intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích tính hợp lý trong kê đơn và các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức

Chia sẻ: Bigates Bigates | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát tình hình kê đơn thuốc, phân tích tính hợp lý của việc kê đơn thuốc và các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị đái tháo đường type 2 (T2DM) tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích tính hợp lý trong kê đơn và các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức

  1. PHÂN TÍCH TÍNH HỢP LÝ TRONG KÊ ĐƠN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC Mai Thị Như Ngọc, Phan Thị Anh Thư, Ngô Thị Hồng Hoàng* Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: DS. Nguyễn Hoàng Nam TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát tình hình kê đơn thuốc, phân tích tính hợp lý của việc kê đơn thuốc và các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị đái tháo đường type 2 (T2DM) tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang với dữ liệu hồi cứu trên 400 bệnh nhân mắc T2DM trong thời gian từ 01/10/2020 đến ngày 31/12/2020. Các tiêu chỉ khảo sát bao gồm: đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm bệnh, thuốc điều trị, tính hợp lý kê đơn thuốc điều trị và các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị T2DM. Kết quả: độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 59,4±11,8, nữ chiếm 56%. Tăng huyết áp và rối loạn lidid huyết là hai bệnh mắc kèm thường gặp nhất với tỷ lệ lần lượt là 85.8% và 95%. Nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất là biguand với 355 (88,8%). Tính hợp lý chung trong kê đơn thuốc điều trị đái tháo đường chiếm 43.8%. Các yếu tố liên quan đến mức độ đạt mục tiêu điều trị HbA1c bao gồm: nguy cơ ASCVD (p=0.000), có sử dụng insulin (p = 0.008) và tính hợp lý chung trong kê đơn thuốc điều trị đái tháo đường (p = 0.000). Kết luận: tỷ lệ kê đơn hợp lý thuốc điều trị đái tháo đường chiếm gần 50% và là yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân T2DM. Từ khóa: đái tháo đường, HbA1c, hiệu quả điều trị, thuốc hạ đường huyết, tính hợp lý kê đơn. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường được coi là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, giết chết khoảng 1,6 triệu người và được coi là yếu tố nguy cơ cao thứ ba gây tử vong sớm do tăng đường huyết (Oguntibeju, 2019). Số người mắc đái tháo đường đã tăng gấp 4 lần trong vòng ba thập kỷ qua và đái tháo đường là nguyên nhân chính gây tử vong cao thứ 9. Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc đái tháo đường theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF Diabetes Atlas), và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế người tăng đường h ết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh mắc đái tháo đường được quản l tại cơ tế (Bộ Y tế, 2021). Các nghiên cứu sử dụng thuốc 609
  2. điều trị đái tháo đường rất quan trọng để thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý bệnh nhân đái tháo đường và cung cấp thông tin có giá trị cho nhóm chăm sóc sức khỏe (Patel et al., 2017). Trên thực tế, tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá tính hợp lý của phác đồ cũng như các yếu tố liên quan đến kết hiệu quả điều trị. Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá tính hợp lý trong kê đơn thuốc và các yếu tố liên quan đến hiệu quả trong điều trị đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức” với ba mục tiêu chính: 1. Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị T2DM. 2. Đánh giá tính hợp lý của việc kê đơn thuốc T2DM. 3. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị T2DM. 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Dân số nghiên cứu Hồ ơ bệnh án ngoại trú của những bệnh nhân được chẩn đoán T2DM (mã ICD E11) tại phòng khám Nội tiết thuộc Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/12/2020. 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn vào Bệnh nhân mắc T2DM có hoặc không có các bệnh mắc kèm [tăng huyết áp, rối loạn lipid huyết, bệnh tim mạch do xơ vữa (ASCVD), bệnh thận mạn (CKD)]. Bệnh nhân được điều trị liên tục ít nhất 3 tháng. 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ Phụ nữ có thai. Bệnh nhân không có kết quả xét nghiệm HbA1c, đường huyết đói (FPG) và lipid máu [gồm LDL-C, HDL-C, cholesterol toàn phần (TC), triglicerid (TG)], creatinine huyết thanh (SCr). 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu ⁄ Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Cỡ mẫu được xác định bằng công thức ( ) Trong đó p = 0.337 (Nhân & Khuê, 2014) là tỷ lệ đạt mục tiêu HbA1c
  3. định chi bình phương hồi quy logistic. Dữ liệu được phân tích số liệu bằng phần mềm IBM SPSS 20.0. 3 KẾT QUẢ NGIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung dịch tễ học của mẫu nghiên cứu (n = 400) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
  4. Tỷ lệ bệnh nhân Nhóm thuốc Tên hoạt chất Số lượng được kê đơn (%) Sitagliptin 8 2,0 Ức chế enz me DPP-4 Vildagliptin 3 0,8 Linagliptin 1 0,3 Insulin người trộn 72 18,0 hỗn hợp Insulin In lin tác dụng 2 0,5 chậm kéo dài Bảng 3. Phác đồ điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 Phác đồ điều trị Số lượng Tỷ lệ (%) Đơn trị 109 27,3 Phối hợp 2 242 60,5 Phối hợp 3 48 12,0 Phối hợp 4 1 0,25 Bảng 4. Tỷ lệ hợp lý kê đơn thuốc điều trị T2DM theo khuyến cáo (n = 400) Phân độ hợp lý Hợp lý Tỷ lệ (%) Hợp l về chỉ định 222 55.5 Hợp l về liề 229 57.3 Hợp l về tha đổi/thêm th ốc 229 57.3 Hợp l ch ng 175 43.8 4 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Nhóm bệnh nhân từ 45 tuổi tr lên chiếm 89.7%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Hà An (An, 2018), nghiên cứu của Xiaotian Liu và cộng sự (Liu et al., 2016). Không dung nạp glucose tăng dần và giảm khả năng bù đắp của tế bào beta khi tuổi cao (Yakar ılmaz & Öztürk, 2017). Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn với 56%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đoàn Thị Kim Ngân và cộng sự (Ngân & Sơn 2018). Rối loạn dung nạp glucose phổ biến hơn nữ giới so với nam giới (Kautzky-Willer et al., 2016). Rối loạn lipid huyết (95%) và tăng huyết áp (85.8%) là hai bệnh mắc kèm thường gặp nhất. CKD (0.8%) chiếm tỷ lệ nhỏ bệnh nhân T2DM. Kết quả này gần tương đồng với nghiên cứu của Kristy Iglay và cộng sự (Iglay et al., 2016). Có khoảng 50% bệnh nhân tăng huyết áp có biểu hiện kháng insulin toàn thân (Lastra et al., 2014). Rối loạn lipid huyết và ASCVD nguyên nhân hàng đầu gây ra tỷ lệ mắc và tử vong bệnh nhân T2DM (ADA, 2020). Có khoảng 1/5 bệnh nhân đang dùng insulin để kiểm soát đường huyết trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đoàn Thị Kim Ngân và cộng sự (Ngân & Sơn 2018). Điều trị bằng insulin cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn tăng nguy cơ ung thư 612
  5. gan và tuyến tụy. Một số tác giả khuyến cáo thận trọng trong việc kê đơn insulin (Currie & Johnson, 2012; Maria Rotella et al., 2013). 4.2 Đặc điểm thuốc điều trị đái tháo đường type 2 Nhóm biguanin và SU là nhóm được sử dụng phổ biến nhất với tỷ lệ lần lượt là 88.8% và 54.8%. Kết quả này gần tương đồng với nghiên cứu của Kazuya Fujihara và cộng sự (Fujihara et al., 2017). Gần 1/5 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được kê insulin, tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Lukas Lunger và cộng sự (Lunger et al., 2017). Nhóm ức chế enzyme α-glucosidase chiếm 12%, kết quả này tương đồng với nghiên cứu Makito Tanabe và cộng sự (Tanabe et al., 2017). Metformin là liệu pháp đầu tay có hiệu quả cao, chi phí thấp, nguy cơ hạ đường huyết tối thiểu khi được sử dụng dưới dạng đơn trị liệu và khả năng giảm cân (Davies et al., 2018) và có thể làm giảm nguy cơ tử vong do tim mạch so với liệu pháp sulfonylurea (SU) (Maruthur et al., 2016). SU là thuốc được kê đơn phổ biến nhất sau khi thất bại điều trị với thuốc đầu tay metformin (Douros et al., 2018) rẻ tiền, phổ biến rộng rãi và có hiệu quả hạ đường huyết cao (Davies et al., 2018; ADA, 2020). Insulin đã chứng minh giảm các biến chứng mạch máu nhỏ, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và tử vong liên quan đến bệnh T2DM (Davies et al., 2018). Acarbose có liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch và hàng thứ ba trong các lựa chọn điều trị cho các thuốc chống tăng đường huyết khác (Hedrington & Davis, 2019). Đâ có thể là lý do các nhóm thuốc được kê đơn phổ biến. Đối với phác đồ điều trị bệnh nhân T2DM trong mẫu nghiên cứu (Bảng 3). Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu đánh giá xu hướng kê đơn của Wei-Min Chu và cộng sự (Chu et al., 2017). Trên thực tế, do tính chất tiến triển của bệnh T2DM, ngay tại thời điểm chẩn đoán hầu hết bệnh nhân sẽ phải dùng nhiều thuốc hạ đường huyết để đạt được sự kiểm soát đường huyết đầy đủ (Lavernia et al., 2015). 4.3 Tính hợp lý kê đơn thuốc điều trị đái tháo đường type 2 Tính hợp lý trong kê đơn chiếm 43.8%. So với các nghiên cứu khác chỉ đưa ra kết luận rằng có tính hợp lý trong kê đơn thuốc bệnh nhân T2DM mà không xác định cụ thể tỷ lệ hợp trong mô hình kê đơn (Du et al., 2017) (Atal et al., 2021). Có hơn 90% thuốc metformin được sử dụng trong mẫu nghiên cứu điều này phù hợp các hướng dẫn điều trị hiện hành được dùng ư tiên bệnh nhân T2DM. Nếu trong các phác đồ điều trị khuyên dùng các nhóm thuốc như ức chế SGLT2, đồng vận thụ thể GLP-1 có lợi trên tim mạch đã hình thành bệnh ASCVD hoặc đã mắc bệnh thận hoặc suy tim (ADA, 2020) nhưng còn hạn chế do vấn đề chi phí cao cùng với các bệnh mắc kèm. Đâ có thể là thách thức đối với với các bác ĩ lâm sàng trong việc cân nhắc lợi ích nguy cơ trong việc kê đơn bệnh nhân T2DM. 5 KẾT LUẬN Tỷ lệ kê đơn hợp lý thuốc điều trị đái tháo đường chiếm gần 50% và là yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân T2DM, ngoài ra nguy cơ ASCVD 10 năm và bệnh nhân có sử dụng insulin hay không cũng có liên quan đến đạt mục tiêu điều trị HbA1c. 613
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] An,T.T.H. (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm và một số yếu tố liên quan bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Luận án Tiến ĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội). [2] American Diabetes Association (2020). Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care, 43(1) [3] Chu, W.-M., Ho, H.-E., Huang, K.-H., Tsan, Y.-T., Liou, Y.-S., Wang, Y.-H., Lee, M.-C., & Li, Y.-C. (2017). The prescribing trend of oral antidiabetic agents for type 2 diabetes in Taiwan. Medicine, 96(43). https://doi.org/10.1097/MD.0000000000008257 [4] Currie, C. J., & Johnson, J. A. (2012). The safety profile of exogenous insulin in people with type 2 diabetes: Justification for concern. Diabetes, Obesity & Metabolism, 14(1), 1–4. https://doi.org/10.1111/j.1463-1326.2011.01469.x [5] Du, J., Li, X., & Sun, Y. (2017). Evidence based medicine research of tertiary prevention and management on type 2 diabetes mellitus. Global Journal of Hospital Administration, 5(1), 7. https://doi.org/10.14725/gjha.v5n1.a1714 [6] Davies, M. J., D’Ale io D. A., Fradkin, J., Kernan, W. N., Mathieu, C., Mingrone, G., Rossing, P., Tsapas, A., Wexler, D. J., & Buse, J. B. (2018). Management of Hyperglycemia in Type 2 Diabetes, 2018. A Consensus Report by the American Diabetes Association (ADA) and the European Association for the Study of Diabetes (EASD).Diabetes Care, 41(12), 2669–2701.https://doi.org/10.2337/dci18-0033. [7] Douros, A., Dell’Aniello S., Yu, O. H. Y., Filion, K. B., Azoulay, L., & Suissa, S. (2018). Sulfonylureas as second line drugs in type 2 diabetes and the risk of cardiovascular and hypoglycaemic events: Population based cohort study. The BMJ, 362. https://doi.org/10.1136/bmj.k2693 [8] Fujihara, K., Igarashi, R., Matsunaga, S., Matsubayashi, Y., Yamada, T., Yokoyama, H., Tanaka, S., Shimano, H., Maegawa, H., Yamazaki, K., Kawai, K., & Sone, H. (2017). Comparison of baseline characteristics and clinical course in Japanese patients with type 2 diabetes among whom different types of oral hypoglycemic agents were chosen by diabetes specialists as initial monotherapy (JDDM 42). Medicine, 96(7). https://doi.org/10.1097/MD.0000000000006122 [9] Hedrington, M. S., & Davis, S. N. (2019). Considerations when using alpha-glucosidase inhibitors in the treatment of type 2 diabetes. Expert Opinion on Pharmacotherapy, 20(18), 2229–2235. https://doi.org/10.1080/14656566.2019.1672660 [10] Iglay, K., Hannachi, H., Joseph Howie, P., Xu, J., Li, X., Engel, S. S., Moore, L. M., & Rajpathak, S. (2016). Prevalence and co-prevalence of comorbidities among patients with type 2 diabetes mellitus. Current Medical Research and Opinion, 32(7), 1243– 1252. https://doi.org/10.1185/03007995.2016.1168291 [11] Kautzky-Willer, A., Harreiter, J., & Pacini, G. (2016). Sex and Gender Differences in Risk, Pathophysiology and Complications of Type 2 Diabetes Mellitus. Endocrine Reviews, 37(3), 278–316. https://doi.org/10.1210/er.2015-1137 [12] Lastra, G., Syed, S., Kurukulasuriya, L. R., Manrique, C., & Sowers, J. R. (2014). Type 2 diabetes mellitus and hypertension: An update. Endocrinology and Metabolism Clinics of North America, 43(1), 103–122. https://doi.org/10.1016/j.ecl.2013.09.005 614
  7. [13] Lavernia, F., Adkins, S. E., & Shubrook, J. H. (2015). Use of oral combination therapy for type 2 diabetes in primary care: Meeting individualized patient goals. Postgraduate Medicine, 127(8), 808–817. https://doi.org/10.1080/00325481.2015.1085293 [14] Liu, X., Li, Y., Li, L., Zhang, L., Ren, Y., Zhou, H., Cui, L., Mao, Z., Hu, D., & Wang, C. (2016). Prevalence, awareness, treatment, control of type 2 diabetes mellitus and risk factors in Chinese rural population: The RuralDiab study. Scientific Reports, 6(1), 31426. https://doi.org/10.1038/srep31426 [15] Lunger, L., Melmer, A., Oberaigner, W., Leo, M., Juchum, M., Pölzl, K., Gänzer, J., Innerebner, M., Eisendle, E., Beck, G., Kathrein, H., Heindl, B., Schönherr, H. R., Lechleitner, M., Tilg, H., & Ebenbichler, C. (2017). Prescription of oral antidiabetic drugs in Tyrol – Data from the Tyrol diabetes registry 2012–2015. Wiener Klinische Wochenschrift, 129(1), 46–51. https://doi.org/10.1007/s00508-016-1135-1 [16] Maria Rotella, C., Pala, L., & Mannucci, E. (2013). Role of Insulin in the Type 2 Diabetes Therapy: Past, Present and Future. International Journal of Endocrinology and Metabolism, 11(3), 137–144. https://doi.org/10.5812/ijem.7551 [17] Maruthur, N. M., Tseng, E., Hutfless, S., Wilson, L. M., Suarez-Cuervo, C., Berger, Z., Chu, Y., Iyoha, E., Segal, J. B., & Bolen, S. (2016). Diabetes Medications as Monotherapy or Metformin-Based Combination Therapy for Type 2 Diabetes: A Systematic Review and Meta-analysis. Annals of Internal Medicine, 164(11), 740–751. https://doi.org/10.7326/M15-2650. [18] Nhân, H.T.& Khuê, N.T.(2014). Tỷ lệ đạt mục tiêu HbA1c và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại một phòng khám chuyên khoa nội tiết.Tạp chí Y học TP. Hồ Chi Minh, 18 (1),418-422. [19] Ngân, Đ.T.K & Sơn L.N.T.Đ (2018). Mức độ kiểm soát đường huyết và các yếu liên quan bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viên quận 5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 22(3), 306-312. [20] Oguntibeju, O. O. (2019). Type 2 diabetes mellitus, oxidative stress and inflammation: Examining the links. International Journal of Physiology, Pathophysiology and Pharmacology, 11(3), 45–63. [21] Patel, B., Oza, B., Patel, K. P., Malhotra, S. D., & Patel, V. J. (2017). Pattern of antidiabetic drugs use in type-2 diabetic patients in a medicine outpatient clinic of a tertiary care teaching hospital. International Journal of Basic & Clinical Pharmacology, 2(4), 485–491. [22] Tanabe, M., Motonaga, R., Terawaki, Y., Nomiyama, T., & Yanase, T. (2017). Prescription of oral hypoglycemic agents for patients with type 2 diabetes mellitus: A retrospective cohort study using a Japanese hospital database. Journal of Diabetes Investigation,8(2),227–234. https://doi.org/10.1111/jdi.12567 [23] Tình hình đái tháo đường. Accessed April 7,2021, từ http://daithaoduong.kcb.vn/tinh- hinh-dai-thao-duong/ [24] Yakar ılmaz F. D., & Öztürk, Z. A. (2017). Treatment of type 2 diabetes mellitus in the elderly. World Journal of Diabetes, 8(6), 278–285. https://doi.org/10.4239/wjd.v8.i6.278 615
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2