Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 87 - 92<br />
<br />
TẠO DÒNG VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ cDNA MÃ HÓA PEPTID<br />
KHÁNG KHUẨN TƯƠNG TỰ CRUSTIN Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)<br />
Hoàng Thị Thu Yến1*, Kim Thị Phương Oanh2,<br />
Phạm Anh Tuấn3, Nông Văn Hải2<br />
1<br />
Đại học Thái Nguyên<br />
Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
3<br />
Tổng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Peptid kháng khuẩn (Antimicrobial peptide - AMP) được tìm thấy ở hầu hết các sinh vật sống, có vai<br />
trò quan trọng trong hệ miễn dịch tự nhiên và thực hiện chức năng như là hàng rào đầu tiên chống lại<br />
các vi sinh vật xâm nhiễm. AMP cung cấp một lựa chọn tốt để phòng và trị các bệnh vi khuẩn truyền<br />
nhiễm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành tạo dòng và xác định trình tự cDNA mã hóa peptid<br />
kháng khuẩn tương tự crustin (Crustin - like antimicroial peptide). Gen mã hóa peptid kháng khuẩn<br />
tương tự crustin có chiều dài 426 bp, mã hóa cho 141 amino acid. Kết quả so sánh trình tự nucleotid<br />
của gen mã hóa peptid kháng khuẩn tương tự crustin ở tôm sú cho thấy không có sự sai khác so với<br />
trình tự đã công bố có mã số EF654659. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có 5 vị trí sai khác nucleotid so<br />
với trình tự công bố với mã số FJ539178: 91 G → C; 291 T → A; 311 G → A; 338 C → A và 342 C<br />
→ A, sự sai khác trình tự nucleotid này dẫn đến sự sai khác trình tự amino acid ở 5 vị trí: 35 V → L;<br />
108 D → E; 112V → I; 124 T → N; 125 D → E. Điểm đáng lưu ý là trình tự nucleotid của gen mã<br />
hóa peptid kháng khuẩn tương tự crustin này không có đoạn trình tự từ 128-142<br />
(TTCCTGGAGTTGGAG). Trình tự gen mã hóa peptid kháng khuẩn tương tự crustin phân lập từ<br />
tôm sú Việt Nam được đăng ký trên GenBank với mã số HQ662560. Đoạn cDNA mã hóa peptid<br />
kháng khuẩn mà chúng tôi phân lập được là nguyên liệu tốt phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo<br />
nhằm làm sáng tỏ chức năng của peptid kháng khuẩn này.<br />
Từ khóa: Tôm sú, Penaeus monodon, miễn dịch, crustin, peptid kháng khuẩn.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Peptid kháng khuẩn (AMPs) là một đoạn<br />
peptid hoặc protein nhỏ có độ dài phân tử<br />
thấp khoảng 15-100 amino acid, chúng khác<br />
nhau về trình tự và cấu trúc. Các AMP được<br />
tìm thấy ở hầu hết các sinh vật sống, có vai<br />
trò quan trọng trong hệ miễn dịch tự nhiên và<br />
thực hiện chức năng như là hàng rào đầu tiên<br />
chống lại các vi sinh vật xâm nhiễm [3], [5].<br />
Hiện nay, để xử lý tác nhân gây bệnh là vi<br />
khuẩn ở tôm, thuốc kháng sinh và hóa chất là<br />
phương pháp chính được sử dụng. Tuy nhiên,<br />
hạn chế của phương pháp này là chi phí mua<br />
thuốc lớn, tồn dư kháng sinh có thể đe dọa<br />
đến sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến môi<br />
trường, đồng thời xuất hiện các mầm bệnh<br />
kháng thuốc và chúng có thể lây nhiễm cho<br />
con người [9].<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912. 896. 298; Email: yenhtt79@gmail.com<br />
<br />
Các AMP ở tôm được tổng hợp đầu tiên ở tế<br />
bào máu và giải phóng để đáp ứng lại sự lây<br />
nhiễm. Mô hình biểu hiện khác nhau của các<br />
