intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phật giáo Đà Nẵng với công tác an sinh xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia vào các lĩnh vực của đời sống, nhất là trong các hoạt động từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội. Bài viết khái quát, phân tích, đánh giá những hoạt động tích cực trong lĩnh vực an sinh xã hội của Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phật giáo Đà Nẵng với công tác an sinh xã hội

  1. PHẬT GIÁO ĐÀ NẴNG VỚI CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI ThS. ĐINH ĐỨC HIỀN* 1 Tóm tắt: Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia vào các lĩnh vực của đời sống, nhất là trong các hoạt động từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội. Riêng tại thành phố Đà Nẵng, bằng tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, với tấm lòng từ, bi, hỉ, xả, và bằng chính việc trực tiếp tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, thời gian qua nhiều cơ sở, chức sắc, tín đồ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã trở thành hình ảnh thân thương đối với đồng bào phật tử, nhất là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, góp phần làm tốt đạo, đẹp đời. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế, bài viết khái quát, phân tích, đánh giá những hoạt động tích cực trong lĩnh vực an sinh xã hội của Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng hiện nay. Từ khóa: Phật giáo, hoạt động, nhân đạo, xã hội, từ bi. Đặt vấn đề Trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề an sinh xã hội ngày càng có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm an toàn cho đời sống các thành viên trong xã hội trước những biến động khó lường, như những rủi ro trong kinh tế thị trường, những rủi ro về xã hội, những tác động xấu của môi trường thiên nhiên… nên việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội nhằm chia sẻ trách nhiệm trong cộng đồng, hướng tới công bằng xã hội là rất cần thiết. Cũng vì vậy, hiệu quả của chương trình an sinh xã hội đang trở thành một thước đo của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Với tinh thần trách nhiệm cao, trong thời gian qua, cùng với việc hướng dẫn cho tín đồ Phật tử có cuộc sống tinh thần theo tôn chỉ, mục đích của Giáo hội * Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 913 Phật giáo Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng khác mà Phật giáo thành phố Đà Nẵng đã thực hiện hiệu quả, đó chính là cùng chính quyền các cấp tích cực thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích và khảo sát thực tế để nghiên cứu quá trình truyền nhập, vận động và phát triển của Phật giáo Đà Nẵng; đánh giá những đóng góp của Phật giáo Đà Nẵng trong công tác an sinh xã hội. 1. Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng: lịch sử và hiện tại Thành phố Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở vị trí trung độ của đất nước (cách Hà Nội 764 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam), phía ắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp Biển Đông, thành phố có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (tính cả huyện đảo Hoàng Sa) và 56 đơn vị hành chính cấp xã. Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn nhất của khu vực miền Trung về đường sắt, đường thủy, đường bộ (quốc lộ 1A, 14B), đường hàng không quốc tế. Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là cửa ngõ ra biển quan trọng của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và là điểm đầu, cuối của Tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và các quốc gia ASEAN. Dân số toàn thành phố hiện nay là 1.134.310 người1. Trên cơ sở lợi thế của mình, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng, phát huy thế mạnh, với cách làm đột phá, bước đi vững chắc trong phát triển kinh tế - xã hội để vượt qua khó khăn, thách thức, và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020, đã có nhiều chỉ tiêu đạt tiến độ Nghị quyết đề ra, kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo đô thị thay đổi nhanh chóng và tương đối hiện đại. Chỉ số cạnh tranh, chỉ số phát triển con người được nâng lên; duy trì được vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và các chỉ số về cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Lĩnh vực văn hoá - xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, công tác xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng lên… Số liệu thống kê ngày 01 tháng 4 năm 2019 của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng. 1
  3. 914 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Qua số liệu thống kê của Ban Tôn giáo thành phố Đà Nẵng, tính đến năm 2019, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 9 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo hợp pháp được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân gồm: Phật giáo, Công giáo, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Truyền giáo Cao đài, Hội Truyền giáo cơ đốc Việt Nam, Giáo hội Cơ đốc phục lâm Việt Nam, Họ đạo Cao đài Tây Ninh, Cộng đồng tôn giáo Baha’i, Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo. Ngoài ra, còn có 9 điểm nhóm của các hệ phái Tin Lành và 1 địa điểm của tổ chức Pháp Tạng Phật giáo Việt Nam được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt. Riêng đối với Phật giáo, về mặt lịch sử, theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, Phật giáo được truyền vào Đà Nẵng vào khoảng thể kỷ XVII, trong đó Ngũ Hành Sơn được xem là cái nôi đầu tiên của Phật giáo thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo của Việt Nam trong thời kỳ chúa Nguyễn. Khi Phật giáo bắt đầu du nhập vào Đà Nẵng người Việt đã tạo dựng ở Ngũ Hành Sơn một hệ thống các ngôi chùa dày đặc, hầu như ngọn núi nào, hang động nào cũng dựng được chùa, đặt miếu để thờ Phật, hoặc thờ những vật linh khí của nhà Phật. Chỉ tính riêng ở núi Thủy Sơn đã có nhiều chùa và hàng chục hang động lớn nhỏ tham gia thờ tự. Đó là chùa Tam Thai, Linh Ứng, Từ Tâm…; hang động thì có Thiên Phước Đạt, Huyền Không, Tàng Chân, Linh Nhan, Quan Thế Âm… Nơi đây cũng đã đón tiếp rất nhiều vua chúa, quan lại, thương khách, sư tăng trong và ngoài nước viếng thăm. Đến nay, Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng có 3 hệ phái: Bắc tông, Nam tông và hệ phái Khất sĩ, với hơn 110 chùa và có khoảng 500 chức sắc. Tại thành phố Đà Nẵng, đối với Phật giáo có các lễ hội quy mô lớn như : Lễ Phật đản tổ chức vào tháng 4 âm lịch; Lễ Vu lan tổ chức vào tháng 7 âm lịch; lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn tổ chức vào tháng 2 âm lịch; lễ Vu lan Báo hiếu - Ngũ Hành Sơn diễn ra từ các năm 2017, 2018, 2019;Trong đó,lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn “được ghi vào danh mục là 1 trong 15 lễ hội lớn, khá ấn tượng mang tầm cỡ quốc gia” cùng với những giá trị độc đáo vốn có của mình, lễ hội là kênh thông tin để quảng bá hình ảnh thành phố, cầu nối đưa hình ảnh thành phố Đà Nẵng vươn tầm đến mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, các hoạt động thuyết giảng Phật pháp, các khóa tu học Phật, khóa tu mùa hè dành cho các em thanh thiếu niên thường được các chùa Bát Nhã, Bồ đề Thiền Viện, chùa Hương Sơn, chùa Quan Thế Âm, Long Hoa... tổ chức định kỳ hằng năm.Ngoài ra, nhiều sự kiện Phật giáo lớn cũng được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thành phố Đà Nẵng như: Hội thảo toàn quốc của
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 915 Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại chùa Linh Ứng - Bãi Bụt trong năm 2011; Năm 2018, Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương tổ chức Hội nghị đại biểu Huynh trưởng Gia đình Phật tử toàn quốc lần thứ 12 tại chùa Pháp Lâm… Đáng chú ý trong các ngôi chùa Phật giáo trên địa bàn thành phố hiện nay, có rất nhiều ngôi chùa cổ có kiến trúc đẹp như: chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng - Non nước, chùa An Long, chùa Pháp Lâm, chùa Vu Lan, Tịnh xá Ngọc Giáng…Đồng thời, hầu như các ngôi chùa lớn tại thành phố Đà Nẵng đều gắn liền với những cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như: ngôi chùa Linh Ứng - Non nước, chùa Quan Thế Âm, chùa Tam Thai, chùa Long Hoa, chùa Hương Sơn, chùa Huệ Quang gắn với danh thắng Ngũ Hành Sơn và hiện nay Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng đã quy hoạch xây dựng tại đây Công viên văn hóa tâm linh Ngũ Hành Sơn; Chùa Linh Ứng - Bài Bụt, chùa Sơn Trà gắn với khu du lịch bán đảo Sơn Trà; chùa Linh Ứng - Bà Nà gắn với khu du lịch sinh thái Bà Nà; tại chùa Quan Thế Âm thuộc quận Ngũ Hành Sơn có Bảo tàng Văn hóa Phật giáo thành phố Đà Nẵng, đây là bảo tàng Phật giáo đầu tiên của nước ta với khoảng 500 hiện vật bao gồm tượng Phật, mộc bản kinh Phật, đồ thờ cúng, nhạc khí… có niên đại từ thế kỷ VII-VIII và có giá trị văn hóa, mỹ thuật đặc sắc thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Đặc biệt, tính đến ngày 28/5/2019, trong số 58 bức ảnh du lịch đẹp nhất năm 2019, có bức ảnh chụp tượng Phật Quán Thế Âm hiện đang tọa lạc tại chùa Linh Ứng Bãi Bụt, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đã được các biên tập viên của kênh CNN bình chọn là ảnh du lịch đẹp nhất nữa đầu năm 2019. Hằng năm có nhiều đoàn Phật giáo quốc tế như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đến hoạt động giao lưu tại thành phố Đà Nẵng… 2. Những đóng góp của Phật giáo thành phố Đà Nẵngđối với công tác an sinh xã hội Các nhà văn hóa đã đúc kết một cách rất cụ thể về người Đà Nẵng là: Đà Nẵng nằm trong vùng đất được tôn vinh là “Ngũ phụng Tề phi”, gắn liền với truyền thống hiếu học và say mê sáng tạo. Người Đà Nẵng có bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện, yêu sự chân thật và kiên quyết trong hành động chống lại những điều ác, điều xấu. Trải qua diễn trình lịch sử, Đà Nẵng là nơi quần cư của cư dân nhiều địa phương khác đến; là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước. Dẫu chưa hình thành nét đặc trưng rõ rệt như một số nơi nhưng người Đà Nẵng vẫn có tính cách riêng và ngày càng được hun đúc cùng tiến trình phát triển đô thị. Đặc biệt, sau hơn 20 năm trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương (1997 – 2019), cùng với việc tập trung đẩy mạnh
  5. 916 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực để Đà Nẵng sớm trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, đáng sống; chính quyền thành phố cũng đã dồn sức chăm lo đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với các đối tượng chính sách, đồng bào nghèo, đồng bào gặp khó khăn bất hạnh…từ việc ăn, ở, đi lại, khám chữa bệnh, học hành…Tất cả đều được chăm sóc với tinh thần trách nhiệm cao, nên cuộc sống của người dân được cải thiện ngày càng tốt hơn. Trong đó, Phật giáo thành phố cũng đã có nhiều đóng góp đáng kể. Chủ trương của Phật giáo nói chung, Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng nói riêng là khuyến thiện, tránh ác, với phương châm: «Dù xây chín bậc phù đồ. Không bằng làm phước cứu cho một người». Do đó, cùng với việc hướng dẫn cho tín đồ có cuộc sống tâm linh theo tôn chỉ, giáo lý, Phật giáo thành phố luôn chăm lo đến cuộc sống vật chất của người dân theo tinh thần “từ bi, bác ái”, “cứu độ chúng sinh”… nhằm góp phần làm cho nhân dân vơi bớt nỗi khổ đau, bất hạnh trong cuộc sống đời thường thông qua việc cùng chính quyền các cấp của thành phố tích cực thực hiện các chương trình an sinh xã hội đặc biệt là chương trình “5 không - 3 có” “4 an” của thành phố và 6 mục tiêu an sinh xã hội quốc gia từ năm 2011-2020 do Chính phủ đề ra.Dưới đây là một số kết quả đạt được trong một số mô hình, hoạt động tiêu biểu: - Hoạt động của các Tuệ Tĩnh đường Phật giáo Hiện nay, trên địa bàn thành phố có một số Tuệ Tĩnh đường của Phật giáo như: Tuệ tĩnh đường chùa Pháp Lâm, Tuệ Tĩnh đường chùa Lộc Quang... Nội dung hoạt động của các cơ sở này là: khám, chữa bệnh miễn phí cho đồng bào nghèo tại địa phương. Trong đó, Tuệ Tĩnh đường chùa Pháp Lâm là cơ sở có nhiều hoạt động nỗi trội nhất. Cơ sở này được thành lập vào tháng 9 năm 1990, có trụ sở đặt tại chùa Pháp Lâm, số 574 ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Với phương pháp điều trị là Đông - Tây y kết hợp và động cơ làm việc tận tâm, trong sáng, không vụ lợi, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo. Hiện nay, cơ sở này đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy cho nhiều bệnh nhân nghèo tìm đến. - Mô hình hiến máu nhân đạo của tổ chức Gia đình Phật tử Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khoảng 60 đơn vị Gia đình Phật tử cơ sở với hơn 500 huynh trưởng các cấp và hơn 3.500 đoàn sinh, tổ chức các hoạt động và sinh hoạt theo sự chỉ đạo của Phân ban Gia đình phật tử Đà Nẵng trực thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử - Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng. Một trong những hoạt động từ thiện xã hội nỗi bật của tổ chức này trong những năm qua là tổ chức hiến máu nhân đạo hằng năm.
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 917 Đặc biệt dưới sự chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố nhất là các vị chức sắc như: Đại đức Thích Thông Đạo - Phó Trưởng Ban, kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng; Đại đức Thích Thông Quang -Trú trì chùa Liên Trì, quận Sơn Trà từ năm 2015 đã thành lập Đội Tình nguyện viên máu sống Gia đình Phật tử Đà Nẵng. Từ khi thành lập đến nay, đội đã có khoảng 1.000 tình nguyện viên sống trong và ngoài thành phố tham gia hiến máu và tiểu cầu cho các bệnh nhân. Như nội quy hoạt động của Đội Tình nguyện viên máu sống Gia đình Phật tử Đà Nẵng đã viết: “Các tình nguyện viên tham gia đội trên tinh thần tự nguyện với mục đích hiến máu cứu người; Chỉ tham gia 1 đội hiến máu duy nhất để thuận tiện cho vấn đề theo dõi, hỗ trợ; Tuyệt đối không nhận bất kỳ khoản tiền nào từ người nhà bệnh nhân hoặc từ các thành viên tham gia hiến máu; Sẵn sàng hỗ trợ 24/24 cho những trường hợp cần máu để cấp cứu khẩn cấp và những bệnh nhân điều trị lâu dài tại các bệnh viện theo sự điều động của đội...”.Vì vậy,hoạt động của các thành viên trong đội hiện nay là hoàn toàn tự nguyện, không vì vụ lợi cá nhân, tất cả đều được thực hiện vì một mục đích cao cả duy nhất là để kịp thời hiến máu cứu người. Hình ảnh logo - biểu tượng của đội Bên cạnh việc hiến máu cứu người, Đội Tình nguyện viên Máu sống Gia đình Phật tử Đà Nẵng còn thực hiện một số công tác từ thiện xã hội khác như: quyên
  7. 918 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... góp giúp đỡ cho các bệnh nhân khó khăn hoặc bị bệnh nặng phải ở lại điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; thường xuyên tổ chức các đợt thiện nguyện đến với người dân, đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh lân cận; tham gia hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt, hỗ trợ chuyến xe tình nghĩa cho các bệnh nhân tại bệnh viện Đà Nẵng về quê ăn tết…Đặc biệt, kể cả số tiền bồi dưỡng theo quy định của Bộ Y tế sau mỗi lần tham gia hiến máu cũng được các tình nguyện viên trong đội nộp vào nguồn quỹ chung để ủng hộ những trường hợp bệnh nhân nghèo, ở xa…Tính riêng trong năm 2018, đội đãthực hiện công tác từ thiện hỗ trợ bệnh nhân nghèo, cứu trợ lũ lụt với tổng số tiền gần 900 triệu đồng. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, hiện nay có chùa Quang Châu thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang do Sư cô Thích Nữ Minh Tịnh trụ trì, đã tiếp nhận và nuôi dưỡng hàng trăm trẻ em mô côi bị bỏ rơi, khuyết tật và người già neo đơn không nơi nương tựa. Ngoài việc nuôi dưỡng, chùa còn hỗ trợ và tạo điều kiện để các em được đi học khi còn trong độ tuổi đến trường. Ngoài ra, trong thời gian qua, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố và các chùa cơ sở đã vận động tín đồ triển khai thực hiện nhiều nội dung rất thiết thực như: Ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà Đại Đoàn kết tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận; tổ chức chương trình nồi cháo tình thương hàng tuần tại các bệnh viện, các trung tâm y tế quận, huyện trên địa bàn thành phố, định kỳ đến thăm, tặng quà tại Hội người mù, Hội nạn nhân chất độc màu da cam, các trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn,trẻ em mồ côi khuyết tật; Thường xuyên quyên góp giúp đỡ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn tại các vùng sâu vùng xa, đồng bào mắc bệnh hiểm nghèo, cứu trợ khẩn cấp sau thiên tai lũ lụt tại các tỉnh miền Trung; Tích cực hưởng ứng các quỹ từ thiện khuyến học, “ngày vì người nghèo” và các hoạt động từ thiện nhân đạo khác do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Đồng thời, để tiếp tục góp phần vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở Phật giáo, được sự quan tâm, hỗ trợ của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố, tại gần 20 cơ sở Phật giáo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như: chùa Bát Nhã, chùa Huệ Quang, chùa Quan Thế Âm, Thiền viện Bồ đề, chùa Tân Ninh, chùa Hương Sơn, chùa Long Hoa… đã nhiệt tình tham gia việc lắp đặt các bảng Pano hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng tôn giáo.
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 919 Ảnh một Pano hướng dẫn đặt tại chùa Tân Ninh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu. Theo đó, tùy thuộc vào quy mô, diện tích thực tế, mà mỗi cơ sở sẽ được Sở Văn hóa và Thể thao thành phố hỗ trợ lắp đặt miễn phí từ1 đến 4 Pano, mỗi Pano có chiều cao khoảng 1,2m, chiều rộng 0,5m để hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng tôn giáo cho phù hợp. Nội dung của các Pano hướng dẫn là những hình ảnh dễ hiểu, nhằm mục đích tuyên truyền những hành vi có liên quan đến việc xây dựng nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như: không hút thuốc; không uống rượu bia; không xả rác; không mặc quần áo phản cảm khi vào các cơ sở thờ tự…việc này đã góp phần vào việc nâng cao ý thức của người dân đối với việc giữ gìn sự tôn nghiêm, bảo vệ môi trường tại cơ sở Phật giáo nói riêng, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung. Đặc biệt, thực hiện theo chủ trương, quy định của UBND thành phố về việc không chôn cất người chết trong khuôn viên cơ sở thờ tự góp phần xây dựng thành phố môi trường, các cơ sở Phật giáo trên địa bàn thành phố đã từng bước chuyển qua hình thức hỏa táng và đem tro cốt về thờ phụng tại cơ sở thờ tự. Trong những năm qua, một số chức sắc của Giáo hội như các cố hòa thượng: Thích Viên Minh, Thích Minh Tuấn, Thích Giác Viên, Thích Thiện Nguyện, Thích Chí Mãn, cố Ni sư Thích Nữ Diệu Thanh, v.v… đã được hỏa táng, sau đó đưa tro cốt về thờ tại các chùa. 3. Một số đề xuất đối với công tác an sinh xã hội của Phật giáo thành phố Đà Nẵng Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy hơn nữa công tác an sinh xã hội, tác giả đề xuất một số nội dung sau:
  9. 920 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Thứ nhất, tại thành phố Đà Nẵng hiện nay có khoảng 29 thành phần dân tộc cùng chung sống, trong đó, ngoài dân tộc Kinh còn có có 28 thành phần dân tộc thiểu số (như: Hoa, Cơtu, Tày, Nùng, Thái, Khơme, Mường, Hre, Chăm, Sán Dìu, Dao, Giá rai,...) với khoảng gần 5.000 người (chiếm tỷ lệ khoảng 0,44% dân số toàn thành phố). Đa số đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, do đó thiết nghĩ Phật giáo thành phố cùng chung tay huy động rộng rãi các nguồn lực xã hội để hỗ trợ nhóm đối tượng này. Thứ hai,trong thời gian đến, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố, nhất là Ban Từ thiện xã hội Phật giáo thành phố cần tiếp tục thúc đẩy hơn nữa công tác an sinh xã hội, tăng cường kết nối trong hoạt động xã hội theo hướng hỗ trợ sinh kế cho những hoàn cảnh gia đình khó khăn; tập trung đi vào thực chất, kết nối mạnh thường quân với những mảnh đời kém may mắn. 4. Kết luận Có thể khẳng định,từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, cùng với chiều dài của lịch sử văn hóa dân tộc, những giá trị tích cực của Phật giáo cũng ngày càng ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. “Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng, Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung… Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông” Riêng tại thành phố Đà Nẵng, Phật giáo là tổ chức tôn giáo có quy mô lớn, với số lượng chức sắc, tín đồ đông và có nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Vì vậy, trong đời sống hằng ngày của người dân thành phố luôn có những ảnh hưởng quan trọng từ tinh thần nhập thế gắn với những giá trị tích cực của Phật giáo, đặc biệt, đa số chức sắc, tín đồ Phật giáo thành phố luôn tích cực hưởng ứng tham gia đầy đủ các phong trào thi đua yêu nước do thành phố và chính quyền địa phương phát động như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựngnông thôn mới, đô thị văn minh”, các chương trình: “Năm văn hóa, văn minh đô thị ”, thành phố “5 không, 3 có”; “thành phố 4 an”... ; tích cực tham gia có hiệu quả vào công tác xã hội hóa y tế, giáo dục; các chương trình về an sinh xã hội của thành phố, từ đó đã góp phần cùng với các cấp, các ngành và chính quyền địa phương chăm lo đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân ngày càng được tốt hơn.
  10. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 921 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thạch Phương, Nguyễn Đình An (Chủ biên): Địa chí Quảng Nam - Đà Nẵng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010. 2. Thích Minh Châu, Đạo đức học Phật giáo, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995. 3. Võ Đình Cường, Đây Gia đình, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2001. 4. Lê Duy Anh, Lễ hội và văn hoá dân gian xứ Quảng, Nxb Quân đội nhân dân, 2010. 5. Nhiều tác giả, Những gương sống tốt đời đẹp đạo, Nxb Tôn giáo, 2001. 6. Ban Tôn giáo Chính phủ, Tạp chí Công tác Tôn giáo,số 10/2019. 7. Cổng Thông tin điện tử Ban Tôn giáo Chính phủ: http://btgcp.gov.vn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2