intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích, tính toán và lựa chọn giải pháp hiệu quả để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên các hệ thống điện có cấu trúc phức tạp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phân tích, tính toán và lựa chọn giải pháp hiệu quả để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên các hệ thống điện có cấu trúc phức tạp trình bày phương pháp sử dụng thiết bị SCCL lắp đặt nối tiếp trên đường dây hoặc phân đoạn thanh góp để hạn chế dòng điện ngắn mạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích, tính toán và lựa chọn giải pháp hiệu quả để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên các hệ thống điện có cấu trúc phức tạp

  1. ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 9, 2019 25 PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ ĐỂ HẠN CHẾ DÒNG ĐIỆN NGẮN MẠCH TRÊN CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN CÓ CẤU TRÚC PHỨC TẠP ANALYZING, CALCULATING AND SELECTING EFFICIENT SOLUTIONS FOR LIMITING SHORT-CIRCUIT CURRENTS IN COMPLEX POWER SYSTEMS Đặng Hoàng Minh1, Ngô Văn Dưỡng2, Lê Đình Dương3 1 Trường Đại học Trà Vinh; hoangminhcsp@gmail.com 2 Đại học Đà Nẵng; nvduong@ac.udn.vn 3 Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; ldduong@dut.udn.vn Tóm tắt - Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng, hệ Abstract - In order to meet the increasing demand for electricity thống điện cũng không ngừng phát triển và mở rộng. Cấu trúc lưới consumption, the power system is also continuously growing and điện ngày càng phức tạp dẫn đến dòng điện ngắn mạch càng lớn và expanding. The grid structure is increasingly complex, leading to greater chúng phụ thuộc vào chế độ vận hành do đó cần thiết phải có giải short-circuit currents and they depend on the operating mode, so an pháp hiệu quả để hạn chế dòng điện ngắn mạch. Hiện nay, có một effective solution is needed to limit short-circuit current. At present, there số phương pháp hạn chế dòng ngắn mạch đang được sử dụng trong are a number of methods of limiting short-circuit current being used in thực tế và mỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định. practice and each of them has its own limitations. This paper represents a Bài báo trình bày phương pháp sử dụng thiết bị SCCL lắp đặt nối methodology using SCCL (Short-Circuit Current Limiter) device that tiếp trên đường dây hoặc phân đoạn thanh góp để hạn chế dòng is installed in series with the line or busbar segments to limit the short- điện ngắn mạch. Giải pháp đề xuất được áp dụng cho lưới điện mẫu circuit current. The proposed method is applied to the IEEE 39-bus system IEEE 39 nút và kết quả được phân tích và đánh giá để thể hiện tính and the obtained results are analyzed and evaluated to demonstrate the hiệu quả của giải pháp đối với hệ thống điện phức tạp. effectiveness of the solutions for complex power systems. Từ khóa - Ngắn mạch; cấu trúc lưới điện; chế độ vận hành; dòng Key words - Short-circuit; the grid structure; the operating mode; ngắn mạch; thiết bị SCCL. short-circuit currents; Short-Circuit Current Limiter (SCCL). 1. Đặt vấn đề - Gây nhiễu đối với đường dây thông tin ở gần do dòng Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và khoa học thứ tự không sinh ra khi ngắn mạch chạm đất. công nghệ đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng nói - Gây mất ổn định: khi không cách ly kịp thời phần tử chung và năng lượng điện nói riêng ở Việt Nam ngày càng bị ngắn mạch, hệ thống có thể mất ổn định và tan rã, đây là tăng. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải khoảng hậu quả trầm trọng nhất. 12,3%/năm giai đoạn 2011-2020 và 8,7%/năm [1] giai - Làm hỏng hóc các thiết bị như máy biến áp, thiết bị đoạn 2021-2030, hệ thống điện Việt Nam trong những năm đóng cắt, cáp ngầm, đường dây trên không... qua cũng liên tục phát triển cả về qui mô lẫn công nghệ. - Bảo vệ tác động khi xảy ra sự cố dẫn đến ngừng cung Lưới điện truyền tải và phân phối ngày càng dày đặc, mật cấp điện cho phụ tải. độ các trạm biến áp 500kV và 220kV ngày càng tăng, đặc biệt trong giai đoạn từ 2010 đến nay có nhiều trung tâm Để hạn chế các ảnh hưởng của dòng ngắn mạch gây ra cho nhiệt điện đã được xây dựng và đưa vào vận hành như: hệ thống điện Việt Nam nói riêng và hệ thống điện nói chung, Vĩnh Tân, Ô Môn, Long Phú, Duyên Hải… cần thiết phải tìm được giải pháp phù hợp để hạn chế dòng ngắn mạch. Bài báo trình bày phương pháp sử dụng thiết bị Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống điện: nhiều SCCL lắp đặt nối tiếp trên đường dây hoặc phân đoạn thanh nguồn điện mới được đưa vào vận hành, liên kết lưới điện góp để hạn chế dòng điện ngắn mạch. Áp dụng lắp đặt thiết bị tăng, hệ thống tiêu thu năng lượng điện liên tục tăng ở nước SCCL để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên lưới điện IEEE ta hiện nay đã và đang dẫn đến làm tăng công suất ngắn 39 nút, phân tích đánh giá hiệu quả của giải pháp đề xuất. mạch trong lưới phân phối làm vượt giá trị dòng cắt ngắn mạch của máy cắt gây mất an toàn vận hành thiết bị. 2. Lựa chọn giải pháp hạn chế dòng ngắn mạch Hậu quả ngắn mạch của lưới điện có thể gây ra: Về nguyên tắc chung để hạn chế dòng điện ngắn mạch, - Phát nóng: dòng ngắn mạch rất lớn so với dòng định giải pháp duy nhất là tăng tổng trở của hệ thống khi có ngắn mức làm cho các phần tử có dòng ngắn mạch đi qua nóng mạch xảy ra. Trên cơ sở đó đã có nhiều giải pháp hạn chế quá mức cho phép dù với một thời gian rất ngắn. dòng điện ngắn mạch được áp dụng, mỗi giải pháp đều có - Tăng lực điện động: ứng lực điện từ giữa các dây dẫn những ưu nhược điểm nhất định, cho nên cần có sự phân có giá trị lớn ở thời gian đầu của ngắn mạch có thể phá tích để lựa chọn giải pháp phù hợp để sử dụng. hỏng thiết bị. 2.1. Giải pháp thay đổi cấu trúc lưới điện - Điện áp giảm và mất đối xứng: làm ảnh hưởng đến Trong quá trình vận hành có thể thay đổi cấu trúc lưới phụ tải, điện áp giảm 30% đến 40% trong vòng một giây điện bằng cách thay đổi sơ đồ phương thức lưới điện (sơ đồ làm động cơ điện có thể ngừng quay, sản xuất đình trệ, có kết dây lưới điện) như tách các mạch vòng, tách thanh cái thể làm hỏng sản phẩm. các trạm biến áp khi đó sẽ làm thay đổi tổng trở của hệ thống
  2. 26 Đặng Hoàng Minh, Ngô Văn Dưỡng, Lê Đình Dương [2]. Tuy nhiên, việc tách các mạch vòng sẽ làm giảm độ tin trở thành vật liệu cách điện đưa cuộn kháng vào để hạn chế cậy cung cấp điện, đồng thời hệ thống điện liên tục phát triển dòng điện ngắn mạch. Ưu điểm của thiết bị SFCL là khả cho nên giải pháp này thường không hiệu quả. năng phục hồi trạng thái nhanh sau ngắn mạch, cho nên 2.2. Giải pháp nối đất trung tính qua tổng trở không cần phải cắt điện để thay thế sau mỗi lần sự cố. Thực hiện nối đất trung tính máy biến áp qua tổng trở 2.5. Giải pháp sử dụng thiết bị SCCL sẽ làm thay đổi tổng trở thứ tự không của hệ thống điện khi 2.5.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị SCCL ngắn mạch. Do đó, giải pháp này chỉ hiệu quả đối với ngắn Ghép nối tiếp thiết bị TPSC (Thyristor Protected Series mạch 1 pha chạm đất và chỉ phù hợp với phụ tải 3 pha đối Capacitor) với một cuộn kháng sẽ tạo thành thiết bị SCCL xứng [3]. Trong thực tế đối với lưới điện phân phối thường như Hình 3a. TPSC là một tụ bù nối tiếp thường được sử phụ tải không đối xứng sẽ có dòng điện liên tục chạy qua dụng để bù trở kháng trên các đường dây truyền tải nhằm tổng trở nối đất gây tổn thất điện năng trên thiết bị này. Cho nâng cao giới hạn ổn định, thyristor được sử dụng để bảo nên giải pháp này thường chỉ áp dUJng đối với các lưới vệ quá áp cho tụ khi có ngắn mạch. Trong thiết bị SCCL điện có dòng thứ tự không tương đối thấp. thì giá trị điện dung của tụ điện được tính toán bù đủ trở 2.3. Giải pháp sử dụng thiết bị FCL kháng của cuộn kháng, cho nên ở chế độ làm việc bình Sử dụng thiết bị FCL (Fault Current Limiter) dạng dây thường điện kháng của SCCL gần như bằng không, khi có chì ghép song song với kháng điện (ký hiệu KĐ) và lắp đặt ngắn mạch xảy ra thyrirtor đóng, nối tắt tụ điện làm cho nối tiếp trên lưới điện như Hình 1 để làm tăng đột biến tổng điện kháng của SCCL tăng lên bằng XK như Hình 3b [7]. trở hệ thống khi xảy ra ngắn mạch [4]. Ở dòng điện làm việc bình thường FCL ở trạng thái đóng, khi xảy ra sự cố dòng điện lớn FCL sẽ cắt trong vòng ½ chu kỳ, đưa kháng điện vào làm tăng tổng trở hệ thống giảm nhanh dòng ngắn mạch. Giải pháp này khắc phục được các hạn chế của giải pháp nối đất trung tính qua tổng trở. Tuy nhiên, do dây chì của thiết bị chỉ được sử dụng một lần, nên sau mỗi lần sự cố phải thay mới bộ phận chứa dây chì, cho nên giải pháp này không thể áp dụng cho các lưới điện có suất sự cố cao. Hình 3. a) Sơ đồ nguyên lý của thiết bị SCCL; b)Minh họa điện kháng SCCL tăng khi có ngắn mạch xảy ra 2.5.2. Hiệu quả hạn chế dòng ngắn mạch của thiết bị SCCL Xét sơ đồ nối điện như Hình 4a, ở chế độ làm việc bình thường dao cách ly ở trạng thái đóng. Khi có ngắn mạch xảy ra, dòng ngắn mạch do mỗi máy phát cung cấp là 30kA, kết quả dòng ngắn mạch chạy qua máy cắt là 60kA vượt khả năng cắt của máy cắt (40kA). Trường hợp đang xét máy phát có điện áp định mức 15kV và điện kháng XF = 0,2886 [Om]. Hình 1. Minh họa lắp đặt FCL trên lưới điện 2.4. Giải pháp sử dụng thiết bị SFCL Thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch SFCL (Superconductor Fault Current Limiter) được Nexans phối hợp với Siemens nghiên cứu thử nghiệm vào năm 2009 và Applied Materials lắp đặt thiết bị đầu tiên vào năm 2013 [5, 6]. Cấu tạo của thiết bị SFCL như Hình 2, thay vì cắt bằng dây chì SFCL cắt bằng vật liệu siêu dẫn theo 2 chế độ vận hành. Hình 4a. Minh họa trường hợp chưa lắp đặt SCCL Hình 2. Cấu tạo của thiết bị SFCL Ở chế độ dòng điện làm việc bình thường SFCL là vật liệu dẫn điện, khi xảy ra ngắn mạch dòng điện lớn SFCL Hình 4b. Minh họa trường hợp có lắp đặt SCCL
  3. ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 9, 2019 27 Để hạn chế dòng ngắn mạch nằm trong giới hạn khả năng cắt của máy cắt, có thể tính toán lựa chọn thiết bị SCCL có XK = 1,4435[Om] lắp đặt trên thanh góp như Hình 4b. Trong trường hợp này, nếu xảy ra ngắn mạch như trên thì dòng ngắn mạch I1 do máy phát F1 cung cấp cho điểm ngắn mạch bị hạn chế bởi XK của thiết bị SCCL nên giảm xuống còn 5kA. Kết quả dòng ngắn mạch chạy qua máy cắt giảm xuống còn 35kA nhỏ hơn khả năng cắt của máy cắt. Dạng sóng điện áp và sóng dòng điện khi xảy ra ngắn mạch trường hợp không có thiết bị SCCL như trên Hình 5a và có thiết bị SCCL như trên Hình 5b. Hình 6. Hệ thống điện mẫu IEEE 39 nút Bảng 1. Kết quả tính toán ngắn mạch Thanh góp IN [kA] Thanh góp IN [kA] 1 9,37 16 15,24 2 14,68 17 12,81 3 12,58 18 10,99 4 11,94 19 11,85 5 12,32 20 14,07 6 12,75 21 9,13 Hình 5a. Dạng sóng điện áp và dòng điện khi xảy ra ngắn mạch 7 10,03 22 11,44 trường hợp không có thiết bị SCCL 8 10,42 23 10,92 9 9,10 24 11,37 10 11,68 25 12,36 11 11,39 26 8,92 12 12,02 27 8,61 13 10,94 28 5,64 14 11,43 29 7,19 15 10,94 3.2. Lắp đặt thiết bị SCCL để hạn chế dòng ngắn mạch Để thực hiện lắp đặt thiết bị SCCL, tiến hành tách thanh góp 2 thành hai phân đoạn và lắp đặt thiết bị SCCL với Hình 5b. Dạng sóng điện áp và dòng điện khi xảy ra ngắn mạch XK = 59,5[Om] (với điện áp lưới cao áp là 345kV) trên trường hợp có thiết bị SCCL mạch phân đoạn như trên Hình 7. Qua các giải pháp nêu trên cho thấy, giải pháp sử dụng thiết bị SCCL cho hiệu quả hạn chế dòng ngắn mạch cao và thuận tiện trong vận hành. Sự phát triển về công nghệ chế tạo các thiết bị FACTS, thiết bị TPST được chế tạo với PĐ1 SCCL PĐ2 công suất lớn và giá thành hợp lý cho phép sử dụng cho các hệ thống truyển tải điện cao áp. Do đó, thiết bị SCCL được lựa chọn để tính toán lắp đặt nhằm hạn chế dòng điện ngắn mạch cho các hệ thống điện thực tế. 3. Áp dụng tính toán, lắp đặt thiết bị SCCL trên lưới điện IEEE 39 nút Hình 7. Sơ đồ lắp đặt thiết bị SCCL trên mạch phân đoạn 3.1. Tính toán dòng ngắn mạch trên lưới điện IEEE 39 nút a. Xét trường hợp xảy ra ngắn mạch tại điểm N 1 trên Xét hệ thống điện mẫu IEEE 39 nút như Hình 6, sử dụng đầu đường dây L2-3 như trên Hình 8a. Kết quả tính toán phần mềm PSSE để tính toán dòng ngắn mạch ba pha khi có sự dòng ngắn mạch từ các nguồn cung cấp đến điểm ngắn cố trên các thanh góp cao áp (trừ thanh góp đầu cực máy phát). mạch trong 2 trường hợp trước và sau khi lắp đặt thiết bị SCCL như Bảng 2. Qua kết quả (Bảng 1) cho thấy, dòng ngắn mạch lớn nhất Bảng 2. Kết quả tính toán ngắn mạch tại N1 khi có sự cố trên thanh góp 2, thanh góp 16 và thanh góp 20. Chọn thanh góp 2 để lắp đặt và tính toán đánh giá hiệu Dòng ngắn mạch [kA] IN IPĐ1-PĐ2 I25-2 I3-2 quả hạn chế dòng ngắn mạch của thiết bị SCCL đối với các Không lắp đặt SCCL 14,68 6,63 4,19 4,04 lưới điện thực tế. Lắp đặt SCCL 9,65 1,52 4,22 4,05
  4. 28 Đặng Hoàng Minh, Ngô Văn Dưỡng, Lê Đình Dương Dòng điện chạy qua máy cắt đầu đường dây L2-1: - Chưa lắp đặt SCCL: IMC = IPĐ2-PĐ1 + I30-2 = 12,18 kA IPĐ1-PĐ2 I25-2 - Sau khi lắp đặt SCCL: IMC = IPĐ2-PĐ1 + I30-2 = 5,93 kA PĐ1 SCCL PĐ2 Giả sử khả năng cắt của các MC đầu đường dây L 2-3, N1 L2-25 và L2-1 là 6kA, như vậy khi lắp đặt SCCL đã hạn chế I3-2 dòng ngắn mạch lần lược từ 10,82kA, 10,67kA và 12,18kA (vượt khả năng cắt của MC) xuống còn 5,77kA, 5,57kA và 5,93kA (đảm bảo MC làm việc an toàn). Qua kết quả cho thấy, đối với các hệ thống điện thực tế Hình 8a. Trường hợp xảy ra ngắn mạch tại điểm N1 có cấu trúc phức tạp (như lưới IEEE 39 nút) gồm nhiều Dòng điện chạy qua máy cắt đầu đường dây L2-3: nguồn cung cấp và các đường dây liên kết có cả mạch vòng, nếu lựa chọn vị trí lắp đặt phù hợp thì khả năng hạn chế - Chưa lắp đặt SCCL: IMC = IPĐ1-PĐ2 + I25-2 = 10,82 kA dòng ngắn mạch của thiết bị SCCL cũng rất hiệu quả. Từ - Sau khi lắp đặt SCCL: IMC = IPĐ1-PĐ2 + I25-2 = 5,77 kA sơ đồ trên Hình 8 a, b, c cho thấy, nếu lựa chọn thiết bị b. Xét trường hợp xảy ra ngắn mạch tại điểm N2 trên đầu SCCL phù hợp thì sẽ hạn chế được dòng ngắn mạch nằm đường dây L2-25 như trên Hình 8b. Kết quả tính toán dòng ngắn trong giới hạn khả năng cắt cho phép của các máy cắt đầu mạch từ các nguồn cung cấp đến điểm ngắn mạch trong 2 các xuất tuyến nối vào thanh góp 2, như vậy chi phí sẽ thấp trường hợp trước và sau khi lắp đặt thiết bị SCCL như Bảng 3. hơn việc tăng công suất cắt của các máy cắt này. 4. Kết luận Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, hệ IPĐ1-PĐ2 N2 I25-2 thống điện cũng liên tục phát triển, nguồn cung cấp ngày PĐ1 SCCL PĐ2 càng nhiều và đa dạng, cấu trúc lưới ngày càng phức tạp đã dẫn đến giá trị dòng ngắn mạch càng lớn và phụ thuộc vào I3-2 chế độ vận hành. Tăng công suất của các thiết bị đóng cắt thì sẽ dẫn đến tăng nguồn vốn đầu tư. Qua phân tích các giải pháp hạn chế dòng ngắn mạch cho thấy việc sử dụng công nghệ FACTS trong thiết bị SCCL là giải pháp hạn chế dòng ngắn mạch hiệu quả nhất Hình 8b. Trường hợp xảy ra ngắn mạch tại điểm N2 hiện nay. Áp dụng tính toán trên lưới điện IEE 39 nút cho Bảng 3. Kết quả tính toán ngắn mạch tại N2 thấy, giải pháp có thể áp dụng cho các hệ thống điện thực Dòng ngắn mạch [kA] IN IPĐ1-PĐ2 I25-2 I3-2 tế có cấu trúc phức tạp, khi có sự cố xảy ra thiết bị SCCL Không lắp đặt SCCL 14,68 6,63 4,19 4,04 nhận được tín hiệu sẽ tác động tăng tổng trở hệ thống gần Lắp đặt SCCL 9,65 1,52 4,22 4,05 như tức thời (khoảng vài mili giây) để hạn chế dòng ngắn Dòng điện chạy qua máy cắt đầu đường dây L2-25: mạch. Về mặt kinh tế thì việc sử dụng thiết bị SCCL sẽ - Chưa lắp đặt SCCL: IMC = IPĐ1-PĐ2 + I3-2 = 10,67 kA hiệu quả hơn giải pháp thay thiết bị đóng cắt có công suất lớn hơn, nhất là đối với các trường hợp trên thanh góp có - Sau khi lắp đặt SCCL: IMC = IPĐ1-PĐ2 + I3-2 = 5,57 kA nhiều xuất tuyến đường dây. c. Xét trường hợp xảy ra ngắn mạch tại điểm N3 trên đầu đường dây L2-1 như trên Hình 8c. Kết quả tính toán dòng ngắn TÀI LIỆU THAM KHẢO mạch từ các nguồn cung cấp đến điểm ngắn mạch trong 2 [1] Viện Năng lượng - Bộ Công Thương, "Quy hoạch phát triển điện lực trường hợp trước và sau khi lắp đặt thiết bị SCCL như Bảng 4. quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030”, Hà Nội 2011. [2] Lã Văn Út, “Ngắn mạch trong hệ thống điện”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2000. [3] Nguyễn Hoàng Việt, “Các bài toán tính toán ngắn mạch và bảo vệ rơ le trong IPĐ2-PĐ1 hệ thống điện”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2001. I30-2 [4] Soo-Hoan Lee, et. al., “FCL Application Issues in Korean Electric Power PĐ1 SCCL PĐ2 Grid”, Power Engineering Society General Meeting, IEEE PES2006. N3 I1-2 [5] S. M. Cho, H. S. Shin, and J. C. Kim, “Study on coordination of protectiverelays between primary feeder and interconnecting transformer groundedby SFCL of wind farm”, IEEE Trans. Appl. Supercond., vol. 22, no. 3, Jun. 2012, Art. no. 5500404. [6] Y. Kim, H. C. Jo, and S. K. Joo, “Analysis of impacts of superconductingfaultcurrent limiter (SFCL) placement on distributed generation (DG)expansion”, IEEE Trans. Appl. Hình 8c. Trường hợp xảy ra ngắn mạch tại điểm N3 Supercond., vol. 26, no. 4, Jun. 2016, Art.no. 5602305. Bảng 4. Kết quả tính toán ngắn mạch tại N3 [7] SEMENS, “UseofHigh-Power ThyristorTechnology for Short- Circuit CurrentLimitation in High Voltage Systems”, PTD H Dòng ngắn mạch [kA] IN IPĐ2-PĐ1 I30-2 I1-2 1PD/Re 05-2004 SCCL V 8.0_XP. Không lắp đặt SCCL 14,68 8,05 4,12 2,51 Lắp đặt SCCL 9,79 1,81 4,12 2,52 (BBT nhận bài: 20/7/2019, hoàn tất thủ tục phản biện: 21/8/2019)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2