intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích bài thơ 'Tự tình'

Chia sẻ: La Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

390
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương, là chuỗi những tâm trạng đi theo từng cung bậc cảm xúc. Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương, là chuỗi những tâm trạng đi theo từng cung bậc cảm xúc. Đau buồn, xót xa cho thân phận, nhưng cũng tràn khát vọng kiếm tìm hạnh phúc của bản thân con người Hồ Xuân Hương- một cá tính mạnh mẽ, một hồn thơ không chịu thu mình trước áp bức của cuộc đời. Tự tình, phải chăng là đang tự mình bộc bạch nỗi niềm, tâm trạng? Khi con người quá bần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích bài thơ 'Tự tình'

  1. Phân tích bài thơ 'Tự tình' Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương, là chuỗi những tâm trạng đi theo từng cung bậc cảm xúc. Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương, là chuỗi những tâm trạng đi theo từng cung bậc cảm xúc. Đau buồn, xót xa cho thân phận, nhưng cũng tràn khát vọng kiếm tìm hạnh phúc của bản thân con người Hồ Xuân Hương- một cá tính mạnh mẽ, một hồn thơ không chịu thu mình trước áp bức của cuộc đời. Tự tình, phải chăng là đang tự mình bộc bạch nỗi niềm, tâm trạng? Khi con người quá bần cùng trong sự cô đơn, trống trãi, họ sẽ tự tình với người, với cảnh vật. Nhưng Xuân Hương, bà đã tự tình với mình, với con người mình trong nỗi xót xa trước duyên phận bập bềnh trôi vô định. " Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhanh với nước non" Cảnh đêm khuya trong hai câu đề, sao mà vắng, mà rộng, mà thênh thang. Tiếng canh dồn văng vẳng xa, tưởng như trong tĩnh có động và trong sự động đậy của
  2. tiếng canh dồn lại có chút tĩnh lặng, vì sự cô đơn, không được giải bày của một thân phận con người. "Trơ cái hồng nhan với nước non" "Trơ" một động từ mạnh, liên kết với nhịp thơ 1/3/3 làm ngữ động từ đứng trơ trọi một mình, cùng với biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối lập giữa " cái hồng nhan" bé nhỏ, với sự lớn lao của " nước non". Tất cả, như nhấn mạnh lên sự lẻ loi, nỗi xót xa bẽ bàng trước cuộc đời với non nước kì vĩ, Người buồn, tâm trạng không vui, rượu lúc nào cũng trở thành tri kỉ. Say, tỉnh, như ảo mộng để quên, như đánh thức hiện thực phũ phàng. " Chén rượu hương đưa say lại tỉnh" Nhịp thơ 2/2/3, lúc nhanh, khi chậm, phối hợp hài hòa với bút pháp tả thực. Cảnh ngộ con người cô đơn cùng rượu bầu bạn, để rồi khi "say lại tỉnh"- cụm động từ chỉ sự liên kết, gắn bó giữa hai trạng thái, diễn ra trước sau nhau, nhưng rồi cũng lại lột tả sự quẩn quanh, bế tắc của một cảnh ngộ, cùng đường nhiều xót xa. " Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" Nhịp thơ chậm, đều, nghe sao mà chua xót, mà thấy yếu ớt muốn thương! Nghệ thuật đối lập giữa vầng trăng bóng đã xế, sắp tàn nhưng sao mãi không tròn đầy đặn. Tác giả mượn hình ảnh " vầng trăng bóng xế" như độc tả thân phận của một kiếp hồng nhan- bi kịch của cuộc đời cứ đấy đưa số phận Xuân Hương, tuổi xuân đã trôi về phía cuối mà hạnh phúc còn dở dang, chưa trọn vẹn
  3. Nhưng với một cái tôi luôn sống khát khao, một cá tính mạnh mẽ, không cho bà được phép buông xuôi tất cả, dù đang trong cùng cực của tâm trạng cô đơn, của số phận xót xa, nhiều ngã rẽ ngang trái. Xuân Hương vẫn đứng dậy, vươn lên " Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn" Cảnh thiên nhiên trong hai câu luận, mang sức sống mãnh liệt. Nhịp thơ 4/3 nghe như sự quả quyết, khẳng định sức sống ấy, biện pháp nhân hóa "rêu", "đá" với một sức mạnh to lớn đủ để " xiên ngang mặt đất" làm cho " đâm toạc chân mây". Phép so sánh cường điệu, những cây rêu bé nhỏ thường ngày, mấy hòn đá tròn hiền lành, nay cũng vươn lên đổi khác. Biện pháp đảo ngữ được sử dụng khéo léo, nhằm vẽ lên bức tranh thiên nhiên đầy sức mạnh bằng những nét chấm phá độc đáo, như một tâm hồn đầy cá tính mạnh mẽ, luôn biết vươn lên trong sự áp bức của xã hội đương thời. Gắng gượng vươn lên, nhưng sao vẫn đau, vẫn phẫn uất, Xuân Hương vẫn còn đang vùng vẫy trong bi kịch của duyên phận. Không biết, vì thế chăng mà bà đã thốt lên: " Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san se tí con con" Cuộc sống với duyên phận hẩm hiu, khiến bà ngán ngẫm. Động từ "ngán" lại lần nữa làm ngữ động từ nhấn mạnh, ngôn từ đời thường, bình dị như chính Xuân Hương lúc này, tự tình với kiếp người lẻ loi. Điệp từ " xuân" trong một câu, như sự khẳng định về mặt đối lấp giữa " xuân tuổi trẻ" và " xuân của đất trời". Xuân của đời
  4. người, một đi không trở lại. Xuân của đất trời thì cứ mãi tuần hoàn, vô thủy, vô chung cùng với thời gian. Thật đáng tiếc! Nghệ thuật tăng tiến từng bậc " mảnh tình- san sẻ- tí con con", sự ít ỏi về số lượng "mảnh" nhưng bà vẫn san sẻ cái ít ỏi đấy một tí con con. Xuân Hương không nhiều tình, chỉ có một " mảnh tình", nhưng nguyện san sẻ đi. Một khát khao được thừa nhận, được hòa nhập vào xã hội đương thời của những kiếp người hồng nhan nhưng mệnh bạc, hay cũng chính của cả Hồ Xuân Hương? Tự tình (II) là một bức họa rõ nét tâm trạng, thái độ của chính tác giả: đau buồn, phẫn uất nhưng vẫn đầy khát khao được sống hạnh phúc, dù cho đang rơi vào bi kịch quẩn quanh. Bài thơ còn cho thấy tài năng, bản lĩnh, và trí tuệ của con người " bà chúa thơ Nôm" trong việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ, cách vận dụng các thủ pháp nghệ thuật và biệt tài xây dựng hình ảnh độc đáo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0