Phật giáo Nam tông với công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày vài nét về Phật giáo Nam tông Việt Nam; Phật giáo Nam tông với công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các hoạt động từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo của Phật giáo Nam tông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phật giáo Nam tông với công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”
- PHẬT GIÁO NAM TÔNG VỚI CÔNG TÁC TỪ THIỆN, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TINH THẦN “ĐẠO PHÁP - DÂN TỘC - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI” TS. MAI DIỆU ANH1* Tóm tắt: Phật giáo Nam tông được truyền vào Việt Nam qua con đường của các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi qua đường biển tới Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan tới vùng sông Mê Kông (Campuchia) rồi vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Năm 1938 Hòa thượng Hộ Tông đã mang Phật giáo Nam tông từ Campuchia vào Việt Nam. Ngoài số ít là người Kinh ở khu vực Nam Bộ, đa số Phật giáo Nam tông nằm ở khu vực Tây Nam Bộ trong cộng đồng người Khmer. Phật giáo Nam tông luôn tích cực tổ chức và kêu gọi sư sãi và tăng ni, phật tử tham gia các hoạt động từ thiện, xóa đói giảm nghèo. Nhờ vậy, Phật giáo Nam tông cùng các sư sãi, phật tử thường xuyên học tập chánh pháp, tu luyện bản thân, góp phần đưa Phật giáo ngày càng bám rễ, hiện hữu trong những giá trị văn hóa truyền thống người Việt và đồng hành cùng sự phát triển dân tộc trong thời đại mới. Bài viết trình bày vài nét về Phật giáo Nam tông Việt Nam; Phật giáo Nam tông với công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các hoạt động từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo của Phật giáo Nam tông. Từ khóa: Phật giáo; Nam tông; từ thiện; xóa đói giảm nghèo; “đạo pháp - dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Đặt vấn đề Theo các di tích khảo cổ cho thấy khoảng thế kỷ III TCN, Phật giáo đã du nhập vào một số nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó phải kể đến các nước thuộc vùng sông Mê Kông như vương quốc Phù Nam cổ, Chân Lạp, * Học viện An ninh nhân dân.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 553 Lào, Thái Lan, Miến Điện… Một số quốc gia trong số đó đã công nhận Phật giáo là quốc giáo. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, còn Phật giáo Nam tông được truyền vào Việt Nam theo con đường của các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi qua đường biển tới Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, tới vùng sông Mê Kông (Campuchia) rồi vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Phật giáo Nam tông khi truyền bá vào Việt Nam có tên là Phật giáo Nguyên thủy. Năm 1938, Hòa thượng Hộ Tông đã mang Phật giáo Nguyên thủy từ Campuchia qua Việt Nam, đem lại cho Nam Bộ một nét độc đáo, đó là phái Nam tông người Việt.1 Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo Nam tông hết sức tích cực ủng hộ các tăng ni, phật tử tham gia hoạt động từ thiện, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn. 1. Vài nét về Phật giáo Nam tông Việt Nam Phật giáo Nam tông bao gồm hai hệ phái chính là Phật giáo Nam tông Khmer và Phật giáo Nam tông Kinh, rất phổ biến trong cộng đồng người Việt Nam bộ và có cách thức hành lễ, thực hành nghi thức thờ cúng, trang phục khác với hệ phái Bắc tông. Ngoài một số ít tín đồ là người Kinh ở khu vực Nam Bộ, đa phần Phật giáo Nam tông phân bố trong cộng đồng người Khmer khu vực Tây Nam Bộ. Điều này xuất phát từ đặc điểm nhiều người Việt gốc Khmer xuất gia và vào chùa, tu theo Phật giáo Nam tông do phong tục tập quán nơi đây quy định thanh niên phải có một lần xuất gia trong cuộc đời để báo ơn cha mẹ, trở thành Phật và thành người. Vào tu trong chùa một khoảng thời gian cũng là lúc người Khmer chuẩn bị đầy đủ kiến thức, đạo đức và lòng nhân ái cho cuộc sống, vì thế mà họ thường được cộng đồng nể phục, kính trọng. Những sinh hoạt tôn giáo của Phật giáo Nam tông trong những dịp đặc biệt để tạo điều kiện cho phật tử có cơ hội đi chùa, lễ Phật, chẳng hạn Lễ hội Rằm tháng Giêng, Lễ hội Tam hợp - Vesak (Rằm tháng Tư âm lịch), Lễ Rằm tháng Sáu, Lễ dâng y Kathina, Nghi lễ xuất gia… 1 Trần Hồng Liên (1996): Phật giáo Nam Bộ, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr11-12.
- 554 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo Nam tông đã có quá trình đồng hành cùng dân tộc và có vai trò đáng kể góp phần phát triển xã hội. Phát huy truyền thống yêu nước thương dân của dân tộc Việt Nam trong thời kháng chiến, trong đó có các tu sĩ Phật giáo với phương châm hành động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” cho thấy tinh thần nhập thế sâu sắc trong lòng dân tộc Việt Nam của Phật giáo Nam tông nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung. Từ sau năm 1975 đến nay, tinh thần nhập thế và truyền thống dân tộc biểu hiện trong Phật giáo Nam tông một cách rõ nét thông qua hoạt động từ thiện, xóa đói giảm nghèo. Phật giáo thường có những lời khuyên răn con người từ bi, tham thiền niệm phật để được thanh bình an lạc, hướng đến chủ trương xây dựng một xã hội công bằng, hạnh phúc, bình an. Chính vì thế, công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo được Phật giáo Nam tông hết sức chú trọng. 2. Phật giáo Nam tông với công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” Trong quá trình hội nhập và đổi mới của Việt Nam thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam có nhiều nỗ lực trong đổi mới cơ chế, chính sách, kêu gọi các lực lượng, tổ chức xã hội tích cực tham gia công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo, góp phần đưa nước ta sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới. Trong đó, Phật giáo Nam tông hòa cùng các tăng ni, phật tử rất tích cực tham gia hoạt động từ thiện xã hội. Bởi lẽ, chủ trương thực hiện công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo của Đảng rất phù hợp với truyền thống dân tộc “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” và rất phù hợp với tinh thần vì chúng sinh, từ bi hỉ xả của giáo lý Phật giáo. Trong triết lý Phật giáo có thuyết nhân quả, khi hòa quyện với chuẩn mực đạo đức người Việt truyền thống lại rất phù hợp, tạo nên những giá trị đáng quý “ở hiền gặp lành”, “gieo nhân nào gặt quả ấy”. Triết lý Phật giáo cũng khẳng định con người chỉ có thể vượt qua luân hồi, nghiệp báo, có thể giác ngộ và giải thoát thì phải theo tinh thần Lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ). Tuy nhiên, muốn đat tới trạng thái đó, các tăng ni, phật tử phải làm cho đạo gắn với đời, lấy từ bi hỉ xả, vị tha để giúp đời, cứu người thông qua việc cứu giúp người lúc hoạn nạn, chia sẻ những đau khô mât mát của con người… Kinh tạng thể hiện rõ giáo lý Phật giáo về lòng từ bi, bố thí. Trong các tập kinh như kinh Ưu Bà Tắc Giới, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Phạm Võng, kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện, kinh Luật Tứ Phần, kinh Ma Ý, kinh Tăng Nhất A Hàm, kinh Nhân - Quả, kinh Bách Dụ, kinh Niết Bàn, kinh Bồ Tát Xử Thai, kinh Pháp Cú, kinh Luận Đại Trượng Phu,
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 555 kinh Phân Biệt Nghiệp Báo, kinh Bảo Tích v.v… nhiều hoạt động thiết thực được ghi lại như thăm bệnh, giúp người nghèo khó, giúp người lúc sinh sản, xây cầu, đắp đường, cất nhà, đóng thuyền…1. Vì thế, rất dễ hiểu tại sao Phật giáo Nam tông nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung lại tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động từ thiện - xã hội, cưu mang, cứu vớt cho những người không may gặp số phận bất hạnh hay nghèo khó. Phật giáo Nam tông tham gia nhiều nội dung trong công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo như hoạt động nhân đạo, từ thiện nhằm quyên góp kinh phí trợ giúp đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, bên cạnh đó là các hoạt động góp phần đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững, trợ giúp xã hội về giáo dục, y tế và chỗ ở cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhờ vậy, Phật giáo Nam tông cùng các sư sãi, phật tử thường xuyên học tập chánh pháp, tu luyện bản thân, góp phần đưa Phật giáo ngày càng bám rễ, hiện hữu trong những giá trị văn hóa truyền thống người Việt và đồng hành cùng sự phát triển dân tộc trong thời đại mới. Với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Phật giáo Nam tông nói riêng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung đã luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng các tăng ni, phật tử trong cả nước thực hiện đúng giáo lý nhà Phật là sống vì con người, mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, an lạc, nhập thế qua các hoạt động cứu khổ độ sinh, góp phần đảm bảo chính sách xóa đói, giảm nghèo, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Công tác an sinh xã hội trong những năm qua được Phật giáo Nam tông nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung xác định là một trong những công tác trọng tâm thuộc chức năng xã hội của Phật giáo, trong đó có góp phần thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, truyền báo thông điệp từ bi hỷ xả, nhân ái của Phật giáo vào đời sống xã hội. Các tăng ni, phật tử Phật giáo Nam tông hòa cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các nhà hảo tâm, người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hưởng ứng phát động của Đảng, Nhà nước, từ đó có những đóng góp thiết thực, ủng hộ về cả vật chất và tinh thần trong các phong trào xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội với kinh phí đóng góp ngày càng lớn. Các sư tăng, phật tử Phật giáo Nam tông cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn có nhiều nỗ lực trong vận động đóng góp vào công tác xóa đói giảm nghèo, 1 Xem: Lê Đại Hành (2018): Tìm hiểu về an sinh xã hội trong Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6.
- 556 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... chữa bệnh, cứu giúp những người có hoàn cảnh khó khăn không may lâm vào bệnh tật, hỗ trợ nhiều người có hoàn cảnh đặc biệt, tham gia vào việc cứu trợ bà con ngư dân các tỉnh miền Trung trong sự cố môi trường Formosa (năm 2016) trở về với cuộc sống ổn định để tiếp tục ra khơi đánh cá. Hằng năm, các sư sãi, tăng ni Phật giáo Nam tông hòa cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam vận động phật tử và toàn xã hội quyên góp tiền, vật phẩm giúp đỡ đồng bào vùng bị ảnh hưởng của bão lũ như tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… giúp đồng bào ổn định cuộc sống. Hỗ trợ Nhà nước trong lĩnh vực y tế, tăng ni phật tử Phật giáo Nam tông cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam mở các phòng khám Đa khoa, phòng chẩn trị Y học dân tộc, hỗ trợ mở các lớp đào tạo cán bộ y tế sơ cấp, các lớp đào tạo Đông y sĩ để khám, phát thuốc, chữa bệnh, bấm huyệt, châm cứu chăm sóc, điều trị bệnh và phục vụ người dân, đặc biệt là người dân nghèo vùng dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hằng năm, Phật giáo Nam tông thể hiện tình cảm, tình thương đối với phật tử và người dân nghèo thông qua hoạt động chia sẻ “Nồi cháo tình thương”, cung cấp các suất ăn miễn phí tại các bệnh viện ở các tỉnh, thành phố trong cả nước cho các bệnh nhân nghèo cùng người nhà đang điều trị bệnh tại các bệnh viện. Với các đối tượng đặc biệt, Phật giáo Nam tông cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng hết sức chú trọng thực hiện công tác từ thiện nhân đạo như mở ra hệ thống các trường nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, các lớp học tình thương, mở các trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ người nghèo xây dựng giếng sạch… Các cơ sở bảo trợ xã hội của Phật giáo Nam tông khang trang và tiện ích. Nhiều chùa chiền của Phật giáo Nam tông cũng trở thành trường mầm non, nơi nuôi dạy trẻ em lang thang cơ nhỡ, bất hạnh, qua đó góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Phật giáo Nam tông cũng tổ chức các trường dạy nghề miễn phí ở nhiều địa phương trong cả nước về các ngành nghề như may, điện gia dụng, sửa chữa xe, tin học… từ đó góp phần tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho những người lang thang cơ nhỡ, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con em gia đình gia