AMP đã được đánh giá kết hợp với sự kích<br />
thích của nhiều nguồn bệnh. AMP có 3 họ<br />
peptid đại diện chính là: Penaeidin, crustin và<br />
yếu tố kháng khuẩn (ALF - antilipopolisaccharid factor). Phân tích trình tự<br />
nucleotid và amino acid đã phát hiện mỗi họ<br />
AMP của tôm có sự đa dạng về trình tự và có<br />
nhiều loại isoform, nhóm nhỏ. Hoạt tính sinh<br />
học của các AMP ở mỗi họ của tôm cũng<br />
được mô tả trong in vitro và in vivo khi<br />
nghiên cứu sử dụng các protein và peptid tái<br />
tổ hợp của chúng [9]. Ngoài ra, AMP khác<br />
được tìm thấy ở tôm có nguồn gốc từ<br />
hemocyanin, đoạn trình tự đầu C có hoạt tính<br />
kháng nấm. Tuy nhiên, cơ chế mà<br />
hemocyanin được phân tách và hoạt hóa vẫn<br />
chưa rõ ràng [4].<br />
87<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Crustin là các peptid kháng khuẩn giàu<br />
cystein chứa một vùng WAP (whey acidic<br />
protein) ở đầu C [7], vùng WAP có chứa 50<br />
gốc amino acid với 8 gốc cystein ở các vị trí<br />
xác định, chúng hình thành 4 liên kết disulfid<br />
[6]. Hiện có khoảng hơn 50 trình tự crustin<br />
đã được phân lập từ các loài giáp xác như<br />
tôm, cua… Crustin có hoạt tính kháng các<br />
loại vi khuẩn Gram (-) [7], [9]. Ở họ tôm<br />
penaeid, các crustin đã được phát hiện ở<br />
nhiều loài tôm. Smith và đtg (2008) đã xếp<br />
họ crustin thành 3 loại: I, II và III trên cơ sở<br />
sự khác biệt trong tổ chức vùng giữa trình tự<br />
tín hiệu và vùng WAP (Whey acidic<br />
protein). Theo sự phân loại này, hầu hết các<br />
crustin thuộc loại II và một số ít thuộc loại<br />
III. So sánh trình tự amino acid loại II phát<br />
hiện hai nhóm nhỏ là: crustin II và peptid<br />
kháng khuẩn tương tự crustin (crustin-like<br />
antimicrobial peptide), 2 loại này khác nhau<br />
ở amino acid suy diễn của peptid tín hiệu và<br />
đoạn cystein ở giữa vùng giàu cystein và<br />
vùng WAP [6]. Crustin loại III được gọi là<br />
protein vùng WAP đơn (single WAP domain<br />
- SWDs) không chứa vùng giàu cystein và<br />
glycin nhưng có vùng giàu prolin-arginin<br />
giữa trình tự tín hiệu và vùng WAP [7].<br />
Ở tôm sú, có 5 isoform của crustin loại III với<br />
chiều dài rất khác nhau đã được phân lập và<br />
đây là peptid đa dạng nhất trong họ AMP ở<br />
loài này [9]. Ở tôm sú, crustin loại II và III đã<br />
được tạo dòng và xác định trình tự [8]. Trong<br />
đó, gen mã hóa peptid kháng khuẩn tương tự<br />
crustin có chiều dài 716 bp, chứa 2 exon và 1<br />
intron. Exon 1 có kích thước 38 bp gồm cả<br />
5’UTR đến intron có kích thước 191 bp, sau<br />
đó đến exon 2 có kích thước 487 bp bao gồm<br />
cả vùng mã hóa và 3’UTR [2]. cDNA mã hóa<br />
peptid kháng khuẩn tương tự crustin có chiều<br />
dài 426 bp, mã hóa 141 amino acid<br />
(EF654659). Để góp phần tạo nguyên liện<br />
nghiên cứu sự đa dạng trong trình tự gen mã<br />
hóa peptid kháng khuẩn tương tự crustin và<br />
nghiên cứu chức năng, chúng tôi tiến hành tạo<br />
dòng gen này từ mẫu tôm sú Việt Nam.<br />
88<br />
<br />
97(09): 87 - 92<br />
<br />
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Nguyên liệu<br />
Chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu tôm bị<br />
bệnh đốm trắng tại Trạm Nghiên cứu thủy sản<br />
nước lợ, km10 đường cao tốc Hải Phòng - Đồ<br />
Sơn và các đầm nuôi tư nhân vùng lân cận.<br />
Ngay sau khi nhận tôm nguyên con, mô gan<br />
đã được tách riêng và bảo quản trong dung<br />
dịch nitơ lỏng.<br />
Phương pháp<br />
Tách chiết RNA tổng số, tinh sạch mRNA và<br />
tổng hợp cDNA<br />
Phương pháp tách chiết RNA tổng số, tinh<br />
sạch mRNA và tổng hợp cDNA được thực<br />
hiện theo mô tả của Hoàng Thị Thu Yến và<br />
đtg [1].<br />
Nhân gen bằng kỹ thuật RT-PCR<br />
Cặp mồi được thiết kế để khuếch đại gen mã<br />
hóa peptid kháng khuẩn tương tự crustin dựa<br />
trên trình tự gen đã được đăng ký trong ngân<br />
hàng Genbank với mã số EF654659. Để phục<br />
vụ cho những nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi<br />
thiết kế thêm đoạn nhận biết của enzym giới<br />
hạn SpeI- NdeI vào đầu 5’ mồi xuôi (AntmicF1) và XhoI-BamHI vào đầu 3’ mồi ngược<br />
(Antmic- R426):<br />
Antmic-F1:5’ACTAGTCATATGCTAAAGTTTGTA-3’<br />
Antmic-R426:5’CTCGAGGGATCCCTATCCCTGAGA-3’<br />
Phản ứng RT-PCR được thực hiện bằng<br />
enzym Dream Taq DNA Polymeraza<br />
(Fermentas) với chu trình nhiệt như sau: 95oC<br />
-3 phút; (95oC -1 phút; 55oC -45 giây; 72oC 45 giây) x 30 chu kỳ; 72o, 10 phút; kết thúc và<br />
giữ ở 4oC.<br />
Tách dòng gen và xác định trình tự gen<br />
Phương pháp tách dòng và xác định trình tự<br />
cDNA mã hóa peptid kháng khuẩn tương tự<br />
crustin đầy đủ được thực theo mô tả của<br />
Hoàng Thị Thu Yến và đồng tác giả [1].<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
K huếch đại gen mã hóa peptid kháng<br />
khuẩn tương tự crustin từ mẫu tôm sú<br />
Việt Nam<br />
Dựa trên cơ sở trình tự đoạn gen mã hóa<br />
peptid kháng khuẩn tương tự crustin đã công<br />
bố trên GenBank (EF654659), chúng tôi thiết<br />
kế mồi để nhân gen mã hóa peptid kháng<br />
khuẩn tương tự crustin hoàn chỉnh. Mẫu<br />
mRNA tách chiết và tinh sạch từ mô tim của<br />
tôm sú bị bệnh đốm trắng được dùng làm<br />
khuôn tổng hợp sợi cDNA thứ nhất bằng cách<br />
sử dụng mồi Oligo(dT). Phản ứng RT-PCR<br />
sau đó được tiến hành với cDNA thu được.<br />
Sản phẩm RT-PCR được điện di kiểm tra trên<br />
gel agarose 0,8%.<br />
kb<br />
<br />
M<br />
<br />
1<br />
<br />
97(09): 87 - 92<br />
<br />
Sau khi phân tích các dòng plasmid tái tổ<br />
hợp bằng enzym EcoRI, kết quả điện di cho<br />
thấy mỗi plasmid bị cắt thành hai đoạn: một<br />
đoạn lớn có kích thước tương ứng với<br />
vector pCR2.1 (~3,9 kb) và một đoạn nhỏ<br />
hơn có kích thước 0,4 kb tương ứng với sản<br />
phẩm RT-PCR (Hình 1). Như vậy, bước đầu<br />
chúng tôi khẳng định các dòng plasmid này<br />
đã có gắn gen mã hóa peptid kháng khuẩn<br />
tương tự crustin.<br />
kb<br />
<br />
M<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6,0<br />
3,0<br />
1,0<br />
0,5<br />
0,25<br />
<br />
6,0<br />
3,0<br />
<br />
Hình 2. Kết quả điện di kiểm tra sự có mặt của<br />
sản phẩm RT-PCR trong vector tái tổ hợp<br />
<br />
1,0<br />
<br />
(M: Marker 1kb, 1-5: Plasmid pCR2.1 mang gen<br />
mã hóa peptid kháng khuẩn tương tự crustin)<br />
<br />
0,5<br />
0,25<br />
<br />
Hình 1. Kết quả điện di sản phẩm nhân gen mã<br />
hóa peptid kháng khuẩn tương tự crustin bằng kỹ<br />
thuật RT-PCR<br />
(M: Marker 1kb; 1: Sản phẩm RT-PCR)<br />
<br />
Kết quả ở hình 1 cho thấy sản phẩm RT-PCR<br />
nhân gen crustin-like antimicrobial peptide có<br />
kích thước khoảng 0,4 kb đúng với tính toán<br />
lý thuyết. Sản phẩm này được tinh sạch từ gel<br />
agarose và tách dòng phân tử.<br />
Tạo dòng gen mã hóa peptide kháng khuẩn<br />
tương tự crustin<br />
Sản phẩm RT-PCR được gắn vào vector tách<br />
dòng pCR 2.1. Để kiểm tra các plasmid tái tổ<br />
hợp chúng tôi sử dụng enzym giới hạn<br />
EcoRI, cho phép cắt gen crustin-like<br />
antimicrobial peptide (nếu có) ra khỏi vector.<br />
Kết quả phân tích các dòng plasmid tái tổ<br />
hợp được thể hiện ở hình 2.<br />
<br />
Xác định và phân tích trình tự gen mã hóa<br />
peptid kháng khuẩn tương tự crustin<br />
Chúng tôi đã xác định trình tự của gen mã hóa<br />
peptid kháng khuẩn tương tự crustin đầy đủ<br />
được gắn với vector pCR2.1. Sau khi phân<br />
tích trình tự, chúng tôi đã khẳng định được<br />
chắc chắn đoạn cDNA phân lập được là trình<br />
tự ORF hoàn chỉnh mã hóa peptid kháng<br />
khuẩn tương tự crustin. Gen mã hóa peptid<br />
kháng khuẩn tương tự crustin có kích thước<br />
426 bp, mã hóa 141 amino acid và mã kết<br />
thúc là TAG (Hình 3).<br />
Khi so sánh trình tự nucleotid của gen mã<br />
hóa peptid kháng khuẩn tương tự crustin<br />
phân lập từ tôm sú Việt Nam với trình tự<br />
phân lập từ tôm sú Thái Lan đã đăng ký ở<br />
GenBank với mã số EF654659 không có sự<br />
sai khác trình tự nucleotid. Tuy nhiên, chúng<br />
tôi thấy có 5 vị trí sai khác nucleotid so với<br />
trình tự phân lập từ tôm sú Ấn Độ<br />
(FJ539178), đó là 91 G → C; 291 T → A;<br />
89<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
311 G → A; 338 C → A và 342 C → A (số<br />
thứ tự theo trình tự gen phân lập từ tôm sú<br />
Việt Nam). Điểm đáng lưu ý là trình tự<br />
nucleotid gen mã hóa peptid kháng khuẩn<br />
tương tự crustin không có đoạn trình tự từ<br />
128-142 (TTCCTGGAGTTGGAG). Trình tự<br />
gen mã hóa peptid kháng khuẩn tương tự<br />
crustin phân lập từ tôm sú Việt Nam được<br />
đăng ký trên GenBank với mã số HQ662560.<br />
<br />
97(09): 87 - 92<br />
<br />
Hiện nay, gen mã hóa peptid kháng khuẩn<br />
tương tự crustin được phân lập với số lượng<br />
ít, chỉ được phát hiện ở tôm sú, tôm thẻ chân<br />
trắng, tôm thẻ Trung Quốc và Ấn Độ. Để<br />
phân tích sâu hơn trình tự gen mã hóa peptid<br />
kháng khuẩn tương tự crustin thu được, chúng<br />
tôi đã so sánh trình tự amino acid của peptid<br />
này với các trình tự đã công bố ở họ tôm. Kết<br />
quả so sánh được thể hiện trên hình 4.<br />
<br />
ATGCTAAAGTTTGTAGTATTATCCGTTGTCGCTGTGGCTGTGGTACACGCGCAGGATAAAGGCAATGCCGATACTCGCTT 80<br />
M L K F V V L S V V A V A V V H A Q D K G N A D T R F<br />
CCTAGGTGGAGTTGGAGTTCCTGGAGGTGGAGTTCCTGGAGTTGGAGTTCCTGGAGTTGGAGGTGGATTCCTGCCGGGGG 160<br />
L G G V G V P G G G V P G V G V P G V G G G F L P G<br />
TTCCTGGGCATGGTGGCGTTGTTCCTGGAGGCGGTGGCCTTCTCCCTGGAGGTCAATTCGAGTGCAATTACTGCAGAACG 240<br />
V P G H G G V V P G G G G L L P G G Q F E C N Y C R T<br />
AGGTACGGATACGTATGCTGCAAGCCCGGCAGGTGTCCACAGATTCGCGATACCTGCCCAGGCCTCAGAAAGGGTGTCCC 320<br />
R Y G Y V C C K P G R C P Q I R D T C P G L R K G V P<br />
GATCTGCCGTCAGGACACTGACTGCTTCGGCTCCGACAAATGCTGCTTCGACACCTGCTTGAACGACACCGTCTGCAAAC 400<br />
I C R Q D T D C F G S D K C C F D T C L N D T V C K<br />
CCATCGTGGCAGGTTCTCAGGGATAG 426<br />
P I V A G S Q G *<br />
<br />
Hình 3. Trình tự gen và amino acid suy diễn của gen mã hóa peptide kháng khuẩn tương tự crustin<br />
[---peptide tín hiệu---][----------------------------------------vùng giàu glycine-------------------------------------10<br />
20<br />
30<br />
40<br />
50<br />
60<br />
70<br />
80<br />
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|<br />
AntmicVN MLKFVVLSVVAVAVVHAQDKGNADTRFLGGVGVPGGGVPGVGVPGVGGGFLPGV---PGHGGVVP-------GGGGLLP<br />
ABV25095.1 ......................................................----........-------.......<br />
ACL97378.1 ..............................L........-----..........----........-------.......<br />
FE049920.1 .......A......A.....DK.G..LG..F....A.G-----VFP.A.GV...GGVF..A...F.GAGGIGP.P...I.<br />
ACV84092.1 ...............QS.----E......---.S..--------VA....V...----.....IA.-------------AAZ76017.1 ..................N.--D.......--...----------.....V...----......A.VGGGLVP.....I.<br />
[vùng giàu cystein] [-------------------------------vùng WAP-----------------------------]<br />
90<br />
100<br />
110<br />
120<br />
130<br />
140<br />
150<br />
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|..<br />
AntmicVN<br />
GGQFECNYCRTRYGYVCCKPGRCPQIRDTCPGLRKGVPICRQDTDCFGSDKCCFDTCLNDTVCKPIVA<br />
GSQG<br />
ABV25095.1 ........................................................................<br />
ACL97378.1 ...........................E........I......NE...........................<br />
FE049920.1 ..G.N......PV...........PV..V..ST.F.P.V....L..S......Y.V..E.............<br />
ACV84092.1 --G.....................PV......I.NRP.......E........Y.............L..E.<br />
AAZ76017.1 ..G.....................PV..V.....Q..................Y.V...........L..E.<br />
<br />
Hình 4. So sánh trình tự amino acid của peptid kháng khuẩn tương tự crustin ở tôm<br />
AntmicVN - peptide kháng khuẩn tương tự crustin được phân lập từ tôm sú Việt Nam, ABV25095.1 (phân<br />
lập từ tôm sú Thái Lan), ACL97378.1 (phân lập từ tôm sú Ấn Độ), FE049920.1 (phân lập từ tôm thẻ chân<br />
trắng ), ACV84092.1 (phân lập từ tôm thẻ Ấn Độ), AAZ76017.1 (phân lập từ tôm thẻ Trung Quốc), amino<br />
acid có nền xám là trình tự cystein bảo thủ trong họ crustin.<br />
<br />
90<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả của hình 4 cho thấy, trình tự peptid<br />
kháng khuẩn tương tự crustin từ tôm của Việt<br />
Nam và Thái Lan không có sự sai khác trình<br />
tự amino acid. Tuy nhiên, trình tự amino acid<br />
của loại peptid này phân lập từ tôm sú Ấn Độ<br />
có 5 vị trí sai khác: 35 V → L; 108 D → E;<br />
112V → I; 124 T → N; 125 D → E và không<br />
có đoạn trình tự GVGVP từ vị trí 45-49 (Số<br />
thứ tự theo trình tự peptid kháng khuẩn tương<br />
tự crustin trong nghiên cứu này), đoạn trình tự<br />
này cũng không có ở các loài tôm thẻ khác.<br />
Phân tích trình tự amino acid ở các vùng chức<br />
năng, chúng tôi thấy trình tự amino acid vùng<br />
peptid tín hiệu của peptid kháng khuẩn tương<br />
tự crustin có sự tương đồng hoàn toàn ở tôm sú<br />
và có sự sai khác amino acid thấp nhất so với<br />
trình tự ở các loài tôm khác. Các peptid kháng<br />
khuẩn mã hóa tương tự crustin ở các loài tôm<br />
khác nhau có sự sai khác nhiều nhất ở vùng<br />
giàu glycin, đặc biệt đoạn trình tự amino acid<br />
GGVF (60 - 63) có ở tôm thẻ chân trắng mà<br />
không phát hiện ở các loài tôm còn lại. Đoạn<br />
trình tự (72-78) chỉ có ở tôm thẻ chân trắng và<br />
tôm thẻ Trung Quốc. Ngoài ra, một số trình tự<br />
amino acid đặc trưng ở tôm sú thuộc về vùng<br />
này: ở vị trí 56, 88 amino acid của tôm sú là L<br />
và Q còn các loài còn lại tương ứng là V và G.<br />
Vùng giàu cystenin và WAP có 12 cystenin<br />
bảo thủ trong họ crustin [9]. Vùng WAP có các<br />
vị trí amino acid đặc trưng của tôm sú so với<br />
các loài tôm khác, đó là 105 P → Q, 106 V →<br />
I, 111 V → T, 134 F → Y. Như vậy, gen mã<br />
hóa peptid kháng khuẩn tương tự crustin có sự<br />
đa dạng về trình tự nucleotid và amino acid.<br />
Để biết được các vị trí sai khác đóng vai trò<br />
như thế nào cần có những nghiên cứu sâu hơn.<br />
KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi đã tiến hành tạo dòng và xác định<br />
trình tự cDNA mã hóa peptid kháng khuẩn<br />
tương tự crustin từ mô gan của tôm sú nhiễm<br />
bệnh đốm trắng. Gen này có kích thước 426<br />
bp mã hóa cho 141 amino acid. Trình tự gen<br />
mã hóa peptid kháng khuẩn đã được đăng ký<br />
trên Genbank với mã số HQ662560.<br />
<br />
97(09): 87 - 92<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Hoàng Thị Thu Yến, Kim Thị Phương Oanh,<br />
Trần Trung Thành, Phạm Anh Tuấn, Nông Văn<br />
Hải (2010), "Phân lập và xác định trình tự hoàn<br />
chỉnh cDNA mã hóa syntenin liên quan đến đáp<br />
ứng miễn dịch đối với bệnh đốm trắng ở tôm sú<br />
(Penaeus monodon)", Tạp chí Công nghệ Sinh<br />
học, 8(2), pp. 155-163.<br />
[2]. Amparyup P., Kondo H., Hirono I., Aoki T.,<br />
Tassanakajon A. (2008b), "Molecular cloning,<br />
genomic organization and recombinant expression<br />
of a crustin-like antimicrobial peptide from black<br />
tiger shrimp Penaeus monodon", Mol Immunol,<br />
45(4), pp. 1085-1093.<br />
[3]. Brown K. L., Hancock R. E. (2006), "Cationic<br />
host defense (antimicrobial) peptides", Curr Opin<br />
Immunol, 18(1), pp. 24-30.<br />
[4]. Destoumieux-Garzon D., Saulnier D., Garnier<br />
J., Jouffrey C., Bulet P., Bachere E. (2001),<br />
"Crustacean immunity. Antifungal peptides are<br />
generated from the C terminus of shrimp<br />
hemocyanin in response to microbial challenge", J<br />
Biol Chem, 276(50), pp. 47070-47077.<br />
[5]. Hancock R. E., Brown K. L., Mookherjee N.<br />
(2006), "Host defence peptides from invertebrates-emerging<br />
antimicrobial<br />
strategies",<br />
Immunobiology, 211(4), pp. 315-322.<br />
[6]. Ranganathan S., Simpson K. J., Shaw D. C.,<br />
Nicholas K. R. (1999), "The whey acidic protein<br />
family: a new signature motif and threedimensional structure by comparative modeling",<br />
J Mol Graph Model, 17(2), pp. 106-113, 134-106.<br />
[7]. Smith V. J., Fernandes J. M., Kemp G. D.,<br />
Hauton C. (2008), "Crustins: enigmatic WAP<br />
domain-containing antibacterial proteins from<br />
crustaceans", Dev Comp Immunol, 32(7), pp.<br />
758-772.<br />
[8]. Smith V. J., Fernandes J. M., Kemp G. D.,<br />
Hauton C. (2008), "Crustins: Enigmatic WAP<br />
domain-containing antibacterial proteins from<br />
crustaceans", Dev Comp Immunol 32, pp. 758-772.<br />
[9].<br />
Tassanakajon<br />
A.,<br />
Amparyup<br />
P.,<br />
Somboonwiwat K., Supungul P. (2010), "Cationic<br />
antimicrobial peptides in penaeid shrimp", Mar<br />
Biotechnol (NY), 12(5), pp. 487-505.<br />
<br />
91<br />
<br />