intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu trong đoạn 2 bài thơ Vội vàng

Chia sẻ: Cao Thi Ly | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1.773
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo bài văn mẫu "Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu trong đoạn 2 bài thơ Vội vàng" để thấy được tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời của một nhà thơ vốn khao khát sống, sống mãnh liệt hết mình. Qua đoạn thơ, người đọc thêm trân trọng quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực, cảm xúc chân thành của một tâm hồn nghệ sĩ luôn cháy bỏng niềm yêu cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu trong đoạn 2 bài thơ Vội vàng

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br /> <br /> VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU<br /> PHÂN TÍCH SỰ CẢM NHẬN VỀ THỜI GIAN CỦA XUÂN DIỆU TRONG<br /> ĐOẠN 2 BÀI THƠ VỘI VÀNG<br /> BÀI MẪU SỐ 1:<br /> “Vội vàng’’ là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Thơ thơ” (1938). Vượt qua dòng<br /> chảy thời gian hơn 60 năm rồi, mà những ý tưởng mới mẻ về thời gian, về tuổi xuân, về tình yêu<br /> đời, yêu cuộc sống- cùng với một giọng thơ nồng nhiệt đắm say vẫn lôi cuốn chúng ta một cách<br /> kì lạ. Đây là đoạn thơ trích trong phần 2 bài “Vội vàng” nói lên sự cảm nhận về thời gian của thi<br /> sĩ Xuân Diệu:<br /> “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua<br /> Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.<br /> Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất<br /> Lòng tôi rộgn, nhưng lượng trời cứ chật,<br /> Không cho dài thời trẻ của nhân gian<br /> Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn<br /> Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!<br /> Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi.<br /> Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;<br /> Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi<br /> Khắp sông núi vẫn than thẩm tiễn biệt …”<br /> 1. Hai câu thơ đầu đoạn, với cách ngắt, nhịp 3/5, đọc lên ta cảm thấy cái nhún nhảy của<br /> mùa xuân, của thời gian:<br /> “Xuân dương tới / nghĩa là xuân dương qua<br /> Xuân còn non / nghĩa là xuân sẽ già”.<br /> Các từ ngữ: “đương tới” với “đương qua”, “còn non'” với “sẽ già” tương ứng, đối lập nhau, diễn<br /> tả mùa xuân và thời gian vận động không ngừng. Bước đi của mùa xuân, dòng chảy của thời gian<br /> là mải miết, vô tận. Trong hiện tại “đang tới" đã có màu li biệt “đương qua”. Chữ “đang” chuyển<br /> thành chữ “đương” mộ: cách nói điệu đà, rất thơ. Trong dáng vẻ “còn non” hôm nay đã báo hiệu<br /> một tương lai “sẽ già”. Cách cảm nhận của thi sĩ về thời gian và mùa<br /> <br /> xuân là tinh tế và biểu cảm. Đó là một ý tưởng rất tiến bộ. Cũng chữ “non” và chữ “già” ấy, ông<br /> có những các cảm nhận rất độc đáo bằng một tâm hồn lãng mạng với cặp mắt xanh non<br /> “Tinh yêu đến, tình yêu đi, ai biết<br /> Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt...<br /> (...) Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!<br /> Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...”<br /> W: www.hoc247.net<br /> <br /> F: www.facebook.com/hoc247.net<br /> <br /> T: 0989 627 405<br /> <br /> Trang | 1<br /> <br /> Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br /> <br /> (“Giục giã")<br /> Và ông cũng nhìn thấy sự vật phát triển và đổi thay không ngừng. Mùa xuân thời gian và sự sống<br /> thật vô cùng kì diệu:<br /> “Mấy hôm trước còn hoa<br /> Mới thơm đây ngào ngạt<br /> Thoáng như một nghi ngờ<br /> Trái đã liền có thật”.<br /> ("Quả sấu non trên cao")<br /> 2. Bảy câu thơ tiếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ, đời người với thời gian và vũ trụ. Và<br /> đó cũng là bi kịch của con người, đời người. Khi “xuân hết”, tuổi trẻ đi qua “nghĩa là tôi<br /> cũng mất”. Mất ý vị cuộc đời. Tuổi trẻ đáng yêu biết bao! Mỗi người chỉ có một thời son<br /> trẻ. Cũng như thời gian trôi qua, tuổi trẻ một đi không trở lại:<br /> “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”.<br /> “Lượng trời cứ chật” mà “lòng tôi rộng”, muốn trường sinh bất tử, muốn trẻ mãi không già. Quy<br /> luật của sự sống thật vô cùng nghiệt ngã: “Không cho dài thời trẻ của nhân gian”. “Hảo hoa vô<br /> bách nhật - Nhân thọ vô bách tuế” (Nguyễn Du). “Mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi...” (Tục<br /> ngữ). Một lần nữa thi sĩ lại đặt ngôn ngữ trong thế tương phản giữa “rộng” với “chật”, để nói lên<br /> cái nghịch lí của đời người. Cũng là một cách cảm nhận thời gian rất thực.<br /> “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật<br /> Không cho dài thời trẻ của nhân gian”<br /> Xuân của bốn mùa thu thì tuần hoàn (xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận) nhưng đời người chỉ có<br /> một thời thanh xuân. Tuổi trò “chẳng hai lần thắm lại”. Vũ trụ đất trời thì vĩnh hằng, vô hạn. trái<br /> lại đời người thì hữu hạn. Kiếp nhân sinh nhiều bi kịch. Ai cũng muốn trẻ mãi không già, ai cùng<br /> muốn được sống mãi với tuổi xanh, tuổi hoa niên. Tiếng thơ cất lên như một lời than tiếc nuối:<br /> ... Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn<br /> Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!<br /> Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi<br /> Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”<br /> “Tiếc cả đất trời vì không được trẻ mãi để tận hưởng mọi cái đẹp của thiên nhiên và cuộc đời. Đó<br /> là lòng yêu đời và ham sống, khao khát được sống hết mình với tuổi trẻ:<br /> “Mười chín tuổi, hỡi những nàng má ngọc.<br /> Ríu rít chim, là tuổi ước mơ hoa!<br /> Hãi chàng trai kiều diễm mãi vui ca.<br /> Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở!”<br /> ("Đẹp" - Xuân Diệu)<br /> Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” cùng như “Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở”, đó là bi kịch<br /> của người đời, xưa và nay. Có ham sống và yêu đời mới cảm nhận sâu sắc bi kịch ấy. Vì thế<br /> không được vung phí thời gian và tuổi trẻ.<br /> W: www.hoc247.net<br /> <br /> F: www.facebook.com/hoc247.net<br /> <br /> T: 0989 627 405<br /> <br /> Trang | 2<br /> <br /> Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br /> <br /> 3. Hai câu thơ cuối dào dạt cảm xúc. Nhà thơ xúc động lắng nghe bước đi của thời gian,<br /> tiếng “than thầm tiễn biệt” của sông núi, của cảnh vật. Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời<br /> gian trôi đi qua “mùi”, “vị” của năm tháng “chia phôi” trong dòng chảy vô tận. Một cách<br /> cảm nhận thời gian rất thơ, rất tinh tế:<br /> "Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.<br /> Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”.<br /> Đoạn thơ trên đây cho thấy vẻ đẹp trong thơ Xuân Diệu: sự trau chuốt về ngôn từ, sự tinh tế trong<br /> cảm xúc biểu hiện. Một quan niệm nhản sinh rất tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ. Cái<br /> tôi cá nhân trữ tình được khẳng định. Ham sống và yêu đời; sống hết mình, sông trong tình vêu đó là những ý tưởng rất đẹp, vẻ đẹp của một hồn thơ lãng mạn - “vội vàng" không nghĩa là sống<br /> gấp như ai đó đã nói.<br /> <br /> W: www.hoc247.net<br /> <br /> F: www.facebook.com/hoc247.net<br /> <br /> T: 0989 627 405<br /> <br /> Trang | 3<br /> <br /> Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br /> <br /> BÀI MẪU SỐ 2:<br /> I. MỞ BÀI<br /> Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ. Ông được mệnh danh là “ông hoàng của thi ca tình<br /> yêu”. Trước cách mạng, với hai tập “Thơ Thơ” và “Gửi hương cho gió”, Xuân Diệu đã chính<br /> thức trờ thành “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Bài thơ “Vội Vàng” nằm<br /> trong tập “Thơ Thơ” là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Diệu viết về<br /> mùa xuân, tuổi trẻ. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ thể hiện quan niệm nhân sinh<br /> của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ và niềm khao khát được sống mãnh liệt, sống có ý nghĩa,<br /> sống hết mình với mùa xuân tuổi trẻ, thời gian cuộc đời:<br /> “Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua<br /> …<br /> Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm”<br /> II. THÂN BÀI<br /> 1. Khái quát: Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ”, xuất bản năm 1938 là bài thơ tiêu<br /> biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói chung. “Vội vàng” là một trong những bài<br /> thơ tiêu biểu của Xuân Diệu. Bài thơ thể hiện tập trung sở trường của Xuân Diệu trong việc bộc<br /> lộ cái tôi và cách cảm nhận thiên nhiên, sự sống. Cả bài thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý<br /> nghĩa nhân bản sâu sắc. Đoạn thơ ta phân tích nằm ở phần giữa của bài thơ “Vội vàng”. Ở đoạn<br /> này thi sĩ tập trung thể hiện quan niệm về thời gian.<br /> Thời gian trong thi ca trung đại là “thời gian tuần hoàn”, nghĩa là thời gian được hình dung như<br /> một vòng tròn liên tục tái diễn, hết một vòng lại quay về điểm xuất phát, cứ trở đi rồi trở lại mãi<br /> mãi. Mà đã là vòng tuần hoàn thì thời khắc, thời đoạn có ra đi thì cũng quay trở về. Quan niệm<br /> “thời gian tuần hoàn” xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm<br /> thước đo thời gian.<br /> Cách thức trình bày của Xuân Diệu là “chống đối”, “tranh cãi” lại quan niệm xưa; đồng thời bộc<br /> bạch quan niệm của mình bằng một cảm xúc sôi nổi cuồng nhiệt, nghĩa là một dạng ý thức triết<br /> học đã thấm nhuần cảm xúc. Đoạn thơ ( từ câu 14 đến câu 24, có thể đến câu 28 ) với giọng tranh<br /> luận, biện bác, nhịp điệu sôi nổi, khẩn trương và những câu thơ đầy mĩ cảm về cảnh sắc thiên<br /> nhiên đã chứa đựng cảm nhận về thời gian của thi sĩ. Xuân Diệu đã phủ định trực tiếp quan niệm<br /> “thời gian tuần hoàn” bằng một câu thật dứt khoát: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn”.<br /> Như vậy, Xuân Diệu lựa chọn cho mình một quan niệm khác “thời gian tuyến tính”. Nghĩa là thời<br /> gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại. Vì thế mỗi<br /> khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Cho nên tâm trạng nhân vật trữ tình mới có thoáng nỗi<br /> buồn và nỗi hoài nghi.<br /> 2. Nội dung cần phân tích, cảm nhận:<br /> a. Xuân Diệu quan niệm “thời gian tuyến tính” xuất phát từ cái nhìn động:<br /> “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua<br /> Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”<br /> Con người thời trung đại hình như yên trí với quan niệm thời gian tuần hoàn với cái chu kỳ bốn<br /> mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu ngàn ngày của kiếp người. Xuân Diệu nhìn cuộc đời bằng<br /> W: www.hoc247.net<br /> <br /> F: www.facebook.com/hoc247.net<br /> <br /> T: 0989 627 405<br /> <br /> Trang | 4<br /> <br /> Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br /> <br /> con mắt xanh non biếc rờn nhưng cũng không tránh khỏi những hoài nghi, mất mát. Điều thi sĩ sợ<br /> nhất là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bởi thời gian là tuyến tính nên thời gian như một dòng<br /> chảy mà mỗi một khoảnh khắc qua là mất đi vĩnh viễn. Cách dùng cặp từ đối lập trong hai câu<br /> thơ “Tới – qua”, “non – già” đã cho người đọc thấy được sự cảm nhận rất đỗi tinh tế của thi nhân<br /> về bước đi của thời gian. Thời gian như dòng chảy không ngừng nghỉ. Cái ta đang có cũng là cái<br /> ta đang mất, trong hiện tại đã có quá khứ và hé mở tương lai.<br /> b. Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá thể của mình làm thước đo thời gian. Tức là lấy quỹ thời<br /> gian hữu hạn của cuộc đời mình ( sinh mệnh cá thể ) ra để đo đếm thời gian trong vũ trụ.<br /> Thậm chí thi sĩ lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh của con người là<br /> tuổi trẻ để làm thước đo:<br /> “Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất<br /> Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật<br /> Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian<br /> Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn<br /> Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại<br /> Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi<br /> Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ”<br /> Chữ “Xuân” được điệp đi điệp lại cả năm đến sáu lần (trong ba câu đầu đã có tới năm lần).<br /> “Xuân” ấy vừa là xuân của đất trời vừa là “xuân” của cuộc đời, của tuổi trẻ. Mỗi lần nhắc lại là<br /> mỗi lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi của thi nhân. Xuân của thiên nhiên thì còn mãi mà “xuân” của<br /> đời người đã “hết” thì “tôi cũng mất”. Dù lòng yêu có “rộng” đến bao nhiêu thì “lượng trời” vẫn<br /> cứ chật. Nên “tuổi trẻ nhân gian” không thể “dài” thêm mãi. Ở đây, hệ thống từ ngữ, hình ảnh<br /> được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ (tới – qua, non –già, rộng – chật, xuân<br /> tuần hoàn, - tuổi trẻ chẳng hai lần, còn – chẳng còn) để làm nổi bật tâm trạng nuối tiếc thời gian,<br /> cuộc đời. Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân rồi cũng tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người<br /> chỉ có một lần, đã qua là qua mãi. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định:<br /> “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,<br /> Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !”<br /> Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi không trở lại “chẳng hai lần thắm lại” thì<br /> làm chi có sự tuần hoàn ! Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt<br /> của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn. Nghĩ về tính hạn chế của kiếp người, Xuân Diệu đã<br /> đem đến một nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ:<br /> “Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi<br /> Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”<br /> Đọc hai câu thơ, ta cảm nghe rất rõ tiếng thở dài bất lực của thi nhân. Ta nghe rõ cả cái bâng<br /> khuâng, nuối tiếc của nhà thơ phả vào đất trời. Dường như trước mắt người đọc là cả một trời tiếc<br /> nuối. Tâm trạng ấy của Xuân Diệu ta cũng bắt gặp trong bài thơ “Giục giã”:<br /> “Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn<br /> Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến<br /> W: www.hoc247.net<br /> <br /> F: www.facebook.com/hoc247.net<br /> <br /> T: 0989 627 405<br /> <br /> Trang | 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0