đình lao động nghèo, thương binh, bệnh binh, người có công với đất nước, nạn nhân chất độc màu da cam…nhằm phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn những người có công với đất nước, với dân tộc. Ngoài ra Phật giáo Nam tông vận động các tín đồ, chức sắc tích cực quyên góp hỗ trợ các hoạt động phúc lợi xã hội khác như ủng hộ xây dựng nhà Đại đoàn kết, tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện như hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 557 nghèo bị đục thủy tinh thể, tham gia dự án “Ngân hàng bò” giúp đỡ đồng bào các tỉnh phía Bắc, tham gia tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo… qua hoạt động thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo mà góp phần xây dựng xã hội Việt Nam văn minh, giàu mạnh, tiến bộ. Đáng lưu ý là sư sãi và tín đồ trong Phật giáo Nam tông Khmer có quan hệ đặc biệt gần gũi, mật thiết, cho nên hoạt động từ thiện của chùa được tiến hành thường xuyên với đầy đủ ý nghĩa nhân văn của Phật giáo. Ngôi chùa Khmer không chỉ có chức năng là cơ sở thờ tự, là nơi thờ Phật, nơi hành lễ gắn kết các tín đồ, chư tăng phật tử… mà còn là nơi cưu mang, giúp đỡ những trẻ nhỏ mồ côi, trẻ con nhà nghèo được ăn uống, học hành, cũng là nơi cưu mang những người già neo đơn. Đặc thù của Phật giáo Nam tông Khmer là các vị sư có một vai trò đặc biệt, vừa hướng dẫn tín đồ, phật tử về các hoạt động tâm linh, vừa giúp đỡ người dân và có uy tín trong hướng dẫn người dân tham gia hoạt động xã hội, từ thiện, các chính sách an sinh xã hội… Tại Trà Vinh, Phật giáo Nam Tông Khmer Trà Vinh đã tích cực động viên các sư sãi và tín đồ tham gia đông đảo trong các hoạt động từ thiện như đóng góp cho việc nuôi dạy trẻ mồ côi, giúp đỡ người già neo đơn, hỗ trợ người có bệnh hiểm nghèo, đóng góp Quỹ vì người nghèo của tỉnh. Bên cạnh đó, các vị sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer tại đây cũng hết sức tích cực phối hợp cùng các tăng ni trong Ban trị sự Phật giáo để hướng dẫn người dân trong sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng năng suất lao động qua hiệu quả cây trồng, vật nuôi giúp xóa đói, giảm nghèo trong vùng, theo kịp sự phát triển của đất nước. 3. Một số vấn đề đặt ra Mặc dù Phật giáo Nam tông có nhiều đóng góp tích cực đồng hành cùng Nhà nước trong thực hiện công tác từ thiên, xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên thực tế tình trạng nghèo đói và kết quả cho thấy vẫn chưa có sự bền vững. Đời sống người dân vẫn còn bấp bênh, nông thôn Việt Nam còn khó khăn, cần tới nhiều chính sách giải quyết vấn đề xóa đói, giảm nghèo thông qua hỗ trợ giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và môi trường. Thêm vào đó, tình hình nhập cư tới các thành phố lớn vẫn hêt sức mạnh mẽ, đẩy những người nghèo đô thị dễ bị tổn thương về vấn đề nhà ở, quyền sử dụng đất và điều kiện sinh hoạt không đảm bảo… Đối với sự tham gia của Phật giáo Nam tông trong hoạt động từ thiện, xóa đói giảm nghèo vẫn còn một số hạn chế. Các hoạt động mà Phật giáo Nam tông thực hiện về từ thiện, xóa đói giảm nghèo rất đa dạng, phong phú nhưng mới ở khía
- 558 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... cạnh nhận đạo, từ thiện mà chưa chú ý đúng mức tới thực hiện chính sách an sinh xã hội, chưa thực sự có tính hệ thống. Đội ngũ làm công tác bảo trợ xã hội của Phật giáo Nam tông chưa thực sự có tính chuyên nghiệp, kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong một số cơ sở giáo dục, dạy nghề, y tế của Phật giáo Nam tông còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn, các cơ sở dạy nghề, y tế còn nhỏ lẻ, phân tán về quy mô nên mới giải quyết được một phần cho nhu cầu của xã hội. Một số cơ sở bảo trợ xã hội khi có hoạt động bảo trợ có yếu tố nước ngoài thì lúng túng, còn vướng mắc. Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian qua, do chưa có phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể địa phương, một số cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật đã bị lợi dụng gây ảnh hưởng tới uy tín của Phật giáo Nam tông. Từ đó Phật giáo Nam tông cần tới sự tham gia tích cực và hiệu quả hơn nữa trong công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo với tư cách là một lực lượng xã hội góp phần đáng kể nhằm đưa nước ta phát triển theo đúng mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Ngoài sự tham gia tích cực, hiệu quả của Phật giáo Nam tông, sự hỗ trợ, phối hợp của các cấp chính quyền, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội là điều hết sức cần thiết. Những nhân tố thuận lợi giúp Phật giáo Nam tông thực hiện tốt mục tiêu của mình trong hoạt động từ thiện, xóa đói giảm nghèo có thể kể đến như: chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo, trong đó có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (có hiệu lực từ tháng 1/2018) đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo, trong đó có tổ chức của Phật giáo Nam tông thúc đẩy xu hướng thế tục hóa, tăng cường trong tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, nhân đạo và xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, Phật giáo là một tôn giáo lớn, Phật giáo Nam tông cũng là một hệ phái có số lượng tín đồ đông đảo, ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta ngày càng nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác an sinh xã hội, của từ thiện, bảo trợ xã hội và xóa đói giảm nghèo “Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội”.1 Tuy nhiên, khi mà nguồn lực nhà nước đảm bảo thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo còn khó khăn, phân tán thì đây cũng được xem là điều kiện thuận lợi thúc đẩy Phật giáo Nam tông nói riêng, Phật giáo nói chung tham gia tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, góp phần chia sẻ những gánh nặng trong xã hội với Nhà nước Việt Nam. Trong thời gian tới, các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.137.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 559 tổ chức chính trị xã hội cần tăng cường phối hợp và định hướng cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong đó có Phật giáo Nam tông để tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo phù hợp hơn với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tôn chỉ, mục đích trong Hiến chương của Giáo hội. 4. Kết luận Tinh thần nhập thế, từ bi hỉ xả, bình đẳng, bác ái của Phật giáo là phù hợp với mục tiêu xây dựng xã hội trong giai đoạn hiện nay. Phật giáo Nam tông có nhiều nỗ lực trong thực hiện công tác từ thiện, trợ giúp đối với các thành viên trong xã hội nhằm đối phó những rủi ro, thiệt thòi của cuộc sống. Công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo của Phật giáo Nam tông được xem là một trong những nguồn vốn xã hội quan trọng, hỗ trợ xã hội, chia sẻ những gánh nặng xã hội với Nhà nước. Thông qua công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo của Phật giáo Nam tông, tinh thần từ bi hỉ xả, sống hướng thiện khoan dung, sống giảm bớt những điều xấu, tội lỗi được lan tỏa từ trong cộng đồng sư sãi, tăng ni, phật tử ra toàn xã hội, giúp xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Ban Tôn giáo Chính phủ (Vụ Phật giáo) (2014): Báo cáo hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phòng Tư liệu, Hà Nội. 2. Nguyễn Hồng Dương (2014): Tiếp tục đổi mới chính sách về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận cơ bản, Nxb Văn hóa - Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 4. Nguyễn Tất Đạt (2011): Mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo trình Lược sử Phật giáo Nam tông Việt Nam, Nxb Hồng Đức, xem: http: www.thuvienhoasen.org, ngày tháng năm 2019. 6. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2015): Phật giáo vùng Mê-Kông: Di sản và văn hóa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Nxb ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh. 7. Lê Đại Hành (2018): Tìm hiểu về an sinh xã hội trong Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 6.
