intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích mối tương quan giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

255
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân tích mối tương quan giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán thế giới. I- Mục tiêu phân tích: Nhằm đánh giá ảnh hưởng của những biến động thị trường thế giới có ảnh hưởng tới thị trường Việt Nam hay không? Và ảnh hưởng như thế nào? Dự báo được những biến động của thị trường Việt nam qua sự biến động của thị trường thế giới, từ đó có thể đưa ra những chính sách thích hợp để điều chỉnh khi những cuộc khủng hoảng của thị trường tài chính trên thế giới xảy ra. II-...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích mối tương quan giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường

  1. Phân tích mối tương quan giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán thế giới. I- Mục tiêu phân tích: Nhằm đánh giá ảnh hưởng của những biến động thị trường thế giới có ảnh  hưởng tới thị trường Việt Nam hay không? Và ảnh hưởng như thế nào? Dự báo được những biến động của thị trường Việt nam qua sự biến động  của thị trường thế giới, từ đó có thể đưa ra những chính sách thích hợp để điều chỉnh khi những cuộc khủng hoảng của thị trường tài chính trên thế giới xảy ra. II- Nội dung phân tích. Khi phân tích sự tương quan giữa các thị trường ta thường xem xét chúng có biến động như thế nào? Có cùng chiều hay ngược chiều, hay không có mối tương quan nào với nhau, mà biến động của thị trường thì phần lớn được phản ánh trên các chỉ tiêu về giá và khối lượng. Ở đây ta đi xem xét sự biến động về giá. Cụ thể xem xét sự biến động giữa chỉ số VN-Index với các chỉ số của các thị trường trên thế giới. như DowJones, S&P500 (thị trường Mỹ), DAX (châu Âu),NIKKEI (châu Á) ... Bước đầu ta xem xét mối tương quan giữa chỉ số Vn-Index và chỉ số S&P 500. 1. So sánh chỉ số Vn-Index với chỉ số S&P 500. Qua xem xét đồ thị ta thấy chúng có cùng xu hướng lên. Tuy nhiên biên độ khác nhau. Ma trận hiệp phương sai của VN-Index và S&P500.
  2. Trong lý thuyết xác suất và thống kê, hiệp phương sai là độ đo sự biến thiên cùng nhau của hai biến ngẫu nhiên. (khác với phương sai chỉ đo độ biến động của một biến) Hiệp phương sai ở trên thể hiện mối quan hệ giữa sự biến thiên của hai chỉ số VN- Index và S&P500. Hiệp phương sai dương có nghĩa độ dao động của các chỉ số này cùng hướng (tăng hay giảm) Hệ số tương quan của Vn-index và S&P 500 là 0,427943 Hệ số tương quan phản ánh mức độ kết hợp tuyến tính giữa hai chỉ số VN-Index và S&P500 Khi xem xét tới sự tương quan của hai chỉ số trên ta đi xem xét quan hệ nhân quả giữa chúng. Ta sẽ xem xét cách tiếp cận của Granger đối với vấn đề này. Tư tưởng như sau: Nếu biến X(Closed_S&P500) gây ra sự thay đổi của biến Y(VN -Index), thì sự thay đổi của X sẽ có trước sự thay đổi của Y, với hai điều kiện phải có được đó là: Thứ nhất nếu X giúp cho việc dự đoán Y tức là trong hồi quy của Y đối với các giá trị trễ của Y và những giá trị trễ của X như là các biến độc lập, sẽ đóng góp một cách có ý nghĩa vào khả năng giải thích của hồi quy. Thứ hai là Y không giúp cho dự đoán của X. Vì rằng nếu X giúp cho dự đoán của Y, và Y lại giúp cho dự đoán X thì điều này dường như là có một số biến khác đang gây ra sự thay đổi của cả X và Y. Để kiểm định xem liệu X có gây ra sự thay đổi của Y hay không, ta tiến h ành như sau: Trước hết ta kiểm định giả thiết H: X không gây ra sự thay đổi của Y, nhờ ước lượng hồi quy sau: Hồi quy ràng buộc: Hồi quy hẹp:
  3. Sử dụng tổng bình phương các phần dư từ mỗi hồi quy trên tính thống kê F, và kiểm định xem nhóm hệ số có khác không một cách có ý nghĩa không? Nếu chúng khác không một cách có ý nghĩa thì ta từ bỏ giả thiết “X không gây ra sự thay đổi của Y”. Trong đó: X= Closed(S&P500) Y= Closed(VN-Index) Y: tương ứng là các biến trễ thời kỳ i của Closed(VN-Index) X: tương ứng là các biễn trễ thời kỳ i của Closed(S&P500) U: là yếu tố ngẫu nhiên. n là số quan sát = 486 (mẫu số liệu từ ngày 02/01/2006 tới ngày 30/11/2007 với số liệu 5 ngày một tuần). (*) Ở đây ta lấy m = 4 ta thử xem xét trễ 4 thời kỳ Từ ước lượng các mô hình (1) và (2) bằng phần mềm EVEIW ta (trong đó tương ứng là tổng bình phương các có và phần dư ước lượng được từ mô hình (1), (2) Từ đó tính được kiểm định = 4,9711 < F(m, n-2m)=5.62 Vậy không có cơ sở bác bỏ giả thiết H hay nói cách khác chỉ số S&P500 không ảnh hưởng gì tới chỉ số VN-Index. (*) Ta thử xét với trễ 2 thời kỳ hay m=2 tương tự ta có Ta tính được giá trị kiểm định F= 5,0688 < F(2, 482)=19.5 Vẫn chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết Ho hay nói cách khác có thể coi chỉ số S&P500
  4. không ảnh hưởng gì tới chỉ số VN-Index. Vậy ta có thể kết luận rằng Chỉ số S&P 500 không có ảnh hưởng gì tới sự biến động của chỉ số VN-Index, tuy nhiên sự biến động của chúng cũng tương đối giống nhau qua các thống kê hiệp phương sai và thống kê hệ số tương quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2