Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 145 - 150<br />
<br />
TẠO DÒNG VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ ĐOẠN GEN MÃ HÓA PROTEIN RHO<br />
LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ THỰC BÀO Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)<br />
Hoàng Thị Thu Yến1*, Kim Thị Phương Oanh2, Nông Văn Hải2<br />
2<br />
<br />
1<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái nguyên<br />
Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Protein Rho là một thành viên thuộc siêu họ Ras, protein này thực hiện chức năng liên quan đến cơ<br />
chế thực bào, một cơ chế miễn dịch chính ở tôm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lần đầu tiên tiến<br />
hành phân lập đoạn gen Rho từ mẫu mô gan tôm sú bị bệnh đốm trắng. Để khuếch đại một phần<br />
đoạn gen Rho bằng kỹ thuật RT - PCR, cặp mồi suy diễn được thiết kế dựa trên trình tự amino<br />
acid bảo thủ của protein Rho ở một số loài đã biết. Sau đó, sản phẩm RT-PCR được tạo dòng trong<br />
vector pCR2.1 và tiến hành xác định trình tự. Trình tự đoạn gen Rho thu được có kích thước 272<br />
bp, mã hóa 90 amino acid. Trình tự nucleotide đoạn gen Rho được đăng ký trên Genbank với mã<br />
số JN617867. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi góp phần tạo nguyên liệu nghiên cứu cấu trúc gen<br />
Rho hoàn chỉnh, từ đó phục vụ nghiên cứu chức năng của protein Rho.<br />
Từ khóa: Tôm sú, protein Rho, thực bào, gen liên quan đến miễn dịch, protein siêu họ Ras<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Thực bào là cơ chế miễn dịch tế bào chính ở<br />
tôm, liên quan đến sự thu nhận các vật thể lạ<br />
từ bên ngoài. Cơ chế này được thực hiện bởi<br />
bạch cầu bán hạt và bạch cầu hạt. Quá trình<br />
thực bào bao gồm các bước: hướng hóa, bám<br />
chặt, tiêu hóa, phá hủy tác nhân gây bệnh và<br />
xuất bào [5], [10]. Quá trình thực bào ở động<br />
vật không xương sống nói chung và tôm nói<br />
riêng tương tự như ở động vật có xương sống.<br />
Tuy nhiên, sự tiếp xúc miễn dịch luôn được<br />
thực hiện có tính ngẫu nhiên, rất hiếm chủ<br />
động theo kiểu hóa hướng động ở động vật có<br />
xương sống [1]. Ngoài ra, bạch cầu bán hạt có<br />
khả năng nhận biết các tác nhân xâm nhập và<br />
hoạt động như là một sự opsonins hóa kết hợp<br />
với hệ thống hoạt hóa proPO [8].<br />
Protein Rho là một thành viên thuộc siêu họ<br />
Ras (Ras superfamily). Hầu hết các nghiên<br />
cứu của các protein Ras về hoạt tính miễn<br />
dịch tập trung vào sự điều khiển cơ chế thực<br />
bào bởi Rho GTPase [4] và các nhân tố chịu<br />
tác động của Rho ảnh hưởng đến sự điều<br />
chỉnh vận động của actin trong quá trình thực<br />
bào ở động vật có vú [3]. Ở tôm thẻ Nhật Bản<br />
(Marsupenaeus japonicus), nghiên cứu so<br />
sánh sự biểu hiện gen giữa tôm kháng virus<br />
WSSV với tôm thường cho thấy: các gen<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 896298, Email: yenhtt79@gmail.com<br />
<br />
Ran, Rho và Rab biểu hiện tăng đáng kể ở<br />
tôm kháng virus. Đây là bằng chứng chứng tỏ<br />
những GTPase này tham gia vào quá trình<br />
truyền tín hiệu trong phản ứng bảo vệ ở tôm<br />
[6]. Ngoài ra, khi xây dựng thư viện EST tôm<br />
sú Tassanakajon và đtg (2006) đã chỉ ra: khi<br />
tôm sú ở trong điều kiện stress nhiệt độ (heat<br />
stress), gen Rho ở mô máu của tôm sú được<br />
biểu hiện tăng [9]. Đến nay, gen Rho từ tôm<br />
sú (Penaeus monodon) vẫn chưa được phân<br />
lập. Do đó, để góp phần nghiên cứu cấu trúc<br />
và chức năng của protein này, bước đầu<br />
chúng tôi tiến hành tạo dòng và xác định trình<br />
tự một phần đoạn gen Rho (gọi tắt là đoạn<br />
gen Rho) từ mẫu tôm sú Việt Nam.<br />
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Nguyên liệu<br />
Chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu tôm bị<br />
bệnh đốm trắng tại Trạm Nghiên cứu thủy sản<br />
nước lợ, km10 đường cao tốc Hải Phòng - Đồ<br />
Sơn và các đầm nuôi tư nhân vùng lân cận.<br />
Ngay sau khi nhận tôm nguyên con, mô gan<br />
đã được tách riêng và bảo quản trong dung<br />
dịch nitơ lỏng.<br />
Phương pháp<br />
Tách chiết RNA tổng số, tinh sạch mRNA và<br />
tổng hợp cDNA<br />
Phương pháp tách chiết RNA tổng số, tinh<br />
sạch mRNA và tổng hợp cDNA cho phản ứng<br />
145<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
RT-PCR được tiến hành theo mô tả của<br />
Hoàng Thị Thu Yến và đtg [2]. Phản ứng 3’<br />
và 5’RACE (Rapid Amplification of cDNA<br />
Ends) được thực hiện theo kit “SMARTer™<br />
RACE cDNA Amplification Kit”(Invitrogen).<br />
Nhân gen bằng kỹ thuật RT-PCR<br />
Dựa trên thông tin trình tự amino acid của<br />
protein Rho của một số loài đã công bố,<br />
chúng tôi thiết kế mồi suy diễn Rho DPF và<br />
Rho DPR (DP-degenerate primer) (Hình 1,<br />
Bảng 1). Sau đó sử dụng cặp mồi này thực<br />
hiện phản ứng RT-PCR theo kit “SuperScript.<br />
First-Strand Synthesis System for RT-PCR”<br />
(Invitrogen).<br />
<br />
96(08): 145 - 150<br />
<br />
Trình tự của gen được đọc ở 2 dòng plasmid<br />
tái tổ hợp và đọc một chiều. Kết quả trình tự<br />
gen được phân tích, so sánh bằng phần mềm<br />
sinh học chuyên dụng (Sequence Scanner,<br />
BLAST, Bioedit)<br />
KẾT QUẢ<br />
Tách dòng đoạn gen Rho<br />
Dựa trên cơ sở so sánh trình tự amino acid<br />
của protein Rho ở một số loài đã công bố trên<br />
GenBank như tôm he Nhật Bản<br />
(Marsupenaeus japonicus; HM581521), muỗi<br />
(Anopheles gambiae; XP_001688510), ruồi<br />
giấm<br />
(Drosophila<br />
melanogaster;<br />
NP_995851),<br />
ong<br />
(Apis<br />
mellifera;<br />
XP_393401), sâu (Saccoglossus kowalevskii;<br />
XM_002741555),<br />
cá<br />
(Danio<br />
rerio;<br />
NP_998302), Frog - ếch (Xenopus laevis;<br />
NP_001088626)… chúng tôi thiết kế cặp mồi<br />
suy diễn (degenerate primers) để nhân đoạn<br />
gen Rho (Hình 1). Trước tiên, mẫu mRNA<br />
tách chiết và tinh sạch từ mô gan của tôm sú<br />
bị bệnh đốm trắng được dùng làm khuôn tổng<br />
hợp sợi cDNA thứ nhất bằng cách sử dụng<br />
mồi Oligo(dT). Phản ứng RT-PCR sau đó<br />
được tiến hành với cDNA thu được. Sản<br />
phẩm khuếch đại gen được điện di kiểm tra<br />
trên gel agarose 0,8% (hình 2).<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ thiết kế mồi<br />
<br />
Tách dòng gen<br />
Đoạn gen Rho khuếch đại bằng kỹ thuật RTPCR được tinh sạch và gắn vào vector tách<br />
dòng pCR2.1 (Invitrogen), sau đó được biến<br />
nạp vào chủng E. coli DH10b và chọn lọc trên<br />
môi trường nuôi cấy có kháng sinh<br />
Ampicillin, X-gal. Plasmid tái tổ hợp được<br />
kiểm tra bằng enzyme giới hạn nằm trên<br />
vector.<br />
Xác định trình tự gen<br />
Trình tự nucleotide đoạn gen Rho được xác<br />
định trên máy ABI PRISM® 3100 Avant<br />
Genetic Anlalyzer (Applied Biosystems).<br />
<br />
Hình 2. Sản phẩm nhân đoạn gen Rho bằng kỹ<br />
thuật RT-PCR<br />
M: Marker 100 bp; 1: Sản phẩm khuếch đại gen<br />
Rho từ mô gan tôm sú<br />
Bảng 1. Trình tự các mồi được sử dụng trong nghiên cứu<br />
<br />
Tên mồi<br />
<br />
Trình tự nucleotide (5’-3’)<br />
<br />
Gen đích<br />
<br />
Rho DPF<br />
TAGGATCCGGNCARGARGAYTAYGAY<br />
Đoạn gen Rho<br />
Rho DPR<br />
TACTCGAGRTTDATYTTYTCNGCCAT<br />
Chú thích: *Phần gạch chân là đoạn nhận biết của enzyme giới hạn<br />
<br />
146<br />
<br />
Kích thước ước<br />
tính<br />
~ 300 bp<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả ở hình 2 cho thấy, sản phẩm RT-PCR<br />
khuếch đại đoạn gen Rho có kích thước<br />
khoảng 0,3 kb đúng với tính toán lý thuyết<br />
(Bảng 1). Sản phẩm này được tinh sạch từ gel<br />
agarose và tách dòng phân tử trong vector<br />
pCR2.1. Để kiểm tra các plasmid tái tổ hợp<br />
chúng tôi sử dụng enzyme giới hạn EcoRI,<br />
cho phép cắt đoạn gen Rho (nếu có) ra khỏi<br />
vector. Kết quả phân tích các dòng plasmid<br />
tái tổ hợp được thể hiện ở hình 3.<br />
Sau khi phân tích các dòng plasmid tái tổ hợp<br />
bằng enzyme EcoRI, kết quả điện di ở hình 3<br />
cho thấy mỗi plasmid bị cắt thành hai đoạn:<br />
một đoạn lớn có kích thước tương ứng với<br />
vector pCR2.1 (~3,9 kb) và một đoạn nhỏ hơn<br />
có kích thước 0,3 kb tương ứng với sản phẩm<br />
RT-PCR (Hình 2). Như vậy, bước đầu chúng<br />
tôi khẳng định các dòng plasmid này đã có<br />
gắn đoạn gen Rho.<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
kb<br />
<br />
96(08): 145 - 150<br />
<br />
M<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
3,0<br />
1,0<br />
0,5<br />
0,25<br />
<br />
Hình 3. Kiểm tra sự có mặt của sản phẩm RTPCR trong vector tái tổ hợp<br />
M. Marker 1 kb; 1-3: Plasmid pCR2.1 mang đoạn<br />
gen Rho<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
70<br />
<br />
80<br />
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|<br />
RHO<br />
TAGGATCCGGGCAGGAGGATTATGATAGATTGAGGCCACTGTCCTACCCCGACACAGATGTCATACTCATGTGTTTCTCT<br />
G Q E D Y D R L R P L S Y P D T D V I L M C F<br />
S<br />
90<br />
<br />
100<br />
<br />
110<br />
<br />
120<br />
<br />
130<br />
<br />
140<br />
<br />
150<br />
<br />
160<br />
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|<br />
RHO<br />
ATTGATTCCCCGGATTCGTTAGAAAATATTCCAGAAAAATGGACGCCTGAAGTTAAACACTTCTGTCCAAATGTTCCTAT<br />
I D S P D S L E N I P E K W T P E V K H F C P N V<br />
P I<br />
170<br />
<br />
180<br />
<br />
190<br />
<br />
200<br />
<br />
210<br />
<br />
220<br />
<br />
230<br />
<br />
240<br />
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|<br />
RHO<br />
TATCCTTGTTGGAAACAAAAAGGATCTAAGGAATGACGCTCCAACTATTAAAGAACTATTGAAAATGAAGCAGGAGCCGG<br />
I L V G N K K D L R N D A P T I K E L L K M K Q E<br />
P<br />
<br />
RHO<br />
<br />
250<br />
260<br />
270<br />
280<br />
....|....|....|....|....|....|....|....|....|...<br />
TAAAGCCTGAAGAAGGTCGTAACATGGCCGAAAAGATCAACTCGAGTA<br />
V K P E E G R N M A E K I<br />
<br />
Hình 4. Trình tự nucleotide và amino acid suy diễn đoạn gen Rho của tôm sú Việt Nam<br />
Phần trình tự gạch dưới là trình từ mồi; phần trình tự in nghiêng là trình tự nhận biết của enzyme giới hạn<br />
được thêm vào mồi xuôi BamHI và mồi ngược XhoI<br />
<br />
147<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 145 - 150<br />
<br />
Shrimp-Pm<br />
Shrimp-Mj<br />
Drosophila<br />
Worm<br />
Mosquito<br />
Fish<br />
Frog<br />
Chicken<br />
Mouse<br />
Human<br />
<br />
10<br />
20<br />
30<br />
40<br />
50<br />
60<br />
70<br />
80<br />
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|<br />
---------------------------------------------------------------------------GQEDY<br />
--------------MAAIRKKLVIVGDGACGKTCLLIVFSKDQFPEVYVPTVFENYVADIEVDGKQVELALWDTA.....<br />
--------------MTTIRKKLVIVGDGACGKTCLLIVFSKDQFPEVYVPTVFENYVADIEVDGKQVELALWDTA.....<br />
MCSCFRRTRDLSWEMAAIRKKLVIVGDGACGKTCLLIVFSKDQFPEVYVPTVFENYVADIEVDGKQVELALWDTA.....<br />
--------------MAAIRKKLVIVGDGACGKTCLLIVFSKDQFPEVYVPTVFENYVADIEVDGKQVELALWDTA.....<br />
--------------MAAIRKKLVIVGDGACGKTCLLIVFSKDQFPEVYVPTVFENYVADIEVDSKQVELALWDTA.....<br />
--------------MAAIRKKLVIVGDGACGKTCLLIVFSKDQFPEVYVPTVFENYVADIEVDGKQVELALWDTA.....<br />
--------------MAAIRKKLVVVGDGACGKTCLLIVFSKDEFPEVYVPTVFENYVADIEVDGKQVELALWDTA.....<br />
--------------MAAIRKKLVIVGDGACGKTCLLIVFSKDQFPEVYVPTVFENYVADIEVDGKQVELALWDTA.....<br />
--------------MAAIRKKLVVVGDGACGKTCLLIVFSKDEFPEVYVPTVFENYVADIEVDGKQVELALWDTA.....<br />
<br />
Shrimp-Pm<br />
Shrimp-Mj<br />
Drosophila<br />
Worm<br />
Mosquito<br />
Fish<br />
Frog<br />
Chicken<br />
Mouse<br />
Human<br />
<br />
90<br />
100<br />
110<br />
120<br />
130<br />
140<br />
150<br />
160<br />
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|<br />
DRLRPLSYPDTDVILMCFSIDSPDSLENIPEKWTPEVKHFCPNVPIILVGNKKDLRNDAPTIKELLKMKQEPVKPEEGRN<br />
................................................................................<br />
...................V......................................PN..RD.A.........Q...A<br />
..........................................................ES.RR..A........T....G<br />
...................V......................................PH.....A.........Q...A<br />
..........................................................EH.RR..Q.............D<br />
..........................................................EH.RR..T.............D<br />
...................V.............V...............A........EHVRN..AR......RT.D..A<br />
.............L.L....GN...FG...H..I................S.......FY..Q..A.R..A..R..Q.QG<br />
...................V.............V...............A......S.EHVRT..AR......RTDD..A<br />
<br />
Shrimp-Pm<br />
Shrimp-Mj<br />
Drosophila<br />
Worm<br />
Mosquito<br />
Fish<br />
Frog<br />
Chicken<br />
Mouse<br />
Human<br />
<br />
170<br />
180<br />
190<br />
200<br />
210<br />
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|<br />
MAEKI--------------------------------------------.....NAFAYLECSAKTKEGVREVFETATRAALAVKKK----KKPKCTLL<br />
.....NAFAYLECSAKSKEGVRDVFETATRAALQVKKR----KKTRCLLL<br />
..D..GAFGYLECSAKTKEGVREVFEMATRAALQVKKK----RKGKCLIL<br />
.....NAFAYLECSAKSKEGVREVFETATRAALQVKKK----KKSKCVLL<br />
..NR.NAFGYLECSAKTKEGVREVFEMATRAALQAKKRG---KKNACALL<br />
..NR.SAYGYMECSAKTKDGVREVFELATRAALQARRGK---KKTTCLLI<br />
..IR.QAYDYLECSAKTKEGVREVFETATRAALQKRYGTQNGCINCCKVL<br />
L.NS.GAFEYVECSAKTKDGVRRVFEKATRAALQTNRVK---KKTGCFVF<br />
..VR.QAYDYLECSAKTKEGVREVFETATRAALQKRYGSQNGCINCCKVL<br />
<br />
Hình 5. So sánh (alignment) trình tự amino acid của đoạn gen Rho giữa các loài khác nhau.<br />
Trong đó: Shrimp-Mj - tôm he Nhật Bản (Marsupenaeus japonicus; HM581521), Shrimp-Pm (tôm sú Việt<br />
Nam được xác định trong nghiên cứu này), Drosophila - ruồi giấm (Drosophila melanogaster;<br />
NP_995851), Worm - sâu (Saccoglossus kowalevskii; XM_002741555), Mosquito - muỗi (Anopheles<br />
gambiae; CAD27475), Fish – cá (Danio rerio; NP_998302), Frog - ếch (Xenopus laevis; NP_001088626),<br />
chicken – gà (Gallus gallus; NP_990240), Mouse - chuột (Mus musculus; NP_031511), Human - người<br />
(Homo sapiens; NP_055393)<br />
<br />
Xác định và phân tích trình tự<br />
Chúng tôi đã xác định trình tự đoạn gen Rho<br />
đã được gắn với vector pCR2.1. Sau khi phân<br />
tích trình tự, chúng tôi đã khẳng định được<br />
chắc chắn đoạn DNA phân lập được là trình<br />
tự CDS mã hóa một phần trình tự amino acid<br />
của protein Rho. Đoạn gen Rho có kích thước<br />
272 bp (không tính phần trình tự có chứa<br />
điểm nhận biết của enzyme giới hạn được<br />
thêm vào trình tự mồi), mã hóa 90 amino<br />
acid. Trình tự nucleotide và amino acid suy<br />
diễn đoạn gen Rho được thể hiện trên hình 4.<br />
Trình tự đoạn gen Rho đã được đăng ký trên<br />
Genbank với mã số JN617867.<br />
148<br />
<br />
Rho là một trong những protein đóng vai trò<br />
quan trọng trong cơ chế thực bào, hiểu biết cơ<br />
chế phân tử của chúng tham gia vào quá trình<br />
thực bào sẽ đưa ra được giải pháp trong việc<br />
điều khiển bệnh do virus, cụ thể là bệnh<br />
WSSV [7]. Ở tôm sú chưa có công bố nào về<br />
trình tự của gen này. Do đó, trình tự một phần<br />
đoạn gen Rho chúng tôi phân lập được từ tôm<br />
sú Việt Nam là hoàn toàn mới chưa được<br />
công bố trên thế giới. Trình tự amino acid<br />
đoạn gen mã hóa protein Rho được phân tích<br />
so sánh với protein Rho ở các loài khác. Kết<br />
quả so sánh được thể hiện trên hình 5 cho<br />
thấy, trình tự amino acid protein Rho tôm sú<br />
Việt Nam có sự tương đồng 100% so với<br />
protein Rho tôm thẻ Nhật Bản. Lớp giáp xác<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
và côn trùng là 2 lớp được xếp vào phân<br />
ngành giáp xác, đoạn protein Rho ở sâu và<br />
ruồi giấm cũng có độ tương đồng cao so với<br />
đoạn protein Rho ở tôm. Tuy nhiên, muỗi<br />
thuộc lớp côn trùng nhưng có trình tự amino<br />
acid giống với protein Rho ở người, chuột<br />
hơn so với tôm, sâu và ruồi giấm. Kết quả<br />
nghiên cứu phân lập đoạn gen Rho của chúng<br />
tôi là cơ sở quan trọng để nghiên cứu cấu trúc<br />
và chức năng của các protein quan trọng này.<br />
KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi đã tiến hành tạo dòng và xác định<br />
trình tự một phần đoạn gen Rho từ mô gan<br />
của tôm sú bị bệnh đốm trắng, trình tự đoạn<br />
gen Rho đã được đăng ký trên Genbank với<br />
mã số JN617867.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đỗ Ngọc Liên (2004), Miễn dich học cơ sở,<br />
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 340 tr.<br />
[2]. Hoàng Thị Thu Yến, Kim Thị Phương Oanh,<br />
Trần Trung Thành, Phạm Anh Tuấn, Nông Văn<br />
Hải (2010), "Phân lập và xác định trình tự hoàn<br />
chỉnh cDNA mã hóa syntenin liên quan đến đáp<br />
ứng miễn dịch đối với bệnh đốm trắng ở tôm sú<br />
(Penaeus monodon)", Tạp chí Công nghệ Sinh<br />
học, 8(2), tr. 155-163.<br />
[3]. Chimini G., Chavrier P. (2000), "Function of<br />
Rho family proteins in actin dynamics during<br />
phagocytosis and engulfment", Nat Cell Biol,<br />
2(10), pp. 191-196.<br />
<br />
96(08): 145 - 150<br />
<br />
[4]. Chubb J. R., Wilkins A., Thomas G. M., Insall<br />
R. H. (2000), "The Dictyostelium RasS protein is<br />
required for macropinocytosis, phagocytosis and<br />
the control of cell movement", J Cell Sci 113(4),<br />
pp. 709-719.<br />
[5]. Kondo M., Itami T., Takahashi Y., Fujii R.,<br />
Tomonaga S. (1998), "Ultrastructural and<br />
cytochemical characteristics of phagocytes in<br />
kuruma prawn", Fish Pathol, 33, pp. 421-427.<br />
[6]. Pan D., He N., Yang Z., Liu H., Xu X. (2005),<br />
"Differential gene expression profile in<br />
hepatopancreas of WSSV-resistant shrimp<br />
(Penaeus japonicus) by suppression subtractive<br />
hybridization", Dev Comp Immunol, 29(2), pp.<br />
103-112.<br />
[7]. Perkel J. M. (2009), "Shrimp study exposes<br />
mechanisms of innate immunity", J Proteome Res,<br />
8(3), pp. 1107.<br />
[8]. Rattanachai A., Hirono I., Ohira T., Takahashi<br />
Y., Aoki T. (2004), "Molecular cloning and<br />
expression analysis of alpha 2-macroglobulin in<br />
the kuruma shrimp, Marsupenaeus japonicus",<br />
Fish Shellfish Immunol, 16(5), pp. 599-611.<br />
[9]. Tassanakajon A., Klinbunga S., Paunglarp N.,<br />
Rimphanitchayakit V., Udomkit A., Jitrapakdee S.,<br />
Sritunyalucksana K., Phongdara A., Pongsomboon<br />
S., Supungul P., Tang S., Kuphanumart K.,<br />
Pichyangkura R., Lursinsap C. (2006), "Penaeus<br />
monodon gene discovery project: the generation of<br />
an EST collection and establishment of a database",<br />
Gene, 384, pp. 104-112.<br />
[10]. Vargas-Albores F., Yepiz-Plascencia G.<br />
(1998.), "Shrimp immunity: A review", Trends<br />
Comp Biochem Physiol, 5, pp. 195-210.<br />
<br />
149<br />
<br />