intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pháp luật về xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Pháp luật về xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay" với mục tiêu nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó đặc biệt là việc xử lý hiệu quả các hành vi vi phạm để góp phần ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình trong thời gian tới ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pháp luật về xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay

  1. PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH HIỆN NAY Nguyễn Tuyết Nhi, Mai Thị Thùy Linh*, Hà Gia Linh Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Phan Minh Phụng TÓM TẮT Trong đời sống ngày nay, có thể nói gia đình giữ vai trò rất quan trọng trong việc góp phần ổn định và phát triển xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội. Trong mỗi gia đình, các thành viên sống bình đẳng, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và không có bạo hành là nền tảng tiến tới một xã hội phát triển bền vững. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình bạo lực gia đình gia tăng làm ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta, cũng như làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của xã hội. Vì vậy, để phòng, chống bạo lực gia đình cũng như thực hiện mục tiêu “mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” (Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 2 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa), vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó đặc biệt là việc xử lý hiệu quả các hành vi vi phạm để góp phần ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình trong thời gian tới ở Việt Nam. Từ khóa: xử lý vi phạm, vi phạm pháp luật, bạo lực gia đình 1. MỞ ĐẦU Thực tế cho thấy, trong mỗi gia đình, các thành viên sống yêu thương, bình đẳng, đùm bọc lẫn nhau và không có bạo hành luôn là nền tảng tiến tới một xã hội ổn định và phát triển bền vững. Gia đình là tổ ấm. Gia đình tốt sẽ góp phần cho xã hội phồn vinh. Thực tiễn đã cho thấy những thành quả phát triển đất nước có được phần lớn từ sự đóng góp của mỗi gia đình; trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng và bảo vệ gia đình. Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 2 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đề ra mục tiêu “mỗi gia đình Việt nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình, trong đó có vấn đề bạo lực gia đình như Hiến pháp năm 1992, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh Người cao tuổi... Các quy định pháp luật tuy đã đề cập đến các biện pháp bảo vệ gia đình và phòng ngừa bạo lực gia đình, song xét một cách tổng quát, những quy định đó vẫn còn sơ sài, tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật, thiếu tính cụ thể và chưa có những quy định pháp lý đặc thù. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng và bảo vệ gia đình. Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 2 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đề ra mục tiêu “Mỗi gia đình Việt Nam thực sự là 1787
  2. tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”. Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng điều chỉnh về bạo lực gia đình ra đời như Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự...và đặc biệt Luật phòng, chống bạo lực gia đình 200722. Mặc dù pháp luật về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình khá đầy đủ, nhưng tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn ra và có khi diễn biến phức tạp. Vì vậy, khi mà chúng ta đang xây dựng một xã hội văn minh hiện đại, ấm no, hạnh phúc thì bạo lực gia đình cần phải được lên án, ngăn chặn và xóa bỏ một cách dứt điểm ngay từ bây giờ. 2. NHẬN THỨC CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 2.1. Khái quát về bạo lực gia đình Bạo hành gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau23, cụ thể: i) Bạo lực thể xác là làm những hành vi đấm, đá, tát... trực tiếp tác động đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình; ii) Bạo lực tình dục là những hành vi ép quan hệ khi các thành viên không muốn; iii) Bạo hành tinh thần là làm những hành động chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện với các thành viên trong thời gian dài; iv) Bạo hành xã hội là làm những hành động ngăn các thành viên không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng của các thành viên trong gia đình. 2.2. Nạn nhân của bạo lực gia đình Theo một kết quả nghiên cứu quốc tế, khoảng 20- 50% số phụ nữ Việt Nam đã hoặc đang là nạn nhân của bạo lực gia đình dưới nhiều hình thức mức độ khác nhau. Đặc biệt, số lượng phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 44 tuổi là nạn nhân của bạo lực gia đình và hiếp dâm cao hơn hẳn so với số lượng nạn nhân của các tai ương khác như tai nạn xe máy, ung thư, bệnh sốt rét.. Và, nam giới đa phần là tác nhân chính gây ra bạo lực gia đình24. Có một cuộc thống kê khác trên cả nước, bình quân mỗi ngày có 64 phụ nữ, 10 trẻ em và 7 người cao tuổi là nạn nhân của bạo lực gia đình25. Thông qua những số liệu đó, có thể thấy được rằng được nạn nhân của bạo lực gia đình hầu như là xoay xung quanh những người già, phụ nữ và trẻ em, chủ thể chính tác động đến những nạn nhân đó là đàn ông. Trong khi tỉ lệ đàn ông bị bạo lực gia đình cũng không phải là hiếm chỉ là chưa có con số nhất định về trường hợp này ở Việt Nam. Vì thế ở thời điểm này phụ nữ sẽ là “nạn nhân chính” của bạo lực gia đình khi xuất phát từ 80% đàn ông chưa hiểu rõ về bạo lực gia đình. Đối với họ, mình được quyền dạy dỗ vợ và đó không phải là bạo lực gia đình. Chính vì với tư tưởng lạc hậu đó đã ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận trong xã hội, tạo nên những thảm cảnh đau thương và xót xa vô cùng. Ngoài phụ nữ, chúng ta thường ít nói đến hoặc bỏ qua hành vi bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình, đó là bạo lực của người lớn với trẻ em (cha mẹ bạo hành con cái, ông bà bạo lực cháu, anh chị em 22 “Tổng tấn công nam giới” 23 Hoàng Thơm (2023), Vấn nạn về bạo lực gia đình, trang tin điện tử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 24 “Tổng tấn công nam giới” 25 “Nhức nhối nạn bạo lực gia đình” 1788
  3. bạo lực với nhau), bạo lực giữ các thành viên lớn tuổi (mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu...) hay bạo lực ngược (con cái ngược đãi cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà). Sự khiếm khuyết này trong việc nghiêm cứu dẫn đến kết quả nghiêm cứu không được đầy đủ và chính xác nên làm nghèo đi nội dung của các cuộc nghiêm cứu về bạo lực gia đình, còn khiến cho cộng đồng, xã hội, đặc biệt là người dân nhận thức sai lệch, không đầy đủ về bạo lực gia đình do thiếu thông tin. 2.3. Nguyên nhân bạo lực gia đình Theo điều tra của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, những gia đình xảy ra bạo lực thuộc tầng lớp thấp, kinh tế khó khăn, vợ hoặc chồng nghiện rượu, chất kích thích và bị rối loạn tâm lí. Trong một gia đình thì đàn ông sẽ có tiếng nói hơn phụ nữ, bởi lẽ trách nhiệm gánh vác về kinh tế, đảm bảo cuộc sống của gia đình nằm ở trên chính đôi vai của người đàn ông. Khi một cuộc xung đột trong gia đình xảy ra, người phụ nữ lại chọn cách im lặng, trong khi đó nam giới không bị trói buộc bởi các định kiến dẫn đến đàn ông sẽ thành đối tượng bạo hành và tỉ lệ ngoài tình ở đàn ông sẽ cao hơn. Bất bình đẳng giới ở xã hội vẫn còn tồn tại ngay trong suy nghĩ của nhiều người và cũng là nguồn gốc chính dẫn đến bạo lực gia đình, sự bất bình đó đã vô tình bạo lực lên tinh thần của người vợ, con trẻ. Điều đáng sợ hơn khi kẻ bạo lực gia đình lại không thừa nhận những điều sai trái, còn xem đó là điều hiển nhiên, mà nạn nhân của bạo lực gia đình lại có tâm lý im lặng, chịu đựng. Ngoài bạo lực giữa vợ và chồng, việc bạo lực gia đình cũng xảy ra ở người trưởng thành với trẻ em. Cụ thể hơn là giữa các bậc cha mẹ tác động đến thể xác với con em mình và cho rằng điều đó sẽ răn đe được con cái nhưng nhận thức của trẻ em chưa thật sự hoàn thiện và đủ sâu sắc để hiểu được lối suy nghĩ của người lớn. Thay vào đó sẽ bị tổn thương không chỉ là thể mà còn cả tâm hồn. Bạo lực gia đình có thể xảy ra trong bất cứ hộ gia đình nào nhưng lại thường xảy ra ở các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khi vấn đề kinh tế là nguyên nhân thì việc xảy ra mẫu thuẫn trong gia đình là điều hiển nhiên. Trong đó người tạo ra thu nhập chính, điển hình là người đàn ông sẽ trở thành chủ thể mang hành vi bạo lực chủ yếu, đem lời nói để chì chiết và mạt sát gây tổn thương cho đối phương; còn nạn nhân bị bạo lực gia đình, hay được coi là người phụ nữ nếu bị hạn chế phát triển sự nghiệp, tự chủ tài chính sẽ trở thành chủ thể ít có tiếng nói trong gia đình. Dẫn đến mất sự cân bằng, gây ra mâu thuẫn và từ đó bạo lực gia đình được hình thành. Không chỉ là tác động từ trong nội tâm hay kinh tế, việc sử dụng chất kích thích như bia rượu,.. cũng sẽ làm cho người lạm dụng nó mất đi sự tỉnh táo, minh mẩn trong các tình huống và việc bạo lực gia đình cũng sẽ diễn ra một cách dễ dàng. 2.4. Hậu quả từ bạo lực gia đình Với sự nghiêm trọng mà bạo lực gia đình gây ra đã làm sói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội mà nước ta đang phát triển và ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ tương lai, theo kết quả một cuộc nghiên cứu cho thấy ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ chúng được chứng kiến. Bạo lực gia đình là nguy cơ rất lớn để dẫn đến sự tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình ở Việt Nam. Việc bạo lực gia đình sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị khởi tố xử lý trách nhiệm hình sự bạo lực gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nạn nhân. Còn làm ảnh hưởng đến kinh tế đất nước vì có những 1789
  4. quốc gia trên thế giới đã ước tính các hậu quả do bạo lực gia đình gây ra tương đương với 7% GDP (số liệu tại Tờ trình của Ban Soạn thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trước Quốc hội)26. Nếu gia đình được xem là gốc rễ của một con người và bạo lực gia đình lại là lưỡi cưa cắt đứt gốc rễ ấy. Khi bạo lực gia đình xảy ra thì sẽ gây thiệt hại về kinh tế, hạnh phúc của gia đình thì tan vỡ, ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của con cái về sau. Gần đến 80% các vụ ly hôn hằng năm đều bắt nguồn từ bạo lực gia đình. Đối với xã hội, gia đình được xem là một bào tử nên khi bạo lực gia đình xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đến xã hội như gây mất trật tự công cộng, làm giảm sút nguồn lao động của xã hội, là mầm móng phát sinh tội phạm và các tệ nạn xã hội, nghiêm trọng nhất là cản trở sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người. 3. TÌNH HÌNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN QUA Vào năm 2022, theo thống kê của Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, trong số các vụ bạo lực gia đình bị phát hiện, có 74% nạn nhân là nữ, 11% nạn nhân là trẻ em. Còn theo nghiên cứu của Tổng cục Thống kê và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tới 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ từng phải trải qua ít nhất một lần bị bạo lực gia đình; gần 80% số vụ ly hôn hàng năm có nguyên nhân từ tình trạng này. Trong khi đó, số liệu từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2019 cũng cho thấy, các vụ bạo lực gia đình gây tổng thiệt hại khoảng 1,8% GDP mỗi năm27. Trên thế giới, có 30% phụ nữ trên thế giới bị bạo hành gia đình. Trung bình trong một ngày, 24 giờ đồng hồ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực chống bạo hành gia đình phục vụ cho trên 67,000 nạn nhân và trả lời trên 22,000 cú điện thoại nạn nhân gọi đến đường dây nóng khẩn cấp. Có 91% những vụ chết người liên quan đến bạo hành trong gia đình là những người trưởng thành trên 18 tuổi; những người tuổi quá 50 chiếm 13% số người chết nói trên. Bốn trẻ em dưới 18 tuổi nằm trong tỷ lệ 9% số người bị mất mạng. Trong những vụ giết người vì bạo hành gia đình xảy ra từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011, có 23 người hay 54% phạm tội có mang súng; dao được sử dụng trong 10 vụ giết người, chiếm tỷ lệ 23%; bốn vụ chết người do hung bạo gây ra; hai vụ chết người vì hơi ngạt; một vụ vì bóp cổ và một vụ vì lửa cháy; hai vụ khác không rõ lý do28. Tại Việt Nam, theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố ngày hôm nay, cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34 %) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9 % ; có hơn một nửa (58 %) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình . Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng. Tại một số vùng ở Việt Nam, cứ mười phụ nữ thì có bốn người nhận thấy gia đình không phải là nơi an toàn đối với họ. Ví dụ, ở vùng Đông Nam Bộ, 42% phụ nữ cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Tuy nhiên, mặc dù có sự khác biệt giữa các vùng miền, khu vực, nhưng sự khác 26 Vụ Gia Đình, Hậu quả của bạo lực gia đình, trang tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 27 Tổng Cục Thống kê, nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, Thông cáo báo chí. 28 “Bạo hành gia đình”,https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1o_h%C3%A0nh_gia_%C4%91%C3%ACnh 1790
  5. biệt lớn nhất có thể nhận thấy là giữa các dân tộc, trong đó tỷ lệ phụ nữ cho biết họ đang hoặc đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình dao động từ 8 phần trăm (người H’Mong) đến 36 % (người Kinh)29 Thời gian qua, các trường hợp xảy ra bạo lực gia đình ở nước ta diễn ra một cách thường xuyên, điển hình một vài vụ việc đạt mốc đỉnh điểm, chấn động trong những năm vừa qua như: Mẹ kế hành con chồng đến chết, nạn nhân là bé N.T.V.A (8 tuổi) bị bạo hành đến chết làm. Ngày 28/12; Cơ quan điều tra công an Quận Bình Thạnh quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi, ở Gia Lai) về tội “hành hạ người khác”, Nguyễn Võ Quỳnh Trang là “mẹ kế“ bạo hành con riêng của ông Nguyễn Kim Trung Thái (người tình của Trang). Theo chia sẻ với PV Dân Trí, Luật sư Bùi Việt Anh - Trưởng văn phòng Luật sư Quốc tế Bình An (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) nhận định:"Đây là vụ án hình sự có thể xác định là hậu quả rất nghiêm trọng. Với các thông tin như báo chí đã nêu, cá nhân tôi cho rằng việc khởi tố, bắt tạm giam Võ Nguyễn Quỳnh Trang về tội "Hành hạ người khác" theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự là chưa thỏa đáng và không tương xứng với hành vi mà bị can Trang đã thực hiện đối với cháu N.T.V.A. Hành vi của Trang phải bị khởi tố, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử về tội "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác" theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự với tình tiết tăng nặng định khung hình phạt là "Làm chết người" theo quy định tại khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự mới thỏa đáng"30. Trong các vụ việc bạo lực gia đình phụ nữ và trẻ em luôn là nạn nhân như vụ việc người chồng bạo hành vợ dã man 11 năm vì “không biết đẻ”, ngày 7/11/2020 Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) xác nhận khởi tố vụ án, khởi tố bị can là ông Nguyễn Văn Dũng, trú xã Tây Trạch, để điều tra hành vi cố ý gây thương tích với nạn nhân là bà Hoàng Nhật A (vợ ông Dũng) được Viện Pháp y trung ương kết luận bị thương tật vĩnh viễn 42% do ngoại lực tác động (đánh đập). TTheo bà A, trong những lần đánh đập thì bà từng 2 lần được cứu do những người đi làm rẫy chứng kiến, vài lần bà không chịu nỗi phải bỏ trốn về nhà mẹ, vài lần chạy đến nhà các chị gái của ông Dũng để cứu. Bà A cam chịu là vì bị ông Dũng đe dọa là sẽ đe dọa làm hại đến gia đình bà A31. 4. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Tại Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc Hội thông qua vào năm 2007, đến nay đã được thay thế bởi Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022. Theo đó, tại điều 41 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định rõ: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thi tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Và trong trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyển quản lý người đó. 4.1. Xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm về phòng, chống bạo lực gia đình Hành vi vi phạm về phòng, chống bạo lực gia đình bị áp dụng các hình thức xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cụ thể như sau: i) hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên 29 Tổng Cục Thống kê, nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, Thông cáo báo chí. 30 Ngọc Linh (2021), Khung hình phạt nào cho mẹ kế bạo hành con chồng đến tử vong, Báo Dân trí. 31 Quốc Nam (2023), Khởi tố người chồng bạo hành vợ dã man, Báo Tuổi trẻ Online 1791
  6. gia đình (điều 52); ii) hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình (điều 54); iii) Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý như cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó; không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh (điều 55); iv) Hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau (điều 56); v) hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật (điều 57); vi) hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ ; vii) Đe dọa người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình; xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình; viii) hành vi kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình (điều 61). 4.2. Xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm về phòng, chống bạo lực gia đình Trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì căn cứ theo Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 áp dụng truy cứu hình sự về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, cụ thể là: Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: i) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; ii) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: i) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; ii) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo. 4.3 Xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm về bạo lực gia đình Người có hành vi bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức còn có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật theo quy định, trong đó hình thức nhẹ nhất là khiển trách. TRường hợp là cán bộ thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật là: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Đối với công chức áp dụng các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương buộc thôi việc (giáng chức, cách chức đối với công chức lãnh đạo). Đối với viên chức thì có thể bị áp dụng các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc (cách chức đối với viên chức quản lý). 5. KẾT LUẬN Bạo lực gia đình luôn là vấn đề nóng ở toàn cầu. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và toàn xã hội nên việc xóa bỏ bạo lực gia đình không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi 1792
  7. phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, trong phòng, chống bạo lực gia đình và nhận thức của người dân. Chỉ khi nào nạn bạo lực gia đình được xóa bỏ thì xã hội mới có thể phát triển đất nước mới có thể phồn vinh và quyền con người được trân trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2022), Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022, Luật số 13/2022/QH15 2. Quốc hội (2017), Bộ Luật hình sự 3. Quốc hội (2020), Luật xử lý vi phạm hành chính 4. Quốc hội (2011), Luật cán bộ, công chức 5. Quốc hội (2011), Luật viên chức 6. Chính phủ (2021), Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. 7. Hoàng Thơm (2023), Vấn nạn về bạo lực gia đình, trang tin điện tử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 8. “Bạo hành gia đình”, https://vi.wikipedia.org /wiki/B%E1%BA%A1o_h%C3%A0nh_gia_%C4%91%C3%ACnh 9. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng tấn công nam giới, trang tin điện tử Hội Liên hiệp Phụ nữ 10. Vụ Gia Đình, Hậu quả của bạo lực gia đình, trang tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 11. Tổng Cục Thống kê, nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, Thông cáo báo chí. 12. Ngọc Linh (2021), Khung hình phạt nào cho mẹ kế bạo hành con chồng đến tử vong, Báo Dân trí. 13. Quốc Nam (2023), Khởi tố người chồng bạo hành vợ dã man, Báo Tuổi trẻ Online 1793
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0