Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư<br />
khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi<br />
hành tại thành phố Hà Nội)<br />
Nguyễn Duy Thạch<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Tuyến<br />
Năm bảo vệ: 2007<br />
Abstract: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định<br />
cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tìm hiểu khái niệm và chỉ ra những đặc điểm riêng của<br />
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất so với trách nhiệm về bồi thường oan sai trong<br />
lĩnh vực pháp luật hình sự, trách nhiệm vật chất trong lĩnh vực pháp luật lao động.<br />
Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên<br />
địa bàn TP Hà Nội, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này. Đưa<br />
ra định hướng, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi<br />
thường và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về bồi thường<br />
khi Nhà nước thu hồi đất<br />
Keywords: Bồi thường, Luật kinh tế, Pháp luật Việt Nam, Đất đai<br />
<br />
Content<br />
mở đầu<br />
I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.<br />
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt;<br />
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,<br />
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đúng như Nghị quyết Hội<br />
nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên<br />
quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản suất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn<br />
của đất nước; quyền SDĐ là hàng hóa đặc biệt”.<br />
<br />
Sau 20 năm thực hiện đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, kế hoạch<br />
hóa cao độ sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN,<br />
đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt: Kinh tế phát triển; chính<br />
trị ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.<br />
Thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước có phần đóng góp không nhỏ của mảng pháp luật<br />
về đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người SDĐ khi Nhà<br />
nước thu hồi đất nói riêng (sau đây gọi chung là pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu<br />
hồi đất); bởi lẽ, đất đai được xác định là một trong những yếu tố mang tính chất “đầu vào”<br />
của quá trình sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ. Các doanh nghiệp không thể tiến<br />
hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc triển khai thực hiện các dự án đầu tư nếu không<br />
tiếp cận được vấn đề đất đai. Tuy nhiên, do quỹ đất công hiện nay hầu như đã được giao cho<br />
người SDĐ sử dụng ổn định lâu dài; vì vậy, để giải quyết “bài toán” đất đai cho các mục tiêu<br />
phát triển kinh tế, xã hội thì không thể tránh khỏi việc Nhà nước thu hồi đất của người SDĐ<br />
có bồi thường.<br />
Hơn nữa, đất đai cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ở nước ta là có<br />
hạn; trong khi đó, với sự phát triển năng động và nhanh chóng của nền kinh tế thị trường thì<br />
nhu cầu SDĐ cho phát triển ngày càng tăng, vì vậy áp lực của việc giải quyết hài hòa giữa lợi<br />
ích của người SDĐ, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư đang là một vấn đề nhậy<br />
cảm và mang tính thời sự. Nhận thức rõ vấn đề này, Nhà nước ta đã không ngừng sửa đổi, bổ<br />
sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, tạo<br />
cơ sở pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thu hồi đất.<br />
Tuy nhiên, thực tế thi hành các quy định này vẫn bộc lộ nhiều khó khăn, phức tạp: Nhà nước,<br />
người SDĐ, nhà đầu tư dường như chưa tìm được “tiếng nói” chung về lợi ích; người bị thu<br />
hồi đất đưa ra những đòi hỏi về bồi thường vượt quá khả năng đáp ứng của Nhà nước; chưa<br />
giải quyết tốt vấn đề đảm bảo công ăn, việc làm cho người bị mất đất sản xuất.v.v. Đây là<br />
một trong những nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khiếu kiện đông người, vượt cấp về đất<br />
đai và là một trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Để<br />
phát huy những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới và tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân<br />
chủ và văn minh” thì việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại<br />
khi Nhà nước thu hồi đất và đề xuất các giải pháp hoàn thiện là một việc làm rất cần thiết<br />
hiện nay.<br />
Hà Nội với vị trí địa, chính trị đặc biệt quan trọng, là Thủ đô của nước Cộng hoà Xã<br />
<br />
hội Chủ nghĩa Việt Nam; sự phát triển lớn mạnh của Hà Nội có ý nghĩa quan trọng và tác<br />
động rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Nhận thức được vinh dự to lớn và trách<br />
nhiệm nặng nề này, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội đã không ngừng nỗ lực phấn đấu<br />
xây dựng Thủ đô phát triển về mọi mặt, với phương châm “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà<br />
Nội”. Để giải quyết nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển, trong thời gian 7 năm (20002006), Thành phố Hà Nội đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng 1.867 dự án, với số<br />
diện tích đất đã thu hồi là 5.901ha, liên quan đến 162.231 hộ gia đình và đã bố trí tái định cư<br />
cho 12.013 hộ đến nơi ở mới [21, tr.15]. Theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến năm<br />
2010 của Thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hàng năm Thành phố<br />
Hà Nội sẽ phải thu hồi 1.500 đến 2.000 ha đất để triển khai thực hiện các dự án phát triển<br />
kinh tế - xã hội. Với khối lượng diện tích đất phải thu hồi lớn như vậy thì trong những năm<br />
tới, công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội là rất nặng<br />
nề; không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của<br />
Thủ đô mà còn tác động lớn đến đời sống của hàng nghìn hộ gia đình. Nếu TP Hà Nội không<br />
có sự chuẩn bị đồng bộ về cơ chế, chính sách hợp lý, không xây dựng được phương án bồi<br />
thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết, thích hợp thì vấn đề thu hồi đất dễ trở thành “điểm<br />
nóng”, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.<br />
Xuất phát từ nhận thức và cách tiếp cận vấn đề như trên, tôi lựa chọn đề tài: “Pháp<br />
luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Qua thực tiễn thi<br />
hành tại Thành phố Hà Nội)” để nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học, với<br />
mong muốn đóng góp “một tiếng nói” vào quá trình xây dựng cơ chế, chính sách, thực thi có<br />
hiệu quả pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.<br />
II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.<br />
1. Mục đích nghiên cứu.<br />
Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích cơ bản sau đây:<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng dựng hệ thống pháp luật<br />
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;<br />
- Tìm hiểu khái niệm và chỉ ra những đặc điểm riêng của bồi thường khi Nhà nước<br />
thu hồi đất so với trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại, trách nhiệm về bồi thường vật<br />
chất trong lĩnh vực pháp luật lao động, trách nhiệm về bồi thường trong lĩnh vực pháp luật tố<br />
tụng hình sự;<br />
<br />
- Đánh giá, bình luận pháp luật hiện hành về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất<br />
nói chung và các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội<br />
nói riêng;<br />
- Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên<br />
địa bàn TP Hà Nội; chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại<br />
này;<br />
- Xác lập những định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống<br />
pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và các giải pháp nâng cao hiệu<br />
quả công tác thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng (Qua thực<br />
tiễn thi hành trên địa bàn Thành phố Hà Nội).<br />
2. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống pháp luật về bồi<br />
thường khi Nhà nước thu hồi đất;<br />
- Nghiên cứu hệ thống pháp luật thực định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất<br />
nói chung và các quy định của TP Hà Nội về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng;<br />
- Nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất<br />
(Qua thực tiễn thi hành trên địa bàn Thành phố Hà Nội).<br />
3. Phạm vi nghiên cứu.<br />
Do tính chất phức tạp và rộng lớn của đề tài, luận văn không có tham vọng đi sâu<br />
nghiên cứu, lý giải một cách có hệ thống, cặn kẽ, thấu đáo và toàn diện các nội dung của<br />
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trong khuôn khổ có<br />
hạn của một bản luận văn thạc sỹ luật học, luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu các quy định về bồi<br />
thường, hỗ trợ về đất và tài sản; hỗ trợ và tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước<br />
thu hồi đất. Những nội dung khác của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà<br />
nước thu hồi đất, tác giả hy vọng sẽ được đi sâu, tìm hiểu ở các công trình nghiên cứu tiếp<br />
theo.<br />
Về thời gian, luận văn nghiên cứu các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi<br />
đất được ban hành từ năm 1987 đến nay; với lý do, đây là mốc thời gian Quốc hội ban hành<br />
<br />
đạo luật đầu tiên về đất đai ở nước ta: Luật Đất đai năm 1987, trong đó đề cập đến vấn đề bồi<br />
thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.<br />
III. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Để đạt được những yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình<br />
nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:<br />
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của<br />
chủ Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền<br />
XHCN;<br />
- Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước<br />
và Pháp quyền XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường;<br />
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương<br />
pháp phân tích, so sánh luật học; phương pháp đánh giá, bình luận, diễn giải, quy nạp;<br />
phương pháp thống kê, điều tra xã hội học.v.v.<br />
IV. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn.<br />
Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những chế<br />
định cơ bản của pháp luật đất đai. Do tính chất phức tạp, nhậy cảm và phạm vi tác động trên<br />
nhiều phương diện đến nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội, nên mảng pháp luật này đã thu<br />
hút được sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của giới luật học nước ta.<br />
Thời gian vừa qua đã có một số công trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về pháp luật<br />
về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ lý luận và thực tiễn; tiêu biểu là<br />
các công trình nghiên cứu của các tác giả: Chế định pháp luật đền bù thiệt hại khi Nhà nước<br />
thu hồi đất - Luận văn Thạc sỹ luật học của Trịnh Thị Hằng Nga - năm 1999; Bàn về giá đất<br />
khi bồi thường - Nên cao hay thấp? của tác giả Đặng Anh Quân - Tạp chí Tài nguyên và Môi<br />
trường số 8, tháng 8/2005; Thực tế đáng giật mình - Giá đền bù cho việc thu hồi đất nông<br />
nghiệp rất rẻ mạt của tác giả Hưng Bình - Báo Đầu tư số 118, ngày 03/10/2005; Dự án khu<br />
đô thị Nam Thăng Long (CIPUTRA): Từ những bất thường trong đền bù GPMB của nhóm<br />
phóng viên thời sự - Báo Pháp luật Việt Nam số 285, ngày 29/11/2005; Nông dân góp vốn<br />
bằng…đất - Giải pháp đột phá trong đền bù giải tỏa của tác giả Hoàng Lộc - Thời báo Kinh<br />
tế Việt Nam số 253, ngày 21/12/2005; Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi<br />
đất - Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Vinh Diện - năm 2006…Các công trình này đã<br />
<br />