intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích thực trạng sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng phụ trợ - Trường hợp Công ty Lidovit

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo "Phân tích thực trạng sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng phụ trợ - Trường hợp Công ty Lidovit" tập trung vào việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Lidovit trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu hàng phụ trợ, đặc biệt sản phẩm vít chiếm 70% trong hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính gồm các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu và chi phí giai đoạn từ 2019 đến 2022. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích thực trạng sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng phụ trợ - Trường hợp Công ty Lidovit

  1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG PHỤ TRỢ - TRƯỜNG HỢP CÔNG TY LIDOVIT Huỳnh Chí Giỏi*, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nguyễn Hoàng Cẩm Tú Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; *Tác giả liên hệ, Email: hc.gioi@hutech.edu.vn. TÓM TẮT Bài báo tập trung vào việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Lidovit trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu hàng phụ trợ, đặc biệt sản phẩm vít chiếm 70% trong hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính gồm các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu và chi phí giai đoạn từ 2019 đến 2022. Bài báo mô tả cái nhìn toàn diện về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp cho việc cải thiện hiệu suất sản xuất và giảm chi phí khai thác nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty thông qua các phương án đề xuất nâng cấp máy móc, cải thiện môi trường làm việc và đầu tư vào đào tạo nhân lực. Điều này có thể giúp Công ty Lidovit đạt được sự cạnh tranh và tăng trưởng bền vững trong ngành sản xuất xuất khẩu đầy khốc liệt, góp phần cho sự hội nhập vào thị trường toàn cầu hóa. Từ khóa: sản xuất kinh doanh; Công ty LIDOVIT; kinh doanh xuất khẩu. 1. Tổng quan Năm 2023 là một năm khó khăn của kinh tế thế giới khi phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nợ xấu gia tăng, sụt giảm tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, đầu tư ảm đạm cho tới căng thẳng chính trị,…đã đẩy nền kinh tế toàn cầu năm 2023 vào bất ổn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 – 2008. Các nền kinh tế hàng đầu thế giới chỉ đạt mức tăng trưởng GDP 0,7%, trong khi các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi dự kiến tăng trưởng 4% trong năm 2023. Theo IMF, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, nhất là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có thể đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 4%. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều khó khăn, thách thức và đầy biến động, Việt Nam cũng là điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung. Tăng trưởng GDP của Việt Nam 3 quý đầu năm đạt 4,24%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3,0% bình quân toàn cầu (theo dự báo của IMF) thể hiện nỗ lực của Chính phủ để vực dậy nền kinh tế. Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong suốt hơn 3 thập kỷ, ngay cả thời gian đại dịch COVID-19 (2019-2021). Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do giúp Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hàng đầu thế giới hơn 30 năm qua. Điều này tạo ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp bao gồm Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại Lidovit, để củng cố vị thế trên thị trường quốc tế. Công Ty Cổ phần Công Nghiệp và Thương Mại LIDOVIT (tiền thân là Xí nghiệp Sản xuất Ốc vít Lidovit) được Thủ tướng Chính phủ kí quyết định thành lập và kinh doanh ngày 30/11/1988. Được ghi dấu là nhà sản xuất đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thành công các loại thành phẩm về bu lông, ốc vít và các thành phẩm trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Với 35 năm không ngừng phát triển, LIDOVIT đã khẳng định được vị trí, quy mô, tầm nhìn chiến lược của mình phù hợp với điều kiện và đòi hỏi khắt khe của tiến trình hội nhập, thực sự trở thành thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực sản xuất các loại thành phẩm vít, bu lông đai ốc, và các loại thành phẩm khác trong ngành công nghiệp phụ trợ trong nước và quốc tế. Các sản phẩm phụ trợ như bulong, ốc vít, thanh ren, tán dù,... do LIDOVIT sản xuất luôn tự hào được tổ chức cấp chứng nhận DET NORSE VERITAS của Hà Lan cấp chứng nhận ISO đầu tiên: ISO 9001:2000 vào năm 2002, đạt yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng như : DIN (Đức), BSW (Anh), BG (Trung Quốc), ASTM (Hoa Kỳ),... chứng minh được giá 364
  2. trị chất lượng và tầm quan trọng của những sản phẩm LIDOVIT đối với những ngành công nghiệp khác. Với sứ mệnh “Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm ốc vít chất lượng cao ứng dụng công nghệ hiện đại và các giải pháp kỹ thuật hiệu quả.”, Công ty LIDOVIT đang ngày càng cải tiến và hoàn thiện hơn nữa về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp để luôn xứng đáng với những danh hiệu: “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, Huy chương vàng “Sản phẩm Việt uy tín – chất lượng” do Nhà nước trao tặng. 2. Cơ sở lý thuyết Theo quyết định Số 12/2011/QĐ-TTg thì khái niệm về công nghiệp phụ trợ và sản phẩm công nghiệp phụ trợ được hiểu như sau: - Công nghiệp phụ trợ: là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ liệu, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. - Hàng phụ trợ: là các sản phẩm vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm sản xuất tại Việt Nam để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh thuộc các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - giầy và công nghiệp công nghệ cao. - Theo sửa đổi một số quy định về xuất xứ hàng hóa từ ngày 15/02/2024: Thay thế Phụ lục I về Quy tắc cụ thể mặt hàng tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 44/2023/TT-BCT. - Theo Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quyền tự do kinh doanh trong xuất khẩu, nhập khẩu quy định như sau: - Thương nhân được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hóa: Hình 1. Quy trình tổng quát xuất khẩu hàng hóa (Nguồn: Giáo trình Quản trị Logistic - Hà Minh Hiếu, 2022) 3. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong bài báo bao gồm phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, khảo cứu tài liệu. - Để phân tích được thực trạng sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng phụ trợ của Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT, tác giả tham khảo chủ yếu nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu tạp chí, báo cáo tài chính, thông qua việc tổng hợp và phân tích tài liệu, bài viết đúc kết các vấn đề cụ thể về thực trạng sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng phụ trợ của Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT. 365
  3. 4. Thực trạng sản xuất - kinh doanh hàng xuất của Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT (2019 -2022) Bảng tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh sau đây sẽ cho ta thấy được tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT trước, trong và sau đại dịch Covid 19 để có thể thấy được sự hiệu quả trong công tác quản lý doanh nghiệp và khắc phục những hậu quả kinh doanh sau đại dịch của Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT. Bảng 1. Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT (2019 -2022) (Đơn vị tính: triệu đồng) Tốc độ tăng 2019 2020 2021 2022 trưởng bình Chỉ tiêu quân (%) Doanh thu 208,054 193,207 212,012 231,291 4.64 Chi Phí 206,570 192,207 210,943 228,944 4.85 Lợi nhuận 1,484 1,000 1,069 2,347 31.28 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán tại Công ty CP LIDOVIT) Bảng 1 cho thấy các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2019 – 2022 có xu hướng tăng trưởng ổn định trong doanh thu, chi phí và lợi nhuận, đánh dấu một chặng đường tích cực trong hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính. Doanh thu liên tục gia tăng mỗi năm với mức tăng trưởng bình quân là 4.64%, đồng thời chi phí sản xuất và quản lý cũng có sự tăng trưởng, nhưng với mức độ ổn định ở mức 4.85% bình quân mỗi năm. Đáng lưu ý, doanh thu năm 2020, 2021 giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid, bắt buộc Công ty phải cắt giảm nhân công và giờ làm của nhân viên để đảm bảo an toàn theo quy định của Chính phủ, từ năm 2022 tăng trở lại do dịch bệnh đã được kiểm soát, Công ty bắt đầu trở lại hoạt động kinh doanh bình thường. Tương tự với doanh thu, chi phí năm 2020 giảm so với 2019 do các biện pháp tiết kiệm chi phí bắt buộc trong đại dịch, từ năm 2021 có tăng trở lại do tình hình kinh doanh dần ổn định, cần phải chi trả cho nhân công, bảo dưỡng máy móc để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Lợi nhuận năm 2020 có giảm đi so với năm 2019 nhưng sau khi dịch Covid được kiểm soát an toàn trên toàn cầu thì kinh doanh xuất khẩu của Công ty dần được hồi phục và tiếp tục, lợi nhuận tăng ổn định trở lại từ 2021 chứng tỏ Công ty đã có những biện pháp kịp thời khắc phục những khó khăn, ổn định lại các hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.1 Phân tích thực trạng sản xuất hàng xuất khẩu 4.1.1 Tình hình thực hiện sản lượng xuất khẩu (2019 - 2022) Bảng 2. Tình hình thực hiện sản lượng xuất khẩu (2019 – 2022) Thời gian Chỉ tiêu sản lượng sản xuất (kg) % hoàn thành kế hoạch (năm) Thực hiện 2019 208,054 83.22 Kế hoạch 2019 250,000 Thực hiện 2020 193,207 94.7 Kế hoạch 2020 204,000 Thực hiện 2021 212,012 106 Kế hoạch 2021 200,000 Thực hiện 2022 231,291 92.52 Kế hoạch 2022 250,000 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán tại Công ty CP LIDOVIT) 366
  4. 300,000 1.2 250,000 1 200,000 0.8 150,000 0.6 100,000 0.4 50,000 0.2 0 0 2019 2020 2021 2022 Sản lượng kế hoạch Sản lượng thực tế Đơn vị tính: triệu đồng Hình 2. Tình hình thực hiện sản xuất hàng hóa xuất khẩu (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán tại Công ty CP LIDOVIT) Dựa vào bảng số liệu có thể thấy chỉ tiêu sản xuất đề ra năm 2020, 2021 có giảm do ảnh hưởng của đại dịch làm các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Tuy nhiên đã có sự tăng trở lại từ năm 2022 vì các hoạt động sản xuất kinh doanh đã được khôi phục lại như bình thường. Mặc dù có sự giảm sút về sản lượng xuất khẩu năm 2020 so với 2019 nhưng từ 2021 đã có sự gia tăng tích cực chứng tỏ Công ty đã có những biện pháp hiệu quả để khắc phục khó khăn, tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh. Sự giảm sút phần trăm thực hiện kế hoạch từ năm 2021 đến năm 2022 là một điểm đáng chú ý. Do đại dịch vừa được kiểm soát, hoạt động sản xuất dần trở lại bình thường khiến sản lượng tăng cao, theo đó Công ty đặt ra mục tiêu sản xuất giống với năm 2019 (trước khi xảy ra đại dịch). Mặc dù sản lượng tăng nhưng do mục tiêu quá cao nên phần trăm thực hiện bị giảm sút so với thời điểm 2020 - 2021. 4.1.2 Tình hình thực hiện chi phí sản xuất xuất khẩu (2019 - 2022) Bảng 3. Tình hình thực hiện chi phí sản xuất xuất khẩu (2019 – 2022) Tốc độ tăng Năm Đơn vị tính 2019 2020 2021 2022 trưởng bình quân (%) Chi phí sản xuất xuất 16,023 46,323 58,210 99,591 43.22 106 đồng khẩu Tổng chi phí sản xuất 106 đồng 206,570 192,207 210,943 228,944 4.85 kinh doanh Tỷ trọng % 7.75 24.07 27.59 43.47 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán tại Công ty CP LIDOVIT) 367
  5. 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 2019 2020 2021 2022 Tổng chi phí Chi phí sản xuất xuất khẩu Đơn vị tính: triệu đồng Hình 3. Tình hình thực hiện chi phí sản xuất xuất khẩu (Nguồn: Tài chính – Kế toán tại Công ty CP LIDOVIT) Trong giai đoạn từ 2019 đến 2022, chi phí sản xuất xuất khẩu đã trải qua một sự tăng trưởng đáng kể, bắt đầu từ mức 16,023 tỷ đồng năm 2019 và đạt đến 99,591 tỷ đồng vào năm 2022. Sự gia tăng này đồng điệu với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đáng chú ý là 43.22%. Điều này có thể là dấu hiệu của sự mở rộng đáng kể trong hoạt động xuất khẩu. Chi phí năm 2020 giảm so với 2019 do các biện pháp tiết kiệm chi phí bắt buộc trong đại dịch, từ năm 2021 có tăng trở lại do tình hình kinh doanh dần ổn định, cần phải chi trả cho nhân công, bảo dưỡng máy móc để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Mức tăng trưởng bình quân 4.85% mỗi năm trong chi phí sản xuất xuất khẩu không chỉ phản ánh sự điều chỉnh chính xác trong chiến lược chi phí, mà còn là một chỉ số của sự hiệu quả và khả năng quản lý của Công ty trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Mặt khác, tổng chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng lên từ 206,570 tỷ đồng năm 2019 lên đến 228,944 tỷ đồng vào năm 2022. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của tổng chi phí này chỉ là 4.85%, thấp hơn nhiều so với tăng trưởng của chi phí xuất khẩu. Điều này có thể chỉ ra rằng sự tăng trưởng của doanh nghiệp chủ yếu đến từ việc mở rộng quy mô xuất khẩu, trong khi hoạt động sản xuất trong nước có thể không phát triển mạnh như vậy. Có thể thấy tỷ trọng chi phí sản xuất xuất khẩu trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh đã tăng từ 7.75% vào năm 2019 lên đến 43.47% vào năm 2022. Sự gia tăng đáng kể này có thể cho thấy sự quan trọng ngày càng tăng của hoạt động xuất khẩu đối với tổng chi phí sản xuất kinh doanh. 4.2 Phân tích thực trạng kinh doanh hàng xuất khẩu 4.2.1 Tình hình thực hiện ký kết hợp đồng (2019 – 2022) Bảng 4. Báo cáo số lượng hợp đồng xuất khẩu được ký kết giai đoạn (2019 – Quý 1/2022) Đơn vị Thời gian (năm) Thực hiện quý Chỉ tiêu tính 2019 2020 2021 1/2022 Số lượng ký kết Chiếc 11 25 28 13 Số lượng thực hiện Chiếc 11 25 28 13 Tỷ lệ % thực hiện so ký % 100 100 100 100 kết (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán tại Công ty CP LIDOVIT) 368
  6. Hình 4. Báo cáo số lượng hợp đồng xuất khẩu được ký kết giai đoạn (2019 – Quý 1/2022) (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán tại Công ty CP LIDOVIT) Trong giai đoạn từ 2019 đến 2021, số lượng hợp đồng xuất khẩu của Công ty LIDOVIT liên tục tăng theo báo cáo hoạt động sản xuất của phòng Marketing - Xuất khẩu. Năm 2019, công ty ký kết thành công 11 hợp đồng xuất khẩu, mang về doanh thu là 16,269 tỷ đồng. Trong năm 2020, số lượng hợp đồng tăng cao lên 25, đồng thời doanh thu cũng gia tăng mạnh lên 46,56 tỷ đồng. Năm 2021, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid nhưng số lượng hợp đồng không có sự biến động lớn và thu về 58.5 tỷ đồng. Đến năm 2022, dù chỉ có 13 hợp đồng, nhưng trong quý 1/2022, doanh thu đạt gần 35 tỷ đồng. Các hợp đồng đều được thống kê ký kết và thực hiện đủ 100% số lượng hợp đồng xuất khẩu. 4.2.2 Tình hình thực hiện doanh thu bán hàng xuất khẩu giai đoạn 2019 – 2022 Bảng 5. Doanh thu hoạt động sản xuất xuất khẩu giai đoạn 2019 - 2022 Thời gian (năm) Đơn vị Chỉ tiêu tính 2019 2020 2021 2022 Doanh thu xuất khẩu thực hiện 106 đồng 16,269 46,564 58,505 100,612 Doanh thu xuất khẩu theo kế 6 10 đồng 18,000 41,000 63,000 106,000 hoạch % hoàn thành kế hoạch % 90 114 93 95 Tổng doanh thu bán hàng thực 106 đồng 208,054 193,207 212,012 231,291 hiện 6 Tổng doanh thu bán hàng kế hoạch 10 đồng 198,000 204,000 200,000 250,000 % hoàn thành kế hoạch % 105 95 104% 93 (Nguồn: Phòng Marketing – Xuất khẩu tại Công ty CP LIDOVIT) - Năm 2019 là năm có doanh thu ổn định. Đây là năm công ty chưa chuyên môn hóa sản xuất xuất khẩu nên doanh thu xuất khẩu chưa cao. Tuy nhiên doanh thu xuất khẩu thực hiện đạt 90% so với kế hoạch, tổng doanh thu vượt chỉ tiêu 105%. - Năm 2020, doanh thu bị sụt giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đặc biệt, doanh thu bán nội địa giảm 16,4 tỷ đồng, trong khi doanh thu xuất khẩu tăng nhẹ 1,6 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động kinh doanh không đạt kế hoạch, chỉ đạt 95% kế hoạch năm 2020. - Sang 2021, Công ty đã ghi nhận một số kết quả tích cực như tổng doanh thu đạt 212,4 tỷ đồng, tương đương 104% kế hoạch. - Năm 2022, doanh thu quý 1/2022 tăng 25% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 289% so với cùng kỳ. Doanh thu bán hàng đạt mức ổn với 92.5% so với kế hoạch và đạt 109% so với năm 2021. 4.2.3 Tình hình thực hiện lợi nhuận bán hàng xuất khẩu giai đoạn 2019 – 2022 369
  7. Bảng 6. Số liệu lợi nhuận bán hàng xuất khẩu giai đoạn 2019 – 2022 Năm thực hiện Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 2021 2022 Lợi nhuận trước thuế kế 106 đồng 1,000 1,000 3000 4,000 hoạch Lợi nhuận trước thuế thực 106 đồng 1,484 1,069 542 2,347 hiện % hoàn thành kế hoạch % 145 107 18 58 (Nguồn: Phòng Marketing – Xuất khẩu tại Công ty CP LIDOVIT) Hình 5. Lợi nhuận bán hàng xuất khẩu giai đoạn 2019 – 2022 (ĐVT: triệu đồng) (Nguồn: Phòng Marketing – Xuất khẩu tại Công ty CP LIDOVIT) - Năm 2019 là năm sản xuất kinh doanh ổn định, lợi nhuận thực tế vượt xa so với kế hoạch. - Năm 2020, do tình hình kinh doanh ảnh hưởng bởi dịch Covid kéo theo sự biến động về lợi nhuận lợi nhuận, thì lợi nhuận 06 tháng cuối năm bù lỗ của 06 tháng đầu năm. Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 1,1 tỷ đồng, tương đương 107% kế hoạch. Đây là một thành tích đáng khích lệ, chứng tỏ công ty đã vượt qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế trong năm 2020. - Năm 2021, tình hình kinh doanh rất khó khăn, giá nguyên liệu tăng cao (40%), chi phí tài chính lãi vay cao, hàng tồn kho còn chưa xử lý xong, thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” khiến chi phí phát sinh rất nhiều. Lợi nhuận Quý 1 lỗ 1.289 tỷ đồng, Quý 2 có lãi 1.460 tỷ đồng bù lỗ cho Quý 1, tới lúc này Công ty vẫn có lợi nhuận 171 triệu đồng, đến 15/10/2021 thì chuyển sang sản xuất bình thường. Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh đạt 0,54 tỷ đồng, tương đương 50,7% so với năm 2020. - Năm 2022, tình hình kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn nhất là do chiến tranh trên thế giới đã đẩy giá xăng dầu tăng cao dẫn đến các chi phí khác đều tăng nên đã ảnh hưởng đến các đơn hàng, vì thế lợi nhuận trước thuế tuy chỉ đạt 58.6% so với kế hoạch và bằng 433% so với năm 2021. Kết quả lợi nhuận chỉ đạt 58% so với kế hoạch nhưng vẫn là kết quả cao so với lợi nhuận các năm chứng minh sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể CBNV. 5. Kiến nghị một số giải pháp để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh Dựa trên phân tích thực trạng sản xuất và kinh doanh xuất khẩu qua các năm, nhóm đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh như: - Nâng cao hoạt động Marketing: Khách hàng của Lidovit đa phần là khách hàng lâu năm, khách hàng mới có thể do truyền miệng hoặc họ trực tiếp tìm đến web, địa điểm Công 370
  8. ty. Đứng dưới góc nhìn của khách hàng khi tìm kiếm tên Công ty sản xuất ốc vít ở Việt Nam chỉ hiện ra một số trang của các Công ty như Toàn Lâm, Văn Phúc, Cao Thắng,…chứ không hiện trang của Lidovit. Cần một nhân viên chuyên về mảng marketing thiết kế và vận hành trang web, các quảng cáo cũng như thiết lập liên kết với cá trang web uy tín để tăng độ phổ biến thương hiệu tới khách hàng. - Đầu tư trang thiết đóng gói bao bì sản phẩm nhỏ (dưới 1kg): Khách hàng từ các nước như Châu Âu có nhu cầu về sản phẩm như ốc vít, họ lựa chọn đặt mua ở các nước có giá và chi phí gia công thấp như Trung Quốc, Việt Nam. Tuy nhiên hiện tại do lệnh chống bán phá giá nên họ đặt Việt Nam là nước tiềm năng. Họ muốn mua và đóng gói theo ý muốn tại quốc gia sản xuất thành các gói nhỏ (dưới 1 kg, thậm chí 5 sản phẩm ốc vít/gói). Có khách hàng mua sản phẩm của Công ty và chấp nhận chi một khoảng để thuê bên thứ 3 đóng gói. Tuy nhiên cũng có khách hàng họ không muốn chi trả thêm phí cho bên thứ 3, vì chi phí này rất cao kèm theo tốn khá nhiều thời gian, tăng rủi ro khi vận chuyển và đóng gói khiến Công ty đã bỏ lỡ một số khách hàng. Vì vậy cần đầu tư máy móc đóng gói cho sản phẩm nhỏ. - Nâng cao khả năng xử lý công việc: Ngoài các công việc xử lý thủ tục giấy tờ cho các đơn hàng đã hoàn thiện hợp đồng, liên tục cập nhật thông tin từ các bên tham gia đơn hàng, nhân viên chứng từ phải xử lý các mail như báo giá. Số lượng mail rất nhiều, thậm chí một khách hàng yêu cầu báo giá tận 100 - 200 sản phẩm thì số lượng công việc rất nhiều. Từ kiểm tra tên và loại sản phẩm Công ty có sẵn hay không, những sản phẩm không có sẵn thì cần một bảng tổng hợp từ giá bên kỹ thuật đưa ra để hoàn thiện một sản phẩm cộng thêm chi phí lợi nhuận, tính toán giá đề xuất rồi mới đưa ra một báo giá hoàn thiện. Thời gian và số lượng công việc rất lớn so với nhận lực hiện có của phòng Xuất khẩu. 6. Kết luận Công ty Lidovit đã gặp phải một số thách thức trong quá trình sản xuất và xuất khẩu, điều này đã dẫn đến việc tăng chi phí và hạn chế khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn. Trong tình hình kinh tế hiện tại, Châu Âu áp lệnh chống bán phá giá lên Trung Quốc, các nhà nhập khẩu đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng. Qua bài nghiên cứu trên, nhóm đã phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu tiên, Công ty cần đầu tư vào nâng cấp máy móc và công nghệ, để tăng hiệu suất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Thứ hai, cần cải thiện môi trường làm việc để tăng năng suất và động lực cho nhân viên. Cuối cùng, Công ty nên đầu tư vào đào tạo nhân lực, để nâng cao kỹ năng và năng lực của nhân viên, từ đó cải thiện quy trình sản xuất và hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, các giải pháp chỉ là những gọi ý tổng quát và cần được các chuyên gia xem xét chi tiết về ngành công nghiệp, tình hình kinh tế và yêu cầu của thị trường để đưa ra các biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu về thị trường xuất khẩu và yêu cầu của các nhà nhập khẩu, tìm hiểu các phương pháp quản lý nhân sự hiệu quả để tạo môi trường làm việc tích cực. Với việc thực hiện các giải pháp cải thiện này, Công ty Lidovit có thể đạt được sự cạnh tranh và tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực xuất khẩu. Lợi nhuận sẽ được tăng cường, cùng với mở rộng thị trường tiêu thụ và cải thiện chất lượng công việc. Điều này tạo ra kỳ vọng vào một tương lai thành công và phát triển cho Công ty Lidovit, giúp nắm bắt cơ hội và đối mặt với thách thức trong ngành sản xuất và xuất khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TTXVN. (2023). Kinh tế 2023, dự báo 2024: Sức bật từ các đầu tàu kinh tế. https://vtv.vn/kinh-te/kinh-te-2023-du-bao-2024-suc-bat-tu-cac-dau-tau-kinh-te- 20231217212448144.htm, [30/01/2024]. 2. Trần Hà. (2021). Luật Quản lý ngoại thương 2017: Luật số 05/2017/QH14 của Quốc hội. https://luatsux.vn/luat-quan-ly-ngoai-thuong-2017-luat-so-05-2017-qh14-cua-quoc- hoi/. [01/03/2024]. 3. Nguyễn Thị Diễm My. (2024). Sửa đổi, bổ sung một số điều về xuất xứ hàng hóa từ ngày 15/02/2024. https://lawnet.vn/thong-tin-phap-luat/thong-bao-van-ban-moi/sua-doi- 371
  9. bo-sung-mot-so-dieu-ve-xuat-xu-hang-hoa-tu-ngay-15-02-2024- 131190.html#google_vignette. [01/03/2024]. 4. Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Thương Mại Lidovit. (2022). Văn kiện Đại Hội đồng Cổ đông lần thứ 17 năm 2021 [Văn bản nội bộ] . Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024. 5. Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Thương Mại Lidovit. (2023). Văn kiện Đại Hội đồng Cổ đông lần thứ 18 năm 2022 [Văn bản nội bộ] . Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024. 6. Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Thương Mại Lidovit, 2023. Báo cáo hoạt động của HDQT năm 2022 và định hướng kinh doanh 2023 của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Thương Mại LIDOVIT. http://www.lidovit.com.vn/, [30/01/2024]. 7. Hà Minh Hiếu. (2022). Giáo trình Quản trị Logistic và chuỗi cung ứng. Việt Nam: Nhà xuất bản Tài Chính. 372
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2