intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích giá trị điện trở nối đất lưới điện TP.HCM (tt)

Chia sẻ: Lê Khánh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

273
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với các thiết bị có điện áp 1000V: Bảo vệ nối đất phải được áp dụng trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào chế độ làm việc của trung tính và loại nhà cửa. (Điều 1.2, TCVN 4756-89 Phần 1. Yêu cầu chung).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích giá trị điện trở nối đất lưới điện TP.HCM (tt)

  1. PHÂN TÍCH CHỌN LỰA GIÁ TRỊ ĐIỆN TRỞ TRANG BỊ NỐI ĐẤT ÁP DỤNG CHO LƯỚI ĐIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN ĐIỆN LIÊN QUAN (tiếp theo) Tóm tắt từ bài viết trước: 1. Chọn lựa biện pháp bảo vệ trong chế độ làm việc của thiết bị: 1.1. Đối với các thiết bị có điện áp > 1000V: Bảo vệ nối đất phải được áp dụng trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào chế độ làm việc của trung tính và loại nhà cửa. (Điều 1.2, TCVN 4756-89 Phần 1. Yêu cầu chung). 1.2. Đối với các thiết bị có điện áp < 1000V: việc có áp dụng bảo vệ nối đất hay không là phụ thuộc vào chế độ làm việc của trung tính:  Khi trung tính cách điện đối với đất thì phải áp dụng bảo vệ nối đất.  còn nếu trung tính nối đất thì thay bảo vệ nối đất bằng biện pháp bảo vệ nối dây trung tính hay còn gọi là nối “không”. 2. Chọn lựa giá trị điện trở trang bị nối đất : 2.1 Ở cột ĐDK có đặt các thiết bị như: MBA đo lường, Recloser, LBS, DS, tụ bù trung thế… áp dụng trị số điện trở đất Rnđ ≤ 10 Ω (hoặc áp dụng theo Bảng II.5.5-Quy phạm trang bị điện 2006) là đạt tiêu chuẩn. Bảng II.5.5: Điện trở nối đất của ĐDK Điện trở suất của đất ρ Điện trở nối đất (Ω) (Ωm) Đến 100 Đến 10 Trên 100 đến 500 15 Trên 500 đến 1000 20 Trên 1000 đến 5000 30 Trên 5000 6.10-3ρ 2.2. Đối với trạm MBA lực ngoài trời: thực hiện theo giá trị điện trở nối đất Rnđ ≤ 4 Ω (theo giá trị quy định tại Điều 2.3.2 của TCVN 4756-89) chung 2 cấp điện áp (trung, hạ áp). 2.3 Điện trở mỗi nối đất lặp lại (hoặc cụm nối đất lặp lại) của dây trung tính ở cấp điện áp < 1000V là không lớn hơn 30Ω và đảm bảo giá trị điện trở nối đất của tất cả các nối đất lặp lại không lớn hơn 10Ω. 3. Các vấn đề an toàn điện liên quan : 3.1. Nối đất thiết bị điện : ________________________________________________________________________________ Trang 1/7
  2. Mục đích của các biện pháp bảo vệ ở I.7.20 (QPĐ) là để bảo vệ người khi có khả năng tiếp xúc được với thiết bị điện nên nếu áp dụng không đúng sẽ không đảm bảo an toàn cho người vận hành thiết bị. Điều I.7.20-QPĐ I.7.20. Thiết bị điện có điện áp đến 1kV và cao hơn phải có một trong các biện pháp bảo vệ sau đây: nối đất, nối trung tính, cắt bảo vệ, máy biến áp cách ly, dùng điện áp thấp, cách điện kép, đẳng áp nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người trong các chế độ làm việc của lưới điện, bảo vệ chống sét cho thiết bị điện, bảo vệ quá điện áp nội bộ. Để nối đất cho thiết bị điện, ưu tiên sử dụng nối đất tự nhiên, như các kết cấu kim loại, cốt thép của kết cấu bêtông, các ống dẫn bằng kim loại đặt dưới đất trong trường hợp quy phạm cho phép, trừ ống dẫn chất lỏng dễ cháy, khí và hỗn hợp chất cháy nổ v.v. (QPĐ) Các thiết bị điện