- 560 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 8. Nguyễn Duy Hinh (2007): Một số bài viết về tôn giáo học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Hồ Trọng Hoài, Nguyễn Thị Nga (2006): Quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin - Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Viện Hàn lâm KHXHVN (2016): Văn kiện Đại hội XII của Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 11. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018): Giáo trình Cao cấp Lý luận Chính trị - Tôn giáo và tín ngưỡng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 12. Trần Hồng Liên (1996): Phật giáo Nam bộ, Nxb Tp Hồ Chí Minh. 13. Trần Đăng Sinh (2017): Tôn giáo học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 14. Phùng Hữu Phú (chủ biên) (1997): Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam (1945 - 1969), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tập 1: Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Lịch sử Phật giáo Việt Nam thời Trịnh - Nguyễn phân tranh: Phần 2
490 p | 219 | 54
-
lịch sử phật giáo - phần 2
192 p | 119 | 28
-
Hoạt động của tu sĩ Phật giáo Nam Tông Khmer tỉnh Kiên Giang nhìn từ góc độ văn hóa nhận thức và văn hóa ứng xử (giai đoạn từ năm 1986 đến nay)
8 p | 117 | 10
-
Một số biến đổi của Phật giáo Nam Tông Khmer ở Nam Bộ hiện nay
14 p | 72 | 10
-
Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng đối với đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long
5 p | 102 | 9
-
Cộng đồng Phật giáo Nam Tông Khmer ở Nam Bộ với phong trào giải phóng dân tộc và giữ gìn bản sắc tôn giáo
13 p | 67 | 8
-
Phật giáo Hoa Nam trong hành trình mở đất phương Nam thế kỉ XVII
7 p | 56 | 7
-
Chuyển biến của Phật giáo Nam Tông Khmer ở khu vực Tây Nam Bộ hiện nay
10 p | 59 | 7
-
Vai trò giáo dục văn hóa dân tộc của nhà chùa Khmer Nam Bộ
8 p | 13 | 6
-
Xu hướng biến đổi văn hóa của tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay (nghiên cứu tại tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ)
6 p | 81 | 6
-
Tầm nhìn Trần Nhân Tông với học thuyết Cư trần lạc đạo
11 p | 28 | 5
-
Vũ trụ quan Phật giáo Mật tông, với trung tâm là núi lớn tu di ở tầng trời đao lợi của đế thích, phản ánh trong nhóm sắc phong sớm nhất cho Liễu Hạnh công chúa vào nửa cuối thế kỷ XVII
21 p | 36 | 5
-
Hoạt động nhập thế của phật giáo nam tông của người Khmer tại thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 88 | 5
-
Phật giáo Nam Tông Khmer với sự phát triển bền vững khu vực Tây Nam Bộ
10 p | 78 | 5
-
Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ với các hoạt động hướng đến đời sống xã hội và vấn đề đặt ra
20 p | 28 | 2
-
An sinh xã hội ở Việt Nam và vai trò của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội trong thời kỳ phát triển và hội nhập
12 p | 8 | 1
-
Vai trò của Phật giáo với công tác an sinh xã hội
26 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn