intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: ViApollo11 ViApollo11 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

75
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết này công bố kết quả khảo sát, điều tra về thực trạng KTĐG theo năng lực trong dạy học ở trường phổ thông của hơn 160 GV hiện giảng dạy nhiều môn học khác nhau ở 30 trường Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; cùng với đó là kết quả khảo sát ở 280 sinh viên (SV), 58 giảng viên và 19 cán bộ quản lí của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về thực trạng KTĐG theo năng lực đối với SV khối sư phạm. Kết quả là cơ sở để nghiên cứu các nội dung liên quan đến KTĐG năng lực trong dạy học nói chung và trong DHTH nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 51-58<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0057<br /> <br /> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ<br /> THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC<br /> Ở MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Lê Văn Đức<br /> Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng<br /> Tóm tắt. Kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong dạy học nói chung, trong dạy học tích hợp<br /> (DHTH) nói riêng là một thước đo chuẩn xác cho sự hiệu quả và tính khả thi của một bài<br /> dạy, một chủ đề tích hợp. Từ kết quả của việc KTĐG, giáo viên (GV) biết được các phương<br /> pháp dạy học (PPDH) được áp dụng, các mục tiêu đề ra đã phù hợp chưa, bên cạnh đó đánh<br /> giá được khách quan các năng lực mà học sinh (HS) hình thành được.<br /> Nội dung bài báo này công bố kết quả khảo sát, điều tra về thực trạng KTĐG theo năng<br /> lực trong dạy học ở trường phổ thông của hơn 160 GV hiện giảng dạy nhiều môn học khác<br /> nhau ở 30 trường Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn<br /> thành phố Đà Nẵng; cùng với đó là kết quả khảo sát ở 280 sinh viên (SV), 58 giảng viên và<br /> 19 cán bộ quản lí của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về thực trạng KTĐG<br /> theo năng lực đối với SV khối sư phạm. Kết quả là cơ sở để nghiên cứu các nội dung liên<br /> quan đến KTĐG năng lực trong dạy học nói chung và trong DHTH nói riêng.<br /> Từ khóa: Năng lực; tích hợp; dạy học tích hợp; kiểm tra đánh giá; phát triển năng lực học<br /> sinh.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Để có thể thay đổi một cách căn bản và toàn diện chương trình giáo dục phổ thông theo<br /> hướng tiếp cận năng lực cho HS từ yêu cầu của Bộ GD&ĐT [1, 3], thì việc đổi mới KTĐG đóng<br /> một vai trò cực kì quan trọng. Đổi mới KTĐG HS theo hướng tiếp cận năng lực là “công đoạn”<br /> đòi hỏi cần có sự nỗ lực, tập trung lớn nhất, cần đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ và tiền bạc nhất [2].<br /> Tâm lí của đại đa số HS và GV là “thi gì thì dạy - học nấy” nên KTĐG sẽ là động lực giúp thay đổi<br /> các quá trình khác như đổi mới PPDH, đổi mới quản lí [4, 5]... Kết quả của việc KTĐG theo năng<br /> lực sẽ đem lại rất nhiều ý nghĩa cho cả GV và HS, nó sẽ giúp GV biết được mục tiêu bài học đặt ra<br /> đã đạt được hay chưa, cần điều chỉnh lại phương pháp, kĩ thuật dạy học chỗ nào và giúp HS điều<br /> chỉnh phương pháp học cho phù hợp. Do vậy, KTĐG theo năng lực là một bộ phận không thể tách<br /> rời của quá trình dạy học phát triển năng lực và là động lực mạnh mẽ nhất để đổi mới quá trình<br /> dạy và học [6, 9].<br /> DHTH luôn hướng đến mục đích cuối cùng là giúp HS vận dụng các kiến thức để giải quyết<br /> được các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, tức là hình thành cho HS những năng lực cần thiết để<br /> Ngày nhận bài: 19/11/2016. Ngày nhận đăng: 15/4/2017.<br /> Liên hệ: Lê Thanh Huy, e-mail: huyspdn@gmail.com<br /> <br /> 51<br /> <br /> Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Lê Văn Đức<br /> <br /> giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề hay một tình huống đặt ra [3]. Có thể nói DHTH là phương<br /> thức tối ưu nhất để phát triển năng lực cho người học, do đó việc KTĐG theo định hướng phát triển<br /> năng lực trong DHTH càng đóng vai trò quan trọng và là một tấm gương phản chiếu tính hiệu quả<br /> của chủ đề tích hợp đó. Chính vì vậy, chúng tôi đề cập đến thực trạng của việc KTĐG theo định<br /> hướng phát triển năng lực trong dạy học nói chung và DHTH nói riêng, từ đó đề xuất một số giải<br /> pháp giúp việc KTĐG HS ở trường phổ thông đạt hiệu quả cao hơn và phù hợp với xu hướng đổi<br /> mới dạy và học hiện nay.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> <br /> Để có phiếu điều tra đáng tin cậy, chúng tôi đã lập phiếu điều tra, tổ chức khảo sát lần 1, xử<br /> lí những câu không hợp lí, điều chỉnh nội dung, kiểm tra độ tin cậy các câu hỏi, thang đo rồi mới<br /> tiến hành điều tra lần 2 để lấy số liệu thực trạng. Sau khi điều tra lần 2, loại bỏ những câu trả lời<br /> không có giá trị, những phiếu làm không đúng theo yêu cầu, chúng tôi thu được kết quả thực trạng<br /> KTĐG năng lực đối với giáo viên các trường phổ thông, các nhà quản lí giáo dục cấp phòng giáo<br /> dục, sở giáo dục, hiệu trưởng hiệu phó các trường phổ thông; giảng viên, sinh viên các ngành sư<br /> phạm của các trường đại học trong công tác dạy học, KTĐG, bồi dưỡng NVSP. Từ các số liệu thu<br /> được, thực trạng chi tiết như sau:<br /> <br /> 2.1.<br /> <br /> Thực trạng KTĐG năng lực ở một số trường phổ thông trên địa bàn TP<br /> Đà Nẵng<br /> <br /> Đối với GV ở phổ thông: họ chính là những<br /> người tham gia trực tiếp vào việc giảng dạy HS, vì<br /> vậy việc họ nắm bắt và vận dụng KTĐG theo năng lực<br /> như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc<br /> đổi mới KTĐG. Để có được một số liệu khách quan<br /> và chính xác nhất với thực trạng hiện nay về KTĐG<br /> năng lực ở trường phổ thông, chúng tôi tiến hành khảo<br /> sát trên 160 GV THCS và THPT (100 GV THCS,<br /> 60 GV THPT), họ đều là những GV cốt cán của 11<br /> trường khác nhau và giảng dạy những môn học khác<br /> nhau ở TP Đà Nẵng. Khung đánh giá gồm: Hiểu biết<br /> của giáo viên về KTĐG năng lực, thực trạng KTĐG Hình 1: Biểu đồ khảo sát GV về những<br /> thời điểm có thể KTĐG năng lực HS<br /> theo năng lực ở trường phổ thông, thực trạng công<br /> tác chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục liên quan<br /> đến KTĐG năng lực ở bậc THCS, thực trạng KTĐG<br /> trong DHTH ở trường phổ thông. Công cụ chúng tôi<br /> sử dụng bằng phiếu khảo sát và phóng vấn.<br /> Khi được hỏi theo thầy/cô mục đích chủ yếu<br /> nhất của KTĐG năng lực là gì? thì có 37,5% cho rằng<br /> là để xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục<br /> tiêu của chương trình giáo dục và có 62,5% biết rằng<br /> là để đánh giá khả năng HS vận dụng kiến thức, kĩ<br /> Hình 2. Biểu đồ (%) các hình thức<br /> năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Qua đó<br /> đánh giá trong TKĐG năng lực HS<br /> ta thấy vẫn còn khá nhiều GV chưa nhận ra được cái<br /> đích cuối cùng của việc KTĐG năng lực HS, họ nghĩ rằng KTĐG năng lực chỉ là hình thức khác<br /> của kiểm tra kiến thức, kĩ năng. KTĐG năng lực sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất nếu được triển<br /> khai xuyên suốt trong toàn bộ quá trình giảng dạy, biểu đồ ở Hình 1 cho thấy nhiều GV vẫn chưa<br /> 52<br /> <br /> Thực trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở một số trường...<br /> <br /> biết điều này. KTĐG năng lực lấy quy chuẩn là đánh giá theo mức độ phát triển năng lực của HS,<br /> nhưng khi được hỏi thì có tới 63,75% số GV cho rằng KTĐG năng lực được quy chuẩn theo việc<br /> người học có đạt được hay không một năng lực đã đề ra.<br /> KTĐG năng lực nên được thực hiện theo nhiều hình thức. Nhưng không nhiều thầy/cô giáo<br /> ở trường phổ thông biết được điều đó. Hình 2 là kết quả khảo sát thực trạng phổ biến và thực hiện<br /> KTĐG năng lực ở một số trường phổ thông trên TP Đà Nẵng. Qua đó, có tới 80% số GV cho biết<br /> trường học nơi họ đang công tác chưa được phổ biến KTĐG năng lực mà hầu hết giáo viên vẫn<br /> KTĐG theo hướng kiểm tra kiến thức, kĩ năng; 20% nói rằng họ đã được phổ biến thực hiện nhưng<br /> chỉ mang tính hình thức. Đương nhiên, để các GV có thể tiếp cận được với đổi mới KTĐG thì các<br /> buổi tập huấn là một phương thức tối ưu. Nhưng khi được hỏi thì có 78,75% GV cho biết họ chưa<br /> từng tham gia buổi tập huấn nào về KTĐG năng lực. Điều này cũng dễ hiểu bởi có đến 80% GV<br /> cho hay các cấp quản lí giáo dục nơi họ công tác chưa có văn bản pháp quy quy định, chỉ đạo thực<br /> hiện. Bên cạnh đó Sở giáo dục, Phòng Giáo dục chưa có những chính sách, chế tài khuyến khích,<br /> động viên GV thực hiện, dẫn đến nhiều GV không có động lực đổi mới KTĐG, hoặc nếu có thì<br /> chỉ trong phạm vi hẹp chưa được phổ biến rộng rãi.<br /> Điều chúng tôi muốn khảo sát GV phổ thông là những khó khăn nào họ đang và sẽ gặp phải<br /> nếu việc đổi mới KTĐG theo năng lực HS được thực hiện, kết quả thu được như bảng 1:<br /> Bảng 1. Những khó khăn GV gặp phải khi đổi mới KTĐG<br /> Tỉ lệ<br /> Những khó khăn gặp phải khi đổi mới KTĐG<br /> Lớp học có quá đông HS<br /> 36,25%<br /> Cơ sở vật chất chưa đảm bảo<br /> 62,5%<br /> GV đã quen với lối kiểm tra cũ, chậm đổi mới<br /> 57,5%<br /> Chưa được phổ biến tập huấn<br /> 65%<br /> Chưa có bộ SGK theo hướng phát triển năng lực HS<br /> 57,5%<br /> Hiện nay, cụm từ DHTH đã không còn xa lạ với phần lớn GV phổ thông. Tuy nhiên, DHTH<br /> ở các trường phổ thông đa số chỉ là tự phát, các kiến thức về DHTH mà GV có được phần lớn là<br /> tự tìm hiểu hay theo kiểu “hiểu thế nào thì dạy thế ấy” nghĩa là GV chưa biết được các quy trình<br /> để giảng dạy một chủ đề tích hợp. Rất nhiều GV cho biết họ chưa từng triển khai DHTH nên dĩ<br /> nhiên là chưa tổ chức KTĐG năng lực trong DHTH. Chính vì vậy, chúng tôi gặp khá nhiều khó<br /> khăn trong quá trình khảo sát KTĐG năng lực trong DHTH.<br /> Để phù hợp hơn với thực tiễn hiện tại, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát dựa trên các<br /> GV đã từng DHTH hoặc dựa trên quan niệm của GV về KTĐG năng lực trong DHTH.<br /> Điều tra 80 GV của 12 trường THCS và 80 GV của 15 trường THPT khác nhau đã cho<br /> chúng tôi những số liệu rất đáng để quan tâm về tình hình KTĐG năng lực trong DHTH. Cụ thể,<br /> chúng tôi đặt ra câu hỏi “theo Thầy/Cô sau khi tổ chức DHTH GV cần đánh giá những mặt nào<br /> dưới đây của quá trình dạy học?” và bảng 2 là kết quả chúng tôi khảo sát được.<br /> Qua Bảng 2 cho thấy: hiểu biết của GV về KTĐG năng lực trong DHTH còn rất hạn chế<br /> ở cả hai cấp học, tỉ lệ GV không biết phải đánh giá cái gì sau khi DHTH là khá lớn. Có hơn một<br /> nửa số GV khảo sát ở cả hai cấp học đều đồng ý nên kiểm tra mức độ đạt được mục tiêu của bài<br /> dạy tích hợp, khi tiếp tục được hỏi “thầy/cô đánh giá mức độ đạt được mục tiêu thông qua tiêu chí<br /> nào?” thì có 45% GV THPT và 20% GV THCS cho rằng sẽ đánh giá qua số điểm đạt của HS;<br /> một số khác thì cho rằng sẽ dựa vào minh chứng, sản phẩm của HS qua các hoạt động học, cụ thể<br /> với THPT là 66,25% và với THCS là 80%. Qua đây thấy được rằng, GV đều ý thức được sự quan<br /> trọng của của việc đánh giá mục tiêu đặt ra của chủ đề nhưng lại có không ít GV có quan điểm sẽ<br /> đánh giá mục tiêu đó qua điểm số của HS.<br /> 53<br /> <br /> Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Lê Văn Đức<br /> <br /> Bảng 2. Các mặt đánh giá GV sử dụng trong DHTH<br /> Cấp<br /> Nhận định<br /> Đánh giá<br /> học<br /> Hoàn<br /> khảo<br /> Không<br /> Không<br /> toàn<br /> sát<br /> đồng ý<br /> biết<br /> không<br /> đồng ý<br /> THPT<br /> 8,75%<br /> 31,25%<br /> 22,5%<br /> Tính phù hợp thực tế dạy<br /> học với thời lượng dự kiến<br /> THCS<br /> 0%<br /> 36,25% 23,75%<br /> THPT<br /> 0%<br /> 20%<br /> 18,75%<br /> Mức độ đạt được mục tiêu<br /> học tập<br /> THCS<br /> 0%<br /> 3,75%<br /> 35%<br /> THPT<br /> 0%<br /> 10%<br /> 13,75%<br /> Sự hứng thú của HS với chủ<br /> đề<br /> THCS<br /> 0%<br /> 0%<br /> 27,5%<br /> THPT<br /> 3,75%<br /> 45%<br /> 18,75%<br /> Mức độ khả thi với điều<br /> kiện cơ sở vật chất<br /> THCS<br /> 0%<br /> 27,5%<br /> 35%<br /> THPT<br /> 1,25%<br /> 15%<br /> 57,5%<br /> Điểm số của HS sau khi học<br /> chủ đề<br /> THCS<br /> 0%<br /> 12,5%<br /> 47,5%<br /> THPT<br /> 0%<br /> 6,25%<br /> 20%<br /> Năng lực của HS hình thành<br /> được thông qua chủ đề<br /> THCS<br /> 3,75%<br /> 2,5%<br /> 27,5%<br /> <br /> Đồng ý<br /> <br /> Hoàn<br /> toàn<br /> đồng ý<br /> <br /> 31,25%<br /> 37,5%<br /> 55%<br /> 61,25%<br /> 75%<br /> 55%<br /> 31,25%<br /> 31,25%<br /> 21,25%<br /> 40%<br /> 60%<br /> 51,25%<br /> <br /> 6,25%<br /> 2,5%<br /> 6,25%<br /> 0%<br /> 1,25%<br /> 17.5%<br /> 1,25%<br /> 6,25%<br /> 5%<br /> 0%<br /> 13,75%<br /> 15%<br /> <br /> DHTH luôn hướng đến sự phát triển năng lực cho người học, nên thay vì đánh giá điểm số<br /> mà HS có được thì GV cần tập trung vào đánh giá các mức năng lực HS đã phát triển. Đa số GV<br /> đã ý thức được vấn đề này, cụ thể, khi chúng tôi đặt câu hỏi “thầy/cô sẽ chọn KTĐG về năng lực<br /> hay KTĐG về kiến thức của HS khi DHTH?”, thì có đến 73,75% GV THPT và 68,75% GV THCS<br /> chọn KTĐG theo năng lực.<br /> Sự say mê, hứng thú học tập ở HS khi học chủ đề sẽ phản ánh chủ đề DHTH có hay và<br /> bổ ích hay không, PPDH của GV áp dụng có hiệu quả hay không. Vì vậy, có rất nhiều GV THPT<br /> (75%) lẫn THCS (55%) đều muốn đánh giá khía cạnh này trong và sau khi giảng dạy chủ đề. Khi<br /> được hỏi thêm “thầy/cô sẽ đánh giá sự hứng thú, say mê của HS với chủ đề tích hợp bằng cách<br /> nào?” thì có 61,25% GV THPT chọn hình thức thông qua quan sát; 41,25% chọn hình thức phỏng<br /> vấn và 26,25% dựa vào số điểm, kết quả có được sau khi KTĐG; tỉ lệ này tương ứng với GV THCS<br /> là 76,6%; 21,3% và 17%.<br /> KTĐG dù trong hoàn cảnh nào tất nhiên đều phải cần có công cụ đánh giá, vì vậy chúng tôi<br /> muốn khảo sát các GV sẽ sử dụng công cụ nào khi KTĐG HS trong DHTH. Kết quả có 33,75%<br /> GV THPT và 51,25% GV THCS dựa vào câu hỏi, bài tập; tỉ lệ GV THPT và THCS chọn công cụ<br /> đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập lần lượt là 28,7% và 12,5%; có 55% và 42,5% tương ứng với<br /> tỉ lệ GV THPT và THCS chọn công cụ đánh giá là sản phẩm của dự án. Điều chúng tôi mong đợi<br /> qua câu hỏi khảo sát này là sẽ có nhiều GV chọn cùng lúc nhiều công cụ đánh giá khác nhau để<br /> tạo sự đa dạng trong quá trình KTĐG nhưng kết quả lại cho thấy rất nhiều GV chỉ lựa chọn duy<br /> nhất một công cụ đánh giá.<br /> Trong DHTH việc chọn thời điểm để KTĐG năng lực HS cũng rất đáng lưu tâm. Tuy nhiên,<br /> vẫn còn một tỉ lệ tương đối lớn GV cho rằng họ chỉ tiến hành KTĐG khi kết thúc toàn bộ chủ đề,<br /> con số này với GV THPT là 38,3% và với GV THCS là 25,6%. Kết quả của việc KTĐG có ý nghĩa<br /> rất quan trọng với cả GV lẫn HS, theo kết quả khảo sát thì GV phổ thông sẽ sử dụng kết quả của<br /> việc KTĐG với ba mục đích chính khi DHTH, cụ thể như sau:<br /> 54<br /> <br /> Thực trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở một số trường...<br /> <br /> Bảng 3. Mục đích GV phổ thông sử dụng KTĐG trong DHTH<br /> Kết quả KTĐG trong DHTH được sử dụng nhằm mục đích<br /> THPT<br /> Để biết có đạt được muc tiêu của chủ đề tích hợp hay chưa<br /> 28,3%<br /> Để điều chỉnh, bổ sung chủ đề cho phù hợp<br /> 40%<br /> Để biết được tính khả thi của chủ đề tích hợp với HS đang giảng dạy<br /> 53,3%<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> THCS<br /> 34%<br /> 27,7%<br /> 26,9%<br /> <br /> Mức độ chuẩn bị kiến thức, kĩ năng về KTĐG năng lực của SV sư phạm<br /> <br /> Hiện nay, một số trường cao đẳng, đại học sư phạm mới đưa vào giảng dạy các học phần<br /> phục vụ cho việc DHTH. Theo hiệp hội nhóm các trường sư phạm chỉ mới các trường sư phạm<br /> trọng điểm mới đổi mới chương trình đào tạo theo đề xuất của nhóm, còn rất nhiều trường chưa đổi<br /> mới chương trình để đưa vào các học phần liên quan đến dạy học theo tiếp cận năng lực, DHTH,<br /> KTĐG theo tiếp cận năng lực [6]. Những SV, GV trẻ tuổi chính là lực lượng được đào tạo bài bản<br /> hơn, được tiếp xúc với các PPDH hiện đại hơn; đây sẽ là nguồn lực mạnh mẽ giúp đổi mới nền<br /> giáo dục một cách căn bản và toàn diện. Chính vì những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát<br /> bằng phiếu điều tra và phỏng vấn trên 280 bạn SV sư phạm ở các khoa và khoá khác nhau về mức<br /> độ hiểu biết của SV với KTĐG theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi khảo sát hai yếu<br /> tố: Mức độ hiểu biết của SV về KTĐG theo năng lực và Thực trạng giảng dạy KTĐG năng lực ở<br /> trường Đại học theo ý kiến của SV bằng phiếu điều tra và phỏng vấn.<br /> Đầu tiên chúng tôi khảo sát SV về<br /> mức độ họ có thể thực hiện được với các<br /> hoạt động có liên quan chặt chẽ đến việc<br /> KTĐG theo định hướng phát triển năng lực<br /> ở Hình 3, cụ thể như sau:<br /> Công việc KTĐG năng lực chắc<br /> chắn phải dựa trên các nhiệm vụ học tập<br /> mà GV chuẩn bị cho HS, nhưng qua kết<br /> quả khảo sát cho thấy có một nửa SV sư<br /> phạm (SVSP) chưa biết thiết kế các nhiệm<br /> Hình 3: Biểu đồ (%) mức độ thực hiện của SV<br /> vụ học tập cho HS. Có nhiều nhiệm vụ học<br /> về KTĐG năng lực và một số hoạt động khác<br /> tập nhằm phát triển năng lực cho HS đòi<br /> có liên quan<br /> hỏi GV phải biết cách tổ chức các hoạt động<br /> ngoài giờ lên lớp, để từ đó có thể đánh giá<br /> năng lực HS một cách đa dạng và khách<br /> quan; tuy nhiên, qua kết quả khảo sát từ<br /> biểu đồ Hình 3 cho thấy vẫn có một số<br /> lượng lớn SV chưa biết cách hoặc thực hiện<br /> còn yếu các hoạt động ngoài giờ lên lớp<br /> này. Và yếu tố quan trọng nhất mà chúng tôi<br /> muốn kháo sát SV là việc thực hiện KTĐG<br /> Hình 4: Biểu đồ (%) mức độ rèn luyện<br /> năng lực cho HS thì lại chỉ có chưa tới 10%<br /> các kĩ năng phục vụ<br /> SVSP có thể thực hiện một cách độc lập<br /> cho việc KTĐG năng lực của SV<br /> và tự giác; có tới hơn một nửa thầy/cô giáo<br /> tương lai được tiếp cận với những đổi mới<br /> trong giáo dục nhưng lại chưa biết cách thực hiện KTĐG năng lực. Đi tìm nguyên nhân cho thực<br /> trạng này chúng tôi tiếp tục khảo sát lượng SV trên về mức độ họ rèn luyện các kĩ năng nhằm phục<br /> vụ cho việc KTĐG năng lực HS ở trường đại học. Kết quả kháo sát được thể hiện quan biểu đồ<br /> 55<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2