intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phản ứng của rối loạn tâm thần

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

110
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chính sự quan tâm của cha mẹ và cộng đồng sẽ giúp trẻ điều chỉnh bản thân, từ đó có sự chọn lựa đúng đắn cho cuộc đời mình. Tính hung hăng, thích bạo hành, trầm cảm, lo âu… là điều mà nhiều trẻ thiếu niên đã mắc phải trong vấn đề sức khỏe tâm thần. Hàng ngày, tại phòng khám tâm lý, trẻ có những biểu hiện xung quanh hung tính có nguyên nhân bắt nguồn từ bao nỗi khó khăn trong cuộc sống của gia đình như quan hệ mâu thuẫn giữa cha mẹ - con cái, quan...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phản ứng của rối loạn tâm thần

  1. Phản ứng của rối loạn tâm thần Chính sự quan tâm của cha mẹ và cộng đồng sẽ giúp trẻ điều chỉnh bản thân, từ đó có sự chọn lựa đúng đắn cho cuộc đời mình.
  2. Tính hung hăng, thích bạo hành, trầm cảm, lo âu… là điều mà nhiều trẻ thiếu niên đã mắc phải trong vấn đề sức khỏe tâm thần. Hàng ngày, tại phòng khám tâm lý, trẻ có những biểu hiện xung quanh hung tính có nguyên nhân bắt nguồn từ bao nỗi khó khăn trong cuộc sống của gia đình như quan hệ mâu thuẫn giữa cha mẹ - con cái, quan hệ vợ - chồng, quan hệ giữa trẻ - bạn bè. Thường trẻ hung bạo không được chẩn đoán và điều trị, cho đến khi trẻ mắc một chứng bệnh khác, hoặc có vấn đề về trầm cảm, lo âu dẫn đến việc lạm dụng chất kích thích như: thuốc lá, rượu, ma túy thì người lớn mới quan tâm. Trẻ biểu lộ sự hung bạo theo nhiều cách. Bắt nạt bạn bè là một dạng hung bạo thường thấy ở trẻ, trong và ngoài môi trường học đường. Khi thấy trẻ có những biểu hiện hung bạo, chúng ta thường bỏ qua và cho đó là cách ứng xử của tuổi mới lớn; hoặc sử dụng biện pháp trừng phạt, nhưng
  3. nếu trừng phạt quá nghiêm khắc, trẻ hụt hẫng sẽ làm tăng thêm tính hung bạo thay vì giảm bớt nó đi. Trẻ hung bạo có những đặc tính sau: Thể chất yếu; nhìn tiêu cực về mình, dễ nản chí; có cảm giác khờ khạo, mắc cỡ; thường cô đơn, thiếu tự tin; hay băn khoăn và bất an so với các bạn. Trong khi đó, trẻ là nạn nhân của tính hung bạo thường: chán ghét trường học; rối loạn cơ thể như đau bụng, nhức đầu, ói mửa; e ngại người khác; giảm thành tích học tập; khó tập trung, sợ đi học; nản chí và có ý muốn tự sát… Cho dù trẻ là kẻ hung bạo hay là nạn nhân của kẻ hung bạo thì vấn đề lệ thuộc vào nhiều yếu tố: nhân cách, ảnh hưởng bạo hành gia đình, ở nhà trường và ảnh hưởng của trình độ văn hóa. Nếu một đứa trẽ sinh ra trong một gia đình cực kỳ gia trưởng, quá trình lớn lên và phát triển luôn là một người sợ sệt, trẻ bị ức chế và sẽ bộc lộ tính hung bạo của mình với những trẻ khác.
  4. Trong quá trình trưởng thành, trẻ em trải qua nhiều gia đoạn phát triển. Đặc biệt là ở tuổi vị thành niên và thanh niên, mức phát triển về tâm lý biến đổi nhanh chóng. Khi các bậc cha mẹ thấy trẻ có cách hành động, ngoại hình và ứng xử biến đổi đột ngột, có những dấu hiệu liên quan đến sử dụng rượu và các chất độc tố khác, hãy tìm đến các chuyên viên tâm lý, các chuyên khoa tâm thần để được hướng dẫn và can thiệp kịp thời. Bởi lẽ, những trẻ có hành vi bạo lực rất dễ trở thành tội phạm và lạm dụng chất kích thích. Chính sự quan tâm của cha mẹ và cộng đồng sẽ giúp trẻ điều chỉnh bản thân, từ đó có sự chọn lựa đúng đắn cho cuộc đời mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2