intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích tác động của cấu trúc tài chính đến an ninh tài chính trong các công ty bất động sản niêm yết ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm mục đích xác định xu hướng và mức độ tác động của các yếu tố phản ánh cấu trúc tài chính (CTTC) đến an ninh tài chính (ANTC) của 50 công ty bất động sản (CTBĐS) hàng đầu niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 trên hai góc độ: an toàn tài chính (ATTC) và ổn định tài chính (OĐTC).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích tác động của cấu trúc tài chính đến an ninh tài chính trong các công ty bất động sản niêm yết ở Việt Nam

  1. Phân tích tác động của cấu trúc tài chính đến an ninh tài chính trong các công ty bất động sản niêm yết ở Việt Nam Analyzing the impact of financial structure on financial safety at listed real estate companies in Vietnam Cồ Thị Thanh Hương Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Tóm tắt Bài báo này nhằm mục đích xác định xu hướng và mức độ tác động của các yếu tố phản ánh cấu trúc tài chính (CTTC) đến an ninh tài chính (ANTC) của 50 công ty bất động sản (CTBĐS) hàng đầu niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 trên hai góc độ: an toàn tài chính (ATTC) và ổn định tài chính (OĐTC). Kết quả cho thấy CTTC thể hiện qua các khía cạnh khác nhau có tác động mạnh mẽ đến cả ATTC lẫn OĐTC, tuy mức độ và xu hướng tác động của các nhân tố phản ánh CTTC đến ANTC không giống nhau. Thông qua kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra một số khuyến nghị cho các CTBĐS trong việc xác định một CTTC phù hợp, vừa bảo đảm ANTC cho doanh nghiệp (DN), vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Abstracts This article aims to determine the trend and extent of the impact of factors reflecting financial structure on the financial security of the top 50 listed real estate companies in Vietnam for the period 2010 - 2020 from two perspectives: financial safety and financial stability. The results show that the financial structure expressed through different aspects has a substantial impact on both financial safety and financial stability, although the level and trend of influence of factors reflecting financial structure on financial security are not the same. Through the research results, the article makes some recommendations for real estate companies in determining an appropriate financial structure, ensuring security for businesses, improving business efficiency, and meeting the requirements of sustainable development. Từ khóa: An ninh tài chính, An toàn tài chính, Cấu trúc nguồn vốn, Cấu trúc tài chính, Cấu trúc tài sản, Ổn định tài chính. Keywords: Financial security, Financial safety, Capital structure, Financial structure, Asset structure, Financial stability. JEL Classifications: M10, M49, M40 1. Giới thiệu ANTC thể hiện mức độ ATTC và mức độ OĐTC của một DN. ATTC cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các khoản nợ và nghĩa vụ trước mắt và lâu dài, còn OĐTC cho thấy khả năng của DN có thể ứng phó, đối đầu và vượt qua mọi bất trắc xảy ra cả trong hiện tại và tương lai, bảo đảm phát triển bền vững. An toàn và ổn định tài chính là điều kiện cần thiết để bảo đảm cho quá trình hoạt động kinh doanh của DN được thuận lợi. Để bảo đảm ANTC, một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết là thiết lập một cấu trúc tài chính (CTTC) an toàn, 1
  2. hợp lý. CTTC là biểu hiện của cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn của DN. Mặc dầu vậy, cho đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về tác động trực tiếp của CTTC đến ANTC ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Hầu hết các nghiên cứu chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ của nội dung này hoặc nghiên cứu gián tiếp qua tác động của CTTC đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp; từ đó, tác động đến ANTC của DN. Bất động sản là một trong những ngành kinh doanh quan trọng của mỗi quốc gia, có đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Do kinh doanh bất động sản là hoạt động mang tính cục bộ và khu vực, đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn và lâu dài, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của pháp luật và chính sách quản lý của nhà nước nên CTTC cũng có những đặc thù riêng. So với các ngành nghề sản xuất khác, hệ số nợ của các DN bất động sản khá cao, trong đó chủ yếu là nợ dài hạn. Hết tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 2,36 triệu tỷ đồng, chiếm 20,74% tổng tín dụng toàn hệ thống và tăng 14,07% so với cuối năm 2021, cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống và cùng kỳ các năm trước (Anh Minh, 2022). Điều này cho thấy cơ cấu vốn đầu tư vào bất động sản còn bất hợp lý, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng tới ANTC của các DN bất động sản. Vì thế, đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu tác động của CTTC đến ANTC của các CTBĐS ở Việt Nam nhằm xác lập một CTTC hợp lý, bảo đảm tăng cường ANTC và hiệu quả kinh doanh. Xuất phát từ các lý do trên, bài báo này sẽ đi sâu xem xét ảnh hưởng của CTTC đến ANTC trong các CTBĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu và phát triển giả thuyết CTTC đã được đề cập khá nhiều trong các nghiên cứu. Trước hết, CTTC được quan niệm như là cấu trúc vốn. Theo đó, CTTC thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Điển hình cho quan điểm này là các nghiên cứu của David và Olorunfemi (2010), Đoàn Ngọc Phi Anh, (2010), Foyeke và cộng sự (2016). CTTC cũng được coi như cấu trúc giữa vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn (Barakat, 2014; Lê Phương Dung và Đặng Thị Hồng Giang, 2013; Phạm Thị Thủy và Nguyễn Thị Lan Anh, 2018). Việc nhìn nhận CTTC dưới góc độ nguồn vốn cho phép đánh giá được mức độ độc lập tài chính của DN cũng như tính hợp lý về cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của DN. CTTC cũng được coi là sự pha trộn giữa nợ và vốn chủ sở hữu được duy trì bởi một công ty (Boodhoo, 2009). Không chỉ xem xét CTTC dưới góc độ vốn (nguồn vốn), một số tác giả còn xem xét CTTC dưới góc độ tài sản. Theo đó, CTTC của DN bao gồm cả cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản (Lê Thị Nhu, 2017; Zeitun và Tian, 2014). Ảnh hưởng của CTTC đến ANTC được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Nenu và cộng sự (2018) xem xét thông qua tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro và hiệu quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Bucharest bằng mô hình hồi quy hiệu ứng cố định đa biến và ước tính dữ liệu bảng động trong giai đoạn phân tích từ 2000 đến 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc nợ có tác động khác nhau đến hiệu quả hoạt động của công ty, cho dù điều này được tính toán dựa trên các đo lường kế toán hay diễn biến giá thị trường. Một số nghiên cứu xem xét tác động của cấu trúc nguồn vốn đến khả năng sinh lợi của DN, từ đó tác động đến ANTC. El‐Sayed Ebaid (2009) nghiên cứu tại 64 công ty phi tài chính niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Ai cập từ năm 1997 đến 2005, Khan (2012) nghiên cứu tại 36 công ty 2
  3. thuộc ngành kỹ thuật niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Karachi - Pakistan từ năm 2003 đến năm 2009, Velnampy và Aloy Niresh (2012) chỉ rõ quyết định cơ cấu vốn là một trong những quyết định quan trọng của DN nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lợi của DN. Một số nghiên cứu xem xét tác động của cấu trúc tài sản đến khả năng sinh lợi và do đó, tác động tới ANTC. Đa phần các nghiên cứu đều sử dụng chỉ tiêu “Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng tài sản” (TANG) làm chỉ tiêu đại diện cho cấu trúc tài sản để đưa vào mô hình phân tích. Zeitun và Tian (2014) xác nhận TANG tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê đến sức sinh lợi của tài sản (ROA). Carson và Hoyt (1995) nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về đòn bẩy tài chính cũng sẽ tạo ra nhiều rủi ro tài chính hơn vì sự ổn định của công ty sẽ tăng lên đến mức tối ưu khi đòn bẩy tăng lên, và sau đó sẽ giảm dần nếu đòn bẩy tăng thêm vượt quá mức tối ưu. Do đó, rất khó có thể thể khẳng định ảnh hưởng của cấu trúc nguồn vốn đến ANTC là tích cực hay tiêu cực. Nghiên cứu gần đây của V. C. Nguyen và Nguyen (2020) đề cập bản chất và do lường mức độ ANTC cũng như so sánh mức độ ANTC của 629 công ty niêm yết thuộc bốn ngành vật liệu, công nghiệp, chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2019. Bằng cách xây dựng mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu thu thập từ 2.167 báo cáo tài chính tại các công ty khảo sát, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sáu nhân tố chủ yếu tác động đến ANTC. Đó là các nhân tố: Khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi, quy mô DN, khả năng quản lý nợ (tỷ lệ nợ so với tài sản), hiệu năng sử dụng tài sản và dòng tiền. Dựa trên các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa CTTC và ANTC, nghiên cứu này đưa ra các giả thuyết sau đây: - H1: Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn có tác động tích cực đến ANTC của các CTBĐS niêm yết ở Việt Nam. - H2: Tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản có tác động tích cực đến ANTC của các CTBĐS niêm yết ở Việt Nam. - H3: Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến ANTC của các CTBĐS niêm yết ở Việt Nam. - H4: Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến ANTC của các CTBĐS niêm yết ở Việt Nam. - H5: Khả năng thanh toán nhanh có tác động tích cực đến ANTC của các CTBĐS niêm yết ở Việt Nam. - H6: Khả năng sinh lợi có tác động tích cực đến ANTC của các CTBĐS niêm yết ở Việt Nam. - H7: Độ tuổi công ty có tác động tích cực đến ANTC của các CTBĐS niêm yết ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 50 công ty kinh doanh bất động sản hàng đầu niêm yết ở Sở Giao dịch Khứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2010 đến năm 2020 trên trang vietstock.vn. 3
  4. Vietstock lựa chọn tiêu chuẩn NAICS 2007 do tiêu chuẩn này đuợc thiết kế phù hợp với Hệ thống của Liên hợp quốc về Phân ngành chuẩn quốc tế (ISIC) và có nhiều điểm tương đồng với VSIC 2007 của Việt Nam do cùng xây dựng dựa trên nền tảng tài liệu của Hệ thống của Liên hợp quốc về Phân ngành chuẩn quốc tế (ISIC). 3.2. Mô hình nghiên cứu Để phân tích tác động của các nhân tố phản ánh CTTC đến ANTC trong các CTBĐS niêm yết ở Việt Nam, tác giả sử dụng phần mềm Stata 15 để phân tích định lượng mối quan hệ giữa các biến độc lập phản ánh CTTC với các biến phụ thuộc phản ánh ANTC dựa trên mô hình hồi quy. Các phương trình hồi quy như sau: - Phương trình 1: SDRi,t = α + β1 x LTD + β2 x TANG + β3 x INVE + β4 x RECE + β5 x CCE + β6 x QUI + β7 x ROA + β8 x ROE + β9 x ROS + β10 x AGE + εi,t. - Phương trình 2: FSRi,t = α + β1 x LTD + β2 x TANG + β3 x INVE + β4 x RECE + β5 x CCE + β6 x QUI + β7 x ROA + β8 x ROE + β9 x ROS + β10 x AGE + εi,t. Trong đó: α: hệ số chặn; β1, β2, ..., β10: các hệ số hồi quy; ε: sai số ngẫu nhiên. Các biến độc lập và phụ thuộc được giải thích cụ thể trong Bảng 1 dưới đây: Bảng 1: Biến độc lập và biến phụ thuộc Biến số Ý nghĩa Công thức tính Biến phụ thuộc SDR Hệ số phát triển bền vững, phản {Doanh thu thuần năm (t) - Doanh thu thuần ánh mức độ ổn định tài chính năm (t-1)}/Doanh thu thuần năm (t-1) FSR Hệ số an toàn tài chính, phản ánh (Lợi nhuận sau thuế + Số khấu hao TSCĐ)/Tổng mức độ an toàn tài chính nợ phải trả Biến độc lập phản ánh cấu trúc tài chính LTD Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng Nợ dài hạn/Tổng nguồn vốn nguồn vốn TANG Tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản Tài sản cố định/Tổng tài sản INVE Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng Hàng tồn kho/Tổng tài sản tài sản RECE Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn Các khoản phải thu ngắn hạn/Tổng tài sản hạn trên tổng tài sản CCE Tỷ trọng tiền và tương đương tiền Tiền và tương đương tiền/Tài sản ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn QUI Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Biến kiểm soát ROA Sức sinh lợi của tài sản Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản ROE Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu ROS Sức sinh lợi của doanh thu Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần AGE Số năm hoạt động của doanh nghiệp tính từ khi Độ tuổi của doanh nghiệp thành lập (Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu) 4. Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả thống kê mô tả trong Bảng 2 cho thấy các biến phụ thuộc phản ánh ANTC là FSR và SDR có giá trị trung bình lượt là 0,114 và -21,509, giá trị nhỏ nhất lần lượt là -6.76 và - 4
  5. 11783,02, giá trị lớn nhất lần lượt là 4.063 và 94,877. Như vậy, giá trị nhỏ nhất đều âm và giá trị lớn nhất cũng khá cao. Điều này cho thấy mức độ ATTC và phát triển bền vững của các CTBĐS giai đoạn 2010-2020 có sự khác biệt khá lớn. Biến độc lập phản ánh tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn (LTD) có giá trị nhỏ nhất là 0 lớn nhất là 0,800, chứng tỏ tồn tại ít nhất một công ty không vay nợ dài hạn trong một năm. Biến độc lập phản ánh tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản (TANG) và tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản (INVE) có giá trị trung bình lần lượt là 0,105 và 0,344 cho thấy hàng tồn kho của CTBĐS chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản, trong khi đó giá trị tài sản cố định chiếm tỷ trọng không nhiều. Biến độc lập phản ánh khả năng thanh toán nhanh (QUI) có giá trị nhỏ nhất (0,093) và giá trị lớn nhất (63,259) có sự chênh lệch khá lớn cho thấy khả năng thanh toán nhanh của các CTBĐS giai đoạn 2010-2020 có sự khác biệt tương đối nhiều. Các biến độc lập phản ánh khả năng sinh lợi (ROA, ROE và ROS) có giá trị trung bình lần lượt là 0,039; 0,092 và -0,077, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất có sự chênh lệch khá lớn, điều này cho thấy khả năng sinh lợi của các CTBĐS giai đoạn 2010-2020 có sự khác biệt khá nhiều. Bảng 2: Kết quả thống kê mô tả Biến Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất FSR 550 0,114 0,479 -6,761 4,063 SDR 550 -21,509 502,591 -11783,02 94,877 LTD 550 0,176 0,176 0 0,800 TANG 550 0,105 0,152 5,61e-06 0,888 INVE 550 0,344 0,258 0 0,912 RECE 550 0,188 0,136 0,010 0,762 CCE 550 0,107 0,135 0,000 0,744 QUI 550 1,652 3,603 0,093 63,259 ROA 550 0,039 0,057 -0,494 0,278 ROE 550 0,092 0,122 -0,808 0,629 ROS 550 -0,077 2,994 -48,500 23,206 AGE 550 16,94 9,077 2 49 (Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu) Về mối quan hệ tương quan giữa các biến, kết quả phân tích trong Bảng 3 cho thấy: Hệ số tương quan giữa các biến đều khác 0, giá trị tương quan lớn nhất đạt 0,856. Các biến độc lập phản ánh khả năng sinh lợi (ROA, ROE, ROS) có mối tương quan khá chặt chẽ với biến phụ thuộc phản ánh ANTC (FSR, SDR). Biến độc lập LTD và INVE có mối tương quan ngược chiều với biến phụ thuộc FSR trong khi các biến độc lập khác có mối quan hệ ngược lại. Biến phụ thuộc SDR có mối quan hệ ngược chiều với biến độc lập RECE và có mối quan hệ thuận chiều với các biến còn lại. Mối tương quan mạnh nhất giữa các biến thể hiện ở mối quan hệ giữa biến ROA và ROE, sau đó là đến mối tương quan giữa 2 biến ROA và FSR. Bảng 3: Kết quả phân tích tương quan LTD TANG INVE RECE CCE QUI FSR SDR ROA ROE ROS AGE LTD 1,000 TANG 0,189 1,000 INVE -0,038 -0,402 1,000 RECE -0,258 -0,149 -0,219 1,000 CCE 0,092 0,196 -0,395 -0,196 1,000 5
  6. QUI 0,192 0,287 -0,311 -0,017 0,119 1,000 FSR -0,068 0,139 -0,074 -0,014 0,122 0,052 1,000 SDR 0,037 0,006 0,035 -0,055 0,001 0,004 0,033 1,000 ROA -0,006 -0,006 -0,091 -0,100 0,272 0,053 0,620 0,073 1,000 ROE 0,188 -0,004 -0,045 -0,112 0,219 0,061 0,358 0,063 0,856 1,000 ROS -0,002 -0,013 0,020 -0,061 0,039 0,016 0,167 0,011 0,292 0,274 1,000 AGE 0,033 -0,021 0,039 -0,030 0,033 -0,152 0,028 0,028 0,112 0,133 0,073 1,000 (Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu) Để tiến hành đo lường tác động của 10 biến độc lập (LTD, TANG, INVE, RECE, CCE, QUI, ROA, ROE, ROS, AGE) đến 2 biến phụ thuộc (FSR và SDR) tác giả sử dụng mô hình ước lượng GMM (Generalized Method of Moment) với bảng dữ liệu được thu thập và tính toán từ 50 CTBĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bảng 4 sau đây cho thấy giá trị p-value của kiểm định Arellano-Bond (AR2) đều có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05, chứng tỏ mô hình nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với dữ liệu bảng (panel data). Bảng 4 cũng cho thấy kết quả phân tích hồi quy cho phương trình 1 (Biến phụ thuộc SDR) và phương trình 2 (Biến phụ thuộc FSR) từ phần mềm Stata 15. Kết quả chỉ ra tác động của các biến phản ánh CTTC và các biến kiểm soát đến ANTC. Cụ thể: - Nhân tố “Tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản” (TANG) và nhân tố “Tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn trên tổng tài sản” (RECE) có tác động đáng kể đến ANTC cả về ATTC và OĐTC. Trong khi TANG và RECE có tác động đáng kể, cùng chiều đến ANTC (hệ số ảnh hưởng lần lượt là 1.105 và 0.738***, ở mức ý nghĩa 1%) thì đồng thời TANG và RECE lại có tác động ngược chiều đáng kể đến OĐTC (hệ số ảnh hưởng lần lượt là -230.3 và -463.4*** cũng ở mức ý nghĩa 1%). Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường đầu tư tài sản cố định trong tổng số tài sản của các CTBĐS tuy bảo đảm ATTC cho công ty nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến tính OĐTC do tài sản cố định có thời gian thu hồi vốn chậm. Hơn nữa, một khi tài sản cố định đã cũ sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất sử dụng; từ đó tác động đến tốc độ tăng trưởng doanh thu. Tương tự, RECE trước mắt có thể tăng cường ATTC nhưng về lâu dài sẽ làm giảm doanh thu và do vậy, làm giảm tính OĐTC của các CTBĐS. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với một phần kết quả nghiên cứu của C. Van Nguyen và Nguyen (2019) khi họ nhận thấy rằng TANG có tác động ngược chiều đến ANTC. - Nhân tố “Tỷ trọng tiền và tương đương tiền trên tài sản ngắn hạn (CCE) có tác động ngược chiều đáng kể tới cả ATTC và OĐTC với hệ số tác động lần lượt là -0.819 và -519.8. Kết quả này cho thấy tuy tiền và tương đương tiền có thể giúp các CTBĐS đáp ứng mọi khoản chi tiêu nhưng xét về lâu dài, nắm giữ lượng tiền nhiều sẽ làm ứ đọng vốn, giảm hiệu quả kinh doanh. Điều này sẽ tác động đến ATTC và OĐTC vì muốn bảo đảm ANTC, các CTBĐS phải bảo đảm phát triển bền vững. - Nhân tố “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” (QUI) tuy làm tăng ATTC của các CTBĐS nhưng mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Trong khi đó, QUI lại có tác động ngược chiều, đáng kể đến OĐTC (hệ số tác động -56.16 ở mức ý nghĩa 1%). Kết quả này cho thấy việc bảo đảm khả năng thanh toán mà không bỏ qua bộ phận hàng tồn kho sẽ tác động đáng kể đến tính OĐTC về lâu dài của các CTBĐS cho dù giúp họ có thể bảo đảm được ATTC trước mắt. Nếu các CTBĐS không bán được hàng tồn kho, họ không thể tồn tại được. Kết quả này đồng nhất một phần với kết 6
  7. quả nghiên cứu của V. C. Nguyen và Nguyen (2020) khi họ nhận thấy QUI có tác động ngược chiều với cả ATTC và OĐTC. - Nhân tố “Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản” (INVE) và nhân tố “Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn” (LTD) có ảnh hưởng cùng chiều đáng kể đến ATTC (hệ số ảnh hưởng lần lượt 1.136 và 1.907 ở mức ý nghĩa 1%) nhưng có tác động cùng chiều, không đáng kể tới OĐTC. Kết quả này cho thấy hàng tồn kho tuy là tài sản bảo đảm cho thanh toán ngắn hạn nhưng nếu hàng tồn kho tồn đọng lâu ngày, không bán được sẽ là gánh nặng cho các CTBĐS. Kết quả này cũng cho thấy nợ dài hạn tuy có thời gian dài nên có thể sử dụng để trang trải các khoản nợ ngắn hạn nhưng một khi đến hạn trả sẽ là khó khăn cho các CTBĐS trong việc huy động nguồn tài chính để trả nợ. Kết quả tương tự cũng tìm thấy trong nghiên cứu của C. Van Nguyen và Nguyen (2019). Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy Variable FSR SDR L.SDR -0.0154*** (0.00108) L.FSR -0.119*** (0.00550) LTD 1.907*** 4.672 (0.225) (44.79) TANG 1.105*** -230.3** (0.234) (106.1) INVE 1.136*** 14.21 (0.261) (132.8) RECE 0.738*** -463.4*** (0.193) (100.2) CCE -0.819*** -519.8*** (0.103) (129.6) QUI 0.00113 -56.16*** (0.0154) (8.151) ROA 35.03*** -2,204*** (1.072) (334.1) ROE -13.82*** 1,033*** (0.811) (148.5) ROS -0.0743*** -3.383 (0.00700) (3.784) AGE 0.0126** 7.305*** (0.00529) (1.493) Constant -1.062*** 96.88 (0.111) (76.69) Observations 500 500 Number of StockCode 50 50 Arellano-Bond test for z = 0.88 z = -1.04 AR(2) Pr > z = 0.377 Pr > z = 0.299 chi2(22) = 25.55 chi2(22) = 14.34 Hansen test Prob > chi2 = 0.272 Prob > chi2 = 0.889 Ghi chú: ***, **, * tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10% (Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu) Đối với các biến kiểm soát, kết quả nghiên cứu chỉ ra nhân tố “Độ tuổi của doanh nghiệp” có tác động cùng chiều đáng kể tới ATTC (hệ số ảnh hưởng 0.0126 ở mức ý nghĩa 5%) và OĐTC 7
  8. (hệ số ảnh hưởng 7.305 ở mức ý nghĩa 1%). Kết quả này chứng tỏ các CTBĐS thành lập càng lâu càng có nhiều kinh nghiệm để duy trì mức độ ANTC. Các biến phản ánh khả năng sinh lợi có tác động đến ATTC và OĐTC không giống nhau. Khả năng sinh lợi của tài sản (ROA) có tác động đáng kể, cùng chiều tới ATTC (hệ số ảnh hưởng 35.03) và ngược chiều đáng kể tới OĐTC (hệ số ảnh hưởng -2,204). Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) lại ngược lại với ROA. ROE có quan hệ ngược chiều đáng kể với ATTC (hệ số ảnh hưởng -13.82) và có quan hệ cùng chiều đáng kể với OĐTC (hệ số ảnh hưởng 1,033). ROS có quan hệ ngược chiều đáng kể với ATTC (hệ số ảnh hưởng là -0.0743). Các nhân tố phản ánh khả năng sinh lợi đều có mức ý nghĩa 1%. Xu hướng tác động khác nhau đến ATTC và OĐTC của các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi là do cách tính các chỉ tiêu khác nhau (mẫu số của các chỉ tiêu không giống nhau). Tuy nhiên kết quả này cho thấy việc tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính - đặc biệt là nợ dài hạn - trước mắt sẽ nâng cao mức độ ATTC nhưng lại làm giảm khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, về lâu dài, việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể làm tăng khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu nhưng lại làm giảm tính OĐTC. Vì thế, các CTBĐS cần cân nhắc vấn đề này khi huy động vốn đầu tư. 5. Kết luận và khuyến nghị Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các CTBĐS niêm yết Việt Nam, ANTC chịu tác động mạnh mẽ của CTTC. Cụ thể, kết quả nghiên cứu tại 50 công ty kinh doanh bất động sản hàng đầu niêm yết ở Sở Giao dịch Khứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong 11 năm, từ năm 2010 đến năm 2020 cho thấy tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản và tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn trên tổng tài sản có ảnh hưởng đáng kể cùng chiều đến ANTC, trong khi tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản và tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn trên tổng tài sản tuy có tác động đáng kể, cùng chiều đến ATTC nhưng lại có tác động ngược chiều đáng kể đến OĐTC. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ trọng tiền và tương đương tiền trên tài sản ngắn hạn có tác động ngược chiều đáng kể tới cả ANTC và khả năng thanh toán nhanh tuy làm tăng ATTC nhưng không đáng kể trong khi đó lại có tác động ngược chiều, đáng kể đến OĐTC. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản và tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn có ảnh hưởng cùng chiều đáng kể đến ATTC nhưng lại tác động không đáng kể tới OĐTC. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động của các biến khảo sát đến ANTC của các CTBĐS. Độ tuổi của các CTBĐS có tác động cùng chiều đáng kể tới ANTC trong khi khả năng sinh lợi tuy có tác động đến ANTC nhưng khác nhau về mức độ tác động và mức ý nghĩa. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, để tăng cường ANTC cho doanh nghiệp, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau về CTTC của các CTBĐS: - Xác định cơ cấu và mức độ đầu tư tài sản cố định phù hợp với quy mô công ty. Như đã biết, tài sản cố định trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phản ánh cơ sở vật chất kỹ thuật, là điều kiện để mở rộng và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, trong các CTBĐS niêm yết ở Việt Nam, nếu không cân nhắc mức độ dtu phù hợp sẽ ảnh hưởng đến mức độ OĐTC của công ty và do vậy, về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của công ty. 8
  9. - Duy trì tỷ trọng nợ phải thu ngắn hạn trên tổng tài sản phù hợp. Việc các công ty có chính sách tín dụng trả chậm, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn có thể giúp công ty tăng được lượng hàng tiêu thụ trước mắt. Tuy vậy, nếu lạm dụng chính sách này về lâu dài sẽ “lợi bất cập hại”, công ty sẽ bị khách hàng chiếm dụng vốn cũng như phát sinh các khoản nợ khó đòi, nợ không thu hồi được. Từ đó, nó tác động xấu đến khối lượng hàng tiêu thụ, ảnh hưởng tiêu cực tới tính OĐTC của công ty. - Cân nhắc mức nắm giữ tiền và tương đương tiền hợp lý. Nắm giữ lượng tiền và tương đương tiền có thể bảo đảm cho các CTBĐS có khả năng đáp ứng mọi khoản thanh toán và chi tiêu nhưng cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận ‘đồng tiền chết”, không sinh lợi. - Chú ý đến mối quan hệ giữa hàng tồn kho với các khoản nợ ngắn hạn cũng như tổng tài sản để vừa bảo đảm khả năng thanh toán nhanh vừa duy trì một lượng hàng tồn kho thích ứng. Danh mục tài liệu tham khảo Anh Minh. (2022, July 31). Cần khơi thông nguồn vốn đa dạng, an toàn, hiệu quả, hỗ trợ thị trường BĐS. Báo Điện Tử Chính Phủ. https://baochinhphu.vn/can-khoi-thong-nguon-von-da-dang-an- toan-hieu-qua-ho-tro-thi-truong-bds-102220730230140206.htm Boodhoo, R. (2009). Capital Structure and Ownership Structure: A Review of Literature. The Journal of Online Education, 1–8. David, D. F., & Olorunfemi, S. (2010). Capital Structure and Corporate Performance in Nigeria Petroleum Industry: Panel Data Analysis. Journal of Mathematics and Statistics, 6(2), 168–173. Đoàn Ngọc Phi Anh. (2010). Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: Tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn. Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ, Đại Học Đà Nẵng, 5(40), 14–22. El‐Sayed Ebaid, I. (2009). The impact of capital‐structure choice on firm performance: empirical evidence from Egypt. The Journal of Risk Finance, 10(5), 477–487. https://doi. /view/31700/26933org/10.1108/15265940911001385 Foyeke, O. I., Olusola, F. S., & Aderemi, A. K. (2016). Financial Structure and the Profitability of Manufacturing Companies in Nigeria. Finance and Auditing Studies, 2(3), 56–63. https://jafas.org/articles/2016-2-3/4_Financial_Structure_FULL_TEXT.pdf Khan, A. G. (2012). The relationship of capital structure decisions with firm performance: A study of the engineering sector of Pakistan. International Journal of Accounting and Financial Reporting, 2(1), 245. https://doi.org/10.5296/ijafr.v2i1.1825 Lê Phương Dung, & Đặng Thị Hồng Giang. (2013). Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp chế biến thủy sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh- Sử dụng phương pháp FEM, REM. Kinh Tế & Phát Triển, 187(01/2013), 57–65. https://vjol.info.vn/index.php/JED/article ... 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2