intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích: Kính gửi Cụ Nguyễn Du - Tố Hữu_2

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

90
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'phân tích: kính gửi cụ nguyễn du - tố hữu_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích: Kính gửi Cụ Nguyễn Du - Tố Hữu_2

  1. Phân tích: Kính gửi Cụ Nguyễn Du - Tố Hữu
  2. d. Câu thơ “tập Kiều” chính là nén tâm hương thành kính của Tố Hữu, người của “mai sau” mà Nguyễn Du hằng mong đợi, tạo âm hưởng đồng điệu của hai trái tim, hai thời đại. Là câu trả lời cho băn khoăn của Nguyễn Du: những con người của thời đại chống Mỹ, hơn ai hết, cũng là những ngừơi biết cảm thông, đau đớn trước những khổ đau bất hạnh của cuộc đời cũ. 3. Cảm nhận tiếng nói tri âm của người xưa – tiếp nhận di sản tinh thần vĩ đại của Nguyễn Du: a. Toàn bộ khổ thơ là tiếng nói của thời đại mới hôm nay tiếp nhận rất trân trọng tấm lòng nhân hậu của Nguyễn Du để lại qua câu chuyện về cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều và thân phận những người phụ nữ bất hạnh trong cuộc đời cũ. b. “Tiếng đàn” – tài năng, tấm lòng của Kiều – bị huỷ hoại đau xót trong cuộc đời cũ, cũng như cái tâm của Nguyễn Du đã bao lần bị ngộ nhận, phải đến hôm nay mới thật sự được cảm nhận đánh giá đầy đủ. Câu thơ còn là lời khẳng định cho tinh thần nhân bản của thời đại mới : trả cái đẹp về đúng vị trí trang trọng, nối lại dây đàn để “nước non luống những lắng tai Chung Kỳ”.
  3. c. Đoạn thơ gợi lại cuộc đại đoàn viên của Kiều cùng Kim Trọng và gia đình. Mượn không khí ấy của Truyện Kiều để Tố Hữu đón tấm lòng thơ Nguyễn Du về với “tình đời”. Đó cũng là cách khẳng định và tôn vinh giá trị nhân bản vĩ đại của tác phẩm Nguyễn Du để lại cho dân tộc. Không chỉ là mối cảm thương cho một số phận mà mỗi câu chữ Nguyễn Du là “tấm lòng thấu suốt nghìn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân). Giá trị ấy càng sáng rõ trong thời đại mới. d. Từ “câu thơ hay nhất của Truyện Kiều” như Tố Hữu có lần đánh giá trước đó (5/61) “Đau đớn thay phận đàn bà” (cũng là câu thơ trong Văn Chiêu hồn), một lần nữa nhà thơ lại khẳng định cho ý nghĩa điển hình của hình tượng Thuý Kiều. Không chỉ là một Thuý Kiều mà còn là thân phận chung của người phụ nữ. Vấn đề Nguyễn Du đặt ra hơn một thế kỷ còn đủ sức lay động mãnh liệt của Tố Hữu – trong tiếng than ngậm ngùi cho những nạn nhânmột lần nữa nhà thơ lại khẳng định cho ý nghĩa điển hình của hình tượng Thuý Kiều. Không chỉ là một Thuý Kiều mà còn là thân phận chung của người phụ nữ. Vấn đề Nguyễn Du đặt ra hơn một thế kỷ còn đủ sức lay động mãnh liệt của Tố Hữu – trong tiếng than ngậm ngùi cho những nạn nhân đau khổ nhất của chế độ phong kiến. Trong mạch liên tưởng nối kết với khổ thơ sau, dòng suy tưởng của Tố Hữu đã gặp gỡ với cảm nhận của Chế Lan Viên về ý nghĩa điển hình của hình tượng Thuý Kiều:
  4. Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên (Đọc Kiều) 4. Tính thời sự – hiện thực của tác phẩm Nguyễn Du : Xuất phát từ nhận thức và tình cảm sâu sắc với Nguyễn Du, liên hệ giữa quá khứ với thực tại, nỗi đau trong cuộc đời cũ với những đau thương hiện tại trên nửa mình đất nước, Tố Hữu đã nâng tầm thái độ của Nguyễn Du lên thành thái độ của thời đại chống Mỹ với kẻ thù cướp nước và bán nước – thế lực bạo tàn và bọn ác thú tiếp tục gieo đau thương lên dân tộc, con người Việt Nam. Từ đó, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng thể hiện giá trị nhân văn cao cả: diệt trừ cái ác, bảo vệ giá trị làm người. 5. Tôn vinh đại thi hào dân tộc: a. Khổ thơ cô đọng khái quát tư tưởng. Tình cảm của dân tộc với nhà thơ lớn Nguyễn Du – thể hiện tinh thần kế thừa phát huy giá trị tinh hoa truyền thống của thời đại mới, qua hàng loạt khái niệm gắn giá trị to lớn, cao cả, trường tồn, thiêng liêng. b. Tiếng thơ – nghệ thuật tác phẩm của Nguyễn Du, được tôn vinh ở mức độ cảm hoá được đất trời, hoà hợp các yếu tố “thiên – địa – nhân”. Tầm vóc lớn lao ấy cũng nhằm khắc hoạ đậm nét tâm hồn của
  5. một Con Người đã sống hết mình trong bao nhân vật của ông – để cất lên tiếng kêu thương, lời nguyền rủa, một giấc mơ của những cuộc đời bế tắc trong cuộc đời bế tắc trong màn đêm dày đặc của xã hội phong kiến. Để qua tiếng thơ ấy, người đọc hôm nay nhận ra nỗi đau và khát vọng của non nước nghìn thu. Để qua thơ Nguyễn Du, thế hệ hiện tại nhận được thông điệp từ quá khứ khổ đau của cha ông, đồng thời nhận lãnh trách nhiệm thực hiện lời nhắn nhủ thiêng liêng bảo vệ quyền sống, quyền làm người cao cả. c. Với tư cách ấy, Nguyễn Du xứng đáng với sự tôn vinh “đại thi hào dân tộc”. Cái nhìn hướng đến “nghìn năm sau” như lời đoan chắc, vừa là nhận thức và tình cảm gắn bó với truyền thống nhân bản cao quí của tiếng thơ – tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày đã ăn sâu vào hồn dân tộc. Đó là sự tôn vinh xứng đáng cho giá trị lớn lao nhất của Nguyễn Du để lại cho hậu thế: tinh thần nhân đạo cao cả trong mỗi tâm hồn Việt Nam. d. Lời gọi trìu mến thiết tha của Tố Hữu dành cho Nguyễn Du cũng chính là của Đảng, của dân tộc thể hiện sự biết ơn sâu sắc, khẳng định sự bất tử của tác giả Truyện Kiều. Đó cũng là lời đáp cho “tấm lòng thơ” đầy trăn trở với “tình đời” ngày xưa. Đó là lời hứa, là quyết tâm sắt đá của dân tộc trong những ngày chống Mỹ ác liệt, tấu lên “khúc vui” tái
  6. hợp, hoà âm cùng khát vọng, giấc mơ thuở trước của Nguyễn Du. Câu thơ là niềm tin, khẳng định cho sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. C. Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: 1. Bài thơ kết tinh vẻ đẹp nghệ thuật và tư tưởng Tố Hữu trong giai đoạn “ra trận”: mạch thơ cổ điển – hiện đại trong cấu tứ mở – kết hài hoà với âm hưởng lục bát lắng sâu cùng không khí Truyện Kiều đã tạo thành cảm xúc trữ tình chính trị đằm thắm đầy ân tình. 2. Sức sống của tác phẩm chính là nhờ hoà âm nhịp nhàng của hồn thơ đậm đà tính dân tộc trong câu chữ chân chất của thể lục bát, lối “tập Kiều” điêu luyện tinh tế, cách cảm nhận quen thuộc của nhân dân với Truyện Kiều và liên tưởng, nhận thức sâu sắc gắn với các nhiệm vụ cách mạng, tư tưởng của Đảng. Bài thơ của Tố Hữu chính là điểm gặp gỡ của hôm nay với ngày xưa, dân tộc và thời đại, trữ tình và chính luận, Thơ và Đời, tạo nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Từ truyền thống soi sáng cho hiện tại bằng cảm xúc chân thành tri âm, tiếng thơ “đồng tình, đồng ý, tiếng nói của đồng chí” của Tố Hữu – nhà thơ lớn cách mạng lại làm đẹp thêm và giúp người đọc thấy hết tầm vóc vĩ đại của đại thi hào dân tộc. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
  7. Lời hứa với người xưa đã trọn. Hai lần quá khứ đau thương đã khép lại: đau thương của hoàng hôn thế kỷ và đau thương của thời mưa bom bão đạn chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta càng tự hào trân trọng cho truyền thống nhân văn , vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tình thương đã làm nên trang sử đau thương, bất khuất ,anh dũng của dân tộc. Thế kỷ tương lai mở cánh cửa lại càng cần những tấm lòng tri âm với quá khứ, để có thể cất lên bản đại hợp xướng đón hạnh phúc về với mỗi con người: Hỡi người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so dây cùng người
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2