt trong hai mùa vụ ngắn ngày liên tiếp; Phân trùn không để lại trong cây trồng hay trong đất bất cứ dư lượng hoá chất hay phụ phẩm độc hại nào. Trong các chương trình sản xuất rau sạch, rau chất lượng cao thì sử dụng phân trùn làm nguồn phân hữu cơ sạch là tốt nhất. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TRÙN Vermicompost và ứng dụng của nó được coi là phần sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý rác thải hữu cơ với tác nhân phân giải chính là trùn quế nên chúng còn có tên là Earhworm Compost. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy chúng thúc đẩy nhanh sự phát triển của thực vật (Edwards, 2000) và có thể bổ sung
- chúng vào đất nghèo dinh dưỡng, ngăn cản sự xói mòn đến mức thấp nhất. Cấu trúc vật lý cuối cùng của sản phẩm vermicompost phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu sử dụng ban đầu. Tuy nhiên sản phẩm cuối cùng vermicompost dù đi bất kỳ nguyên liệu ban đầu như thế nào cũng đều cho chung một đặc tính là chúng giống than bùn, tơi, mịn xốp, thoáng khí và giữ ẩm khá tốt và đồng thời nó chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Khi phân tích thành phần, hàm lượng của các nguyên tố trong vermicompost khác nhau, các tác giả đều nhận thấy hàm lượng dinh dưỡng sự biến động, tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu ban đầu đem xử lý, nhưng khi so với phân hữu cơ hỗn hợp có bổ sung khoáng vô cơ thì tất cả chúng đều chứa các yếu tố cần thiết cho cây trồng với tỷ lệ khá cao, ngoại trừ Mg. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT TRÊN MÔI TRƯỜNG VERMICOMPOST Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã cung cấp nhiều số liệu đáng tin cậy cho thấy vermicompost thúc đẩy nhanh sự phát triển của thực vật. Nghiên cứu về vermicompost sớm nhất là Fosgate và Babb (1972), các tác giả dã nuôi trùn bằng phân chuồng và nhận thấy vermicompost thu được có hiệu lực tương đương với mỗi hỗn hợp dinh dưỡng dùng trong trồng hoa trong nhà kính. Buchanan và cộng sự (1988) cho rằng hầu hết các dạng vermicompost đều có các yếu tố dinh dưỡng mà ở dạng cây sẵn sàng hấp thụ luôn cao hơn compost có cùng nguồn nguyên, rác hữu cơ ban đầu. Edwards (1988) phân tích và cho thấy tất cả mẫu vermicompost đều có hàm lượng nitrogen dễ tiêu rất cao. Một báo cáo khác của Edwards và cộng sự (1985) đã đề cập đến vấn đề này cho biết, hấu hết các hữu cơ có hàm lượng dinh
- dưỡng rất cao và thường thì chỉ một lượng rất ít bị mất đi trong quá trình chế biến thành vermicompost. Trong rất nhiều thí nghiệm kiểm chứng khả năng phát triển của nhiều loài thực vật trên nhiều dạng vermicompost (Edwards và Burrow, 1998), cho thấy hầu hết hạt đều nẩy mầm nhanh hơn, cây con phát triển mạnh mẽ hơn khi so sánh với các dạng phân bón thương mại khác. Kết quả còn cho thấy, nhiều loài thực vật có khả năng phát triển trên môi trường vermicompost và than bùn, đất cát pha sét theo tỷ lệ 3:1 và 1:1. Nhiều thí nghiệm về khả năng nẩy mầm của đậu hà lan, rau diếp, lúa mì, cải bắp, cà chua, cải bắp và củ cải đều mọc tốt và cây con khỏe hơn hẳn so với lô đối chứng là compost từ phân động vật và phân hữu cơ thương mại khác. Thành phần hoá học của garden compost và vermicompost: Thành phần hoá học Garden compost Vermicompost (Có nguồn gốc từ (Có nguồn từ phân chuồng) thực vật) pH 7, 80 6, 80 EC (mmhos/cm)** 3, 60 11, 70 Total Kjeldahl 0, 80 1, 94 nitrogen (%) *** Nitrate Nitrogen (ppm) 156, 50 902, 20 **** Phosphorous (%) 0, 35 0, 47 Potassium (%) 0, 48 0, 70 Calcium (%) 2, 27 4, 40 Sodium (%) < 0, 01 0, 02
- Magnesium (%) 0, 57 0, 46 Iron (ppm) 11690, 00 7563, 00 Zinc (ppm) 128, 00 278, 00 Manganese (ppm) 414, 00 475, 00 Copper (ppm) 17, 00 27, 00 Boron (ppm) 25, 00 34, 00 Aluminum (ppm) 7380, 00 7012, 00 Tác động của sự pha loãng phân hữu cơ thương mại với phân trùn, kết quả cho thấy, khi pha loãng với tỷ lệ 5% đến 10% đều cho thấy tốc độ tăng trưởng của cây con đều cao hơn hẳn, thậm chí với tỷ lệ pha loãng thấp nhất so với chỉ bón đơn lẻ bằng phân hữu cơ thương mại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác dụng của phân trùn quế
2 p | 309 | 78
-
Bài giảng Kỹ thuật nuôi trùn quế: Phần 1 - Giới thiệu về trùn quế
7 p | 163 | 41
-
Cẩm nang Kỹ thuật nuôi trùn quế: Phần 1
23 p | 86 | 22
-
Cẩm nang Kỹ thuật nuôi trùn quế: Phần 2
33 p | 81 | 20
-
Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp
30 p | 60 | 13
-
Nghiên cứu tỉ lệ phối trộn giữa phân bò và lục bình để nuôi trùn quế và sử dụng trùn quế tươi làm thức ăn cho gà ri
7 p | 85 | 11
-
Hiệu quả bổ sung phân hữu cơ khoáng và phân trùn quế đến sinh trưởng và năng suất nấm rơm (Volvariella volvacea) trồng ngoài trời
7 p | 34 | 10
-
Giáo trình Sử dụng sản phẩm trùn (Nghề: Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp)
90 p | 58 | 8
-
Giáo trình Thu hoạch trùn quế (Nghề: Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp)
76 p | 53 | 8
-
Giáo trình Thả trùn giống (Nghề: Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp)
62 p | 33 | 8
-
Xác định tỷ lệ phối trộn giữa rơm và phân trùn quế để nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế khi trồng nấm rơm (volvariella volvacea) trong bịch
5 p | 29 | 6
-
Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây cải ngọt
5 p | 114 | 6
-
Khảo sát một số điều kiện nhằm nâng cao khả năng tự phân của trùn quế bổ sung thức ăn cho gà tàu vàng thả vườn
7 p | 83 | 6
-
Ảnh hưởng của phân trùn quế và phân bón lá đến một số tính chất đất và năng suất giống lúa OM18 tại tỉnh An Giang
8 p | 32 | 5
-
Nghiên cứu chế tạo viên nén phân hữu cơ chậm tan trên cơ sở phân trùn quế và phụ gia kết dính có nguồn gốc thiên nhiên
5 p | 17 | 5
-
Ảnh hưởng phân NPK kết hợp với phân hữu cơ đến năng suất và phẩm chất thanh long ruột tím hồng LĐ5
0 p | 73 | 4
-
Ảnh hưởng của vật liệu nuôi đến sự sinh trưởng và chất lượng phân trùn quế (Perionyx excavatus)
9 p | 13 | 4
-
Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây hoa hướng dương (Helianthus annuus L.) tại Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
11 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn