Phân tích và bình luận về án lệ 42/2021/AL
lượt xem 4
download
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án của Tòa án về một vụ việc cụ thể được lựa chọn và được công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Do đó, việc lựa chọn, tư vấn và công bố án lệ cần xem xét việc áp dụng phải đúng quy định pháp luật và bản án phải đáp ứng tiêu chí có tính chuẩn mực. Bài viết này bình luận về Án lệ số 42/2021/AL.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích và bình luận về án lệ 42/2021/AL
- PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN VỀ ÁN LỆ 42/2021/AL LS. Trần Đức Phượng Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh Tóm tắt Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án của Tòa án về một vụ việc cụ thể được lựa chọn và được công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Do đó, việc lựa chọn, tư vấn và công bố án lệ cần xem xét việc áp dụng phải đúng quy định pháp luật và bản án phải đáp ứng tiêu chí có tính chuẩn mực. Bài viết này bình luận về Án lệ số 42/2021/AL. Từ khóa: “Án lệ 42”, “hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”, “hợp đồng cung cấp kỳ nghỉ”, “Trọng tài nước ngoài” 1. Các thông tin chung về Án lệ số 42/2021/AL - Án lệ số 42/2021/AL: được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 24/02/2021 và được công bố theo Quyết định số 42/QĐ-CA ngày 12/3/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Nguồn án lệ: Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST ngày 16/11/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa về vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Long T và ông Nguyễn Hoàng S với bị đơn là Công ty TNHH Khu du lịch V. - Vị trí nội dung án lệ: Đoạn 9 phần “Nhận định của Tòa án” - Khái quát nội dung của án lệ + Tình huống án lệ: Trong hợp đồng theo mẫu giao kết với người tiêu dùng có điều khoản lựa chọn Trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng khởi kiện ra Tòa án Việt Nam. + Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, phải xác định người tiêu dùng không lựa chọn trọng tài và có quyền lựa chọn Tòa án Việt Nam giải quyết. - Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ: Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010; Điều 17 Luật Trọng tài thương mại năm 2010; Khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Khoản 5 Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại. - Từ khóa của án lệ: “Hợp đồng theo mẫu thỏa thuận lựa chọn Trọng tài nước ngoài”; “Người tiêu dùng”; “Lựa chọn Tòa án Việt Nam”. - Nội dung án lệ: “[9] Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ số PBRC-S-064621 thuộc loại hợp đồng soạn sẵn do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra, soạn sẵn quy định thỏa thuận trọng 240
- tài, nay nguyên đơn là người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài và yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang giải quyết là phù hợp Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 17 Luật Trọng tài thương mại và hướng dẫn tại khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Do đó, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang thụ lý và giải quyết tranh chấp là đúng thẩm quyền theo khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự và còn trong thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự” 2. Nội dung vụ án Nội dung Án lệ số 42/2021/AL được công bố tại “Trang tin điện tử về án lệ”: (https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?dDocName=TAND165080). 3. Một số thông tin ngoài nội dung của án lệ nhưng cần thiết phải được cung cấp thêm nhằm làm sáng tỏ về bản án và án lệ 3.1. Về loại loại hợp đồng Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST ngày 16/11/2018 về vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ”, trong đó là tranh chấp về “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”. Tuy nhiên, toàn bộ “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” bao gồm có kết cấu 36 trang, đóng thành cuốn: (i). Tại 2 trang bìa ghi: “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” (ii). 29 trang bên trong (trang ruột) ghi tiêu đề trên mỗi phần đầu của trang là “Hợp đồng cung cấp kỳ nghỉ” và không có dòng chữ nào là “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”. (iii). 4 trang Phụ lục thể hiện các 52 tuần của 1 năm; (iv). Tại 01 trang mẫu thông báo hoàn thành: có ghi “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” (v). 04 trang trắng không ghi. Như vậy, bìa hợp đồng ghi là loại “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” nhưng 29 trang bên trong (trang ruột) có ghi tiêu đề trên mỗi phần đầu của trang là “Hợp đồng cung cấp kỳ nghỉ”. Đặc biệt, tại Khoản 3.1 Điều 3 của Hợp đồng quy định rất rõ ràng về việc “thuê phòng”: “3.1. Khách Nghỉ dưỡng, theo Hợp đồng này, đồng ý thuê phòng từ Công ty và Công ty tại đây đồng ý cho Khách Nghỉ dưỡng được thuê phòng trên cơ sở lặp lại định kỳ trong Khu Nghỉ dưỡng đối với Căn hộ Nghỉ dưỡng vào Tuần Nghỉ dưỡng…” 3.2. Về nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án Ngày 14/07/2017, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang (Nơi bị đơn có trụ sở - Công ty TNHH Khu du lịch V). 241
- Ngày 03/8/2017, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện số 168/2017/TBTA (lần 1) cho bà Nguyễn Thị Long T và ông Nguyễn Hoàng S. Ngày 15/8/2017, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang tiếp tục gửi Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện số 168/2017/TBTA (lần 2) cho bà Nguyễn Thị Long T và ông Nguyễn Hoàng S, trong đó có nội dung: “1/. Cung cấp giấy thỏa thuận của 02 bên về việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết.” Ngày 02/10/2017, phía người khởi kiện có văn bản xác nhận: Không cung cấp được giấy thỏa thuận của hai bên về việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Ngoài ra cho rằng, quy định giải quyết tranh chấp tại Trọng tài ở Singapore của hợp đồng là vô hiệu theo quy định Luật Trọng tài thương mại và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngày 03/10/2017, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang có Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 90/2017/TBTLĐKK-TA vì “Đã hết thời hạn quy định tại Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện số 168/2017/TBTA ngày 03/8/2017 mà bà Nguyễn Thị Long T, ông Nguyễn Hoàng S không sửa đổi bổ sung theo yêu cầu của Tòa án”. Ngày 04/10/2017, người khởi kiện có đơn khiếu nại đến Chánh án - Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang đề nghị: Hủy bỏ Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 90/2017/TBTLĐKK-TA ngày 03/10/2017 và tiến hành việc thụ lý đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Ngày 18/10/2017, Thẩm phán giải quyết khiếu nại (Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang) có Quyết định giải quyết khiếu nại 16/2017/QĐ-GQKN, theo đó: Không chấp nhận đơn khiếu nại và giữ nguyên thông báo trả lại đơn khởi kiện. Ngày 04/10/2017, người khởi kiện có đơn khiếu nại đến Chánh án - Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đề nghị: Hủy bỏ Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 90/2017/TBTLĐKK-TA ngày 03/10/2017 và tiến hành ngay việc thụ lý đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Ngày 23/11/2017, Chánh án - Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa có Quyết định giải quyết khiếu nại số 22/2017/QĐ-TA có nội dung: “Theo qui định tại Điều 1, Điều 2 và khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ được ký giữa Công ty TNHH Khu du lịch V với ông Nguyễn Hoàng S và bà Nguyễn Thị Long T chịu sự điều chỉnh của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và là hợp đồng theo mẫu. Tại Điều 12.3 của hợp đồng nêu trên, các bên có thỏa thuận về giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài quốc tê Singapore (SIAC) theo qui tắc trọng tài của SIAC. Tuy nhiên, theo qui định tại Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và Điều 17 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, ông Nguyễn Hoàng S và bà Nguyễn Thị Long T vẫn có quyền lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp mà không cần sự đồng ý của Công ty TNHH Khu du lịch V. Việc Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang yêu cầu người khởi kiện phải bổ sung văn bản thỏa thuận của hai bên về việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết là không đúng.” và “Chấp nhận đơn khiếu nại của 242
- ông Nguyễn Hoàng S và bà Nguyễn Thị Long T; yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang nhận lại đơn khởi kiện của ông Nguyễn Hoàng S và bà Nguyễn Thị Long T và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành xem xét thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật.” Ngày 07/12/2017, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện và Quyết định giải quyết khiếu nại số 22/2017/QĐ-TA ngày 23/11/2017 tại Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang. Sau đó, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang có thông báo nộp tạm ứng án phí và Thông báo thụ lý số 85/2018/TLST-DS ngày 05/02/2018. Ngày 15 và 16/11/2018, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST ngày 16/11/2018. Ngoài vụ án của bà Nguyễn Thị Long T và ông Nguyễn Hoàng S với bị đơn là Công ty TNHH Khu du lịch V có quá trình nộp đơn khởi kiện, khiếu nại, giải quyết khiếu nại như trên thì còn một số vụ án khác cũng tương tự. Chánh án - Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa có các quyết định khác như: Quyết định giải quyết khiếu nại số 20/2017/QĐ- TA ngày 23/11/2017 (ông Nguyễn Đạo T và bà Huỳnh Thị Thu V), Quyết định giải quyết khiếu nại số 20/2017/QĐ-TA ngày 23/11/2017 (ông Phạm Văn N và bà Huỳnh Thị M) về việc chấp nhận đơn khiếu nại và yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang nhận lại đơn khởi kiện để tiến hành xem xét thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật. 4. Phân tích và bình luận 4.1. Nội dung Án lệ 42/2021/AL chỉ nên áp dụng cho giai đoạn Tòa đã thụ lý vụ án Trong quá trình tố tụng, có thể phân chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn Tòa án nhận đơn khởi kiện và kết quả xử lý đơn: Nếu vụ án không gồm thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định Điều 192 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Người khởi kiện có quyền hiếu nại về việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo Điều 194 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. “Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện 1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây: đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;” Nếu đơn khởi kiện đủ các điều kiện theo quy định (bao gồm thẩm quyền của Tòa án) thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí (trong trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí) theo quy định Điều 195 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. “Điều 195. Thụ lý vụ án 1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.” 243
- - Giai đoạn Tòa thụ lý đơn khởi kiện: Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình theo Điều 217 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý; Như vậy, Án lệ 42/2021/AL là bản án (được đưa ra xét xử sau khi Tòa thụ lý vụ án), do đó chỉ nên áp dụng Án lệ 42/2021/AL cho việc Tòa không đình chỉ giải quyết vụ án. Việc áp dụng Án lệ 42/2021/AL cho “Tình huống án lệ: Trong hợp đồng theo mẫu giao kết với người tiêu dùng có điều khoản lựa chọn Trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng khởi kiện ra Tòa án Việt Nam.” để xác định thẩm quyền Tòa án khi nhận đơn khởi kiện và thụ lý là chưa phù hợp với các giai đoạn tố tụng theo quy định Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Nếu đúng giai đoạn tố tụng thì nên lựa chọn, tư vấn và công bố Án lệ đối với Quyết định giải quyết khiếu nại số 20/2017/QĐ-TA ngày 23/11/2017 (ông Nguyễn Đạo T và bà Huỳnh Thị Thu V). 4.2. Nội dung án lệ (Đoạn 9 phần “Nhận định của Tòa án”) chưa có tính chuẩn mực (i). “[9] Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ số PBRC-S-064621 thuộc loại hợp đồng soạn sẵn do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra, soạn sẵn quy định thỏa thuận trọng tài,…”, trong đó “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” chỉ được ghi tại 2 trang bìa trang trí, còn lại 29 trang (ruột) có ghi tiêu đề “Hợp đồng cung cấp kỳ nghỉ” trên phần đầu của từng trang. Tại Khoản 3.1 Điều 3 của Hợp đồng quy định rõ đây là giao dịch về “thuê phòng” trên cơ sở lặp lại định kỳ. Như vậy, việc xác định quan hệ pháp luật hay loại dịch vụ để xét xử không thể dựa vào căn cứ theo từ ngữ ghi tại 2 trang bìa trang trí của hợp đồng. (ii). “[9] Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ số PBRC-S-064621 thuộc loại hợp đồng soạn sẵn do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra, soạn sẵn quy định thỏa thuận trọng tài,…”, trong đó “loại hợp đồng soạn sẵn” không có quy định trong văn bản pháp luật nào về loại hợp đồng này. Theo Điều 405 Bộ Luật dân sự 2015 có loại “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra”. Theo Điều 406 Bộ Luật dân sự 2015 quy định “Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.” 244
- Theo Khoản 5 và Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có quy định về “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng” và “Điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng.” Việc đưa ra khái niệm pháp lý mới “loại hợp đồng soạn sẵn” là không đúng với “Hợp đồng theo mẫu”, mặt khác gây nhầm lẫn với việc các bên cùng đàm phán và cùng thống nhất nội dung của hợp đồng nhưng do một bên soạn thảo, đánh máy. (iii). “[9] Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ số PBRC-S-064621 thuộc loại hợp đồng soạn sẵn do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra, soạn sẵn quy định thỏa thuận trọng tài,…”, trong đó “quy định thỏa thuận trọng tài” là nội dung xác định mâu thuẫn với bản chất của “Hợp đồng theo mẫu” do Công ty TNHH Khu du lịch V đưa ra để ông Nguyễn Hoàng S và bà Nguyễn Thị Long T trả lời trong một thời gian hợp lý theo Điều 405 Bộ Luật dân sự 2015, hoàn toàn không có sự “thỏa thuận” và càng không có sự “thỏa thuận trọng tài”. (iv). “…, nay nguyên đơn là người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài và yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang giải quyết…”, trong đó “không đồng ý lựa chọn trọng tài”: Đây là quyền tự do, tự nguyện lựa chọn của người tiêu dùng, không có sự kiện pháp lý bàn bạc, thỏa thuận, không có người hỏi nên sử dụng trạng thái “đồng ý” hay “không đồng ý” dẫn đến việc phải bổ sung các văn bản thể hiện về quyết định này như khi nhận đơn khởi kiện Tòa án án nhân dân thành phố Nha Trang ra thông báo có nội dung: “1/. Cung cấp giấy thỏa thuận của 02 bên về việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết.” (v). “…, nay nguyên đơn là người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài và yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang giải …”, trong đó “trọng tài” không được Hội đồng xét xử ghi rõ và xác định rõ là Trọng tài thương mại quốc tế Singapore (SIAC) nên không biết là trọng tài nào, trọng tài đó có hoạt động theo Luật Trọng tài thương mại 2010 của Việt Nam hay không. (vi). “…, nay nguyên đơn là người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài và yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang giải quyết là phù hợp Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 17 Luật Trọng tài thương mại và hướng dẫn tại khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao…”, trong đó “Điều 17 Luật Trọng tài thương mại và hướng dẫn tại khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao…”, trong đó: + Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 về “Hiệu lực của điều khoản trọng tài” và Điều 17 Luật Trọng tài thương mại 2010 (Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng) và hướng dẫn tại khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại) dẫn chiếu đến “Trung tâm trọng tài” được thành lập và hoạt động 245
- theo Điều 23 – Điều 29 Luật Trọng tài thương mại 2010 và “tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam” theo Điều 73 – Điều 79 Luật Trọng tài thương mại 2010. + Tại điều 12.3 của Hợp đồng số PBRC-S-064621 ngày 26/02/2017 quy định, cơ quan và phương thức giải quyết tranh chấp là Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) theo các quy tắc trọng tài của SIAC. Như vậy, tổ chức và hoạt động Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) không hoạt động theo quy định Luật Trọng tài thương mại 2010 của Việt Nam, không thuộc đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài thương mại 2010. Trong án lệ, việc dẫn chiếu Luật Trọng tài thương mại 2010 nhưng nhầm đối tượng (không thuộc phạm vi điều chỉnh) sang Trọng tài nước ngoài hoạt động động tại nước ngoài, đây là việc áp dụng pháp luật sai. (vii). “… Do đó, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang thụ lý và giải quyết tranh chấp là đúng thẩm quyền theo khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự và còn trong thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự”, trong đó “còn trong thời hiệu khởi kiện”: Theo Khoản 2 Điều 184 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, việc Tòa án xem xét và chỉ áp dụng về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án. Do đó, việc Hội đồng xét xử xem xét thời hiệu trên là áp dụng sai quy định. Mặt khác, việc xem xét thời hiệu khởi kiện sau khi Tòa án thụ lý vụ án, chỉ có thẩm quyền trong việc xem xét và quyết định đình chỉ việc đình chỉ vụ án hoặc không đình chỉ vụ án theo Điểm e Khoản 1 Điều 217 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, không có thẩm quyền và không phải là căn cứ xác định việc thụ lý vụ án đúng hay thụ lý vụ án không đúng theo Điều 192 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. (viii). “… Do đó, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang thụ lý và giải quyết tranh chấp là đúng thẩm quyền theo khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự và còn trong thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự”, Trong đó “Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015” về “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng” “là thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.” Yêu cầu khởi kiện, “bà Nguyễn Thị Long T và ông Nguyễn Hoàng S đã khởi kiện tại Tòa án với nội dung: Đề nghị Tòa án tuyên bố Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ số PBRC-S- 064621 ngày 26/02/2017 vô hiệu” Như vậy, việc áp dụng Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 cho yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu là sai, việc tính thời hiệu phải theo đúng quy định Điều 132 Bộ luật 246
- Dân sự năm 2015 là “Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm,....” 4.3. Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST ngày 16/11/2018 chưa có tính chuẩn mực (i). Không xác định được là loại hợp đồng gì, đoạn xác định là “hợp đồng dịch vụ”, đoạn xác định “hợp đồng đặt cọc” để sở hữu kỳ nghỉ, đoạn xác định là “mua”, đoạn xác định người mua là “người sở hữu”, đoạn xác định “(quyền) tài sản hình thành trong tương lai”, đoạn xác định “thuê phòng từ Công ty” - Tại Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST, nhận định của Tòa án: “[2] Tại phiên tòa,…. Đề nghị này của đại diện Viện kiểm sát là không cần thiết, vì đây không phải hợp đồng chuyển nhượng liên quan đến bất động sản, mà là hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực du lịch, và thực chất là hợp đồng đặt cọc để được sở hữu kỳ nghỉ”. [5] Như vậy, quan hệ pháp luật tranh chấp được xác định là “Hợp đồng dịch vụ” được quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 14 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. “[11] Theo nội dung Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ số PBRC-S-064621 ngày 26/02/2017, nguyên đơn đã đăng ký mua kỳ nghỉ tuần thứ 16, loại căn hộ nghỉ dưỡng là A; thời gian bắt đầu từ năm có ngày khai trương chính thức đến hết thời hạn Dự án.” “23] Trước hết, cần nhận thức rằng đây là một khái niệm sở hữu mới tại Việt Nam, trong đó người sở hữu được thực hiện quyền của mình trong khoảng thời gian nhất định (07 ngày) tại nơi đã mua kỳ nghỉ.” “[24] Như vậy, sở hữu kỳ nghỉ mà ông Nguyễn Hoàng S và bà Nguyễn Thị Long T đã đặt cọc để giữ chỗ được coi là một loại (quyền) tài sản hình thành trong tương lai. Nhưng sau thời điểm giao kết hợp đồng, khi Khu du lịch được đưa vào sử dụng chính thức mới thuộc sở hữu của ông Nguyễn Hoàng S và bà Nguyễn Thị Long T. Việc các bên giao dịch đặt cọc, giữ chỗ để được sở hữu kỳ nghỉ (thực hiện hợp đồng) phù hợp quy định tại khoản 2 Điều 108, Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015.” “[40] Ngay phần trang bìa của Hợp đồng đã xác định “sở hữu kỳ nghỉ”, Điều 3 Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ số PBRC-S-064621 ngày 26/02/2017 ghi “Khách nghỉ dưỡng, theo hợp đồng này đồng ý thuê phòng từ Công ty...” - Như vậy, theo nhận định của Tòa án, không thể xác định được là loại hợp đồng gì, một loại hợp đồng mang cùng một lúc nhiều hình thái dạng hợp đồng khác nhau: hợp đồng đặt cọc; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng mua quyền tài sản hình thành trong tương lai; hợp đồng thuê phòng. - Đặc biệt là việc xác định loại hợp đồng bằng từ ngữ trên bìa trang trí “[40] Ngay phần trang bìa của Hợp đồng đã xác định “sở hữu kỳ nghỉ”, không dựa theo nội dung hợp đồng như: “Điều 3 Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ số PBRC-S-064621 ngày 26/02/2017 ghi “Khách nghỉ dưỡng, theo hợp đồng này đồng ý thuê phòng từ Công ty...” 247
- (ii). Đưa ra một loại hình quyền tài sản mới: “(quyền) tài sản hình thành trong tương lai” - Tại Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST, nhận định của Tòa án: “[24] Như vậy, sở hữu kỳ nghỉ mà ông Nguyễn Hoàng S và bà Nguyễn Thị Long T đã đặt cọc để giữ chỗ được coi là một loại (quyền) tài sản hình thành trong tương lai. …..Việc các bên giao dịch đặt cọc, giữ chỗ để được sở hữu kỳ nghỉ (thực hiện hợp đồng) phù hợp quy định tại khoản 2 Điều 108, Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015.” - Theo Khoản 1 Điều 105 Bộ Luật dân sự 2015, “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Theo Khoản 2 Điều 108 Bộ Luật dân sự 2015 về “Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai” thì “Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: a) Tài sản chưa hình thành; b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.” - Như vậy, nhận định của Tòa án xác định “(quyền) tài sản hình thành trong tương lai” và dẫn chiếu đến Điều 108 Bộ Luật dân sự 2015 nhưng đây là quy định về “tài sản” và hoàn toàn không phải là “quyền tài sản”. Trong Bộ Luật dân sự 2015 cũng không có quy định hay từ ngữ nào “quyền tài sản hình thành trong tương lai”. (iii). Xác định sai về giao dịch đặt cọc - Tại Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST, nhận định của Tòa án: “[2] Tại phiên tòa, ……….và thực chất là hợp đồng đặt cọc để được sở hữu kỳ nghỉ. Đến thời điểm xét xử, không có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền hạn chế quyền đặt cọc để sở hữu kỳ nghỉ của Công ty TNHH Khu du lịch V.” “[3] …………Đây là khoản tiền ông Nguyễn Hoàng S và bà Nguyễn Thị Long T đã đặt cọc để sở hữu kỳ nghỉ từ Công ty TNHH Khu du lịch V.” “[38] Như vậy, khoản tiền đặt cọc của ông Nguyễn Hoàng S, bà Nguyễn Thị Long T là nhằm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015.” “[39] Số tiền đặt cọc Công ty THHH Khu du lịch V nhận được từ Khách nghỉ dưỡng (không phải là kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị) được Công ty định đoạt bằng hình thức đầu tư vào dự án và các chi phí hợp lý không bị pháp luật cấm, không hạn chế thỏa thuận của các bên về việc sử dụng tiền đặt cọc. Trong trường hợp phải hoàn lại hoặc bồi thường vì lý do nào đó, người ta tính giá trị tiền cần hoàn trả, bồi thường là bao nhiêu, không ai yêu cầu trả đúng những đồng tiền đã đặt cọc như ý kiến nêu ra từ đại diện của nguyên đơn.” - Theo Điều 328 Bộ Luật dân sự 2015 về giao dịch đặt cọc có 2 trường hợp: + Trường hợp thứ nhất, đặt cọc để nhằm đảm bảo việc sẽ ký kết hợp đồng, theo đó, khi các bên thực hiện hành vi ký kết hợp đồng thì việc đặt cọc (dạng thứ nhất này) sẽ hoàn thành và chấm dứt giao dịch đặt cọc do nghĩa vụ “ký kết hợp đồng” đã thực hiện xong, trách nhiệm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tự động chấm dứt. 248
- + Trường hợp thứ 2, là đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng, như vậy chỉ khi thống nhất xong hợp đồng (hợp đồng chính) thì các bên mới thỏa thuận cùng lúc với việc đặt cọc khi ký hợp đồng, hoặc ký hợp đồng xong thì mới thỏa thuận đặt cọc. Nhận định của Tòa án về “đặt cọc để sở hữu kỳ nghỉ” là không đúng với Điều 328 Bộ Luật dân sự 2015. Trên thực tế, khi dùng khái niện “quyền sử dụng” và khái niệm “quyền định đoạt” có những sự nhầm lẫn do đặc điểm từ vật. Với “vật đặc định”, nghĩa vụ hoàn trả phải đúng vật đặc định đó, do đó “quyền sử dụng” với người đang chiếm hữu “vật đặc định” có ngữ nghĩa là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Chẳng hạn là việc người chiếm hữu sử dụng chiếc xe gắn máy để di chuyển. Khi giao dịch đặt cọc, với việc đặt cọc là tiền, do tiền có tính chất tương tự như “vật cùng loại” là được thay thế cho nhau nên khi thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền đặt cọc thì được giao bằng những tờ tiền khác. Mặt khác, với tiền, là một vật đặc biệt, là thước đo và hiện thị “trị giá”, tiền là vật không có công năng sử dụng (không có các công dụng như các vật khác: xe đạp, cây bút,..) nên việc “sử dụng” tiền mang bản chất là “quyền định đoạt” tiền, cụ thể là sử dụng tiền đặt cọc đó dùng để trao đổi trong giao dịch khác (mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ,…). Như vậy, người nhận đặt cọc chỉ có quyền chiếm hữu nhưng họ không có quyền sử dụng đối với khoản tiền đặc cọc. Người nhận tiền đặt cọc (để quản lý trong thời hạn bảo đảm) làm phát sinh quyền chiếm hữu đối với khoản tiền của người nhận đặt cọc. Tuy nhiên, việc đặc cọc hoàn toàn không chuyển giao quyền sở hữu đối với số tiền từ người đặt cọc chuyển giao sang cho người nhận đặt cọc. Khoản tiền đặt cọc mặc dù giao cho người nhận đặt cọc quản lý nhưng người đặt cọc vẫn là chủ sở hữu của khoản tiền đặt cọc. Quy định Công ty TNHH Khu du lịch V sử dụng tiền cọc là hạn chế, loại trừ trách nhiệm là vi phạm điểm a khoản 1 khoản Điều 16 (Điều khoản của hợp đồng không có hiệu lực) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Tòa án nhầm lẫn giữa “vật đặc định” và “vật cùng loại” nên nhận định việc Công ty có quyền định đoạt bằng hình thức đầu tư vào dự án là trái Điều 328 Bộ Luật dân sự 2015. (iv). Tòa án không có thẩm quyền xác định, xác lập ngôn ngữ Tiếng Việt “mới” - Tại Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST, nhận định của Tòa án: “[23] Trước hết, cần nhận thức rằng đây là một khái niệm sở hữu mới tại Việt Nam, trong đó người sở hữu được thực hiện quyền của mình trong khoảng thời gian nhất định (07 ngày) tại nơi đã mua kỳ nghỉ.” - Tòa án không có thẩm quyền xác định, xác lập ngôn ngữ Tiếng Việt “mới” là “khái niệm sở hữu mới”. Ngoài ra, “khái niệm sở hữu mới” là không có nghĩa Tiếng Việt, chỉ có ngôn ngữ “hình thức sở hữu” được quy định trong Bộ Luật dân sự 2015 và Tòa án không có thẩm quyền xác định sửa Bộ luật này. (v). Xác định sai không đúng quy định pháp luật về tư cách nhà đầu tư - Tại Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST, nhận định của Tòa án: “[25] Nguyên đơn cho rằng, Công ty TNHH Khu du lịch V lừa dối về chủ đầu tư dự án là tỷ phú người 249
- Isarel, ông I và về vốn đầu tư. Nhưng qua tài liệu do bị đơn cung cấp và đã được kiểm tra công khai, thể hiện: Công ty TNHH V có 02 thành viên góp vốn gồm Công ty E và ông Dương Tuấn A. Trong đó, Công ty E nằm trong các doanh nghiệp thuộc quyền kiểm soát và sở hữu bởi ông I và các doanh nghiệp của ông. Như vậy, ông I là một nhà đầu tư (không phải chủ đầu tư) của Công ty, thực hiện đầu tư thông qua các Công ty thuộc quyền kiểm soát của ông là có thật. Phía nguyên đơn không đưa ra được chứng cứ để chứng minh rằng, Công ty TNHH Khu du lịch V đã lừa dối bằng việc khẳng định ông I là chủ đầu tư dự án.” - Tòa đã xác định “ông I là một nhà đầu tư (không phải chủ đầu tư)” nhưng Tòa vẫn cho rằng nguyên đơn không đưa ra được chứng cứ để chứng minh ông I là “chủ đầu tư dự án”. Đây là một lập luận không phải là “khoa học” và không thể hiểu được nhận định này. - Ông I không phải là thành viên góp vốn vào Công ty TNHH Khu du lịch V nhưng Tòa vẫn xác định “ông I là một nhà đầu tư”, việc xác định này là trái quy định Khoản Điều 3 Luật đầu tư 2005 (Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam), Điều 3 Luật Đầu tư 2015 (Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.) (vi). Việc xác định tổng vốn đầu tư của dự án và vốn điều lệ - Tại Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST, nhận định của Tòa án: [27] Như vậy, mức vốn đầu tư dự kiến của dự án là 300 triệu USD là giá trị ước tính tổng mức vốn đầu tư của toàn dự án, không phải là vốn điều lệ. - Theo Điều 3 Luật Đầu tư 2015, vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Mặt khác, tại Điều 39 Luật Đầu tư 2015, nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có mục vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn. - Như vậy, nhận định của Tòa án hoàn toàn không phù hợp với quy định Luật Đầu tư 2015. (vii). Xác định việc bị lừa dối là do trách nhiệm của người tiêu dùng - Tại Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST, nhận định của Tòa án: “[31] Khi tham gia sự kiện và chính thức giao kết hợp đồng, người tham gia giao kết phải biết mình tham gia sự kiện gì, ký hợp đồng gì, nơi mình đầu tư nằm ở đâu? Địa điểm nơi xây dựng Khu du lịch được Công ty TNHH Khu du lịch công khai; trên các tài liệu, giấy tờ giao dịch cũng thể hiện địa điểm của khu ALMA Nha Trang. Không thể nói Công ty TNHH Khu du lịch V sử dụng tên gọi ALMA Nha Trang hay thư mời hội thảo lại chuyển sang giới thiệu mô hình và sản phẩm là một sự lừa dối khách hàng được.” - Theo Điều 127 Bộ Luật dân sự 2015, “Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.” 250
- - Tuy nhiên, Tòa không xác định hành vi lừa dối của Công ty TNHH Khu du lịch V mà xác định là lỗi do trách nhiệm của người tiêu dùng là không đúng với Điều 127 Bộ Luật dân sự 2015 và vô hiệu hóa quy định tại Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 về các hành vi bị cấm. (viii). Bác yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do Bị đơn không vi phạm hợp đồng - Tại Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST, nhận định của Tòa án: “[20] ……….Vì vậy, nguyên đơn khởi kiện và yêu cầu Tòa án xem xét tuyên bố Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ số PBRC-S-064621 ngày 26/02/2017 vô hiệu với những lý do bị lừa dối, bị nhầm lẫn, vi phạm điều cấm của pháp luật, chậm tiến độ đưa công trình vào sử dụng.” “[46] Xét thấy: …… Bị đơn không vi phạm hợp đồng, nguyên đơn cũng không có chứng cứ chứng minh bị đơn vi phạm hợp đồng đặt cọc; và các bên đã thỏa thuận Hợp đồng không bị hủy ngang; “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” không bị vô hiệu như yêu cầu của nguyên đơn, do đó, yêu cầu hoàn trả số tiền đặt cọc 300.488.000đ của nguyên đơn là không có căn cứ.” - Trong khi đó, nguyên đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, nhầm lẫn, hợp đồng có quy định trái Luật. Tuy nhiên, nhận xét của Tòa án để bác yêu cầu của nguyên đơn bằng việc xác định “Bị đơn không vi phạm hợp đồng”, trong khi vụ án không có yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng do một bên vi phạm hợp đồng. 4.4. Quan điểm của tác giả về tình huống có điều khoản trọng tài - Nếu là Trọng tài thương mại hoạt động theo Luật Trọng tài thương mại 2010, được hiểu: Trong hợp đồng theo mẫu giao kết với người tiêu dùng có điều khoản lựa chọn Trọng tài thương mại hoạt động theo Luật Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp theo Điều 17 Luật Trọng tài thương mại 2010. - Nếu là Trọng tài nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài (Trọng tài thương mại không hoạt động theo Luật Trọng tài thương mại 2010), được hiểu: Trong hợp đồng theo mẫu giao kết với người tiêu dùng có điều khoản lựa chọn Trọng tài thương mại nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật Việt Nam. Đây là trường hợp, pháp luật Việt Nam luôn có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam, thể hiện chủ quyền Quốc gia, đây cũng không phải là các trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác như: trường hợp Khoản 3 Điều 14 Luật Đầu tư năm 2020 về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư 2020 thông qua một trong những cơ quan, tổ chức: Trọng tài nước ngoài; Trọng tài quốc tế; Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập. 251
- Như vậy, quy định pháp luật đã rõ ràng, nếu có cách hiểu khác thì đây là cách hiểu và áp dụng sai pháp luật. Do đó, đối với trường hợp trên, không cần thiết lựa chọn và công bố thành án lệ. Nếu không xác định rõ, người hiểu và áp dụng sai pháp luật sẽ trở thành “người có cách hiểu khác” để né tránh trách nhiệm áp dụng sai pháp luật. Qua những phân tích và trình bày trên, tác giả có kiến nghị: Bãi bỏ Án lệ 42/2021/AL, vì các căn cứ sau: (i). Sau khi Tòa thụ lý vụ án, Thẩm phán (hoặc Hội đồng xét xử) chỉ có thể chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý cho việc đình chỉ vụ án hoặc không đình chỉ vụ án theo Điểm g Khoản 1 Điều 217 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 (Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý), không có thẩm quyền và không phải là căn cứ xác định việc thụ lý vụ án đúng hay thụ lý vụ án không đúng theo Điều 192 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. (iii). Việc áp dụng Điều 17 Luật Trọng tài thương mại 2010 nhưng áp dụng luôn đối với Trọng tài nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài, là sai đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài thương mại 2010. (iv). Nội dung án lệ (Đoạn 9 phần “Nhận định của Tòa án”) chưa có tính chuẩn mực. (v). Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST ngày 16/11/2018 chưa có tính chuẩn mực. Việc lựa chọn và thông qua, công bố Án lệ 42/2021/AL nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, với việc áp dụng không đúng pháp luật và Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST ngày 16/11/2018 chưa có tính chuẩn mực sẽ gây ảnh hưởng đến không tốt đến quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được các ý kiến nhận xét, phản ánh, trao đổi của mọi người có cùng quan tâm đến Án lệ số 42/2021/AL. DANH MỤC TÀI LIỆU (1). Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST ngày 16/11/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang đối với vụ án giữa bà Nguyễn Thị Long T và ông Nguyễn Hoàng S và Công ty TNHH Khu du lịch V. (2). Án lệ số 42/2021/AL về quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 24/02/2021 và được công bố theo Quyết định số 42/QĐ-CA ngày 12/3/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. 252
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự 1999 (Phần chung)
206 p | 929 | 319
-
Bình luận khoa học bộ luật hình sự: Tập 3 - Đinh Văn Quế
172 p | 803 | 261
-
Bộ luật tố tụng hình sự - Bình luận khoa học: Phần 1
313 p | 892 | 238
-
Bình luận khoa học bộ luật hình sự: Tập 10 - Đinh Văn Quế
242 p | 547 | 198
-
Bình luận khoa học bộ luật hình sự: Tập 8 - Đinh Văn Quế
223 p | 482 | 164
-
Luật Đặc xá: Phần 2
135 p | 94 | 13
-
Bình luận một số điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019 về kỷ luật lao động
6 p | 44 | 9
-
Giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo pháp luật lao động hiện hành và một số vấn đề đặt ra
8 p | 21 | 8
-
Xác định biên giới trên biển và khu vực biên giới biển của Việt Nam từ góc độ pháp Luật quốc tế
13 p | 112 | 6
-
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện thủ tục hành chính trong quản lý và chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân trong Luật đất đai năm 2003
9 p | 123 | 6
-
Thực tiễn tiếp cận đất đai của doanh nghiệp Việt Nam hướng tới thuận lợi hóa kinh doanh và thu hút đầu tư
18 p | 31 | 5
-
Chế định công nhận trong luật quốc tế
10 p | 92 | 5
-
Các nguyên tắc Paris về tính độc lập của cơ quan nhân quyền quốc gia và việc áp dụng ở Việt Nam
6 p | 83 | 4
-
Xu hướng quốc tế hóa của luật hình sự Việt Nam và vấn đề đặt ra cho lập pháp hình sự
11 p | 41 | 3
-
Một số bình luận về quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông
10 p | 41 | 2
-
Bình luận về một số vấn đề tranh chấp trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn
6 p | 34 | 2
-
Áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam
9 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn