Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
85(09)/1: 127 - 131<br />
<br />
PHÂN LẬP GEN MÃ HÓA PROTEIN VẬN CHUYỂN LIPIT (LTP2)<br />
TỪ mRNA PHỤC VỤ CHUYỂN GEN Ở CÂY ĐẬU XANH<br />
Nguyễn Vũ Thanh Thanh1*, Võ Minh Hòa1,<br />
Hoàng Hà2, Lê Văn Sơn2, Chu Hoàng Mậu3<br />
1<br />
<br />
Trường ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
Viện Công nghệ sinh học,3 Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Lipid Transfer Protein (LTP) là protein có khả năng vận chuyển lipid qua màng tế bào và liên quan<br />
đến tính chịu hạn ở thực vật. Khi gặp hạn, LTP kích thích tăng tổng hợp ngoại bì giúp thực vật có<br />
thể giảm mất nƣớc nhờ tăng độ dày của lớp vỏ ngoài. Những nghiên cứu trên cây đậu xanh đã cho<br />
thấy hàm lƣợng mRNA của LTP sẽ tăng lên trong các điều kiện bất lợi nhƣ hạn, mặn hay khi hàm<br />
lƣợng ABA ngoại bào cao. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng giống đỗ xanh Mỹ Đức-Hà<br />
Nội (HN2) để phân lập gen LTP2 từ mRNA. Kết quả phân tích trình tự gen LTP2 cho thấy, gen<br />
phân lập đƣợc có độ dài 351 bp, mã hóa cho 116 amino acid. Kết quả này là cơ sở để tạo cây trồng<br />
chuyển gen mang gen LTP, tăng cƣờng tính chống chịu với điều kiện mất nƣớc và khô hạn.<br />
Từ khóa: Đậu xanh, gen LTP, chịu hạn, phân lập gen.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Đậu xanh (Vigna radiata L. Wilczek) là cây<br />
trồng cạn có vai trò quan trọng bởi nó cung<br />
cấp protein và có tác dụng cải tạo đất. Tuy<br />
nhiên, đậu xanh là cây trồng chịu hạn kém.<br />
Để nâng cao khả năng chịu hạn của cây trồng<br />
nói chung và cây đậu xanh nói riêng, hiện nay<br />
các nhà khoa học thƣờng tạo cây chuyển gen<br />
mang một hoặc một số gen liên quan đến khả<br />
năng chịu hạn. LTP thuộc họ gen<br />
pathogenesis relate, là một trong các gen chức<br />
năng có liên quan đến khả năng chịu hạn. Vai<br />
trò của LTP là tham gia vào quá trình sinh<br />
tổng hợp biểu bì ở thực vật giúp hạn chế sự<br />
mất nƣớc trong điều kiện khô hạn [1], [2], [4].<br />
Các nghiên cứu đã cho thấy LTP có khả năng<br />
tạo phức với một số acid béo và xúc tác cho<br />
quá trình vận chuyển lipid qua màng tế bào.<br />
LTP đƣợc gắn tại một vị trí cố định trên màng<br />
sinh chất của tế bào, nó có đặc điểm nhƣ một<br />
receptor vận chuyển acid béo qua màng tế<br />
bào. Phức hợp LTP-linoleic acid đã đƣợc<br />
chiết ra từ màng sinh chất của cây thuốc lá<br />
trong điều kiện gây hạn nhân tạo [5]. LTP đã<br />
đƣợc chiết ra từ protein ở các loài thực vật<br />
khác nhau và hàm lƣợng cao nhất LTP đã<br />
đƣợc tìm thấy ở lớp biểu bì bên ngoài cũng<br />
nhƣ xung quanh các gân lá. Gen LTP điều<br />
khiển và tổng hợp nên các sản phẩm protein<br />
tƣơng ứng tham gia xúc tác sự vận chuyển<br />
phospholipid giữa các lớp màng tế bào, hỗ trợ<br />
việc tạo ra các lớp sáp hoặc lớp biểu bì giúp<br />
cây hạn chế mất nƣớc [3].<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912664126; Mail: thanhthanhdhkhtn@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Hiện nay , cùng với sự phát triển của công<br />
nghệ sinh học , các nghiên cứu sinh học phân<br />
tử, di truyền và hóa sinh liên quan đến tính<br />
chịu hạn mới ở thực vật đã đƣợc làm sáng tỏ.<br />
Nhiều gen mới đã đƣợc phát hiện và đƣợc<br />
nghiên cứu chức năng trên các đối tƣợng cây<br />
mô hình khác nhau . Trong đó có gen mã hóa<br />
Lipid Transfer Protein (LTP) liên quan đến<br />
sinh tổng hợp lớp biểu bì của cây trồng . Đây<br />
là cơ sở quan trọng cho việc cải tạo giống cây<br />
trồng, nhằm tăng khả năng chống chị u.<br />
Dựa vào trình tự của gen mã hoá protein LTP<br />
đã công bố trên Ngân hàng gen Quốc tế với<br />
mã số AY300807, chúng tôi đã thiết kế cặp<br />
mồi đặc hiệu để khuếch đại gen mã hoá protein<br />
LTP2 của đậu xanh bằng kỹ thuật RT-PCR,<br />
nhằm phục vụ cho việc thiết kế vector chuyển<br />
gen. Gen LTP đƣợc nhân lên bằng phƣơng<br />
pháp RT-PCR sau đó gắn vào vector để dòng<br />
hoá và xác định trình tự nucleotide của gen.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu<br />
Giống đậu xanh địa phƣơng của Mỹ Đức-Hà<br />
Nội (kí hiệu HN2) có đặc điểm: năng suất<br />
cao, vỏ hạt màu xanh mỡ, khối lƣợng 1000<br />
hạt khoảng 57,32 g.<br />
Phương pháp<br />
RNA tổng số đƣợc tách từ lá cây đậu xanh sử<br />
dụng kit Trilzol Regents (Invitrogen).Từ<br />
RNA tổng số chúng ta tiến hành tổng hợp<br />
cDNA đƣợc tạo ra trong 20 l dung dịch có<br />
chứa 5 g RNA tổng số; 200 ng mồi ngẫu<br />
nhiên; 2 l dNTPs 10 mM; bổ sung nƣớc khử<br />
127<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 127 - 131<br />
<br />
ion tới thể tích 13 l. Dung dich phản ứng<br />
này đƣợc ủ ở nhiệt độ 65oC trong 5 phút, sau<br />
đó giữ ở nhiệt độ 4oC. Tiếp theo bổ sung 4 l<br />
đệm 5X RT tổng hợp cDNA; 1l DTT 0,1 M;<br />
1 l chất ức chế ribonuclease tái tổ hợp<br />
RNase OUTTM (40 đơn vị/l); 1 l cloned<br />
AMV RT (15 đơn vị/l) vào dung dịch trên<br />
trƣớc khi thực hiện chu kì nhiệt nhƣ sau: 01<br />
chu kì 25oC trong 10 phút, 01 chu kì 45oC<br />
trong 50 phút, 01 chu kì 85oC trong 5 phút và<br />
giữ ở 4oC.<br />
<br />
Plasmid Extraction của hãng Bioneer. Trình<br />
tự nucleotide của gen LTP2 đƣợc xác định<br />
trên máy đọc trình tự nucleotide tự động ABI<br />
PRISM@ 3100 Advant Genetic Analyzer của<br />
hãng Ampplied Biosystem. Kết quả đọc trình<br />
tự gen đƣợc xử lý bằng phần mềm DNAstar<br />
và BioEdit.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả thiết kế mồi, tách mRNA và RTPCR nhân gen LTP2<br />
Thiết kế mồi nhân gen<br />
<br />
Phản ứng PCR nhân gen đặc hiệu đƣợc thực<br />
hiện trong dung dịch bao gồm 28,6 l nƣớc; 5<br />
l đệm PCR 10X; 5 l MgCl2 25 mM; 4 l<br />
dNTPs 2,5 mM; 2 l mỗi loại mồi NcoILTPF/NotI-LTPR 10 pmol/l; 0,4 l Taq<br />
polymerase 5 u/l; 4 l cDNA và theo chu kì<br />
nhiệt nhƣ sau: 01 chu kì 94oC trong 3 phút; 35<br />
chu kì 94oC trong 1 phút, 56oC trong 45 giây,<br />
72oC trong 45 giây; 01 chu kì 72oC trong 5<br />
phút; và giữ ở 4oC cho đến khi phân tích. Sản<br />
phẩm PCR đƣợc điện di trên gel agrose 1%<br />
trong đệm 1X TAE. Gel đƣợc nhuộm trong<br />
dung dịch ethidium bromide với nồng độ 0,1<br />
g/ml.<br />
<br />
Dựa trên cơ sở dữ liệu khai thác từ Ngân hàng<br />
gen Quốc tế với mã số AY300807 và dựa vào<br />
cấu trúc của vector chuyển gen pCB301,<br />
chúng tôi đã thiết kế cặp mồi đặc hiệu để<br />
nhân và phát hiện sự có mặt của gen LTP2 ở<br />
giống đậu xanh địa phƣơng HN2. Để sau này<br />
có thể ghép nối gen LTP2 vào vector chuyển<br />
gen dễ dàng, chúng tôi đã thiết kế mồi xuôi có<br />
thêm trình tự của enzyme giới hạn NcoI, mồi<br />
ngƣợc bổ sung trình tự của enzyme giới hạn<br />
NotI. Trình tự mồi đƣợc thiết kế thể hiện<br />
trong bảng 1.<br />
Tách RNA tổng số và nhân gen LTP2<br />
Chúng tôi tách RNA tổng số từ lá non của<br />
giống đậu xanh HN2. Sau khi tách RNA<br />
chúng tôi tổng hợp cDNA và nhân gen LTP2.<br />
Kết quả điện di đƣợc thể hiện ở hình 1. Hình<br />
1 cho thấy, đoạn DNA đƣợc nhân đặc hiệu có<br />
kích thƣớc khoảng 350 bp, hàm lƣợng của sản<br />
phẩm đủ lớn để thực hiện cho các nghiên cứu<br />
tiếp theo. Độ dài của đoạn DNA vừa nhân<br />
đƣợc cũng phù hợp với lý thuyết khi chúng<br />
tôi thiết kế mồi và chiều dài cũng tƣơng tự<br />
nhƣ với gen LTP đã đăng ký trên Ngân hàng<br />
gen với mã số AY300807.<br />
<br />
Sản phẩm PCR đƣợc tách khỏi gel, tinh sạch<br />
bằng bộ kit của Fermentas và gắn trực tiếp<br />
vào vector tách dòng pBT. Sản phẩm gắn này<br />
đƣợc biến nạp vào tế bào E. Coli DH5.<br />
Chọn lọc các khuẩn lạc dƣơng tính (khuẩn lạc<br />
màu trắng) trên môi trƣờng LB có bổ sung 50<br />
mg/l ampicillin, 30 mg/l X-gal và 0,1 mM<br />
IPTG. Sự có mặt của DNA tái tổ hợp đƣợc<br />
kiểm tra bằng phản ứng cắt enzyme.<br />
Tách plasmid mang gen LTP2 phục vụ cho<br />
đọc trình tự gen bằng bộ Kit AccuPrep<br />
<br />
Bảng 1. Trình tự mồi nhân gen LTP2<br />
Tên mồi<br />
NcoI-LTPF<br />
NotI-LTPR<br />
<br />
Trình tự mồi<br />
CATGCCATGGATGGCTAGCCTGAAGGTTGCA<br />
ATTTGCGGCCGCCTTGATGTTAGCGCAGTTGGT<br />
<br />
Tách dòng gen LTP2<br />
Quá trình tách dòng đƣợc thực hiện nhƣ sau:<br />
gắn sản phẩm PCR vào vector tách dòng pBT,<br />
<br />
Hình 2. Véctơ pBT<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Nhiệt độ gắn mồi<br />
560C<br />
560C<br />
<br />
rồi đƣợc biến nạp vào tế bào khả biến chủng<br />
E. coli DH5α. Sau đó cấy trải trên môi trƣờng<br />
LB đặc (pepton, cao nấm men, NaCl và agar)<br />
128<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
có kháng sinh ampicilin (100 mg/ml), IPTG<br />
(0,1 mM) và X - gal (40 mg/ml), ủ hộp lồng<br />
petri ở 37oC trong 16 giờ. Kết quả thu đƣợc<br />
có cả khuẩn lạc màu xanh và màu trắng, chọn<br />
khuẩn lạc có màu trắng chuyển sang nuôi ở<br />
môi trƣờng có LB lỏng (có bổ sung ampicilin<br />
100 mg/ml) qua đêm. Lấy dịch nuôi chứa vi<br />
khuẩn kiểm tra sản phẩm chọn dòng bằng<br />
PCR để xác định khuẩn lạc có mang gen<br />
mong muốn.<br />
Những khuẩn lạc trắng phát triển tốt trên môi<br />
trƣờng chọn lọc đƣợc nhân lên và tách chiết<br />
plasmid sau đó kiểm tra gen LTP bằng cắt<br />
bằng enzym giới hạn BamHI (hình 2).<br />
Kết quả điện di ở hình 2 cho thấy, dòng khuẩn<br />
lạc số 2 thu đƣợc băng có kích thƣớc gần<br />
khoảng 350 bp. Nhƣ vậy, có thể tạm thời<br />
khẳng định rằng gen LTP có thể đã gắn đƣợc<br />
vào vector pBT. Để khẳng định kết quả biến<br />
nạp thành công, chúng tôi tiến hành tinh sạch<br />
plasmid tƣơng ứng với dòng khuẩn lạc số 2.<br />
Kết quả xác định trình tự nucleotide<br />
Để xác định chính xác trình tự nucleotide của<br />
gen LTP, chúng tôi tiến hành đọc trình tự<br />
nucleotide của gen LTP2 trên máy đọc tự<br />
<br />
M<br />
<br />
1<br />
<br />
85(09)/1: 127 - 131<br />
<br />
động ABI PRISM@ 3100 Avant Genetic<br />
Analyzer. Kết quả đọc trình tự đƣợc đem<br />
phân tích, xử lý bằng phần mềm BioEdit. Sau<br />
khi xử lý kết quả đọc trình tự nucleotide cho<br />
thấy, chiều dài gen LTP2 ở giống đậu xanh<br />
HN2 có kích thƣớc 351 nucleotide. Khi so<br />
sánh trình tự này trong BLAST của NCBI, kết<br />
quả cho biết đây là các trình tự gen mã hoá<br />
LTP2 của đậu xanh.<br />
Từ kết quả xác định trình tự ở trên, chúng tôi<br />
so sánh trình tự gen LTP2 của giống HN2 với<br />
trình tự của giống đậu xanh trên Ngân hàng<br />
gen Quốc tế có mã số AY300807. Kết quả<br />
hình 3 cho thấy, gen LTP2 của hai giống đậu<br />
xanh này có độ tƣơng đồng cao (chỉ sai khác<br />
1 nucleotide ở vị trí 326). Ở vị trí này,<br />
nucleotide loại T ở AY300807 đƣợc thay<br />
bằng C ở HN2.<br />
So sánh trình tự amino acid trong protein của<br />
gen LTP2 đƣợc phân lập với AY300807<br />
chúng tôi nhận thấy, có 1 vị trí sai khác là vị<br />
trí 109 (F thay bằng S). Nhƣ vậy, amino acid<br />
pheninalanin ở AY300807 đƣợc thay bằng<br />
serin ở HN2. Kết quả đƣợc thể hiện ở hình 4.<br />
<br />
2<br />
<br />
M<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
500 bp<br />
500 bp<br />
<br />
350 bp<br />
<br />
350 bp 250 bp<br />
250 bp<br />
<br />
Hình 1. Hình ảnh điện di kết quả nhân gen LTP2<br />
(M: Marker 1kb)<br />
<br />
Hình 2. Sản phẩm plasmid pBT-LTP cắt<br />
bằng BamHI với hai dòng khuẩn lạc trắng<br />
(M: Marker 1 kb)<br />
<br />
....|....| ....|....| ....|....| ....|....| ....|....|<br />
10<br />
20<br />
30<br />
40<br />
50<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
129<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg<br />
AY300807<br />
HN2<br />
<br />
AY300807<br />
HN2<br />
<br />
AY300807<br />
HN2<br />
<br />
AY300807<br />
HN2<br />
<br />
AY300807<br />
HN2<br />
<br />
AY300807<br />
HN2<br />
<br />
AY300807<br />
HN2<br />
<br />
AY300807<br />
HN2<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
85(09)/1: 127 - 131<br />
<br />
ATGGCTAGCC TGAAGGTTGC ATGCATGGTT GCGGTGGTGT TCATGGTCGT<br />
ATGGCTAGCC TGAAGGTTGC ATGCATGGTT GCGGTGGTGT TCATGGTCGT<br />
....|....| ....|....| ....|....| ....|....| ....|....|<br />
60<br />
70<br />
80<br />
90<br />
100<br />
GGTGAGTGCA CATATGGCAC ATGCGATCAC GTGCGGGCAA GTGGCCTCTT<br />
GGTGAGTGCA CATATGGCAC ATGCGATCAC GTGCGGGCAA GTGGCCTCTT<br />
....|....| ....|....| ....|....| ....|....| ....|....|<br />
110<br />
120<br />
130<br />
140<br />
150<br />
CTTTGGCTCC ATGCATCTCC TACCTCCAAA AGGGCGGAGT TCCGTCGGCG<br />
CTTTGGCTCC ATGCATCTCC TACCTCCAAA AGGGCGGAGT TCCGTCGGCG<br />
....|....| ....|....| ....|....| ....|....| ....|....|<br />
160<br />
170<br />
180<br />
190<br />
200<br />
TCGTGTTGCA GCGGAGTGAA GGCCCTGAAC AGCGCCGCAA GTACCACCGC<br />
TCGTGTTGCA GCGGAGTGAA GGCCCTGAAC AGCGCCGCAA GTACCACCGC<br />
....|....| ....|....| ....|....| ....|....| ....|....|<br />
210<br />
220<br />
230<br />
240<br />
250<br />
TGACCGCAAA ACCGCGTGCA ACTGTCTGAA AAACCTTGCC GGTCCAAAGT<br />
TGACCGCAAA ACCGCGTGCA ACTGTCTGAA AAACCTTGCC GGTCCAAAGT<br />
....|....| ....|....| ....|....| ....|....| ....|....|<br />
260<br />
270<br />
280<br />
290<br />
300<br />
CGGGTATCAA CGAGGGCAAC GCCGCTTCAC TCCCAGGCAA ATGTAAAGTC<br />
CGGGTATCAA CGAGGGCAAC GCCGCTTCAC TCCCAGGCAA ATGTAAAGTC<br />
....|....| ....|....| ....|....| ....|....| ....|....|<br />
310<br />
320<br />
330<br />
340<br />
350<br />
AACGTGCCCT ACAAGATCAG CACCTTCACC AACTGCGCTA ACATCAAGTA<br />
AACGTGCCCT ACAAGATCAG CACCTCCACC AACTGCGCTA ACATCAAGTA<br />
.<br />
A<br />
A<br />
<br />
Hình 3. So sánh trình tự nucleotide của gen LTP2 ở giống đậu xanh HN2 và trình tự đã công bố<br />
AY300807<br />
<br />
AY300807<br />
HN2<br />
<br />
AY300807<br />
HN2<br />
<br />
AY300807<br />
HN2<br />
<br />
....|....| ....|....| ....|....| ....|....| ....|....|<br />
10<br />
20<br />
30<br />
40<br />
50<br />
MASLKVACMV AVVFMVVVSA HMAHAITCGQ VASSLAPCIS YLQKGGVPSA<br />
MASLKVACMV AVVFMVVVSA HMAHAITCGQ VASSLAPCIS YLQKGGVPSA<br />
....|....| ....|....| ....|....| ....|....| ....|....|<br />
60<br />
70<br />
80<br />
90<br />
100<br />
SCCSGVKALN SAASTTADRK TACNCLKNLA GPKSGINEGN AASLPGKCKV<br />
SCCSGVKALN SAASTTADRK TACNCLKNLA GPKSGINEGN AASLPGKCKV<br />
....|....| ....|.<br />
110<br />
NVPYKISTFT NCANIK<br />
NVPYKISTST NCANIK<br />
<br />
Hình 4. So sánh trình tự amino acid trong protein LTP của giống đậu xanh HN2 và AY300807<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
130<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Kết quả xác định trình tự nucleotide của gen<br />
LTP2 ở trên là cơ sở để chúng tôi tiếp tục thiết<br />
kế vector chuyển gen mang gen LTP2 để phục<br />
vụ việc nghiên cứu chuyển gen nhằm tạo các<br />
giống đậu xanh có khả năng chịu hạn tốt phục<br />
vụ cho phát triển cây đậu xanh ở vùng Trung du<br />
và miền núi phía Bắc.<br />
KẾT LUẬN<br />
Đã thiết kế đƣợc cặp mồi đặc hiệu và nhân đƣợc<br />
gen LTP2 bằng phản ứng RT-PCR. Sản phẩm<br />
PCR đƣợc dòng hoá nhờ vector pBT. Trình tự<br />
nucleotide đƣợc xác định và xử lí cho kết quả<br />
gen LTP2 của giống đậu xanh HN2 nghiên cứu<br />
dài 351 nucleotide. Trình tự gen LTP2 là cơ sở<br />
để thiết kế vector chuyển gen mang cấu trúc gen<br />
LTP2.<br />
Lời cảm ơn: Công trình được thực hiện và hoàn<br />
thành với sự hỗ trợ kinh phí của Đề tài cấp bộ<br />
B2010-TN09-01.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Arondel V., Vergnolle C., Cantrel C., Kader J.C.<br />
(2000), Lipid transfer protein are encoded by a small<br />
multigen familly in Arabidopsis thaniana, Plant<br />
Science 157, pp. 1-12.<br />
[2]. Bourgis F., Kader J.P. (1997), Lipid transfer<br />
protein: Tools for manipulating membrane lipids,<br />
Physiol Plant 100, pp. 78-84.<br />
[3]. Carvalho AO, Souza-Filho GA, Ferreia BS,<br />
Branco AT, Araujo IS, Fernandes KV, Retamal CA,<br />
Gomes VM, (2006) Cloning and characterization of a<br />
cowpea seed lipid transfer protein cDNA: expression<br />
analysis during seed development and under fungal and<br />
cold stresses in seedling tissues. Plant Physiol Biochem<br />
44: 732-742.<br />
[4]. Kader J.C. (1996), Lipid transfer protein in<br />
plants, Annual Review of Plant Molercular Biology<br />
47, pp. 627-654.<br />
[5]. Kimberly DC, Mark AT, Lawrece BM (2005)<br />
Increased Accumulation of Cuticular Wax and<br />
Expresion of Lipid Transfer Protein in Response to<br />
Periodic Drying Events in Leaves of tree Tobacco.<br />
www.ncbi.nlm.gov.<br />
<br />
SUMMARY<br />
ISOLATION OF GENE ENCODING LTP2 (LIPID TRANSFER PROTEINS) FROM<br />
mRNA IN MUNG BEAN<br />
Nguyen Vu Thanh Thanh1*, Vo Minh Hoa1, Hoang Ha2,<br />
Le Van Son2, Chu Hoang Mau3<br />
1<br />
<br />
College of Science – TNU, 2Institute of Biotechnology<br />
3<br />
Thai Nguyen University<br />
<br />
LTP (Lipid transfer proteins) are associated with tolerance to drought in plant. LTP have the ability to<br />
transfer phospholipids between membrane vesicles. LTP are implicated in cuticle biosynthesis and thought<br />
to play a role in the protection of plant. Based on the sequence of LTP2 gene of a mungbean cultivar in<br />
NCBI sequence database with the accession number AY300807, specific primer pair was designed to<br />
amplify the gene in a Vietnamese mungbean cultivar. In this study, we presented some results on<br />
amplification of LTP2 gene from mRNA isolated from Mung bean cultivar My Duc – Hanoi in Vietnam via<br />
RT - PCR reaction using specific primers, and cloning and sequencing this gene. This gene was 351 bp in<br />
length. The RT- PCR products containing the LTP2 fragments were cloned into pBT and sequenced. The<br />
correspond a polypeptide sequence of obtained LTP2 gene was 116 amino acids residues.<br />
Key wods: Mungbean, LTP genes, drought tolerance, gene isolation.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912664126; Email: thanhthanhdhkhtn@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
131<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />