intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích chi tiêu công - Chương 1

Chia sẻ: Dang Van Tan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:47

522
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TỔNG QUAN VỀ MÔN  HỌC PHÂN TÍCH CHI  TIÊU CÔNG Môn Phân tích Chi tiêu Công trang bị cho người học các kiến thức căn bản để đánh giá tính kinh tế của các hoạt động chi tiêu công với tư cách là chức năng quan trọng của nhà nước nhằm sửa chữa các thất bại thị trường, cải thiện hiệu quả của nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu công cộng khác trên quan điểm con người làm nhân tố trung tâm. Môn học triển khai các nguyên lý về chi tiêu công đã bước đầu giới thiệu ở môn kinh tế công cộng, tiếp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích chi tiêu công - Chương 1

  1. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN  HỌC PHÂN TÍCH CHI  TIÊU CÔNG
  2. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC I. Lý thuyết về hiệu quả chi tiêu công; II. Kiến thức và khung khổ phân tích chi tiêu công vĩ mô III Kiến thức và khung khổ phân tích chi tiêu công trong một số lĩnh vực cụ thể
  3. KHÁI QUÁT NỘI DUNG MÔN HỌC Môn Phân tích Chi tiêu Công trang bị cho người học các ki ến th ức căn b ản đ ể đánh giá tính kinh tế của các hoạt động chi tiêu công với tư cách là ch ức năng quan tr ọng của nhà nước nhằm sửa chữa các thất bại thị trường, cải thiện hiệu quả c ủa nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu công cộng khác trên quan đi ểm con người làm nhân tố trung tâm. Môn học triển khai các nguyên lý v ề chi tiêu công đã bước đầu giới thiệu ở môn kinh tế công cộng, tiếp tục đi sâu phân tích tác đ ộng vĩ mô của chi tiêu công nói chung thông qua ảnh hưởng v ề: quy mô chi tiêu công, thuế, nợ công và lạm phát. Môn học cũng đi sâu phân tích hiệu qu ả kinh tế - xã hội trong các chương trình chi tiêu công c ơ b ản nh ư: k ết c ấu h ạ t ầng, giáo dục, y tế, trợ cấp và chính sách xã hội.
  4. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 I. CHI TIÊU CÔNG VÀ QUY TRÌNH NGÂN SÁCH II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG CHI TIÊU CÔNG III PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG PHÂN TÍCH CHI TIÊU CÔNG
  5. I. CHI TIÊU CÔNG VÀ QUY TRÌNH NGÂN SÁCH I.1. Chính phủ trong nền kinh tế thị trường • Khi nào xuất hiện Chính phủ? • Chính phủ là gì? • Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường • Chức năng của Chính phủ I.2 Ngân sách nhà nước và quy trình NSNN • Khái niệm • Hệ thống NSNN • Quy trình NSNN
  6. I.1 Chính phủ trong nền kinh tế thị trường 1. Khái niệm và đặc điểm của Chính phủ * Khái niệm: Chính phủ là một tổ chức được thiết lập để thực thi những quyền lực nhất định, điều tiết hành vi của các cá nhân s ống trong xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích chung của xã hội đó và tài tr ợ cho việc cung cấp những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu mà xã hội đó có nhu cầu. * Đặc điểm: - Chính phủ được thành lập thông qua bầu cử - Chính phủ được giao một số quyền hạn nhất định có tính cưỡng chế hoặc bắt buộc mà các tổ chức tư nhân không có
  7. I.1 Chính phủ trong nền kinh tế thị trường 2. Quan điểm của các nhà kinh tế học về vai trò của Chính phủ * Trường phái trọng thương: Nhà nước có vai trò kinh tế, điều tiết hoạt động kinh tế của một quốc gia. + Nhà nước thông qua cơ chế thuế suất để điều tiết hoạt đ ộng xu ất nh ập khẩu + Nhà nước thông qua cơ chế pháp luật để ngăn chặn sự thất thoát vàng b ạc ra nước ngoài. + Nhà nước khuyến khích những người thợ lành nghề từ nước ngoài nhập c ư vào trong nước và tìm cách ngăn cấm những người thợ lành ngh ề trong nước xuất cư ra nước ngoài. + Nhà nước khuyến khích thành lập các công ty đ ộc quy ền xu ất nhập kh ẩu hàng hóa. + Nhà nước khuyến khích cả độc quyền về lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
  8. I.1 Chính phủ trong nền kinh tế thị trường 2. Quan điểm của các nhà kinh tế học về vai trò của Chính phủ * Trường phái trọng nông: + Nhà nước không can thiệp vào nền kinh tế mà đ ể n ền kinh t ế t ự hoạt động. Nhà nước chỉ có vai trò tối thiểu như: quản lí, quốc phòng.. + Đưa ra ý niệm về trật tự tự nhiên ngụ ý chỉ dưới những điều ki ện t ự nhiên con người mới được thỏa mãn và tối đa hóa hạnh phúc của mình thì có thẻ giải quyết hết các vấn đề kinh tế.
  9. I.1 Chính phủ trong nền kinh tế thị trường 2. Quan điểm của các nhà kinh tế học về vai trò của Chính phủ * Trường phái kinh tế học Cổ điển: Adam Smith (1776) + Theo Adam Smith, con người luôn luôn chịu sự chi phối của 2 trật tự đó là: Trật tự tự nhiên và trật tự kinh tế. Hai trật tự này được điều hành bởi bàn tay vô hình của đức chúa trời, vì thế nhà nước không cần can thiệp vào. + Cho rằng nền kinh tế luôn luôn đạt đến trạng thái toàn dụng, mọi yếu tố tài nguyên đều được sử dụng. Họ tin rằng nền kinh tế tự điều chỉnh đến trạng thái toàn dụng không cần sự can thiệp của nhà nước.