  3. tính của đường dây 15 (22kV). Theo quy phạm trang bị điện, dây trung tính này phải được tiếp đất lặp lại để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định. Giá trị điện trở của mỗi nối đất lặp lại có thể được chọn theo 2.1. Đến đây, chúng ta thấy rõ là bảo vệ nối đất, kết hợp lưới nối đất đẳng áp là bắt buộc đối với các thiết bị có điện áp >1000V đặt trên nền, sàn…(ví dụ tại các trạm trung gian chẳng hạn). Ở trường hợp này, điện trở của trang bị nối đất theo quy định ≤ 0,5 Ω. (*)Đọc thêm những bộ phận phải nối đất hoặc nối” không” Điều 1.5 TCVN 4756-89. 3.2. Một vài dạng sự cố trên lưới điện chưa rõ nguyên nhân: Khi dây dẫn điện bị đứt rơi xuống đất, dòng điện chạm đất (*) ở cấp điện áp 15 kV có thể bé (
  4. + Chất lượng điện năng không đảm bảo: điểm trung tính của nguồn so với tải có sự chênh lệch điện áp, từ đó phát sinh ra các trường hợp điện áp tăng cao không rõ nguyên nhân. + relay bảo vệ quá dòng đất tác động không đúng (ngoài ý muốn) ngay cả khi chỉ có một FCO, LBFCO nhánh rẽ, thiết bị nào đó tác động. + Bảo vệ (quá dòng) không tác động máy cắt. Bản thân tôi đã có lần tận mắt chứng kiến dây 15kV đứt rơi xuống mặt đường ngập nước cháy lửa lập loè, vị trí chạm đất cách nguồn chỉ khoảng 200m mà máy cắt không tác động cắt và đường dây vẫn còn mang điện. Lúc đó, trời vẫn đang mưa lâm râm và tại hiện trường còn có một chiếc xe gắn máy bị chủ xe quăng bỏ chạy khi bị dây điện rơi xuống trúng. Chủ xe đã chạy được ra xa núp trên lề đường đối diện, người dân xung quanh phải quăng một số vật liệu (ghế gỗ, thùng nhựa…) để chặn đường . + Cháy hư cổ cáp của đầu cáp ngầm XLPE (3x240mm2). Nếu loại sự cố này được thống kê, chúng ta có thể nhận được con số đáng kể, nhưng nếu xét đến nguyên nhân, có lẽ kết quả điều tra sự cố đã chưa có đánh giá chuẩn xác cho lắm và từng có ý kiến cho rằng đó là do hiện tượng hồ quang điện! Công nhân khi đi kiểm tra trạm phòng thỉnh thoảng có gặp các trường hợp này là nghe rõ những âm thanh lách tách hoặc xè, xè…trong trạm mà không phát hiện là ở đâu. Đôi khi, có nhận định cho là do phóng điện do bụi bẩn bám trên lớp cách điện tại các đầu chụp cách điện cáp của mỗi pha. Qua kinh nghiệm của mình, tôi đã từng đưa ra kết luận về nguyên nhân của nó vì cũng đã chứng kiến dạng sự cố này (Tuy nhiên có lẽ phần kết luận của tôi đã không được đánh giá cao cho lắm). Vì theo tôi, thực chất đây là do điểm tiếp xúc của chỗ nối vỏ cáp thép ở cổ đầu cáp và hệ thống trung tính (cáp ngầm hoặc đường dây nổi) đã không đảm bảo tiếp xúc! – Điều này, xuất phát từ việc đấu nối ( nêu trên), cộng thêm mỗi lần có sự cố thì dòng điện ngắn mạch đi qua các chỗ tiếp xúc này rất lớn, gây nới lỏng hoặc thậm chí phá huỷ điểm tiếp xúc! Trong điều kiện vận hành bình thường trở lại, dòng điện không cân bằng qua chỗ tiếp xúc tiếp tục gây tác động (phát sinh tia lửa điện) từ từ , lâu dần sau một thời gian làm cháy thực sự (điểm tiếp xúc này nằm trong cổ cáp, nên không nhìn thấy được). + Các sự cố thông thường lại trở nên trầm trọng hơn vì hiện tượng quá điện áp ngắn mạch chạm đất (Hệ số quy định là 1, 4 – Điều I.7.16 QPĐ) Ví dụ, đã có trường hợp: - Ngắn mạch nội bộ của 1 máy biến thế 1 pha (trong tổ máy 3 pha) đã gây phóng điện hư hỏng toàn bộ 3 FCO (Fuse cut out – cầu chì tự rơi) bảo vệ, đứt bung cò đấu của nhánh rẽ lên đường trục. - Sự cố nhánh cây rơi gây ngắn mạch trên đường dây này, đồng thời gây sự cố phóng DS (1 pha) trên đường dây trung thế gần kề - có dây N liên kết với nhau và xuất tuyến từ 1 trạm trung gian. ________________________________________________________________________________ Trang 4/7
  5. 4. Các dạng sự cố liên quan đến dây cáp Nhôm lõi thép - bọc cách điện XLPE 24kV -240mm2: + Cháy phóng đứt lõi ruột cáp làm thủng cách điện từ bên trong. Nguyên nhân có thể do lỗi nhà chế tạo: - Lớp cách điện: chất lượng không đồng nhất; không đảm bảo độ cách điện; có sự rạn nứt, rò rỉ điện qua lớp cách điện ra bề mặt lớp vỏ bên ngoài. Thực tế, đã gặp trường hợp phóng điện nhẹ từ phần lõi ra đến đầu mũi nhọn của giáp níu cáp: vị trí thủng chỉ bằng đầu đũa! Rất may là bộ giáp níu cáp được móc vào sứ treo cách điện nên không gây ra sự cố ngắn mạch (1pha). Tuy vậy, cũng có trường hợp thợ xây dựng bị tai nạn khi trèo lên giàn giáo (sắt) và chạm vào ngay chỗ dây bị rò tương tự! - Phần lõi nhôm: độ dẫn điện không đảm bảo, đặc biệt có thể do vị trí nối sợi đã tạo nên điện trở tiếp xúc lớn bị phát nhiệt. Trong quá trình mỗi lần sự cố, dòng ngắn mạch lớn chạy qua gây phá huỷ thực sự (từng tao dây), tiếp đến lõi cáp bị cháy đứt hoàn toàn khi đang mang tải, hồ quang làm thủng vỏ cáp. -Dây có lớp bọc cách điện quá dày nên cũng vừa tạo sức căng rất lớn, vừa làm cho độ giải nhiệt kém cộng thêm độ dẫn điện kém (nghịch lại với độ dẫn điện là điện trở tăng) cũng là một nguyên nhân gây hư hỏng loại cáp này. Tất nhiên, trong điều kiện bình thường không thể kiểm tra ra được vì là dây bọc nên chỉ đến khi thành sự cố hẳn mới phát hiện. + Đứt dây giữa dòng (giữa khoảng trụ). - Đây là một dạng sự cố mà người viết bài này thực sự phải đau đầu mà không tìm ra một lý do để giải thích được nó. Kể cũng lạ, khi mà sự cố đứt ngọt cùng một lúc 2 sợi ở vị trí giữa dòng. Các khả năng: - Lỗi của nhà chế tạo + thi công khoảng trụ, khoảng vượt quá lớn (>50m) - Một cách giải thích đơn giản nhất là đổ do sét đánh trực tiếp vào đường dây! Nhưng khi xem xét ở một số vị trí sự cố của nó, thì tôi không hiểu vì sao sét lại chọn đánh vào (giữa) đường dây, mà không đánh vào các công trình lân cận cao hơn ngay bên cạnh (nhà, cây…)? 5. Kết luận tóm tắt: 5.1 Phải xây dựng nên Tiêu chuẩn kỹ thuật cho lưới điện trung, hạ thế. Dựa trên các TCVN, quy phạm, quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật điện, về an toàn điện, về PCCC… các Tổng Công ty Điện lực phải hợp sức biên soạn thành Tiêu chuẩn kỹ thuật lưới điện – tuỳ theo cấp điện áp quản lý vận hành- để áp dụng vừa có tính thống nhất, vừa đúng chuẩn. Chứ nếu để mỗi đơn vị tự thân vận dụng các tài liệu trên như hiện nay, sẽ là một điều sai lầm lớn vì nhiều lẽ: ________________________________________________________________________________ Trang 5/7
  6. - các cuộc tranh luận triền miên về kỹ thuật và ai cũng có thể đúng (hoặc sai) mà không có cơ sở để kiểm chứng. - khủng hoảng về kỹ thuật. VD: nhìn vào lưới điện, chỗ nào cũng thấy mất an toàn, nguy hiểm chết người cả. - có những phát biểu, nhận định không chuẩn. - điều tra sự cố kỹ thuật, đánh giá, kết luận không chính xác, không rõ ràng và minh bạch. Tiêu chuẩn kỹ thuật (hoặc là quy định kỹ thuật) phải hết sức rõ ràng, đơn giản, từ ngữ phải dễ hiểu, không đánh đố, số liệu phải cụ thể…sao cho, bất kỳ một người công nhân ngành điện nào cũng có thể hiểu và nắm bắt được. 5.2 Tiêu chuẩn hoá vật tư, thiết bị điện; Xây dựng quy trình, tiêu chuẩn để chọn lựa đơn vị thi công đảm bảo chất lượng; Xây dựng được quy trình tổ chức giám sát nghiệm thu công trình thật nghiêm ngặt. Hiện nay, những nguyên nhân gây sự cố nhiều nhất cho lưới điện của Tp.HCM đó là: i- Sử dụng vật tư, thiết bị “dỏm”, đáng tiếc đây là một nguyên nhân tất cả đều biết nhưng có khi không được thừa nhận! Hậu quả, của nó thì khỏi phải bàn, nhưng cũng chưa hề có đánh giá chính thức về điều này cả. Trước mắt, cũng chính công nhân ngành điện dù biết gặp phải hàng “dỏm” vẫn phải nai lưng ra để xử lý sự cố và sự cố thì cứ liên tục, liên tục…xảy ra, mà chẳng hiểu là tại sao? Rốt cuộc là tại đơn vị quản lý kém? Tại công nhân quản lý yếu kém? nhưng nhìn lại tất cả chẳng hiểu mình yếu kém chỗ nào! Thôi thì hên xui vậy! ii- Đơn vị thi công “dỏm”: với đa số công nhân không qua trường lớp, không được đào tạo, không được huấn luyện bài bản…các đơn vị thi công hiện nay hết sức kém về trình độ, năng lực chuyên môn. Vì vậy, chất lượng công trình (sau khi được nghiệm thu!?) đã không đảm bảo vận hành. Hầu hết, các công trình sau khi đưa vào sử dụng là có vấn đề (có khi mới đóng điện đã có sự cố, may là sau vài tuần lễ…) Một điều nguy hiểm là những công nhân này thậm chí còn chẳng hiểu biết gì về an toàn điện, nên nguy cơ bị tai nạn về điện khi làm việc trên hệ thống điện là rất cao, khi mà công tác tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn còn bị xem thường và không chặt chẽ như ngành điện đang làm. iii-Công tác giám sát, nghiệm thu chưa nghiêm. …………….. Truớc khi kết thúc, người viết xin mượn một câu nói nổi tiếng của nhà văn Mark Twain: “What gets us in to trouble is not what we don’t know, ________________________________________________________________________________ Trang 6/7
  7. It’s what we know for sure that just ain’t so” Tạm dịch: “ Chúng ta gặp khó khăn không phải vì điều ta không biết, Mà là vì điều ta tưởng như đã biết rõ thật ra lại chẳng vậy”. Hy vọng bài viết này sẽ tạo được một chút suy nghĩ và hành động thay đổi tích cực vậy. Cảm ơn vì đã đọc bài! Tháng 6/2010 ________________________________________________________________________________ Trang 7/7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2