intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pháp luật về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế giới: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Pháp luật về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế giới: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trình bày các nội dung: Pháp luật về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế giới; Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pháp luật về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế giới: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Lê Thị Lụa27 TÓM TẮT: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn đóng vai trò và vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, mỗi quốc gia đều có những chính sách phát triển riêng, trong đó, các cơ chế, chính sách tài chính là yếu tố quan trọng nhất. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay đang thực sự là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Vì vậy, gợi mở từ việc hỗ trợ chính sách tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam. ABSTRACT: In many countries around the world, small and medium enterprises have always played an important role and position in socio-economic development. In order for small and medium-sized enterprises to develop and contribute positively to the country's socio-economic development, each country has its own development policies, in which financial mechanisms and policies are an important factor. most important. Small and medium-sized enterprises in our country are currently the driving force behind economic growth and socio- economic stability. However, in the process of development, small and medium enterprises in Vietnam also face many difficulties. Therefore, the suggestion from the financial policy support for small and medium enterprises in some countries will be useful experience for Vietnam. 27 Sinh viên lớp Luật Kinh tế K43G, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Emai: trucnhi345543@gmail.com 47
  2. Từ khóa: Doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách tài chính, hỗ trợ tài chính. Keywords: Small and medium enterprises, financial policy, financial support 1. Pháp luật về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế gới Thứ nhất, pháp luật của Hàn Quốc về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Tại Hàn Quốc, luật khung về hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa28 đã được Chính phủ Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên vào năm 1966. Luật ban hành nhằm hỗ trợ và bảo vệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh các doanh nghiệp lớn phát triển mạnh, lấn át khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa do kết quả của chính sách hướng về xuất khẩu. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc lần lượt ra đời với mục đích hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, như: Luật Hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, Luật về các quy định cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các khu kinh tế, Luật Các cơ chế đặc thù hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thương mại, Luật về Các biện pháp đặc biệt để phát triển doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ… Hệ thống bảo lãnh tín dụng của Hàn Quốc được luật hóa từ năm 1961 nhằm mục tiêu tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cho đến nay, hệ thống hỗ trợ tài chính cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo ba kênh chính gồm: Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ Hàn Quốc và Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương. Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc được Chính phủ thành lập từ năm 1976 với 50% vốn của Chính phủ, 30% vốn của ngân hàng thương mại và 20% của các định chế tài chính, đến nay, phần vốn của Chính phủ chỉ chiếm 20%. Ngoài ra, Quỹ này còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo về quản lý đối với nhân lực của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa được quỹ bảo lãnh 29. Năm 1989, Hàn Quốc thành lập Quỹ 28 Act on Facilitation of Purchase of Small and Medium Enterprises 29 Bộ Tài chính, Chính sách tài chính tạo đòn bẫy cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM156232 48
  3. bảo lãnh tín dụng công nghệ để triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp công nghệ mới, chuyên cung cấp các dịch vụ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp, đặc biệt ưu tiên cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có triển vọng tốt, ứng dụng công nghệ sạch nhưng không đủ tài sản đảm bảo. Ngoài ra, để hướng đến mục tiêu giảm bớt gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, năm 1988, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật Hạn chế thuế đặc biệt, thực hiện các chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư và nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ mới. Đạo luật này đã được sửa đổi và bổ sung năm 2014, trong đó quy định rõ ràng về các chính sách miễn, giảm, hoàn thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong mọi lĩnh vực. Theo đó, tùy theo điều kiện hoạt động kinh doanh, quy mô và loại hình kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được khấu trừ thuế dao động từ 5% đến 30% với mức giới hạn trần 100 triệu won30 Hàn Quốc còn áp dụng chính sách ưu đãi về thuế suất theo tiêu chí thu nhập của doanh nghiệp, theo đó, doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế đến 200 triệu KRW31 (tương đương 200.000 USD) thì mức thuế suất là 10%; chịu thuế từ 200 triệu KRW đến 20 tỷ KRW (tương đương 20 triệu USD) thì mức thuế suất là 20%; chịu thuế trên 20 tỷ KRW thì mức thuế suất là 22%32. Hàn Quốc cũng đưa ra chính sách tín dụng thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc khuyến khích tuyển dụng nhân viên đã từng nghỉ việc, nhằm thúc đẩy việc tái sử dụng người lao động là nữ đã từng nghỉ việc do mang thai, sinh con, nuôi dưỡng con hoặc các lý do khác. Thứ hai, pháp luật của Hoa Kỳ về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 30 PwC (2018), ―A Summary of Korean Corporate and Individual Income Taxes 2018‖, Samil PricewaterhouseCoopers, https://www.pwc.com/kr/en/ publications/samilpwc_tax-summary- 2018_en.pdf. 31 KRW - Đơn vị tiền tệ của Đại Hàn Dân Quốc 32 Bộ Tài chính, Chính sách tài chính tạo đòn bẫy cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM156232 49
  4. Mỹ là quốc gia khởi đầu về luật hóa chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ33 được ban hành lần đầu tiên vào năm 1952 với mục đích hỗ trợ và bảo hộ mức cao nhất có thể quyền lợi của của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luật này cũng quy định thành lập cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ (SBA34) để thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động chủ yếu của SBA là thực hiện các chương trình hỗ trợ tài chính, cung cấp các khoản vay. SBA không cung cấp các khoản vay trực tiếp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà thông qua cơ chế bảo lãnh một phần hoặc thông qua hệ thống ngân hàng theo quy định. Ngoài ra, các khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được SBA gia hạn theo chương trình hỗ trợ cho vay dài hạn. SBA còn thực hiện các chương trình cho vay mua tài sản cố định, cho vay tài chính vi mô, chương trình hỗ trợ tài chính do thảm họa. SBA cũng thực hiện các chương trình phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ như tạo kệnh thông tin tương tác doanh nghiệp vừa và nhỏ và Chính phủ thông qua mạng lưới 900 trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để kết nối khách hàng có nhu cầu tiếp cận hỗ trợ tài chính. Thứ ba, pháp luật của Trung Quốc về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiêp nhỏ và vừa. Bảo lãnh tín dụng là một chính sách quan trọng trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc và được hình thành từ rất sớm, nhằm duy trì sự phát triền bền vững và ở mức độ cao của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hệ thống Bảo lãnh tín dụng được xây dựng thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương, phân chia theo lĩnh vực hoạt động và thực hiện theo 3 mô hình: Bảo lãnh tính dụng của Chính phủ, Bảo lãnh tín dụng của các hiệp hội, Bão lãnh tính dụng của khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng xây dựng hàng loạt những chương trình hỗ trợ tài chính đa dạng, phù hợp doanh nghiệp từ mọi khu vực kinh tế để tạo môi trường năng động cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa. 33 The Small Bussiness Act 34 Small Business Administration 50
  5. Về chính sách giảm gánh nặng thuế thu nhập doanh nghiệp, Trung Quốc đã có chính sách hỗ trợ, cụ thể thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông của Trung Quốc là 25%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và có lợi nhuận thấp được áp dụng mức thuế suất 20%. Doanh nghiệp nhỏ và có lợi nhuận thấp là doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện: (i) Doanh nghiệp công nghiệp có thu nhập hàng năm không quá 300.000 Nhân dân tệ (CNY35), tổng số nhân viên không quá 100 người, tổng tài sản không quá 30 triệu CNY; (ii) Doanh nghiệp khác có thu nhập hằng năm không vượt quá 300.000 CNY, tổng số nhân viên không vượt quá 80 người và tổng tài sản không vượt quá 10 triệu nhân dân tệ36. Về chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn, Chính phủ đã yêu cầu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục đích hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng phát triển nhưng thiếu tài sản thế chấp có thể vay vốn tín dụng ngân hàng với sự bảo lãnh của Quỹ này. Quỹ bảo lãnh khoảng 70 - 80% mức vay nhằm chia sẻ rủi ro với ngân hàng. Sự ra đời của quỹ này góp phần tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, đồng thời ổn định môi trường tài chính cho các doanh nghiệp này. Kể từ khi thành lập đến cuối năm 2010, Quỹ đã bảo lãnh tín dụng cho 4,2 triệu trường hợp với số tiền bảo lãnh tương đương 5.443,13 tỷ CNY; dư nợ tín dụng được hỗ trợ thông qua bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 16,25% dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện bởi các tổ chức tài chính 37. 2. Bài học inh nghiệm cho Việt Nam về việc hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Qua nghiên cứu chính sách, pháp luật tài chính một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia…về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, dễ dàng nhận thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa là trụ cột, xương sống của nền kinh tế, vì 35 Đơn vị tiền tệ của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 36 Bộ Tài chính, Chính sách tài chính tạo đòn bẫy cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM156232 37 Bộ Tài chính, Chính sách tài chính tạo đòn bẫy cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM156232 51
  6. vậy, việc hỗ trợ pháp lý, tài chính cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là nhu cầu rất cấp thiết. Từ kinh nghiệm đã phân tích ở trên, tác giả đưa ra một số đề xuất cho pháp luật Việt Nam như sau: Thứ nhất, đối với bối cảnh hiện nay có nhiều sự thay đổi, hội nhập kinh tế sâu rộng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã xóa nhòa khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, kích thích đổi mới sáng tạo và tạo ra những cơ chế mới của thị trường kinh tế toàn cầu theo các chuỗi giá trị các chuỗi cung ứng. Điều này đòi hỏi chính sách, pháp luật tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có những nội dung quy định mang tính đón đầu vào các vấn đề hỗ trợ mới như: đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường khả năng tham gia các chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, nền kinh tế quốc gia. Thứ hai, để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, cần đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển hệ thống bảo lãnh tín dụng như Hàn Quốc. Hệ thống này sẽ dẫn dắt sự phát triển cân bằng của nền kinh tế quốc gia bằng cách mở rộng bảo lãnh tín dụng cho các khoản nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có tài sản thế chấp hữu hình. Đặc biệt, bảo lãnh tín dụng nên ưu tiên dành cho các doanh nghiệp có mục đích đổi mới và thương mại hóa công nghệ, bởi lẽ trong thời gian tới, yếu tố công nghệ là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh và nâng cao năng suất của các doanh nghiệp. Thứ ba, để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ, Việt Nam có thể lấy kinh nghiệm từ Hàn Quốc trong việc thực hiện các chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư và nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ mới. Trong đó, cần quy định rõ ràng về các chính sách miễn, giảm, hoàn thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tùy theo điều kiện hoạt động kinh doanh, quy mô và loại hình kinh doanh. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả của các khoản tín dụng được bảo lãnh, 52
  7. quỹ bảo lãnh tín dụng cần tham gia vào giám sát hoạt động của doanh nghiệp trước, trong và sau khi vay. Việc giám sát này giúp đánh giá chặt chẽ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó quyết định gia hạn thời gian bảo lãnh hoặc hủy bỏ bảo lãnh tùy vào hoạt động của doanh nghiệp. Thứ tư, cần phát huy vai trò của xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao ý thức của cộng đồng xã hội đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Các Bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và các Nghị định hướng dẫn; cập nhật, nâng cấp Cổng thông tin quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như thúc đẩy khả năng tự thân của mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết luận: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Những doanh nghiệp này chiếm đa số trong cộng đồng doanh nghiệp, thu hút lượng lớn lao động, lấp đầy những khoảng trống nhỏ hẹp trong các thị trường và đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc gia. Những doanh nghiệp này khá linh hoạt và năng động trong kinh doanh nhưng cũng chính vì nhỏ và hạn chế về kinh nghiệm vận hành, hạn chế về quy mô tài sản đảm bảo nên thường gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn tài chính. Trong những năm qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế. Đây là khu vực giữ vai trò quan trọng trong giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội. Để tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần sự hỗ trợ từ Nhà nước về vốn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. 53
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Chính phủ (2018), Nghị định số 34/2018/NĐ –C CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành ngày 08/03/2018, Hà Nội. 2. Chính phủ (2018), Nghị định số 39/2018/ NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành ngày 11/3/2018, Hà Nội 3. Quốc hội (2017), Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2017 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. II. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 1. Berger, A.N. & Udell, G.F. (1998), ―The economics of small business finance: The roles of private equity and debt markets in the financial growth cycle”, Journal of Banking & Finance, Vol. 22 Nos. 6-8, pp. 613-673. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3. Bộ Tài chính, Chính sách tài chính tạo đòn bẫy cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai- chinh?dDocName=MOFUCM156232. Truy cập lần cuối ngày 14/10/2022. 4. Đào Thị Thu Giang, Nguyễn Thuý Anh & Cao Đinh Kiên (2019), “Hỗ trợ tài ch nh để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Kinh nghiệm từ Hàn uốc”, Tạp ch Khoa học Thương mại, ố 136, tr. 63-72. 5. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2020), Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nôi, ―Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp ch Công thương. 6. SME Corporation Malaysia, (2018), SME Annual Report 2017/18 54
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2