  10. I.1 Chính phủ trong nền kinh tế thị trường 2. Quan điểm của các nhà kinh tế học về vai trò của Chính phủ * Học thuyết Marx Lênin - Chính phủ làm thay thị trường bằng việc tự quyết định sản xuất cái gì? và tự phân phối cho người dân * Trường phái Keynes: + Keynes bác bỏ quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng thị trường có kh ả năng tự cân bằng và điều chỉnh + Keynes chủ trương Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc tăng tr ưởng kinh tế thông qua chi tiêu công và ngân sách. Chi tiêu c ủa Chính ph ủ làm tăng tổng cầu * * Một số lý thuyết hiện đại - Kinh tế hỗn hợp: kết hợp giữa nhà nước và thị trường
  11. I.1 Chính phủ trong nền kinh tế thị trường 3. Chính phủ trong vòng tuần hoàn kinh tế * Chính phủ trong nền kinh tế đóng 11 CÁC HỘ GIA ĐÌNH 8 3 5 2 1 Thị trường 4 Thị trường vốn yếu tố sản xuất 5 Thị trường CÁC HÃNG hàng hoá 10 8 2 9 7 CHÍNH PHỦ
  12. I.1 Chính phủ trong nền kinh tế thị trường * Chính phủ trong nền kinh tế mở C: là chi tiêu tiêu dùng của khu  vực tư nhân bên ngoài Sp: là tiết kiệm của khu vực tư  nhân I : đầu tư gộp của nền kinh tế  T : nguồn thu chính phủ từ  thuế G : chi tiêu tiêu dùng của chính  phủ X : xuất khẩu của nền kinh tế  M : nhập khẩu của nền kinh tế  ∆NFA: đầu tư ròng nước ngoài  (bao gồm đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng) NIA: thu nhập yếu tố ròng bên  ngoài GDP = C+I+G+X-M ∆FR : thay đổi trong dự trữ  GNP = C+I+G+X-M+NIA ngoại tệ
  13. I.1 Chính phủ trong nền kinh tế thị trường 4. Cơ sở khách quan cho việc can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế • Thất bại thị trường - cơ sở để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế + Thị trường chưa đạt hiệu quả Pareto + Độc quyền thị trường + Ngoại ứng. + Hàng hoá công cộng + Thông tin không hoàn hảo. + Bất ổn định kinh tế • Những cơ sở khác cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế + Phân phối lại thu nhập và cơ hội kinh tế cho mọi người + Hàng hoá khuyến dụng
  14. I.1 Chính phủ trong nền kinh tế thị trường 5. Chức năng của Chính phủ - Phân bổ nguồn lực - Phân phối lại thu nhập - Ổn định kinh tế vĩ mô - Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế 6. Những thất bại của Chính phủ khi can thiệp - Thiếu thông tin - Thiếu khả năng kiểm soát phản ứng của cá nhân - Thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính quan liêu - Hạn chế do các quá trình chính trị gây ra
  15. I.2 NSNN và quy trình NSNN 1. Khái niệm NSNN  NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.  Ngân sách nhà nước là tài liệu phản ánh các khoản thu-chi bằng tiền của nhà nước
  16. I.2 NSNN và quy trình NSNN 2. Vai trò NSNN - Ngân sách nhà nước - công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. - Ngân sách nhà nước - công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của nhà nước. + Về mặt kinh tế: + Về mặt xã hội + Về mặt thị truờng
  17. I.2 NSNN và quy trình NSNN 2. Đặc điểm của NSNN - Thứ nhất: Tạo lập và sử dụng NSNN gắn liền quyền lực với việc thực hi ện các chức năng của NN - Thứ hai: NSNN luôn gắn chặt với NN chứa đựng lợi ích chung và công, ho ạt đ ộng thu chi NSNN là thể hiện các mặt KT-XH của NN - Thứ ba: Cũng như các quỹ tiền tệ khác NSNN cũng có đặc điểm riêng c ủa một qu ỹ tiền tệ, nó tập chung lớn nhất của NN là nguồn tài chính nên NSNN là giá tr ị th ặng dư của xã hội do đó nó mang đặc điểm khác biệt. - Thứ tư: Hoạt động thu cho của NSNN được thể hiện theo nguyên tắc không hoàn l ại trực tiếp đối với người có thu nhập cao nhằm mục đích rút ngắn kho ản th ời gian giữa người giàu và nghèo để công bằng xã hội,
  18. I.2 NSNN và quy trình NSNN 3. Hệ thống tổ chức NSNN gồm 4 cấp:  NS trung ương  NS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương  NS huyện, thành phố trực thuộc tỉnh  NS xã, phường
  19. I.2 NSNN và quy trình NSNN 3. Tổ chức hệ thống NSNN Hệ thống NSNN Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương Ngân sách cấp tỉnh Ngân sách cấp TP, huyện Ngân sách xã, phường
  20. I.2 NSNN và quy trình NSNN 3. Tổ chức hệ thống NSNN  Phân cấp ngân sách:  Là các quy định pháp luật xác định quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền nhà nước trong việc quản lý, điều hành hoạt động của NSNN.  Thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong toàn bộ hoạt động thu chi của NSNN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1