Phân tích tổng quan lý thuyết hệ thống về mối quan hệ giữa giáo dục và hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam: Phương pháp phân tích thống kê trắc lượng khoa học và hướng nghiên cứu trong tương lai
lượt xem 2
download
Nghiên cứu "Phân tích tổng quan lý thuyết hệ thống về mối quan hệ giữa giáo dục và hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam: Phương pháp phân tích thống kê trắc lượng khoa học và hướng nghiên cứu trong tương lai" nhằm mục tiêu tổng hợp những nghiên cứu trước đây về GDKH&ĐMST và tổng kết những kết luận chính liên quan đến chủ đề này tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích tổng quan lý thuyết hệ thống về mối quan hệ giữa giáo dục và hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam: Phương pháp phân tích thống kê trắc lượng khoa học và hướng nghiên cứu trong tương lai
- 808 PHÂN TÍCH TỔNG QUAN LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TRẮC LƯỢNG KHOA HỌC VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI Nguyen Thi Lanh, Nguyen Bao Uyen Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam Nguyen Quoc Anh Khoa Khoa học quản lý, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, Việt Nam; Viện Đổi mới sáng tạo, Đại học Dublin, Ireland Email: anh_nq@ussh.edu.vn Tóm tắt Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đóng vai trò tiên quyết đối với sự phát triển bền vững ở các quốc gia. Để thúc đấy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, không thể thiếu vai trò của giáo dục. Giáo dục khởi nghiệp (GDKN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, trang bị các kiến thức, kỹ năng cho học sinh, sinh viên nhằm phát huy tối đa những năng lực, tố chất của họ. Năm 2016 được Chính phủ Việt Nam lựa chọn làm “Năm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”. Kể từ đó, GDKH&ĐMST sôi động hơn bao giờ hết, trở thành một phần nội dung quan trọng từ bậc giáo dục phổ thông cho tới giáo dục đại học. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tổng hợp những nghiên cứu trước đây về GDKH&ĐMST và tổng kết những kết luận chính liên quan đến chủ đề này tại Việt Nam. Kết quả phân tích chỉ ra rằng nghiên cứu về GDKH&ĐMST tại Việt Nam hiện còn ít về số lượng, hầu hết tập trung vào bối cảnh giáo dục đại học. Những bài viết về chủ đề trên tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào phân tích mối quan hệ nhân quả giữa GDKH&ĐMST với việc nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên, sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng. Qua kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất một vài hướng nghiên cứu cho tương lai. Từ khoá: Giáo dục khởi nghiệp; Hoạt động khởi nghiệp; Trắc lượng khoa học 1. Giới thiệu Khởi nghiệp từ lâu đã được xem là một yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình tạo việc làm, đổi mới và phát triển kinh tế (Schumpeter, 1942). Quan điểm này kỳ vọng rằng khởi nghiệp và giáo dục khởi nghiệp nên hướng đến sinh viên để trau dồi khả năng dám nghĩ dám làm và ý định tự làm chủ kinh doanh cũng như trở thành doanh nhân trong tương lai (OECD, 2009). Do đó, những khóa học về khởi nghiệp và giáo dục khởi nghiệp (EE) đã phát triển nhanh chóng trên toàn cầu và vượt xa các lĩnh vực kinh doanh khác trong những năm gần đây (Kuratko et al., 2021). Kể từ khóa học đầu tiên vào năm 1947, nhiều chương trình EE trong giáo dục đại học đã được phổ biến rộng rãi trên khắp Hoa Kỳ, Châu Âu và gần đây nhất là ở nền kinh tế mới nổi. Sự phát triển ngày càng gia tăng của những khoá học về khởi nghiệp và EE đi đôi với sự quan tâm ngày càng tăng của các học giả đối với EE như một lĩnh vực nghiên cứu mới (Nabi et al., 2017). Phân tích tổng quan những nghiên cứu thực nghiệm và đánh giá về EE cho thấy rằng những nghiên cứu trước đây vẫn còn bị chi phối bởi các khái niệm lý thuyết và kết quả thực nghiệm ở các nước phát triển. Nghiên cứu phân tích tổng quan lý thuyết hệ thống về khởi nghiệp và EE bị giới hạn trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi. Phân tích EE tách biệt khỏi môi trường thể chế nơi mà nó có sự liên kết mạnh mẽ có thể hạn chế sự am hiểu của chúng ta (Welter, 2011). Cần những @ Trường Đại học Đà Lạt
- 809 nghiên cứu sâu và toàn diện về EE ở nền kinh tế mới nổi bên ngoài các nước phương Tây được quan tâm mạnh mẽ. Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện tại có xu hướng tập trung nhiều hơn vào các nền kinh tế mới nổi, chủ yếu ở Trung Quốc (Shi et al., 2019; Tang et al., 2014). Các nền kinh tế mới nổi nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng phần lớn đã bị bỏ quên trong các nghiên cứu phân tích tổng quan. Từ một nước nghèo vào những năm 1980, Việt Nam hiện được biết đến là một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất Đông Nam Á. Nhận thấy tầm quan trọng của việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong phát triển nền kinh tế, chính phủ Việt Nam đã triển khai các khóa học về giáo dục khởi nghiệp cho tất cả các cấp học từ những năm 2010. Tuy nhiên, những gì được biết về EE trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn hạn chế. Với những khoảng trống nghiên cứu về EE, nghiên cứu này tập trung phân tích tổng quan lý thuyết hệ thống những nghiên cứu trước đây về giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam thông quan phương pháp phân tích thống kê trắc lượng khoa học. Nghiên cứu tập trung giải quyết những câu hỏi nghiên cứu sau: RQ1: Sự phát triển của nghiên cứu trong giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam là gì? RQ2: Tác giả, tạp chí, và công trình nghiên cứu học thuật nào có ảnh hưởng nhất cũng như có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực EE trong bối cảnh tại Việt Nam? RQ3: Những chủ đề nào được quan tâm và tranh luận nhiều nhất? RQ4: Hướng nghiên cứu trong tương lai là gì? Phần tiếp theo của nghiên cứu (phần II) là những giải thích tại sao Việt Nam là bối cảnh thích hợp cho nghiên cứu phân tích tổng quan lý thuyết có hệ thống này. Tiếp theo là phần phương pháp nghiên cứu (phần III), phần III giải thích và chứng minh phương pháp phân tích trắc lượng khoa học. Phần IV trình bày kết quả nghiên cứu. Sau đó, dựa trên phần đánh giá, một số chủ đề chính được xác định và thảo luận như câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Cuối cùng, phần kết luận (phần V) được rút ra liên quan đến hướng nghiên cứu trong tương lai của lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp. 2. Tại sao phân tích tổng quan lý thuyết hệ thống những nghiên cứu về EE tại Việt Nam Từ một nền kinh tế dưới chuẩn nghèo, sau gần ba thập kỷ “Đổi mới” (Renovation) năm 1986, Việt Nam đã hoàn toàn chuyển đổi từ một trong những nước nghèo nhất sang một trong những nước có nền kinh tế mới nổi năng động nhất trên thế giới (Phạm & Vương, 2009). Theo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor Việt Nam - GEM Việt Nam), Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người trưởng thành tham gia vào hoạt động khởi nghiệp cao, xếp hạng thứ 6 trong số 54 quốc gia tham gia dự án GEM toàn cầu. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động khởi nghiệp trong phát triển kinh tế đất nước, Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm và tạo ra nhiều sân chơi và chương trình giáo dục khởi nghiệp. Ví dụ, vào năm 2017, Chính phủ đã giới thiệu chương trình khởi nghiệp quốc gia “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2017–2020 với tầm nhìn hướng tới năm 2025” nhằm cung cấp cho sinh viên đại học kiến thức và kỹ năng về khởi nghiệp (OECD/ERIA, 2018). 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu phân tích thống kê trắc lượng khoa học thông qua phương pháp phân tích tổng quan lý thuyết thư mục và phân tích nội dung để trả lời những câu hỏi nghiên cứu liên quan. Tổng quan tài liệu dùng để phân tích lý thuyết thư mục và phân tích nội dung sẽ được truy @ Trường Đại học Đà Lạt
- 810 xuất với giao thức xác định, công cụ đảm bảo chất lượng nghiên cứu được thực hiện minh bạch, khoa học, và toàn diện hơn (Pittway, 2008). Phân tích tổng quan lý thuyết hệ thống không chỉ làm tăng độ tin cậy của nghiên cứu mà còn bỏ qua những nghiên cứu không liên quan (Tang, 2019). Quy trình thu thập dữ liệu được thực hiện như sau: Giai đoạn 1: Tìm kiếm chuỗi và lựa chọn cơ sở dữ liệu Nhóm nghiên cứu xây dựng phân tích tổng quan dựa trên giả định rằng nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp là mối quan tâm trọng tâm đối với các nhà nghiên cứu trong hai lĩnh vực: giáo dục khởi nghiệp và kinh doanh/giáo dục quản lý. Vì lý do này, và những gợi ý từ Pittaway và Cope (2007), nhóm nghiên cứu đã xây dựng chuỗi tìm kiếm nhấn mạnh vào hai khái niệm: khởi nghiệp và giáo dục. Những từ khoá tìm kiếm chính bao gồm một số thuật ngữ liên quan được sử dụng trong tài liệu tổng quan như “khởi nghiệp”, “doanh nghiệp”, “doanh nghiệp nhỏ” và “ doanh nghiệp vừa và nhỏ (small-meidum enterprise – SME)”. Giai đoạn 2: Tiêu chuẩn lựa chọn và loại bỏ Dựa trên những phương pháp đánh giá tài liệu tổng quan, nhóm nghiên cứu trung vào những bài báo đã được thẩm định và xuất bản trên các tạp chí quốc tế. Giai đoạn 4: Phân tích Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm VOSviewer, công cụ xây dựng và trực quan hóa mạng lưới thư mục, để phân tích toàn bộ các bài báo được tổng hợp chọn lọc và đưa ra cấu trúc cơ bản của bài viết. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ trắc lượng để phân tích tiêu đề, từ khóa, và phân tích tóm tắt tất cả các bài báo được chọn lọc (do các tác giả viết), sàng lọc những thuật ngữ được sử dụng lặp lại nhiều lần và lập bản đồ theo mối quan hệ bên trong giữa chúng với nhau. 4. Kết quả nghiên cứu Phân tích thống kê mô tả về giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam Sự phát triển của những nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp 10 6 4 2 1 1 1 2012 2013 2015 2018 2019 2020 2021 Biều đồ 1: Sự phát triển những nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp ở Việt nam qua các năm @ Trường Đại học Đà Lạt
- 811 Biểu đồ trên cho thấy sự tăng dần của các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục và hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. Số lượng bài báo về lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp tăng lên đáng kể trong giai đoạn năm 2019 (6 bài báo), 2020 (10 bài báo); tuy nhiên đến năm 2021 thì số lượng nghiên cứu về lĩnh vực này lại giảm đáng kể, chỉ có 4 nghiên cứu được xuất bản. Số liệu thống kê từ Biểu đồ cũng cho thấy rằng trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2018, số lượng nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế (chỉ 1, 2 bài báo được xuất bản mỗi năm). Tạp chí có ảnh hưởng nhất Số liệu phân tích tổng hợp từ Bảng 1 cho thấy những nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp được đăng trên 20 tạp chí khoa học về kinh tế, giáo dục, và trung bình mỗi tạp chí xuất bản từ 1 đến 2 bài báo. Tạp chí Small Business Economics là một trong những tạp chí hàng đầu với 89 trích dẫn Scopus và 226 trích dẫn Google Scholar, tiếp theo là tạp chí Journal of Asian Finance, Economics and Business với 49 trích dẫn Scopus và tạp chí Children and Youth Services Review với 69 trích dẫn Google Scholar. Ngoài ra, các tạp chí khác như Journal of Entrepreneurship in Emerging Economies, International Journal of Entrepreneurial Behaviour and Research cũng có số trích dẫn Google Scholar cao, lần lượt là 53 và 51. Số liệu thống kê chi tết được tóm tắt trong Bảng 1. Một chỉ số khác về chất lượng của tạp chí là hệ số ảnh hưởng (Impact factor - IF), đo lường số lần trích dẫn trung bình của một bài báo trên tạp chí trong một năm. Do đó, những tạp chí có hệ số ảnh hưởng cao thường được coi là có uy tín hơn các tạp chí có hệ số ảnh hưởng thấp hơn. Bảng 1 cũng mô tả hệ số ảnh hưởng của 20 tạp chí hàng đầu trong tập dữ liệu phân tích. Theo hệ số ảnh hưởng năm 2020, tạp chí Small Business Economics (IF: 2.20) là tạp chí được xếp hạng cao nhất trong 20 tạp chí hàng đầu, tiếp theo là Journal of Business Research (IF: 2.05) và tạp chí International Journal of Entrepreneurial Behaviour and Research với hệ số ảnh hưởng là 1.24 (IF: 1.24). Chỉ số Scopus cite-score cũng có thể được xem là hệ số ảnh hưởng của một tạp chí khoa học cụ thể, đây là thước đo phản ánh số lượng trích dẫn trung bình hàng năm các bài báo được xuất bản gần nhất trên tạp chí đó. Chỉ số Scopus cite-score năm 2020 có cùng đánh giá với hệ số ảnh hưởng (Impact factor – IF) năm 2020. Tạp chí Journal of Business Research có chỉ số Scopus cite-score cao nhất (9.2), tiếp theo là tạp chí Small Business Economics với Scopus cite- score là 8.8 và tạp chí International Journal of Entrepreneurial Behaviour and Research với Scopus cite-socire là 6.2. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 812 Bảng 1: 20 tạp chi theo chỉ số ảnh hưởng (Impact factor – IF), chỉ số Scopus cite-score, số lượng bài báo và trích dẫn Hệ số IF Chỉ số Scopus Số bài Trích dẫn Trích dẫn Google No. Tạp chí 2020 cite-score báo Scopus Scholar 1 Asia-Pacific Social Science Review 0.17 0.7 1 0 - 2 Children and Youth Services Review 0.82 2.5 1 29 69 3 Cogent Business and Management 0.35 2.0 2 6 18 4 Education and Training 0.74 - 1 8 34 5 Gadjah Mada International Journal of Business 0.19 1.6 1 1 13 6 Industry and Higher Education 0.44 - 1 3 8 7 International Journal of Engineering Business Management 0.35 3.1 1 7 19 8 International Journal of Entrepreneurial Behaviour and Research 1.24 6.2 2 21 51 9 International Journal of Entrepreneurship 0.2 1.3 1 14 22 10 International Journal of Management Education 1.17 5.1 1 12 25 11 Journal of Advanced Research in Dynamical and Control Systems - 0.4 1 0 - 12 Journal of Asia Business Studies 0.61 2.7 1 15 23 13 Journal of Asian Finance, Economics and Business 0.37 2.6 2 49 17 14 Journal of Business Research 2.05 9.2 1 6 17 15 Journal of Entrepreneurship in Emerging Economies 0.65 3.6 1 20 53 16 Management Science Letters - 2.6 2 21 15 17 SAGE Open 0.36 1.6 1 0 1 18 Small Business Economics 2.2 8.8 1 89 226 19 Universal Journal of Educational Research - 0.2 1 1 7 20 WSEAS Transactions on Business and Economics 0.16 0.9 1 0 - @ Trường Đại học Đà Lạt
- 813 Tác giả có ảnh hưởng nhất Dựa theo phân tích trích dẫn của các tác giả trên các bài viết cho thấy Do Q.H. và cộng sự, Santarelli E., Tran H.T., Zhu L., Kara O., Zhu X. là những tác giả đã quan tâm và đầu tư nghiên cứu nhiều về lĩnh vực giữa giáo dục và khởi nghiệp. Bảng 2 cho thấy 10 tác giả có đóng góp nhiều trong lĩnh vực này. Do Q.H. và các cộng sự là tác giả nổi bật nhất, đã đóng góp 3 bài báo. Các tác giả còn lại tuy có số bài báo ít nhưng số lượng trích dẫn khá nhiều, như Santarelli E., Tran H.T. có đến 232 lượt trích dẫn Google Scholar nhận được cho bài báo của họ, tiếp theo là Zhu L., Kara O., Zhu X. với 56 trích dẫn Google Scholar, Do Q.H. cùng các cộng sự cũng có 22 lượt trích dẫn Google Scholar. Bảng 2: Những tác giả có ảnh hưởng dựa theo số lượng xuất bản No. Reference (tác giả) Số bài Trích dẫn báo Google Scholar 1 Do Q.H. 3 22 Phuc P.T., Vinh N.Q., Do Q.H. Do Q.H., Hieu L.V. Van Trang T., Do Q.H., Luong M.H. 2 Vuong B.N., Phuong N.N.D., Huan D.D., Quan T.N. 1 11 3 Nguyen X.T. 1 8 4 Cao V.Q., Ngo T.T.T. 1 15 5 Nguyen B. 1 10 6 Kim O.D.T. 1 7 7 Zhu L., Kara O., Zhu X. 1 56 8 Hoang G., Le T.T.T., Tran A.K.T., Du T. 1 40 9 Santarelli E., Tran H.T. 1 232 10 Braun G. 1 8 Bài báo có ảnh hưởng nhất Bảng 3 trình bày những bài báo có ảnh hưởng nhất về lĩnh vực giáo dục và khởi nghiệp trong giai đoạn 10 năm gần nhất (2011-2021). Bảng số liệu cho thấy rằng những nghiên cứu về giáo dục và khởi nghiệp được quan tâm và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 10 năm gần đây (2011-2021). Những nghiên cứu xuất bản trong giai đoạn những năm gần đây càng có nhiều trích dẫn hơn và được xuất bản trên các tạp chí xếp hạng cao trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục và khởi nghiệp. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2021, bài báo với nhan đề “The interplay of human and social capital in shaping entrepreneurial performance: The case of Vietnam” của 2 tác giả Santarelli E., Tran H.T. (2013), được xuất bản trên tạp chí Small Business Economics - một trong những tạp chí kinh tế hàng đầu, đã nhận được 83 trích dẫn Scopus và 226 trích dẫn Google Scholar. Bài báo nhận được nhiều trích dẫn thứ hai là “Factors affecting entrepreneurial intentions among youths in Vietnam” được xuất bản trên tạp chí Children and Youth Services Review, được nghiên cứu bởi nhóm tác giả Nguyen A.T., Do T.H.H., Vu T.B.T., Dang K.A., Nguyen H.L. (2019) với 29 trích dẫn Scopus và 69 trích dẫn Google Scholar. “A comparative study of women entrepreneurship in transitional economies: The case of China and Vietnam” của nhóm tác giả Zhu L., Kara O., Zhu X. (2019) và được xuất bản trên tạp chí Journal of Entrepreneurship in Emerging Economies có số lượng trích dẫn cao thứ ba với 20 trích dẫn Scopus và 53 trích dẫn Google Scholar. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 814 Bảng 3: Những bài báo có ảnh hưởng nhất Tác giả Tên bài báo Trích dẫn Trích dẫn Google Scopus Scholar 2011-2021 Braun G. Evaluating Entrepreneurship Education Programmes in Developing Countries: 3 8 Lessons from Experience Santarelli E., Tran H.T. The interplay of human and social capital in shaping entrepreneurial performance: 83 226 The case of Vietnam Raven P., Le Q.V. Business ethics development of working adults: A study in Vietnam 15 41 Hien D.T.T., Cho S.E. Relationship between entrepreneurship education and innovative start-up 9 22 intentions among university students Van Trang T., Do Q.H., Luong M.H. Entrepreneurial human capital, role models, and fear of failure and start-up 7 19 perception of feasibility among adults in Vietnam Nguyen B. Is a bit more experience bad? The role of entrepreneurial experience on investment 6 10 rate Cao V.Q., Ngo T.T.T. Linking entrepreneurial intentions and mindset models: A comparative study of 1 13 public and private universities in Vietnam Nguyen A.T., Do T.H.H., Vu T.B.T., Factors affecting entrepreneurial intentions among youths in Vietnam 29 69 Dang K.A., Nguyen H.L. Zhu L., Kara O., Zhu X. A comparative study of women entrepreneurship in transitional economies: The 20 53 case of China and Vietnam Kim O.D.T. Organizing experiential learning activities for development of core competences 1 7 of technical students in Vietnam Vuong B.N., Phuong N.N.D., Huan A model of factors affecting entrepreneurial intention among information 8 10 D.D., Quan T.N. technology students in Vietnam Nguyen X.T. Factors affecting entrepreneurial decision of nascent entrepreneurs belonging 3 7 generation Y in Vietnam @ Trường Đại học Đà Lạt
- 815 Tung D.T., Hung N.T., Phuong N.T.C., Enterprise development from students: The case of universities in Vietnam and 12 25 Loan N.T.T., Chong S.-C. the Philippines Phuc P.T., Vinh N.Q., Do Q.H. Factors affecting entrepreneurial intention among tourism undergraduate students - 1 in Vietnam Hoi H.T. “Start Up” Spirit of University Students in Vietnam - - Nguyen P.M., Dinh V.T., Luu T.-M.- Sociological and theory of planned behaviour approach to understanding 5 9 N., Choo Y. entrepreneurship: Comparison of Vietnam and South Korea Do Q.H., Hieu L.V. Importance of knowledge to entrepreneurial activity: Empirical evidence from - - southeast asian nations Phong N.D., Thao N.T.P., Nguyen N.P. Entrepreneurial intent of business students: Empirical evidence from a transitional 1 9 economy Kim C.N.T., Van H.P., Van H.T., Kim The relationship between higher education and entrepreneurial intention among 1 - T.P. Vietnamese students Doan X.T., Phan T.T.H. The impact of entrepreneurial education on entrepreneurial intention: The case of 3 7 Vietnamese Xuan H.D., Le Trung T., Ngoc H.N., The effect of educational background on entrepreneurial intention 4 7 Thi Phuong L.N., Cong D.D., Quynh T.N. Nguyen Q.T., Coventry L., McDonald Ethnic women in sơn la province, northern vietnam: The entrepreneurial - - S., Rametse N. landscape Hoang G., Le T.T.T., Tran A.K.T., Du Entrepreneurship education and entrepreneurial intentions of university students 8 34 T. in Vietnam: the mediating roles of self-efficacy and learning orientation Nguyen T.T., Nguyen L.T.P., Phan Impact of Entrepreneurship Extracurricular Activities and Inspiration on - 1 H.T.T., Vu A.T. Entrepreneurial Intention: Mediator and Moderator Effect Awaworyi Churchill S., Munyanyi Early life shocks and entrepreneurship: Evidence from the Vietnam War 6 17 M.E., Smyth R., Trinh T.-A. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 816 Phân tích thống kê trắc lượng khoa học Quá trình phân tích trắc lượng này tạo ra 4 nhóm riêng biệt, trong đó các nhóm đại diện cho các từ khoá đồng xuất hiện cùng nhau. Những hình tròn lớn hơn biểu thị các từ khoá được sử dụng thường xuyên hơn và các đường được mã hóa màu cho biết sự xuất hiện đồng thời của các từ khoá. 5. Thảo luận và kết luận Phương pháp và mẫu: Nghiên cứu nhấn mạnh việc sử dụng các phương pháp tiếp cận thử nghiệm định lượng và lý thuyết giữa các nghiên cứu liên quan. Trong khi các phương pháp phân tích lý thuyết vẫn quan trọng trong việc cung cấp bằng chứng thực nghiệm liên quan đến các hoạt động khởi nghiệp ở nền kinh tế mới nổi, những nghiên cứu tiếp theo có thể dùng các phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích những khái niệm về hoạt động khởi nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi và thay vào đó là khám phá mối quan hệ giữa các khái niệm. Xây dựng lý thuyết: Thiếu các nghiên cứu trong việc phát triển các mô hình lý thuyết trong hoạt động khởi nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi (Leppänen et al., 2019). Chủ yếu dựa trên lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991). Mặc dù việc áp dụng các lý thuyết khởi nghiệp được thực hiện trong bối cảnh các nước phương Tây tại nền kinh tế mới nổi có thể giúp xác thực tính khái quát của các lý thuyết, nhưng việc các nền kinh tế mới nổi thiếu điều kiện hoặc yếu kém, đã cản trở sự hiểu biết đúng đắn về hoạt động khởi nghiệp trong môi trường này (Welter, 2011). Theo đó, các phương pháp luận định tính có thể rất phù hợp để nghiên cứu về hoạt động khởi nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi vì điều này có thể dẫn đến sự phát triển lý thuyết thông qua việc xây dựng các mô hình được phạm vi hóa vấn đề hoặc bằng cách giải thích các khái niệm được liên kết với @ Trường Đại học Đà Lạt
- 817 nhau về mặt lý thuyết như thế nào (Eisenhardt, 1989). Những phương pháp tiếp cận gợi ý trên có thể hữu ích trong việc tìm hiểu sâu hơn về sự ảnh hưởng của các nền kinh tế mới nổi đối với hoạt động khởi nghiệp (Hughes và Mustafa, 2017). Cùng với việc tích lũy kiến thức trong lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp, nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào đa số các sinh viên đại học (Hägg & Kurczewska, 2021). Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tổng hợp những nghiên cứu trước đây về GDKH&ĐMST và tổng kết những kết luận chính liên quan đến chủ đề này tại Việt Nam. Kết quả phân tích chỉ ra rằng nghiên cứu về GDKH&ĐMST tại Việt Nam hiện còn ít về số lượng, hầu hết tập trung vào bối cảnh giáo dục đại học. Những bài viết về chủ đề trên tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào phân tích mối quan hệ nhân quả giữa GDKH&ĐMST với việc nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên, sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng. Tài liệu tham khảo 1. Cobo, M. J., López-Herrera, A. G., Herrera-Viedma, E., & Herrera, F. (2011). An approach for detecting, quantifying, and visualizing the evolution of a research field: A practical application to the Fuzzy Sets Theory field. Journal of Informetrics, 5(1), 146–166. 2. Kuratko, D. F., Fisher, G., & Audretsch, D. B. (2021). Unraveling the entrepreneurial mindset. Small Business Economics, 57(4), 1681–1691. 3. Nabi, G., Liñán, F., Fayolle, A., Krueger, N., & Walmsley, A. (2017). The Impact of Entrepreneurship Education in Higher Education: A Systematic Review and Research Agenda. Academy of Management Learning & Education, 16(2), 277–299. 4. OECD. (2009). Evaluation of Programmes Concerning Education for Entrepreneurship. report by the OECD Working Party on SMEs and Entrepreneurship, OECD. 5. Pham M. C., & Vuong Q. H. (2009). Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và Đột phá. Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật. 6. Schumpeter, J. (1942). Capitalism, Socialism and Democracy (1st ed.). Harper & Row. 7. Shi, L., Yao, X., & Wu, W. (2019). Perceived university support, entrepreneurial self-efficacy, heterogeneous entrepreneurial intentions in entrepreneurship education: The moderating role of the Chinese sense of face. Journal of Entrepreneurship in Emerging Economies, 12(2), 205–230. 8. Tang, M., Chen, X., Li, Q., & Lu, Y. (2014). Does Chinese university entrepreneurship education fit students’ needs? Journal of Entrepreneurship in Emerging Economies, 6(2), 163–178. 9. Welter, F. (2011). Contextualizing Entrepreneurship-Conceptual Challenges and Ways Forward. Entrepreneurship Theory and Practice, 35(1), 165–184. @ Trường Đại học Đà Lạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình: " Phân tích lý thuyết Harrod Domar"
2 p | 635 | 195
-
Tổng quan về khoa học và công nghệ
9 p | 324 | 69
-
Một số quan điểm lý thuyết xã hội học pháp luật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam
8 p | 190 | 26
-
Xã hội hiện đại và lý thuyết học: Phần 1
158 p | 99 | 13
-
Vốn tâm lý: Lý thuyết và thang đo
13 p | 188 | 12
-
Tổng quan một số vấn đề cơ sở lí luận của Dạy học phân hóa
9 p | 61 | 7
-
Biểu tượng trong một số tiểu thuyết về chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam
12 p | 20 | 6
-
Một số quan điểm lý thuyết xã hội học pháp luật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam
8 p | 97 | 6
-
Công nghệ và dữ liệu trong thư viện thông minh: Phần 1
307 p | 8 | 6
-
bài giảng điện đại học công nghệ phần 1
10 p | 107 | 5
-
Tổng quan về tác động của trị liệu nghệ thuật
10 p | 9 | 4
-
Tổng quan lý thuyết và đề xuất mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục bên trong trường đại học trong bối cảnh hội nhập và đổi mới giáo dục Việt Nam
10 p | 61 | 4
-
Lý thuyết quản trị tài chính khu vực công và sự vận dụng vào kế toán ngân sách Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế
6 p | 87 | 4
-
Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở tại huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
9 p | 66 | 3
-
Những cách tiếp cận để dạy đạo đức trong chương trình Kĩ thuật: Một nghiên cứu tổng quan từ năm 2000 đến nay
6 p | 42 | 2
-
Ứng dụng kỹ thuật phân lớp trong việc phân tích, đánh giá kết quả khảo sát sinh viên cuối khóa tại trường Đại học Quảng Nam
10 p | 51 | 2
-
Xây dựng khung phân tích cầu tiêu dùng: Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu
6 p | 104 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn