Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
PHÂN TÍCH SỰ HỘI TỤ CỦA THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN<br />
THÍCH NGHI VỊ TRÍ VÀ LỰC CÁNH TAY ROBOT<br />
Đào Minh Tuấn1,2*, Trần Đức Thuận2, Phan Đình Hiếu3<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày các phân tích sự hội tụ của một phương pháp điều<br />
khiển mới cho cánh tay robot. Giải pháp điều khiển này được phát triển thêm với sự<br />
kết hợp của thuật toán điều khiển thích nghi vị trí và lực với bộ quan sát lực/vận<br />
tốc. Với sự kết hợp này, tín hiệu phản hồi lực và vận tốc được ước lượng bằng bộ<br />
quan sát, vì vậy, bộ điều khiển chỉ cần đo lường vị trí. Nghiên cứu đưa ra các chứng<br />
minh chi tiết sự hội tụ sai lệch quỹ đạo vị trí và sai lệch lực tương tác trong thuật<br />
toán. Kết quả mô phỏng được thực hiện trên phần mềm Matlab Simulink để minh<br />
chứng cho sự phân tích trên.<br />
Từ khóa: Ổn định Lyapunov; Điều khiển robot; Điều khiển lai vị trí/lực; Điều khiển thích nghi.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Khi cánh tay robot làm việc trong các điều kiện ràng buộc về lực tương tác thì lực<br />
tương tác này phải được điều khiển đồng thời với vị trí điểm tác động cuối của cánh tay<br />
robot. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trong lĩnh vực điều khiển này:<br />
Phương pháp điều khiển lai giữa lực và vị trí đầu tiên được đề xuất trong [1], trong nghiên<br />
cứu này, bộ điều khiển được tách riêng thành hai bộ điều khiển con là bộ điều khiển lực và<br />
vị trí thông qua một ma trận chọn. Một phương pháp điều khiển lai vị trí/lực cho cánh tay<br />
robot ba bậc tự do đã được công bố trong [2], nghiên cứu này được thực hiện điều khiển<br />
trong cả trường hợp chuyển động trong không gian tự do và chuyển động trong sự ràng<br />
buộc của môi trường làm việc. Một bộ điều khiển lai vị trí/lực sử dụng các động học trực<br />
tiếp để tìm ra vị trí hiện tại của điểm tác động cuối được giới thiệu trong nghiên cứu [3],<br />
thuật toán điều khiển trong nghiên cứu này sử dụng ma trận Jacobi chuyển vị để tính toán<br />
sai lệch vị trí của cánh tay robot. Nghiên cứu [4] đề xuất một phương pháp điều khiển lai<br />
vị trí/lực sử dụng bộ quan sát lực. Trong nghiên cứu này, tín hiệu phản hồi lực tương tác<br />
giữa điểm tác động cuối của cánh tay robot với môi trường làm việc không được lấy từ<br />
cảm biến lực mà được phản hồi từ bộ quan sát lực. Một bộ quan sát lực/vận tốc được xây<br />
dựng trong [5]. Trong nghiên cứu này, vận tốc và lực tương tác của cánh tay robot được<br />
ước lượng bằng bộ quan sát lực/vận tốc và chỉ cần đo lường về vị trí. Bộ điều khiển được<br />
xây dựng trên hai luật điều khiển PID cho vị trí và PD cho lực. Tất cả các nghiên cứu nêu<br />
trên đều thực hiện điều khiển trong trường hợp với mô hình động lực học cánh tay robot<br />
được xác định rõ ràng bằng các phương trình toán học cụ thể. Tuy nhiên, trong một số<br />
trường hợp, một số cánh tay robot không có những mô hình rõ ràng hoặc trong mô hình có<br />
các tham số động lực học không được xác định hoặc các tham số động lực học này thay<br />
đổi, ví dụ như khối lượng của tải trọng hoặc mô men quán tính của cánh tay robot thay đổi<br />
khi làm việc ở các vị trí khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, thuật toán điều khiển thích<br />
nghi được đã được sử dụng rất hiệu quả và mang lại những kết quả tốt. Slotine-Li [6] đã đề<br />
xuất một bộ điều khiển thích nghi với một luật cập nhật các tham số động lực học của cánh<br />
tay robot và một luật điều khiển vị trí của cánh tay robot trong không gian khớp và không<br />
gian làm việc. [7] đã đề xuất một phương pháp điều khiển thích nghi vị trí và lực. Trong<br />
nghiên cứu này, cả tham số của robot và tham số của bề mặt môi trường ràng buộc đều<br />
không được xác định. Trong nghiên cứu [8], một thuật toán điều khiển thích nghi vị trí/lực<br />
được phát triển từ thuật toán điều khiển thích nghi vị trí của Slotine-Li đã đưa ra các phân<br />
tích về chuyển động ràng buộc của cánh tay robot trong môi trường và các bước thiết kế<br />
thuật toán điều khiển. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đưa ra các phân tích để xây dựng<br />
thuật toán điều khiển và thuật toán điều khiển cần các tín hiệu đo lường lực và vận tốc.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 23<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Mặt khác, nghiên cứu chưa đưa ra được các phân tích và chứng minh sự hội tụ của sai lệch<br />
quỹ đạo vị trí và lực.<br />
Trong bài báo này, các phân tích chi tiết sự hội tụ của sai lệch quỹ đạo vị trí và sai lệch<br />
lực của thuật toán điều khiển trong nghiên cứu [8] được nêu ra. Hơn nữa, nghiên cứu này<br />
thực hiện kết hợp thuật toán điều khiển trong [8] với bộ quan sát lực/vận tốc được xây<br />
dựng trong [5]. Vì vậy, bộ điều khiển chỉ cần sự đo lường vị trí. Bố cục của bài báo đươc<br />
đưa ra như sau. Phần 2 trình bày các phân tích sự hội tụ sai lệch quỹ đạo vị trí và sai lệch<br />
lực của thuật toán, phần 3 thể hiện kết quả mô phỏng và các đánh. Trong phần 4, nhóm tác<br />
giả đưa ra các kết luận và hướng phát triển của nghiên cứu.<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Phân tích sự hội tụ của sai lệch quỹ đạo vị trí<br />
Xét phương trình động lực học cánh tay robot n bậc tự do [9] như sau:<br />
H (q )q C (q, q )q Dq g (q ) J T (q ) (1)<br />
Trong đó, q n là véc tơ góc quay xét trong không gian khớp, q n là véc tơ vận<br />
tốc góc , q n là véc tơ gia tốc góc khớp, H (q ) nn là ma trận thành phần quán<br />
tính, C (q, q ) n là ma trận thành phần hướng tâm và coriolis, D nn là ma trận<br />
đường chéo xác định dương và là đại lượng biểu thị cho hệ số ma sát nhớt, g q n là<br />
véc tơ của lực trọng trường, n là véc tơ của mô men đầu vào đặt tại các khớp,<br />
n là véc tơ nhân tử Lagrange (là đại lượng vật lý biểu thị cho lực tác động của điểm<br />
tác động cuối cánh tay robot lên môi trường), J ( q ) nn là ký hiệu gradient của ràng<br />
buộc holonomic. Giả sử đưa ra một cập giá trị, bao gồm quỹ đạo đặt (mong muốn) của vị<br />
trí qd t trong không gian khớp và quỹ đạo đặt của lực d t trên bề mặt của môi<br />
trường. Thuật toán điều khiển thích nghi vị trí/lực cho cánh tay robot được thiết kế trong<br />
[8] được mô tả bởi phương trình sau:<br />
K d s Y q, q , q r , qr pˆ J T d F (2)<br />
Trong đó, là hằng số dương, pˆ là giá trị ước lượng tại thời điểm t của véc tơ tham<br />
T<br />
<br />
số cánh tay robot p , F dt . Sai lệch lực , sai lệch vận tốc e và sai lệch vị<br />
0<br />
<br />
trí e được xác định như sau<br />
d (3)<br />
e q q d (4)<br />
e q qd (5)<br />
Trong đó, và q là tín hiệu phản hồi từ cảm biến lực và cảm biến vận tốc. Sơ đồ điều<br />
khiển thích nghi vị trí và lực sử dụng bộ quan sát lực/vận tốc được mô tả bằng sơ đồ hình 1<br />
Trong sơ đồ hình 1, bộ điều khiển gồm luật điều khiển vị trí P và F<br />
P K d s Y q, q , q r , qr pˆ (6)<br />
F J T d F (7)<br />
<br />
<br />
<br />
24 Đ. M. Tuấn, T. Đ. Thuận, P. Đ. Hiếu, “Phân tích sự hội tụ … và lực cánh tay robot.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong đó, ˆ và qˆ là ước lượng của lực và vận tốc từ bộ quan sát được thiết kế trong<br />
[5]. Các ước lượng này được thay cho và q trong phương trình (3) và (4). Tại một thời<br />
điểm bất kỳ, giá trị ước lượng luôn được cập nhật bằng một luật cập nhật được đưa ra<br />
trong phương trình:<br />
T<br />
<br />
pˆ t pˆ 0 1Y T q, q , q r , qr s t dt (8)<br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
x<br />
xd<br />
xˆ P<br />
<br />
+ q<br />
<br />
x<br />
-<br />
d F<br />
<br />
<br />
<br />
ˆ<br />
H , C, g<br />
qˆ<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ điều khiển vị trí và lực sử dụng bộ quan sát lực/vận tốc.<br />
Để phân tích sự hộ tụ của e t với e t q qd , xét thành phần s trong phương<br />
trình (2) được phân tích thành hai thành phần [8] như sau<br />
s st sn Q q e Le J T F (9)<br />
Trong đó<br />
st t Q q e Le (10)<br />
<br />
Ma trận Q q là ma trận chiếu sai lệch quỹ đạo vị trí lên mặt phẳng tiếp tuyến với<br />
rằng buộc của môi trường tại vị trí q và được xác định như sau:<br />
Q q I J T q J q (11)<br />
Thay phương trình (11) vào phương trình (10) ta được:<br />
st t I J T q J q e Le (12)<br />
st t e Le J T q J q e LJ T q J q e (13)<br />
<br />
Trong đó, J q e được phân tích như sau:<br />
<br />
J q e J q q q d J q q J q q d (14)<br />
<br />
0<br />
<br />
J q e J q q d J q J qd q d (15)<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 25<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Thay phương trình (15) vào phương trình (13) ta được<br />
st t e Le LJ T q J q e J T q J q J qd q d (16)<br />
e L e J T q J q e J T q J q J qd q d st t (17)<br />
<br />
Nhân tích trong hai vế của phương trình (17) với eT ta được:<br />
1 d<br />
2 dt<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
e L e J q e<br />
2<br />
e J T T<br />
q J q J qd q d eT st t (18)<br />
eT e<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
q 0<br />
e qd<br />
qd<br />
q<br />
q<br />
J T qd <br />
T<br />
J qe J T qd <br />
<br />
J T q <br />
J T q J T qd <br />
<br />
Hình 2. Không gian hình học q và qd .<br />
Giả sử q 0 đủ trơn, khi quỹ đạo vị trí q càng tiến gần với quỹ đạo đặt qd thì<br />
véc tơ sai lệch quỹ đạo q e càng tiến dần vuông góc với véc tơ J q .<br />
<br />
và được thể hiện trong hình 2. Như vậy, tồn tại một giá trị 0 0 đủ nhỏ thỏa mãn<br />
e 0 , nghĩa là:<br />
1<br />
J q e <br />
e (19)<br />
2<br />
Tương tự như vậy, luôn tồn tại một giá trị 0 0 đủ nhỏ sao cho<br />
<br />
J q J qd 0 e (20)<br />
<br />
Trong đó, độ lớn của 0 phụ thuộc vào bán kính của đường cong của bề mặt tại điểm<br />
qd . Bán kính của đường cong càng lớn thì 0 càng nhỏ và ngược lại. Từ phương trình<br />
(18) ta có:<br />
d<br />
<br />
e L e J q e e J q J q J qd q d eT st t <br />
2 2<br />
T T<br />
e <br />
(21)<br />
dt<br />
Xét phương trình (21), ta có<br />
<br />
<br />
<br />
26 Đ. M. Tuấn, T. Đ. Thuận, P. Đ. Hiếu, “Phân tích sự hội tụ … và lực cánh tay robot.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
2 2<br />
<br />
e e L e J q e eT J T q J q J qd q d eT st t (22)<br />
d<br />
dt <br />
1 <br />
e <br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
e e 0<br />
sup q e s t <br />
t 0<br />
d t<br />
<br />
2 2<br />
<br />
<br />
Suy ra<br />
d 3L <br />
e<br />
dt<br />
e t e 0 1 e t e t st t <br />
4 2 <br />
(23)<br />
<br />
d 3L <br />
<br />
dt<br />
e t 0 1 e t st t <br />
4 2 <br />
(24)<br />
<br />
Trong đó, 1 sup q d . Khi V t không tăng theo t đồng thời s t bị chặn và bao<br />
t 0<br />
<br />
gồm hai thành phần trực giao với nhau là st và sN , trong đó st t cũng bị chặn, cụ thể là<br />
V t V 0 . Trong đó, V 0 là hàm V t được xét tại thời điểm t 0 được xác định<br />
như sau:<br />
1 T<br />
V 0 <br />
2<br />
s 0 H q 0 s 0 pT 0 p 0 (25)<br />
<br />
Với tính chất của phương trình động học cánh tay robot thì H q là ma trận đối xứng<br />
xác định dương. Nếu gọi min là giá trị riêng nhỏ nhất của ma trận H q 0 thì ta có:<br />
<br />
1 T 1<br />
s 0 H q 0 s 0 max s 0<br />
2<br />
(26)<br />
2 2<br />
Biến đổi vế phải của bất phương trình (26) ta được:<br />
1 1 1<br />
max s 0 max st 0 sN 0 max st 0 sN 0 , st 0 sN 0<br />
2 2<br />
<br />
2 2 2<br />
1<br />
max st 0 , st 0 sN 0 sN 0 , st 0 sN 0 (27)<br />
2<br />
<br />
1 <br />
max st 0 , st 0 st 0 , sN 0 sN 0 , st 0 sN 0 , sN 0 <br />
2 <br />
2<br />
s 0<br />
t<br />
0 0 s 0 N<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
2<br />
2 1<br />
max s 0 max<br />
2<br />
s 0<br />
t<br />
2<br />
s N 0<br />
2<br />
(28)<br />
<br />
Tại thời điểm ban đầu thì sai lệch lực F 0 , suy ra sN 0 0 . Kết hợp bất<br />
phương trình (26) với phương trình (28) suy ra:<br />
1<br />
sT 0 H q 0 s 0 max st 0<br />
2<br />
(29)<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 27<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
V 0 <br />
1<br />
2<br />
max st 0 pT 0 p 0<br />
2<br />
(30)<br />
<br />
Tương tự như vậy, xét hàm V t ta cũng có bất đẳng thức<br />
1 T<br />
V t s t H q t s t <br />
2 <br />
(31)<br />
2<br />
min st <br />
<br />
1<br />
V t min s t <br />
2<br />
(32)<br />
2<br />
Biến đổi vế phải của bất phương trình (32) tương tự như phép biến đổi trong phương<br />
trình (27) suy ra:<br />
1<br />
V t min<br />
2<br />
s t <br />
t<br />
2<br />
sN t <br />
2<br />
(33)<br />
<br />
1<br />
V t min st t <br />
2<br />
(34)<br />
2<br />
Kết hợp các bất phương trình (34), (30) và điều kiện V t V 0 ta được:<br />
<br />
1<br />
2<br />
2 1<br />
2<br />
2<br />
<br />
min st t V t V 0 max st 0 pT 0 p 0 (35)<br />
<br />
Trong đó, min và max là ký hiệu của giá trị riêng nhỏ nhất và lớn nhất của ma trận<br />
quán tính H q . Từ phương trình (35), với mọi t 0 ta có:<br />
<br />
st t st 0 min2 p 0 e 0 L e 0 min2 p 0 (36)<br />
1 1<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
2<br />
và P 0 PT 0 P 0 . Để đơn giản trong ký<br />
2<br />
Trong đó max<br />
min <br />
<br />
hiệu của các phương trình và bất phương trình, đặt<br />
<br />
e 0 L e 0 min2 p 0 <br />
1<br />
(37)<br />
<br />
Thay (36) vào (24), kết hợp với chọn L 201 và 1 . Sử dụng định lý Gronwall<br />
[10] ta có<br />
L<br />
t t L<br />
2 L2 t 2 <br />
e t e 2 e 0 e 2 d e e 0 (38)<br />
0<br />
L L <br />
2<br />
Vì L 201 và 1 , từ phương trình (37) ta suy ra e 0 . Bất phương trình<br />
L<br />
(38) được rút viết rút gọn như sau:<br />
2<br />
e t <br />
L<br />
2 1<br />
<br />
2 e 0 e 0 min2 P 0 <br />
L<br />
(39)<br />
<br />
Nếu L đủ lớn để thỏa mãn bất phương trình sau:<br />
<br />
<br />
<br />
28 Đ. M. Tuấn, T. Đ. Thuận, P. Đ. Hiếu, “Phân tích sự hội tụ … và lực cánh tay robot.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2<br />
L<br />
1 1<br />
e 0 min2 P 0 0<br />
2<br />
(40)<br />
<br />
1<br />
e 0 thỏa mãn bất phương trình e 0 0 , thì bất phương trình (39) được viết<br />
4<br />
lại như sau:<br />
2<br />
1<br />
e t 2 e 0 e 0 min2 P 0 <br />
<br />
L <br />
(41)<br />
1<br />
0 1<br />
4 0<br />
2<br />
<br />
<br />
Suy ra e t 0 . Như vậy, nếu bề mặt q 0 đủ trơn để đảm bảo rằng tồn tại<br />
các hằng số dương 0 và 0 thì dọc theo quỹ đạo vị trí khớp mong muốn qd t trên bề<br />
mặt luôn thỏa mãn q t qd t 0 , tức là<br />
<br />
1<br />
J q q qd t q qd t <br />
2 (42)<br />
<br />
J q J qd t 0 q qd t <br />
Như vậy, khi thuật toán điều khiển thể hiện ở phương trình (2) với các ràng buộc như<br />
sau: Hằng số L đủ lớn, sao cho L 201 . Các điều kiện ban đầu của sai lệch vị trí e 0<br />
1<br />
và sai lệch vận tốc e 0 thỏa mãn bất phương trình (40) và e 0 0 thì thuật toán<br />
4<br />
điều khiển sẽ đảm bảo quỹ đạo vị trí khớp q t hội tụ đến một quỹ đạo mong muốn của vị<br />
trí khớp qd t , tức là lim e t 0 .<br />
t <br />
<br />
2.2. Phân tích sự hội tụ của quỹ đạo lực<br />
Trong phần này, các phân tích và chứng minh sự hội tụ của lực tương tác t tới một<br />
lực tương tác mong muốn d t sau một khoảng thời gian t sao cho điểm tác động cuối<br />
của cánh tay robot luôn luôn tiếp xúc với bề mặt môi trường và tương tác với bề mặt một<br />
lực mong muốn. Dựa vào các phân tích trong [5], ta có:<br />
1 <br />
H q s M 0 H q S q, q Jq J T J s Y q, q , q r , qr p<br />
2 (43)<br />
J F K d s<br />
T<br />
<br />
<br />
<br />
Để rút gọn các công thức, ta đặt<br />
<br />
1 <br />
h t M 0 H q S q, q Jq J T J s (44)<br />
<br />
<br />
2 <br />
Thay phương trình (44) vào phương trình (43), ta được:<br />
H q s h t Y q, q , q r , qr p J T F K d s (45)<br />
Dựa theo phân tích trong [11], ta có<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 29<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
lim Y q, q , q r , qr p 0 (46)<br />
t 0<br />
<br />
Suy ra, phương trình (45) được viết lại như sau<br />
H q s h t J T F K d s (47)<br />
<br />
Nhân hai vế của phương trình (47) với J q H 1 q ta được<br />
<br />
J q s J q H 1 q h t J q H 1 q J T F K d s (48)<br />
<br />
Từ định nghĩa của s t trong phương trình (9), nhân hai vế của phương trình này với<br />
J q ta được<br />
J q s J q Q q e Le J q J T F (49)<br />
<br />
0 1<br />
<br />
J q s F (50)<br />
Lấy đạo hàm hai vế của phương trình (50), ta được<br />
J q s J q s J q s J q s (51)<br />
<br />
Thay phương trình (51) vào phương trình (48) ta được<br />
J H 1 q J T J q H 1 q h t J s J H 1 q J T F K d s (52)<br />
J H 1 q J T J q H 1 q h t J s J H 1 q J T F K d s (53)<br />
<br />
const<br />
<br />
<br />
Ta thấy, khi q bị chặn dẫn đến J cũng bị chặn và tất cả các thành phần h t , s t <br />
và F t tiến đến không khi t , suy ra lim 0 . Như vậy, ta có thể kết luận<br />
t <br />
<br />
rằng quỹ đạo lực tương tác t hội tụ tới một quỹ đạo lực mong muốn d t khi<br />
t , có nghĩa là điểm tác động cuối của cánh tay robot luôn được giữ tiếp xúc với bề<br />
mặt của môi trường tương tác. Như vậy, thuật toán điều khiển thích nghi vị trí và lực trong<br />
phương trình (2) luôn đảm bảo sự hội tụ của sai lệch quỹ đạo vị trí và lực khi điều khiển<br />
cánh tay robot có sự thay đổi các tham số động học.<br />
3. MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ<br />
Nội dung phần này, nhóm tác giả thực hiện mô phỏng thuật toán điều khiển trên cánh<br />
tay robot A465R với ba khớp chuyển động quay và thực hiện điều khiển điểm tác động<br />
cuối của cánh tay robot di chuyển trên một đoạn thẳng dài 0.4 m được mô tả bởi phương<br />
trình sau:<br />
x cos y sin x (54)<br />
<br />
Trong đó, x x y và x, y 2 là vị trí điểm tác động cuối cánh tay robot<br />
T<br />
<br />
<br />
<br />
trong hệ tọa độ Decac. là hướng tương ứng giữa hệ tọa độ điểm tác động cuối với hệ<br />
quy chiếu cơ sở. là góc nghiêng của mặt phẳng, là khoảng cách giữa mặt phẳng và<br />
trục thẳng đứng của hệ tọa độ cơ sở. Lực mong muốn cần đạt được là<br />
<br />
<br />
<br />
30 Đ. M. Tuấn, T. Đ. Thuận, P. Đ. Hiếu, “Phân tích sự hội tụ … và lực cánh tay robot.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3t <br />
12 50(1 et / 2 ) 15sin 0 t 6[ s ]<br />
2 <br />
,<br />
d (55)<br />
<br />
62[N ] t 6[ s ]<br />
Mục tiêu là điều khiển để điểm tác động cuối của cánh tay robot di chuyển theo một đoạn<br />
thẳng và luôn tác động lên bề mặt một lực cho đặt trước được mô tả trên hình 3 như sau<br />
y x2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
x2i di<br />
<br />
0<br />
<br />
<br />
df <br />
<br />
x x1 x1i<br />
x x1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Mô tả chuyển động của điểm tác động cuối.<br />
Để đánh giá sự hội tụ của quỹ đạo vị trí và lực khi có sự thay đổi của các tham số động<br />
lực học, tại thời điểm t 4 s , ta thay đổi các tham số động lực học của cánh tay robot.<br />
Kết quả thu được đáp ứng các momen điều khiển của bộ điều khiển đặt tại các khớp của<br />
cánh tay robot như sau<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Đáp ứng momen khớp 1 tại t 4 s .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Đáp ứng momen khớp 2 tại t 4 s .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Đáp ứng momen khớp 3 tại t 4 s .<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 31<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Hình 4(a), hình 5(a) và hình hình 6(a) thể hiện đáp ứng momen điều khiển của bộ điều<br />
khiển khi điểm tác động cuối của cánh tay robot cần chuyển động theo một quỹ đạo mong<br />
muốn và luôn tác động lên bề mặt môi trường một lực mong muốn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Đáp ứng và sai lệch vị trí theo trục x khi thay đổi các tham số.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Đáp ứng và sai lệch vị trí theo trục y khi thay đổi các tham số.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Đáp ứng lực và sai lệch lực khi thay đổi các tham số.<br />
Kết quả thể hiện trên hình 4, hình 5 và hình 6 cho thấy sau thời điểm t 6 s , momen<br />
điều khiển đặt tại các khớp 1, khớp 2, khớp 3 ổn định ở các giá trị 12 N .m , 27 N .m và<br />
0.6 N .m . Trong khi đó, đáp ứng vị trí của điểm tác động cuối của cánh tay robot thể hiện<br />
trong hình 7(a) và hình 8(a) cho thấy quỹ đạo vị trí ổn định ở tọa độ có x 0.35 m ,<br />
y 0 m , 22 0 . Điều đó chứng tỏ rằng mặc dù vị trí điểm tác động cuối của cánh<br />
tay robot đã đạt được một giá trị mong muốn nhưng bộ điều khiển vẫn đưa ra momen điều<br />
khiển đặt vào các khớp để tạo ra một lực tương tác của điểm tác động cuối của cánh tay<br />
robot lên bề mặt môi trường được thể hiện trong công thức (55). Hình 9 thể hiện đáp ứng<br />
lực tương tác của điểm tác động cuối với môi trường luôn bám theo một giá trị lực đặt khi<br />
có sự thay đổi các tham số động lực học của chính mô hình động học của cánh tay robot<br />
tại t 7 s .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Lực ước lượng và sai lệch lực ước lượng khi thay đổi các tham số.<br />
<br />
<br />
<br />
32 Đ. M. Tuấn, T. Đ. Thuận, P. Đ. Hiếu, “Phân tích sự hội tụ … và lực cánh tay robot.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Kết quả thu được trên hình 10 cho thấy khi thay đổi các tham số động lực học của cánh<br />
tay robot, lực ước lượng ˆ ( g ) cũng bị tác động một lượng nhỏ nhưng với đáp ứng của<br />
bộ điều khiển thì sai lệch lực rất nhỏ thể hiện trong hình 9(b) và sẽ nhỏ hơn sai lệch lực<br />
ước lượng thể hiện trong hình 10(b).<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã phân tích một cách chi tiết sự hội tụ của sai lệch quỹ đạo vị trí và sai lệch<br />
lực trong thuật toán điều khiển thích nghi vị trí/lực cho cánh tay robot. Nghiên cứu đã đưa<br />
ra được sự kết hợp giữa thuật toán điều khiển với bộ quan sát lực/vận tốc. Sự kết hợp này<br />
góp phần làm giảm số lượng các cảm biến lực và vận tốc sử dụng trong điều khiển vị trí và<br />
lực cho cánh tay robot. Kết quả mô phỏng kiểm chứng cho thấy, thuật toán làm việc ổn<br />
định khi điều khiển song song cả lực và vị trí cho cánh tay robot và khắc phục tốt ảnh<br />
hưởng của sự tác động khi các tham số động lực học của cánh tay robot thay đổi.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. F. L. Lewis, D. M. Dawson, and C. T. Abdallah, "Robot manipulator control:<br />
theory and practice": CRC Press, 2003.<br />
[2]. S. X. Tian and S. Z. Wang, "Hybrid Position/Force Control for a RRR 3-DoF<br />
Manipulator," in Applied Mechanics and Materials, 2011, pp. 589-592.<br />
[3]. I. A. GAL, D. O. MELINTE, C. SECARA, and D. MARIN, "Hybrid force-position<br />
control for manipulators with 4 degrees of freedom," in Proceedings of the 15th<br />
WSEAS international conference on Systems, 2011, pp. 358-363.<br />
[4]. Dao Minh Tuan, Le Ngoc Truc, and Tran Duc Thuan, "Hybrid force/position<br />
control for robot manipulators using force observer," Chuyên san kỹ thuật điều<br />
khiển và tự động hóa, vol. 17, T12-2016.<br />
[5]. Đ. M. Tuấn and T. Đ. Thuận, "Thiết kế bộ quan sát lực/vận tốc cho điều khiển<br />
chuyển động và lực cánh tay robot," Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự vol. 52,<br />
2017.<br />
[6]. J.-J. E. Slotine and W. Li, "On the adaptive control of robot manipulators," The<br />
international journal of robotics research, vol. 6, pp. 49-59, 1987.<br />
[7]. J. Pliego-Jiménez and M. A. Arteaga-Pérez, "Adaptive position/force control for<br />
robot manipulators in contact with a rigid surface with uncertain parameters,"<br />
European Journal of Control, vol. 22, pp. 1-12, 2015/03/01/ 2015.<br />
[8]. Đ. M. Tuấn and T. Đ. Thuận, "Điều khiển thích nghi vị trí/lực cánh tay robot với sự<br />
ràng buộc của môi trường làm việc," Nghiên cứu khoa học và công nghệ Quân sự,<br />
vol. 54, 2018.<br />
[9]. J. Gudino-Lau and M. A. Arteaga, "Dynamic model, control and simulation of<br />
cooperative robots: A case study," in Mobile Robotics, Moving Intelligence, ed:<br />
InTech, 2006.<br />
[10]. Q. Á. Trần, "Bất đẳng thức Halanay và bất đẳng thức Gronwall trong nghiên cứu<br />
định tính các phương trình sai phân: Luận văn ThS. Khoa học: 60 46 01 02," 2014.<br />
[11]. N. Sadegh and R. Horowitz, "Stability and robustness analysis of a class of adaptive<br />
controllers for robotic manipulators," The International Journal of Robotics<br />
Research, vol. 9, pp. 74-92, 1990.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 33<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CONVERGENCE ANALYSIS OF POSITION AND FORCE ADAPTIVE CONTROL<br />
ALGORITHM FOR ROBOT MANIPULATORS<br />
In the paper, the convergence analysis of a new control method for robot<br />
manipulators is presented. This control solution is further developed by a<br />
combination of position and force adaptive control algorithm with the force/velocity<br />
observer. With this combination, feedback signals of force and velocity are<br />
estimated by the observer so the controller only needs a measurement of position.<br />
This study provides detailed proof of the convergence of position trajectory and<br />
interaction force error in the algorithm. Simulation results were performed on the<br />
Matlab Simulink software to demonstrate the above analysis.<br />
Keywords: Lyapunov stability; Robot control; Hybrid position/force control; Adaptive control.<br />
<br />
Nhận bài ngày 05 tháng 4 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 24 tháng 4 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 08 tháng 6 năm 2018<br />
1<br />
Địa chỉ: Trường ĐHSPKT Hưng Yên;<br />
2<br />
Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;<br />
3<br />
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.<br />
*<br />
Email: tuan848008@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
34 Đ. M. Tuấn, T. Đ. Thuận, P. Đ. Hiếu, “Phân tích sự hội tụ … và lực cánh tay robot.”<br />