YOMEDIA
ADSENSE
PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP CHO VAY TRUYỀN THỐNG
109
lượt xem 27
download
lượt xem 27
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ngoài ra còn cần phải: - Nhận xét sự liên quan giữa hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng sinh lời - Khai thác để nhận biết phương thức tài trợ mua sắm tài sản và ảnh hưởng của nguồn tài trợ đến khả năng thanh toán nợ khi ngừng hoạt động.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP CHO VAY TRUYỀN THỐNG
- PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP CHO VAY TRUYỀN THỐNG PHẦN I: CÁC TỶ SUẤT I. Tỷ suất khả năng sinh lời II. Các tỷ suất về hiệu quả III. Tỷ suất vay nợ PHẦN II: LẬP VÀ PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN Quản lý dòng lưu chuyển tiền PHẦN I: CÁC TỶ SUẤT Tập trung vào 4 nhóm tỷ suất: 1. Các tỷ suất khả năng sinh lời 2. Các tỷ suất hiệu quả 3. Các tỷ suất vay nợ 4. Các tỷ suất về khả năng thanh toán Ngoài ra còn cần phải: - Nhận xét sự liên quan giữa hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng sinh lời - Khai thác để nhận biết phương thức tài trợ mua sắm tài sản và ảnh hưởng của nguồn tài trợ đến khả năng thanh toán nợ khi ngừng hoạt động. Về việc phân tích tập trung vào 2 mục đích chính: 1. Xác định công ty có thực sự có khả năng thanh khoản không? 2. Xác định xem công ty có khả năng thanh toán nợ khi giải thể không? Những lý do cơ bản để vay vốn Doanh nghiệp vay vốn khi họ thiếu tiền vì nhiều lý do Lý do vay vốn: - Rõ ràng - Không rõ ràng
- Nhu cầu chính cần vay vốn: 1. Để trang trải chi phí hoạt động đến khi thu được các khoản phải thu 2. Để mua sắm hàng hoá, nguyên liệu dự trữ khi bán được và thu được tiền. 3. Để mua thiết bị, xây nhà máy đến khi thu hồi được tiền do bán sản phẩm. 4. Để mở rộng sản xuất nhằm đẩy mạnh mức tăng trưởng 5. Để cứu nguy cho công ty đến khi tình trạng trở lên tốt hơn. Vòng chuyển đổi của tài sản Ảnh hưởng đến nhu cầu về loại hình tài trợ: Bảng 1.1. Các loại hình doanh nghiệp Tên công ty Loại hình kinh doanh Ngành công nghiệp Microflow Phần mềm Dịch vụ Simon Bán buôn nhiên liệu Dịch vụ/bán buôn East Side Bán ghế văn phòng Dịch vụ/ bán lẻ Springtime Sản xuất hàng dệt Sản xuất/hàng không lâu bền Bảng 1.2.Đặc trưng của tài sản tính theo tỷ lệ % của tổng tài sản Microfow Simon East Side Springtime Khoản phải thu 72,5% 50,5% 32% 22,6% 0 15,2% 36% 20% Hàng tồn kho 24,7% 25,7 23,9% 52,7% Tài sản cố định Cơ cấu tài sản phản ánh bản chất của doanh nghiệp Chu kỳ biến đổi của tài sản và các nhu cầu tài trợ Tổng tài sản có = Tài sản nợ + Vốn sở hữu
- Tài sản nợ: - Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn Bảng 13. So sánh nguồn tài trợ với tổng tải sản theo tỷ lệ % Microfow Simon East Side Springtime Nợ ngắn hạn 3,7% 36,7% 53,7% 1,6% 13,2% 17,2% 21,5% 5,9% Phải trả thương mại - 23,6% 10,5% 24,8% Nợ dài hạn 1,8% 18,9% 8,7% 52,4% Vốn chủ sở hữu *Nguồn thường xuyên tài trợ cho tài sản: East Side: có ít nhất Springtime: nhiều nguồn tài trợ thường xuyên nhất Tài sản và doanh thu: Bảng 1.4. Tỷ suất tổng tài sản/doanh thu Microfow Simon East Side Springtime Tổng tài sản 181.172 1.151.163 4.344.745 132.664 Doanh thu 855.658 4.771.114 13.055.210 299.919 Tỷ lệ tổng tài sản/ doanh 21,2% 24,1% 32,2% 57,7% thu Chuyển đổi tài sản và rủi ro - Rủi ro càng lớn với những doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản/ doanh thu càng lớn.
- - Rủi ro càng lớn thì thu nhập càng cao nhưng không hoàn toàn như vậy-mà phải xem xét giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Giá trị gia tăng ở đây là giá trị mà doanh nghiệp thêm vào vật tư để sản ra sản phẩm hay dịch vụ Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận ------------- ROA = ------------- x = ------------- - Doanh thu Tài sản Tài sản Bảng 1.5. Tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản Microfow Simon East Side Springtime Tổng tài sản 181.172 1.151.163 4.344.745 132.664 855.658 4.771.114 13.055.210 299,919 Doanh thu 4,72 4,14 3,00 32,26 Tỷ lệ Bảng 1.6. Lãi ròng/doanh thu Lợi nhuận/doanh Lợi nhuận ròng Doanh thu thu Springtime(‘000) 4.374 229.983 1,90% Microflow 13.476 855.658 1,57% 177.594 13.055.210 1,36% East Side 32.219 4.771.114 0,68% Simon Bảng 1.7. Tỷ suất lãi ròng/tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận/doanh thu Doanh thu/tài sản ROA 1,57% 4,72 7,41 Microfow 1,36% 3,00 4,08 East Side 1,9% 1,73 3,29%
- 0,68% 4,14 2,82% Springtime Simon I. Tỷ suất khả năng sinh lời 1. Lãi hoặc lỗ: 2. Dòng tiền: So sánh yêu cầu thanh toán các khoản nợ của họ trong năm với số tiền sẵn có để đáp ứng yêu cầu thanh toán này. Dòng tiền = thu nhập thuần + khấu hao + Hao mòn 3. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (biên lợi nhuận ròng): xác định khả năng sinh lời trên mỗi đồng doanh thu Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng / Doanh thu 4. Biên lãi gộp: Tỷ suất này thể hiện lãi trên mỗi đồng doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán (GVHB). Giá vốn hàng bán của một công ty thể hiện chi phí sản xuất ra sản phẩm. Những chi phí này bao gồm các yếu tố chung như sau: - Hàng hóa và nguyên vật liệu - Lao động - Chi phí khấu hao có liên quan đến sản phẩm - Các chi phí khác có liên quan đến sản phẩm Lãi gộp Biên lãi gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Doanh thu = Lãi gộp / Doanh thu - Nếu, GVHB lại bao gồm cả phí hoạt động và khấu hao thì cần điều chỉnh giá vốn hàng bán. 5. Tỷ lệ % chi phí hoạt động: Xem xét chi phí hoạt động trên mỗi đồng doanh thu có nghĩa là xác định xem trong một đồng doanh thu có bao nhiêu tiền được sử dụng cho các chi phí hoạt động
- liên quan đến bán hàng. Khi tính ta loại bỏ chi phí khấu hao hoặc tiền lãi các loại được tính trong chi phí hoạt động. Tỷ lệ chi phí hoạt động = [Chi phí hoạt động (đã điều chỉnh)] / Doanh thu 6. Tỷ suất sinh lời: Ta tiếp tục tiến thêm 1 bước nữa là xem xét số chênh lệch giữa biên lãi gộp và tỷ lệ % chi phí hoạt động mà chúng ta gọi là tỷ suất sinh lời. Tỷ suất sinh lời % = Biên lãi gộp % - Chi phí hoạt động % 7. Biên hoạt động Nếu gộp từng yếu tố riêng lẻ lại với nhau, ta sẽ tính được biên hoạt động của công ty. Chúng ta có thể xem xét theo cách như sau: Biên lãi gộp Trừ: % chi phí hoạt động Bằng: Tỷ suất sinh lời Trừ: % chi phí khấu hao Trừ: % chi phí trả lãi Bằng: Biên hoạt động Biên hoạt động cho biết số lãi còn lại trên mỗi đồng doanh thu sau khi trừ đi những khoản chi phí chính trên mỗi đồng doanh thu. Đó là những chi phí trực tiếp cho sản xuất hàng hoá, chi phí hoạt động kinh doanh như chi phí bán hàng, chi phí quản lý hành chính, chi phí sử dụng tài sản cố định và chi phí tài chính. Phân biệt: biên hoạt động và biên lợi nhuận ròng: Hai tỷ số này khác nhau rõ ràng vì khi tính toán đến biên hoạt động ta chưa đề cập hết tất cả các khoản mục thu nhập và tất cả các khoản chi phí như: không xem đến thuế khi tính biên hoạt động, nhưng chi phí thuế được xét đến khi tính biên lợi nhuận ròng, điều này làm cho biên lợi nhuận ròng lẽ ra phải nhỏ hơn biên hoạt động.
- Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào điều này cũng đúng, ví dụ khi bán tài sản cố định thu lãi nhiều. 8. Rủi ro kế toán Rủi ro kế toán là rủi ro do ghi chép các giao dịch không tuân theo các nguyên tắc chung về kế toán được chấp nhận, có thể do vô tình hoặc cố ý gây ra và làm: - Thổi phồng doanh thu - Các chi phí - Định giá các khoản chi phí cho khoản nợ khó đòi, chi phí khấu hao thấp đi Qua phân tích tỷ suất sinh lời, ta thấy khả năng thanh toán nợ của công ty được coi trọng hơn khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời cao sẽ làm tăng năng lực thực hiện trách nhiệm thanh toán khi đến hạn. Khả năng sinh lời nào cũng làm tăng tài sản chủ sở hữu hoặc giá trị thuần của lợi nhuận giữ lại để kinh doanh. Đổi lại, điều này đảm bảo rằng tài sản của công ty sẽ lớn hơn để bù đắp các khoản nợ hoặc khoản nợ chịu lãi nếu có khi doanh nghiệp bị đóng cửa. Chúng ta hãy xem xét lại hoạt động của một công ty khi việc quản lý được điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo tăng khả năng sinh lời qua các năm: 1. Một công ty có thể tăng khả năng sinh lời nếu có khả năng tăng biên lãi gộp hoặc ngược lại nếu có thể giảm GVHB có liên quan đến doanh thu. Do đó có tăng biên lãi gộp bằng cách: - Giảm một khoản mục trong chi phí sản xuất hoặc - Tăng giá bán - Điều chỉnh cả hai, đó là giá vốn hàng bán và giá bán. Một câu hỏi rất cơ bản được đặt ra là: việc quản lý sẽ gây ảnh hưởng đến thành phần cấu thành của các tỷ suất sinh lời như thế nào, và đến mức độ nào? 2. Một công ty có thể tăng khả năng sinh lời nếu giảm được chi phí hoạt động.
- Việc quản lý có thể làm giảm chi phí này trên mỗi đồng doanh thu. Nếu bạn là người điều hành công ty và nhiều khi bạn không thể tăng được biên lãi gộp thì phải tìm cách giảm chi phí hoạt động để tăng thêm khả năng sinh lời của công ty và tiếp đó là khả năng trả nợ. 3. Công ty có thể tăng khả năng sinh lời nếu giảm được chi phí trả lãi. Mỗi công ty đều có những tài sản được tài trợ dưới hình thức là các khoản nợ và vốn chủ sở hữu. Trong đó, nói chung nợ là các khoản phải trả lãi hoặc không phải trả lãi như các khoản nợ ngân hàng, các khoản phải trả nhà cung cấp. Khuyến khích nhà cung cấp nới lỏng thời hạn trả tiền cho công ty để giảm việc vay vốn từ ngân hàng, do đó giảm được chi phí trả lãi. Tăng thêm phần vốn góp của các chủ sở hữu dưới hình thức tăng cường vốn để thay thế các khoản nợ nói chung và các khoản nợ chịu lãi nói riêng. 4. Cuối cùng, một công ty có thể dùng biện pháp giảm mức tăng trưởng doanh thu vì điều này làm giảm nhu cầu về tài sản. Nhu cầu về tài sản giảm có thể làm giảm chi phí trả lãi trên mỗi đồng doanh thu. II. Các tỷ suất về hiệu quả Chúng ta đã đề cập nhiều đến tài sản và nhu cầu sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong kinh doanh. Các tỷ suất về hiệu quả thường được xem là các tỷ suất của doanh thu vì doanh thu có ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng tiền tệ. Các tỷ suất về hiệu quả gồm: 1. Kỳ thu tiền bình quân Số A/R = (Khoản phải thu / Doanh thu) x 365 Tại sao các công ty không bán hàng thu tiền ngay? lý do là: - Thông thường người mua hàng không có sẵn tiền - Do phải cạnh tranh
- - Đây là công cụ Marketing để tăng doanh thu và thâm nhập thị trường (khuyến mãi) Để giảm bớt được thời gian của kỳ thu tiền bình quân, phải xác định được các chuẩn mực chung về công cụ cạnh tranh, công cụ marketing để tăng doanh thu và thâm nhập thị trường, chính sách thu hồi các khoản phải thu. 2. Số ngày dự trữ hàng tồn kho Ta sẽ sử dụng số tương đối (hàng tồn kho luôn so với GVHB) dưới hình thức: tỷ lệ % so với doanh thu và số ngày dự trữ để đo hiệu quả quản lý của công ty đối với hàng dự trữ. Ngày tồn kho = (Hàng tồn kho / Giá vốn hàng bán đã điều chỉnh) x 365 Quản lý và số ngày hàng tồn kho Tại sao các nhà quản lý không kiểm soát được số hàng tồn kho một cách hiệu quả? Có thể có mấy lý do sau: - Điều kiện cung cấp có thể biến đổi rất lớn tuỳ theo từng ngành - Thời gian chế biến - Giá bán trong kỳ tới - Khách hàng Với bất kỳ lý do nào, chúng ta có thể kết luận rằng dự trữ cao đòi hỏi lượng vốn lớn, điều này sẽ dẫn đến chi phí trả lãi trên mỗi đồng doanh thu lớn hơn. Trong khi đó có nhiều lý do khác nhau để giải thích mức dự trữ tương đối , số ngày dự trữ với mỗi ngành và mỗi công ty. Lượng dự trữ có thể tăng lên vì : 1. Không kiểm soát được mức hàng tồn kho, do không hiểu biết đầy đủ loại nào và kiểu mẫu nào sẽ bán nhanh nhất và số tồn kho là bao nhiêu. 2. Đầu cơ hàng dự trữ ở mức quá lớn nhằm đạt được doanh thu như dự kiến nhưng không thực hiên được. Hoặc dự toán được mẫu hoặc các loại sản phẩm mà thị trường có nhu cầu rất lớn nhưng thực tế không xảy ra đúng như vậy.
- Vậy khi đánh giá lượng hàng tồn tương đối, phải xác định được: - Tiêu chuẩn của ngành - Điều kiện cung cấp - Hiểu được quá trình sản xuất chế biến - Thái độ của người quản lý đối với hàng dự trữ và mục đích phục vụ khách hàng. - Thêm nữa, cần xác định tính hiệu quả của việc kiểm soát hàng tồn và đánh giá xem nhà quản lýcó khả năng dự tính được mức doanh thu phù hợp không, vì thế mới mua lượng hàng dự trữ cho thích hợp được. 3. Số ngày khoản phải trả Số ngày phải trả = [Khoản phải trả / GVHB (đã điều chỉnh)] x 365 Quản lý và số ngày khoản phải trả Như chúng ta thấy ở trên, có một sự chênh lệch đáng kể giữa mức dự trữ hàng và khoản phải trả hoặc các khoản phải trả và các khoản phải thu trong trường hợp công ty Microflow. Có một số lý do để không kéo dài ngày phải trả như sau: * Có cơ hội được hưởng chiết khấu * Muốn giữ uy tín đối với người cung cấp hiện tại và tương lai. Do đó, các nhà quản lý tự mình cần nhận thấy những lợi ích đối nghịch nhau về các khoản phải trả. Tuy nhiên, nếu không được hưởng chiết khấu, công ty quan tâm ngay đến việc kéo dài các khoản phải trả đến mức có thể. Về vấn đề này, nhà quản lý có một vài lựa chọn sau: * Dành thời gian làm việc với nhà cung cấp để đảm bảo với họ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra với một viễn cảnh tốt đẹp, làm cho nhà cung cấp bớt lo lắng và kết quả là cho phép thời gian thanh toán lâu hơn.
- * Khai thác một vài nguồn cung cấp khác. Trong quá trình này có thể sẽ tìm thấy một nhà cung cấp cho phép thanh toán với thời hạn dài hơn vì nhà cung cấp này muốn tăng thêm mối quan hệ trong kinh doanh. 4. Tài sản cố định trong doanh thu. Tỷ lệ: tài sản cố định/doanh thu = Tổng tài sản cố định / Doanh thu III. Tỷ suất vay nợ Tỷ lệ vay nợ = Tổng số khoản nợ / Vốn chủ sở hữu Về trực giác, ta thấy một công ty tạo ra ít lợi nhuận thì có tỷ suất vay nợ lớn vì chi phí trả lãi trên mỗi đồng doanh thu có thể tăng lên. Do ít lãi, công ty sẽ giảm lợi nhuận và tiền để đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn. Hơn nữa, tỷ suất vay nợ càng lớn có nghĩa là công ty có số tiền đến hạn thanh toán theo chu kỳ càng lớn. Tỷ suất vay nợ và tính thanh khoản. Về vấn đề thanh khoản, nếu tỷ suất vay vốn càng cao dẫn đến chi phí trả lãi càng cao. Chi phí trả lãi là một trong những chi phí cơ bản để giải thích khả năng sinh lời. Có công ty giấu lãi vào chi phí chung, vào khoản phải trả cán bộ công nhân viên, giấu cả cơ cấu của khoản nợ từ bên ngoài. Tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ vay nợ. Mức tăng doanh thu gây ảnh hưởng lớn đến hệ số vay vốn của công ty. Mức tăng trưởng doanh thu càng cao thì hệ số vay vốn cũng sẽ càng cao. Việc quản lý và tỷ suất vay nợ. - Chính sách cổ tức hoặc chính sách đền bù - Hiệu quả sử dụng tài sản - Thay đổi phần nợ chịu lãi. 2. Khả năng thanh toán
- a. Vốn lưu động: Vốn lưu động = Tài sản lưu động - Các khoản nợ ngắn hạn Nếu vốn lưu động là số dương có nghĩa là công ty đã dùng vốn dài hạn, các khoản nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu mua sắm tài sản lưu động. Hoặc nói một cách khác, vốn lưu động là số dương có nghĩa là công ty có vốn dài hạn lớn hơn nhu cầu vốn dài hạn cần thiết để việc tài trợ tài sản dài hạn. Do đó, con số vượt này được dùng để tài trợ tài sản ngăn hạn. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Tài sản ngắn hạn Các khoản nợ ngắn hạn Tỷ suất được chuyển từ số tuyệt đối sang số tương đối. Nếu vốn lưu động dương thì tỷ suất thanh toán ngắn hạn sẽ lớn hơn 1. Nếu vốn lưu động âm thì tỷ suất thanh toán ngắn hạn sẽ nhỏ hơn 1. Khi xem xét vốn lưu động và tỷ suất thanh toán ngắn hạn, hãy nhớ rằng chúng không giống nhau: - Vốn hoạt động được biểu hiện bằng lương tiền, còn tỷ suất thanh toán ngắn hạn được hiểu như một số tương đối. - Cần phải nhắc nhở lại một lần nữa rằng nếu một công ty thật sự cố số dư vốn lưu động dương thì tỷ suất thanh toán ngắn hạn sẽ lớn hơn 1(>1). Tỷ suất thanh toán nhanh (tỷ suất thanh toán tức thời) Tỷ suất thanh toán nhanh = (Tiền mặt + Giấy tờ có giá + Chứng từ phải thu) / Tổng số nợ ngắn hạn
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn