intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích thành phần loài và thiết lập phổ dạng sống của hệ thực vật vùng đất cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phân tích thành phần loài và thiết lập phổ dạng sống của hệ thực vật vùng đất cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế đi sâu vào phân tích thành phần loài, và cấu trúc phổ dạng sống là rất cần thiết, nhằm mục đích cung cấp những dữ liệu về hệ thực vật tự nhiên vùng cát, làm tiền đề cho công cuộc nghiên cứu khôi phục lại hệ thực vật vùng đất cát sau này theo hướng bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích thành phần loài và thiết lập phổ dạng sống của hệ thực vật vùng đất cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0036 PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ THIẾT LẬP PHỔ DẠNG SỐNG CỦA HỆ THỰC VẬT VÙNG ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trương Thị Hiếu Thảo1,*, Hoàng Xuân Thảo12 Tóm tắt. Thành phần loài vùng đất cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế đã được xác định với 275 loài thuộc 196 chi, 91 họ và 3 ngành. Đặc biệt trong tổng số loài đã xác định, nghiên cứu đã bổ sung cho danh lục loài vùng cát là 23 loài. Ngành Ngọc lan chiếm ưu thế về số lượng loài, chi, họ. Ba họ Hoà thảo, Thầu dầu và họ Cói có số loài nhiều nhất (cùng chiếm 16 loài). Công thức dạng sống của hệ thực vật vùng này đã được thiết lập: SB = 66,55Ph + 6,54Ch + 7,0Hm + 14,91Cr + 9,45Th. Sự xuất hiện với tỉ lệ cao của nhóm cây chồi ẩn (Cr) đã chứng minh tính chất khắc nghiệt của vùng đất cát. Đất cát là một hệ sinh thái nhạy cảm, hệ thực vật tự nhiên đang dần biến mất, vì vậy, những kết quả nghiên cứu về hệ thực vật tự nhiên bản địa vùng cát góp phần cung cấp dữ liệu thực vật nhằm khôi phục lại hệ sinh thái vùng cát sau này. Từ khóa: Thành phần loài, hệ thực vật, dạng sống, đất cát nội đồng, Thừa Thiên Huế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất cát nội đồng (ĐCNĐ) ở tỉnh Thừa Thiên Huế là một vùng đất khá đặc thù bởi điều kiện thổ nhưỡng, địa hình và khí hậu. Nằm sâu trong vùng dân cư và được ngăn cách với cát ven biển bởi hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, ĐCNĐ có tổng diện tích là 22.127 ha chiếm 4,8 % tổng diện tích đất của tỉnh Thừa Thiên Huế (Hồ Chín, 2005). Với điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu khá khắc nghiệt, nhưng ở đây vẫn luôn tồn tại thảm thực vật tự nhiên đa dạng đặc trưng cho vùng đất cát. Vùng đất cát với nhiều hệ thống trằm nước nằm trên đó, đã làm thành các dạng địa hình khác nhau như các cồn cát cao, các vùng cát trũng… Vì vậy, vào mùa mưa, nhiều nơi ở vùng đất cát bị ngập nước. Chính điều này làm đa dạng thêm các kiểu dạng sống của thực vật trên vùng đất cát. Tuy nhiên, với nhiều nhu cầu dân sinh, thảm thực vật tự nhiên đang dần bị biến đổi, hiện tượng sa mạc hoá đang ngày càng gia tăng. Việc đi sâu vào phân tích thành phần loài, và cấu trúc phổ dạng sống là rất cần thiết, nhằm mục đích cung cấp những dữ liệu về hệ thực vật tự nhiên vùng cát, làm tiền đề cho công cuộc nghiên cứu khôi phục lại hệ thực vật vùng đất cát sau này theo hướng bền vững. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Kế thừa có chọn lọc tất cả các tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu. 1 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế * Email: truonghieuthao9@gmail.com
  2. 328 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa Áp dụng điều tra theo hệ thống tuyến và ô tiêu chuẩn (Hoàng Chung, 2004; Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008): Để xây dựng các tuyến từ Tây sang Đông (dọc theo vùng cát) tuyến từ Bắc đến Nam (cắt ngang vùng cát). Trên các tuyến đó, xác định các ô tiêu chuẩn với kích thước của mỗi ô 10 m 10 m. Trong mỗi ô tiến hành đo, đếm các loài, cá thể của loài… Thu mẫu và cố định mẫu thực vật để phân tích trong phòng thí nghiệm. Hình 1. Bản đồ thu mẫu vùng ĐCNĐ tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Phân tích các đặc điểm hình thái ngoài của thực vật, giám định tên khoa học mẫu thực vật bằng phương pháp so sánh hình thái, sử dụng các tài liệu chính thống để xác định tên loài như Thực vật chí (tập 1, 4) (Nguyễn Tiến Bân, 2000; Lê Kim Biên, 2007), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 1, 2, 3) (Nguyễn Tiến Bân, 2003), Cây cỏ Việt Nam (tập 1, 2, 3) (Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2001). Xây dựng danh lục của các loài theo hệ thống của Brummit (Brummitt, 1992); Xây dựng phổ dạng sống của thực vật được theo Raunkiaer 1934 (Raunkiaer, 1934); Số liệu được xử lý theo Excel thông thường. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Phân tích thành phần loài thực vật vùng ĐCNĐ tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu thành phần loài trên các tuyến khảo sát và ô tiêu chuẩn, bước đầu đã xác định được 275 loài thực vật tự nhiên trên toàn vùng ĐCNĐ. Đồng thời đã bổ sung thêm 23 loài vào danh lục cho vùng đất cát, mà những nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến (Phan Thị Thuý Hằng và cs., 2008; Trương Thị Hiếu Thảo và cs., 2015). Kết quả điều tra cho thấy, số loài thực vật vùng ĐCNĐ đã chiếm 74 % số loài đất cát toàn tỉnh.
  3. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 329 Song ly Lan phượng vỹ Lài trâu (Dischidia major) (Renanthera coccinea) (Tabernaemontana buffalina) Hình 2. Một số loài thực vật bổ sung vào danh lục thực vật vùng cát Thừa Thiên Huế Các loài thực vật được xác định ở vùng ĐCNĐ thuộc 3 ngành thực vật là Mộc Lan, Dương xỉ và Thông đất, số lượng của các họ, chi, loài trong các ngành được thể hiện qua Bảng 1. Bảng 1. Số lượng các họ, chi, loài trong các ngành thực vật vùng ĐCNĐ Ngành thực vật Số họ % Số chi % Số loài % Ngành Thông đất - Lycopodiophyta 1 1,11 1 0,51 1 0,36 Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta 9 10 10 5.1 11 4 Ngành Mộc lan - Magnoliophyta 81 88,89 185 94,39 263 95,64 1. Lớp Mộc lan - Magnoliopsida 66 81,25 141 76,22 202 76,81 2. Lớp Loa kèn - Liliopsida 15 18,75 44 23,78 61 23,19 Tỷ lệ của lớp Mộc lan/Loa kèn 4,33 3,20 3,31 Tổng 91 100 196 100 275 100 Ngành Mộc lan chiếm ưu thế về số lượng loài, chi, họ của thực vật vùng ĐCNĐ, với 263 loài, 185 chi và 81 họ. Ngành Dương xỉ có 11 loài thuộc 10 chi và 9 họ; trong khi đó ngành Thông đất chỉ 1 loài thuộc 1 chi và 1 họ. Phân tích giữa lớp Mộc lan và lớp Loa kèn trong ngành Mộc lan, cho thấy, số lượng loài, chi, họ của lớp Mộc lan ưu thế hơn hẳn với 202 loài, thuộc 141 chi và 66 họ; trong khi lớp Loa kèn chỉ có 61 loài thuộc 44 chi và 15 họ. Cũng qua Bảng 1 thấy rằng tỉ lệ giữa lớp Mộc lan với lớp Loa kèn là 3:1, có nghĩa là cứ 3 loài thuộc lớp Mộc Lan, sẽ có 1 loài thuộc lớp Loa Kèn. Đây là tính chất của nhóm thực vật vùng nhiệt đới. Như vậy, mặc dù sinh trưởng và phân bố trong một môi trường khá đặc thù, nhưng hệ thực vật vùng ĐCNĐ của Thừa Thiên Huế cũng không nằm ngoài quy luật của hệ thực vật vùng nhiệt đới. Tỷ lệ phần trăm của 10 họ giàu loài nhất là tiêu chí để đánh giá thảm thực vật trong vùng đó. Qua Bảng 3.3 nhận thấy, ở vùng ĐCNĐ tổng số loài của 10 họ giàu loài nhất là 121 loài chiếm tỷ lệ 44,00 % tổng số loài nghiên cứu, và họ Hoà thảo, Thầu dầu, Cói cùng có số loài giàu nhất với 16 loài chiếm tỷ lệ 5,82 % tổng số loài (Bảng 2).
  4. 330 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bảng 2. Số lượng các chi và loài trong taxon bậc họ vùng ĐCNĐ STT Tên khoa học Tên tiếng Việt Số chi Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % 1 Poaceae Họ Hoà thảo 16 8,16 16 5,82 2 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 11 5,61 16 5,82 3 Cyperaceae Họ Cói 9 4,59 16 5,82 4 Lauraceae Họ Long não 7 3,57 14 5,09 5 Asteraceae Họ Cúc 10 5,10 13 4,73 6 Myrtaceae Họ Sim 6 3,06 13 4,73 7 Rubiaceae Họ Cà phê 7 3,57 12 4,36 8 Asclepidiaceae Họ Thiên Lý 5 2,55 9 3,27 9 Fabaceae Họ Đậu 5 2,55 6 2,18 10 Scrophulariaceae Họ Hoa mõm sói 3 1,53 6 2,18 10 họ giàu loài nhất 79 40,29 121 44,00 Các họ còn lại 117 59,71 154 56,00 TC 196 100 275 100 Theo Lê Trần Chấn (1999), ở vùng nhiệt đới ẩm 10 họ giàu loài nhất chỉ chiếm từ 40- 50 % tổng số loài và họ giàu loài nhất cũng không chiếm tới 10 % tổng số loài. Kết quả điều tra về tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất, và tỷ lệ % của họ giàu loài nhất ở vùng nghiên cứu cho thấy, không chỉ ở vùng nhiệt đới ẩm mà ở vùng nhiệt đới khô hạn như vùng ĐCNĐ, tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất cũng đạt từ 40 - 50 %, và họ giàu loài nhất cũng không quá 10 %. 3.2. Dạng sống của thực vật vùng ĐCNĐ tỉnh Thừa Thiên Huế Dạng sống của một hệ thực vật phản ánh khá rõ điều kiện sinh thái ở vùng đó. Phân tích dạng sống sẽ giúp chúng ta đánh giá được mức độ da dạng của điều kiện sống và mức độ tác động của nhân tố sinh thái đối với thảm thực vật. Dựa vào bảng phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934), dạng sống của thực vật ĐCNĐ tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện qua Bảng 3. Từ việc phân tích dạng sống của thực vật trong vùng, chúng tôi đã thiết lập công thức phổ dạng sống của thực vật vùng ĐCNĐ tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng như sau: SB = 66,55Ph + 6,54Ch + 7,0Hm + 14,91Cr + 9,45Th Có thể thấy rằng, mặc dù thành phần các loài thực vật không nhiều, nhưng nơi đây vẫn đa dạng về các kiểu dạng sống, trong đó nhóm Ph ưu thế nhất với 183 loài chiếm 66,55 %, tiếp đến là nhóm Cr với 41 loài chiếm tỷ lệ 14,91 %; nhóm Th có 26 loài đạt 9,45 %; nhóm Ch với 18 loài chiếm 6,54 % và thấp nhất là nhóm Hm với 7 loài chỉ chiếm 2,55 % tổng số dạng sống nghiên cứu. Trong rừng ẩm thì Ph là 80 %, Ch là 20 %, còn Hm, Cr, và Th hầu như không có (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008; Lê Trần Chấn, 1999). Trái lại, trong vùng khô hạn thì Th và Cr có thể có một tỷ lệ khá cao còn Ph lại giảm xuống, kết quả nghiên cứu về dạng sống ở
  5. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 331 vùng ĐCNĐ tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy với tính chất đặc trưng của vùng ĐCNĐ là khô hạn và nghèo dinh dưỡng đã quyết định nên sự phân bố của nhóm Cr và Th với tỉ lệ khá cao 14,91 % và 9,45 %, trong khi đó nhóm Ph lại giảm xuống, chỉ đạt 66,55 % tổng số dạng sống. Bảng 3. Số lượng và tỉ lệ % các dạng sống thực vật vùng ĐCNĐ STT Các nhóm dạng sống Số lượng loài Tỷ lệ % I - Nhóm Ph (Phanerophytes) - Cây chồi trên 183 66,55 1 Nhóm MM - cây gỗ vừa và lớn 37 13,46 2 Nhóm Mi - cây gỗ nhỏ 54 19,64 3 Nhóm Na - cây bụi 30 10,91 4 Nhóm Ep - cây bì sinh 8 2,91 5 Nhóm Pp - cây ký sinh hoặc bán ký sinh 5 1,82 6 Nhóm Sp - cây mọng nước 3 1,09 7 Nhóm Lp - cây leo thân gỗ 36 13,09 8 Nhóm Hp - Cây thân thảo 10 3,64 II - Nhóm Ch (Chamephytes) - Cây có chồi sát đất 18 6,54 III - Nhóm Hm (Hemicryptophytes) - Cây có chồi nửa ẩn 7 2,55 IV - Nhóm Cr (Cryptophytes) - Cây chồi ẩn 41 14,91 V - Nhóm Th (Thérophytes) - Cây có chồi 1 năm 26 9,45 Tổng 275 100 Vùng ĐCNĐ với điều kiện thổ nhưỡng chủ yếu là cát (chiếm hơn 95 %), nghèo nàn về mặt dinh dưỡng, mùa khô hạn hán kéo dài, đặc điểm này ảnh hưởng khá nhiều lên hình thái của thực vật sống trong đó. Trong 37 loài thuộc nhóm MM, thì chỉ những cá thể phân bố ở môi trường cát trũng, luôn ẩm ướt vào mùa hè và ngập nước vào mùa mưa mới đạt được kích thước tối đa (từ 18 - 25 m). Ngược lại những cá thể thực vật phân bố trong môi trường cát khô luôn ở trong tình trạng thiếu nước, nhất là vào mùa hè đã phần nào ảnh hưởng đến hình thái ngoài của thực vật, đặc biệt là thực vật thân gỗ. Kết quả phân tích cho thấy, đa số những cây thân gỗ thuộc nhóm cây gỗ Mm đều không đạt kích thước tối đa, chiều cao không quá 10m, phân cành từ rất sớm như Dẻ cát (Lithocarpus concentrius), Quế rành (Cinnamomum burmannii), Mộc (Osmanthus sp.),… Tương tự như vậy, các loài thuộc nhóm Mi (nhóm cây gỗ nhỏ) lại tồn tại chủ yếu dưới dạng cây thân bụi như Cách hoa ca (Cleistanthus concinnus), Cù đèn đà nẵng (Croton touranensis), Dầu đắng (Lindera myrrha),… Ngoài ra, để chống chọi với môi trường hạn và nóng, thực vật thường có xu hướng mọc thành cụm với nhau. Sự thay đổi về mặt hình thái ngoài của thực vật vùng ĐCNĐ có thể lý giải theo hai nguyên nhân: thứ nhất là do đặc điểm tự nhiên của môi trường, hạn hán vào mùa nắng đã hạn chế phần nào sự phát triển của thực vật thân gỗ để đạt được kích thước tối đa. Vì vậy để thích nghi, đặc biệt là trong môi trường ĐCNĐ khô, thực vật chủ yếu tồn tại dưới dạng cây gỗ nhỏ và cây bụi. Thứ hai là do cách quản lý của chính quyền và sự khai thác không
  6. 332 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM hợp lý của người dân, làm cho khả năng tái sinh của thực vật vùng cát đã khó, ngày càng khó hơn. Cây Cổ ướm (Archidendron bauchei) Cây Cà ổi (Castonopsis indica) Hình 2. Thay đổi để thích nghi với môi trường rú cát của các loài thân gỗ Như vậy, quá trình phân tích dạng sống của thực vật vùng ĐCNĐ tỉnh Thừa Thiên Huế nhận thấy mặt dầu có sự biến đổi về mặt hình thái, đặc biệt là cây gỗ lớn, nhưng tất cả các dạng sống theo phân loại của Raunkiaer hầu hết đều hiện diện, điều này chứng tỏ sự đa dạng các kiểu dạng sống trong vùng nghiên cứu. Ngoài ra sự xuất hiện với tỷ lệ khá cao 14,91% của nhóm cây chồi ẩn (Cr) là nhóm cây chỉ thị cho vùng đất khô hạn và nghèo dinh dưỡng, cho thấy tính chất môi trường đặc trưng của vùng ĐCNĐ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. KẾT LUẬN Từ những kết quả thu nhận được, có thể kết luận như sau: - Thành phần loài thực vật vùng ĐCNĐ khá phong phú và đa dạng với 275 loài thuộc 196 chi, 91 họ và 3 ngành đã được xác định. Đặc biệt đã bổ sung thêm cho danh lục này là 23 loài. Ngành Mộc lan đa dạng nhất chiếm hơn 95 % tổng số loài; 3 họ nhiều loài nhất là Hoà thảo, Thầu dầu và Cói cùng có 16 loài. - Cấu trúc dạng sống của các loài đã được thiết lập, với công thức phổ dạng sống của thực vật vùng ĐCNĐ là: SB = 66,55Ph + 6,54Ch + 7,0Hm + 14,91Cr + 9,45Th; trong đó tỷ lệ cao của nhóm cây chồi ẩn (Cr = 14,91) đã chứng minh tính chất khắc nghiệt của môi trường vùng ĐCNĐ tỉnh Thừa Thiên Huế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), 2003. Danh lục các loài Thực vật Việt Nam (Tập I, II, III). Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Tiến Bân, 2000. Thực vật chí Việt Nam (Tập 1). Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Lê Kim Biên, 2007. Thực vật chí Việt Nam (Tập 4). Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  7. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 333 Lê Trần Chấn (chủ biên), 1999. Một số đặc điểm cơ bản của Hệ thực vật Việt Nam. Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 7 - 23 Hồ Chín (chủ biên), 2005. Báo cáo tổng hợp: “Điều tra đánh giá tiềm năng đất đai vùng cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển Nông- Lâm- Ngư nghiệp”, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế. Hoàng Chung, 2004. Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Phan Thị Thuý Hằng và Nguyễn Nghĩa Thìn, 2009. “Đa dạng thảm thực vật ở vùng cát huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”, Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật Hà Nội. Phạm Hoàng Hộ, 1999- 2000. Cây cỏ Việt Nam (Quyển I, II, III). Nxb. Trẻ, TP. HCM. Raunkiaer C., 1934. Plant life forms. Claredon, Oxford, Pp. 104. Trương Thị Hiếu Thảo, Hồ Đắc Thái Hoàng, Nguyễn Khoa Lân, 2015. “Đặc trưng các quần xã thực vật vùng đất cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đại học Huế, Vol. 108, No. 09, tr. 265 - 274. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. ANALYSIS OF SPECIES COMPOSITION AND ESTABLISHMENT OF LIFE FORMS OF PLANT INLAND SANDY AREAS IN THUA THIEN HUE PROVINCE Truong Thi Hieu Thao1,*, Hoang Xuan Thao1 Abstract. Plant species composition of inland sandy areas in Thua Thien Hue province has been identified with 275 species of 196 genera, 91 families and 3 phyla. 23 species of plants have been added to the list of species at inland sand areas. Magnoliophyta dominates species composition. Poaceae, Euphorbiaceae and Cyperaceae have the highest number of species (16 species). Formulas for life forms of plant of inland sandy have been established, SB = 66,55Ph + 6,54Ch + 7,0Hm + 14,91Cr + 9,45Th. The emergence of a high proportion of hidden buds (Cryptophytes) has proved the harsh nature of sandy soils. Keywords: Flora, life form, inland sandy, species composition, Thua Thien Hue province. 1 Hue University of Education, Hue University * Email: truonghieuthao9@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0