intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên trong lĩnh vực lao động

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hảo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

743
lượt xem
125
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên tắc cơ bản của luật lao động là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về sử dụng lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên trong lĩnh vực lao động

  1. Nguyên tắc cơ bản của Luật lao động là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về sử dụng lao động. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về lĩnh vực lao động. Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động… tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định bằng nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên trong lĩnh vực lao động. Qua việc quy định nguyên tắc trên, pháp luật lao động góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay; của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 1. Cơ sở xác định nguyên tắc Sự thỏa thuận hợp pháp của các bên là những thỏa thuận hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện trên cơ sở tương quan lao động và điều kiện thực tế, không trái pháp luật và các giá trị xã hội… về quyền, nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình tham gia lao động và sử dụng lao động. Việc xác định nguyên tắc này trước hết trên là do yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường: Sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, nền kinh tế thị trường năng động đã hình thành nên một thị trường sức lao động vô cùng phong phú. Nó chỉ có thể hình thành khi các bên tham gia có quyền tự do gia nhập hoặc rời khỏi thị trường, tự do luân chuyển sức lao động…quá trình hình thành thị trường sức lao động này, luật lao động không thể xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể, chi tiết có tính chất bắt buộc đối với các bên trong mọi quan hệ lao động. Thay vào đó, những quy định có tính nguyên tắc chung, định hướng, định mức và định khung vừa đáp ứng yêu cầu chung của sự điều chỉnh pháp luật, vừa tạo điều kiện cho các bên được tự do cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh sự tác động của yếu tố thị trường sức lao động, sự đa dạng và ngày càng phình to về ngành nghề, lĩnh vực…của nền kinh tế, thì nhu cầu tự thỏa thuận trên cơ sở tương quan lao động và điều kiện thực tế về năng lực,trình độ…là nhu cầu bức thiết của các bên trong quan hệ lao động. Xuất phát từ bản chất của quan hệ lao động là tự do thương lượng, nên khi tham gia vào quan hệ lao động các bên cùng nhau thỏa thuận các vấn đề liên quan trong quá trình lao động trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm đảm bảo cho hai bên cùng có lợi và tạo điều kiện để các bên thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình. Do đó, khi thiết lập quan hệ lao động và các quan hệ liên quan khác, các bên phải căn cứ vào những quy định chung của pháp luật, căn cứ vào tương quan, điều kiện của mình để thỏa thuận với bên kia các quyền và nghĩa vụ cụ 1
  2. thể. Pháp luật lao động phải đảm bảo cho các bên có quyền tự do thỏa thuận vì điều đó không chỉ là nhu cầu của các bên mà nó còn hợp thành cơ chế điều chỉnh quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. 2. Nội dung của nguyên tắc Xuất phát từ nguyên tắc tự do lao động và tự do thuê mướn lao động đã được luật lao động ghi nhận, các bên trong quan hệ việc làm, học nghề, các bên của quan hệ lao động đều có quyền tự do thỏa thuận về nội dung quan hệ của mình. Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ, họ có thể thỏa thuận lại nếu những nội dung đã xác định ban đầu không còn phù hợp. Nếu một bên gây thiệt hại cho bêm lia, họ cũng có thể thỏa thuận với vấn đề bồi thường. Khi có tranh chấp, việc thỏa thuận giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải là những biện pháp được ưu tiên áp dụng và được các cơ quan có thẩm quyền tôn trọng. Đồng thời, để đảm bảo và hạn chế quan hệ lao động không bình đẳng về địa vị, không độc lập với nhau về tổ chức, đảm bảo lợi ích cho người lao động khi họ bị lệ thuộc vào người sử dụng lao động về địa vị kinh tế, quyền quản lí…dẫn đến khả năng không bình đẳng tự nguyện thì nhu cầu thỏa thuận tập thể của các bên cũng đã được pháp luật lao động ghi nhận thông qua chế định thỏa ước lao động tập thể. Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu để từ đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể, tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của cả hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động. Hơn thế nữa, nó còn tạo điều kiện để người lao động, bằng sự thượng lượng, mặc cả, thông qua sức mạnh của cả tập thể với người sử dụng lao động để có thể hưởng những lợi ích cao hơn so với sự quy định trong pháp luật. Thực hiện ký thỏa ước lao động tập thể góp phần điều hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh không cần thiết, tạo ra những điều kiện cho sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét giải quyết tranh chấp lao động tập thể, một khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra. Thỏa ước lao động tập thể nếu được ký kết đúng đắn, trên cơ sở bình đẳng, tự do thương lượng, hợp tác sẽ là nguồn quy phạm thích hợp tại chỗ bổ sung cho nội quy doanh nghiệp, tăng cường kỷ luật trong doanh nghiệp và còn là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động, phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của hai bên. Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã hình thành nhiều quan hệ lao động, các quan hệ lao động này ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, đan xen lẫn nhau. Trong số các quan hệ lao động tồn tại trong đời sống xã hội, Luật lao động chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động thuộc mọi 2
  3. thành phần kinh tế, tức là Luật lao động chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động. Đối với quan hệ lao động hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động, pháp luật đặt ra các tiêu chuẩn, chuẩn mực hay khung pháp lý, trong đó quyền lợi của các bên được ấn định ở mức tối thiểu và nghĩa vụ ấn định ở mức tối đa. Các chủ thể khi tham gia quan hệ này hoàn toàn được tự do, bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận các vấn đề liên quan đến quá trình lao động phù hợp với pháp luật và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó góp phần khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Quyền tự do thỏa thuận của các bên đã được pháp luật ghi nhận rộng rãi, đối với hầu hết các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động, được thể hiện trong Điều 9 của Bộ luật lao động “ quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập và tiến hành qua thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết” và nhiều chế định của luật lao động như: việc làm, học nghề, hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, bồi thường thiệt hại, tranh chấp lao động…đó là biểu hiện của quan hệ hợp tác giữa hai bên trên cơ sở cùng có lợi và là nền tảng của sự hợp tác ba bên (nhà nước và tổ chức đại diện hai giới) trong lĩnh vực lao động. Có thể nói, nếu như trong Luật dân sự, các chủ thể tham gia quan hệ xã hội do Luật dân sự điều chỉnh bình đẳng và độc lập với nhau về địa vị kinh tế. Chính vì vậy sự thỏa thuận trong Luật dân sự được sử dụng triệt để, chúng tác động lên các quan hệ dân sự trong suốt quá trình từ khi xác lập đến khi chấm dứt. Trong Luật lao động các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động không bình đẳng về địa vị, không độc lập với nhau về tổ chức. Chính vì vậy, để điều hòa mối quan hệ này, Nhà nước bằng pháp luật đã đặt ra những quy định nhằm bảo vệ người lao động, nâng cao vị trí của người lao động để họ bình đẳng với người sử dụng lao động. Bởi vậy, sự thỏa thuận trong Luật lao động tuy là tự do, thương lượng, tự nguyện thỏa thuận, các chủ thể thực hiện quyền tự định đoạt của mình trong khuôn khổ pháp luật, nhưng lao động luôn có yếu tố quản lý. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2