PHÁT HUY DÂN CHỦ, TĂNG CƯỜNG gi¸m s¸t<br />
vµ PHẢN BIỆN XÃ HỘI ĐỂ XÂY DỰNG<br />
SỰ ĐỒNG THUẬN VÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC<br />
Lª thi<br />
<br />
*<br />
<br />
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) được<br />
tiến hành từ 29/9/2009 đến 30/10/2009 tại Hà Nội, đó là Đại hội của sự “Đoàn<br />
kết, dân chủ, đổi mới và phát triển”.<br />
Một trong 5 chủ đề thảo luận của Đại hội là: phát huy vai trò của MTTQ Việt<br />
Nam trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng và<br />
Nhà nước trong sạch vững mạnh(1). Dân chủ và đồng thuận xã hội là một trong<br />
những trọng tâm của Báo cáo chính trị của Đại hội MTTQ Việt Nam(2).<br />
Trước hết chúng tôi xin nêu vài ý kiến của các vị lãnh đạo Đảng và MTTQ<br />
Việt Nam về các vấn đề nêu trên.<br />
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội đã nhấn<br />
mạnh “Mặt trận cần phải thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội<br />
theo đúng quy định của pháp luật”(3).<br />
Theo ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch MTTQ Việt Nam(4) “Có phát<br />
huy dân chủ mới tạo nên sự đồng thuận. Phát huy dân chủ, có đồng thuận mới<br />
có đại đoàn kết. Giám sát và phản biện của Mặt trận là hình thức thích hợp để<br />
nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua Mặt trận Tổ quốc, khi MTTQ làm<br />
tốt được vai trò phản biện xã hội tức là phát huy được dân chủ và tạo nên sự<br />
đồng thuận xã hội. Chỉ có đồng thuận mới có đại đoàn kết.<br />
*<br />
<br />
GS. ViÖn Khoa häc x· héi ViÖt Nam.<br />
1. Báo Đại đoàn kết ngày 29/9/2009.<br />
2. Báo Tiền Phong ngày 29/9/2009.<br />
3. Báo Phụ nữ Việt Nam ngày 30/9/2009.<br />
4. Vietnamet ngày 27/9/2009.<br />
<br />
18<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc x· héi ViÖt Nam - 2/2010<br />
<br />
“Nếu Mặt trận làm tốt vai trò phản biện xã hội thì Đảng và Nhà nước sẽ có<br />
điều kiện nắm được ý nguyện của dân. Uy tín Đảng ngày càng nâng cao, nhân<br />
dân ngày càng thêm tin tưởng. Làm được cái này chỉ có mạnh thêm cho Đảng,<br />
cho Nhà nước. Vai trò nhân dân được tôn trọng một cách thực sự. Điều kiện để<br />
phản biện xã hội thực sự có hiệu quả khi nó được tiếp thu, trả lời. Những người<br />
có trách nhiệm phải có thái độ đúng”.<br />
“Theo tôi Đảng và Nhà nước cần thể chế hoá những chủ trương đó thành<br />
nghị định, pháp lệnh cụ thể hơn, sau đó có thể nâng lên thành luật”.<br />
Giáo sư Lưu Văn Đạt, uỷ viên đoàn chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn<br />
dân chủ pháp luật của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã nói(5).<br />
“Giám sát và phản biện của Mặt trận là hình thức thích hợp để nhân dân<br />
thực quyền làm chủ, thông qua Mặt trận. Để có hiệu quả, ít nhất phải có 2 điều<br />
kiện. Đó là phải cung cấp thông tin đầy đủ và phải có sự đối thoại, phản hồi.<br />
Cơ quan hay tổ chức, cá nhân có sự việc liên quan cần trả lời. Nếu không trả<br />
lời thì phải có chế tài buộc tổ chức hay cá nhân đó phải trả lời.<br />
Đáng sợ nhất là “bằng mặt mà không bằng lòng” lợi ích bị xâm phạm,<br />
nhưng người ta không dám nói và như thế thì không thể đoàn kết được”.<br />
Dự thảo điều lệ MTTQ Việt Nam đã đưa ra lấy ý kiến bổ sung một điều quan<br />
trọng trong nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận là: phản biện xã hội đối với dự<br />
thảo chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về<br />
những vấn đề quan trọng của đất nước.<br />
Mặt trận tổ quốc các cấp tỉnh huyện, tổ chức các hoạt động phản biện đối<br />
với dự thảo chủ trương của chính quyền cùng cấp và cấp trên(6).<br />
Qua những ý kiến trích dẫn trên đây, chúng tôi thấy về mặt lý luận cần làm<br />
rõ nội dung các khái niệm: dân chủ, phản biện xã hội đồng thuận và về mặt<br />
thực tiễn cần đề cập đến mối liên quan chặt chẽ, tác động lẫn nhau giữa ba vấn<br />
đề: “tích cực thực hiện dân chủ, mở rộng viÖc phản biện xã hội và xây dựng sự<br />
đồng thuận, đại đoàn kết dân tộc.<br />
1. Về vấn đề dân chủ: Dân chủ là chính phủ được thành lập bởi nhân dân,<br />
trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân<br />
dân, hoặc các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do(7).<br />
Dân chủ thực tế là một tập hợp những tư tưởng và nguyên tắc tự do, là sự<br />
thể chế hoá tự do. Định chế dân chủ nói lên khát vọng của nhân dân về tự do<br />
và tự quản. Dân chủ chỉ có thể thực hiện khi đó là mong muốn của các công<br />
<br />
5. Vietnamnet 27/9/2009<br />
6. Báo Đại đoàn kết ngày 25/9/2009<br />
7. Ấn phẩm “Dân chủ là gì của chương trình thông tin quốc tế” Báo Ngoại giao Hoa Kỳ,<br />
tháng 9/1998.<br />
<br />
Ph¸t huy d©n chñ…<br />
<br />
19<br />
<br />
dân, có quyết tâm sử dụng quyền tự do để tham gia vào đời sống xã hội, góp<br />
tiếng nói của họ vào các cuộc tranh luận tập thể, bầu ra các vị đại diện có trách<br />
nhiệm đối với hành động của họ, chấp nhận yêu cầu dung hoà và thoả hiệp<br />
trong đời sống công cộng.<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài báo “D©n vËn” đăng trên báo Sự thật số ra<br />
ngày 15/10/1949(8) đã viết.<br />
“Nước ta là nước dân chủ bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn<br />
đều của dân công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp<br />
kháng chiến kiến quốc là công việc của dân, chính quyền từ xã đến chính phủ<br />
Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.<br />
Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến vai trò to lớn, toàn diện, quyền<br />
hạn và nghĩa vụ của người dân trong một nước dân chủ: lợi ích vì dân, quyền<br />
hạn của dân, trách nhiệm của dân chính quyền các cấp, các đoàn thể do dân đề<br />
cử ra.<br />
Dân chủ là quyền hành và lực lượng ở nơi dân và chính quyền do dân làm chủ.<br />
Dân chủ, theo Người, không chỉ là dân quyền mà còn là dân sinh, dân trí;<br />
người dân chỉ biết giá trị của độc lập dân tộc, dân chủ khi họ có cơm ăn, áo mặc,<br />
được học hành, nghĩa là biết quyền dân chủ qua đời sống hiện thực hàng ngày.<br />
Dân chủ là nền tảng cho việc giám sát và phản biện xã hội.<br />
2. Về vấn đề phản biện xã hội: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 10 đã nêu rõ:<br />
“Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt<br />
vai trò giám sát và phản biện xã hội” (Văn kiện Đại hội Đảng, tr. 123).<br />
Cần có sự tham gia rộng rãi của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân,<br />
cũng như sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào quá trình hoạch định chủ<br />
trương, đường lối của Đảng, cũng như chính sách pháp luật của Nhà nước.<br />
Phản biện xã hội nói lên những ý kiến tán thành hay không tán thành của<br />
người dân, sự tiếp nhận đồng thời là những đề nghị của họ cần bổ sung, sửa đổi,<br />
kể cả thay đổi, hoãn việc thi hành một chủ trương, chính sách nào đó của Đảng<br />
và Nhà nước, quá trình thực hiện cùng thực tiễn cần phải có phương pháp tiến<br />
hành đúng đắn hơn, đối tượng vận động, áp dụng cụ thể hơn, chính xác hơn, v.v.<br />
Quá trình tham gia ý kiến của người dân cần có sự đóng góp tích cực của<br />
giới trí thức, những người có tích luỹ kiến thức, sự hiểu biết, và giới báo chí,<br />
lực lượng chuyên nghiệp phát ngôn tiếng nói của dân.<br />
Phản biện là một đặc trưng của nền dân chủ. Nhà nước có chức năng quản<br />
lý hoạt động phản biện.<br />
<br />
8. Xem bản tin nội bộ do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, phát hành số 10/2009.<br />
<br />
20<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc x· héi ViÖt Nam - 2/2010<br />
<br />
Các cơ quan Đảng và Nhà nước cần hưởng ứng việc tham gia vào quá trình<br />
phản biện xã hội của nhân dân một cách nghiêm túc, qua việc thu thập, lắng<br />
nghe ý kiến của họ về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật<br />
của nhà nước, chú ý phân tích ý kiến đúng, sai của người dân, cũng như tác<br />
động của việc thực hiện các chủ trương, chính sách cụ thể đối với đời sống<br />
nhân dân, đối với sự phát triển đất nước.<br />
Sự tíếp thu đúng đắn, sự trả lời và sửa đổi kịp thời của các cơ quan Đảng và<br />
Nhà nước đối với ý kiến đóng góp của người dân khiến họ thêm tin tưởng, ủng<br />
hộ và chấp hành nghiêm túc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.<br />
3. Hoạt động phản biện xã hội tích cực, rộng rãi nói lên sự quan tâm hưởng<br />
ứng của người dân đối với đường lối chính sách của Đảng và nhà nước được<br />
ban hành. Điều đó là rất cần thiết để nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước,<br />
tăng cường sức mạnh đoàn kết, nhất trí giữa các cơ quan Đảng, chính quyền<br />
các cấp với nhân dân đông đảo, tạo ra sự đồng thuận xã hội ngày càng cao.<br />
Đẩy mạnh được sự phản biện xã hội rộng rãi trong dân chúng là cách phát<br />
huy dân chủ thiết thực nhất. Đó là hoạt động tích cực của xã hội dân sự. Đó là<br />
công tác trọng tâm của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể thanh niên,<br />
phụ nữ nông dân.<br />
Tổ chức sự phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam có<br />
nghĩa là Mặt trận phải đứng ra thu thập ý kiến người dân về những vấn đề liên<br />
quan đến sự phát triển đất nước nói chung, các chính sách chủ trương của Đảng<br />
và Nhà nước, tổ chức thảo luận trong dân, cung cấp thông tin cho họ để phân<br />
tích đúng sai. Sau đó Mặt trận Tổ Quốc là người tập hợp ý kiến để gửi lên<br />
Đảng và Nhà nước, yêu cầu sự trả lời của các cơ quan có liên quan với những<br />
đề nghị của dân. Mặt trận Tổ Quốc sẽ thông báo lại cho dân về những ý kiến<br />
phản biện của họ.<br />
Động viên được nhân dân dám nói, dám góp ý kiến mạnh bạo với Đảng và<br />
nhà nước, dám nói thật những suy nghĩ đúng, sai của họ là một việc tối cần<br />
thiết, một thắng lợi của Đảng và Nhà nước. Đó chính là đảm bảo sự công bằng<br />
về quyền lực giữa 2 bên: Đảng, nhà nước và người dân, khiến hai bên xích lại<br />
gần nhau hơn, từ đó xây dựng sự đồng thuận xã hội thật sự, vững chắc, tạo nên<br />
khối đoàn kết toàn dân tộc để kiến thiết đất nước vững mạnh dân chủ, công<br />
bằng, ấm no và hạnh phúc.<br />
4. Lý tưởng là như vậy, nhưng hiện nay chúng ta đang gặp những khó khăn<br />
gì trong quá trình phát huy dân chủ, đẩy mạnh hoạt động phản biện xã hội rộng<br />
rãi, đồng thời cũng có những thuận lợi gì cần phát huy?<br />
a/ Về phía nhân dân: Động viên nhân dân tích cực thực hiện việc phản biện<br />
xã hội thường gặp khó khăn, trở ngại gì?<br />
* Trước hết họ rất ngại nói, ngại tố cáo cấp trên về sai sót vì sợ bị trả thù, bị<br />
<br />
Ph¸t huy d©n chñ…<br />
<br />
21<br />
<br />
trù dập. Họ nghĩ nói không chắc đem lại lợi ích gì cho bản thân và gia đình mà<br />
còn có hại.<br />
* Họ biết có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước áp dụng sai<br />
nhưng nghĩ nên để người khác nói, không phải mình làm, mình không có trình<br />
độ, không có mối quan hệ với cán bộ các cấp, không có đủ thông tin v.v.<br />
* Đây là việc chung của đất nước, của địa phương, không đến lượt mình<br />
phải lo, mình chỉ là người dân thường, mình có nói không chắc có kết quả gì vì<br />
cơ quan Đảng, chính quyền không nghe mình.<br />
* Họ quen vâng lệnh cấp trên, đặc biệt với các cơ quan chính quyền nhà<br />
nước “dĩ hoà vi quý” mũ ni che tai là tốt nhất v.v.<br />
Thùc tÕ người dân cũng không được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ,<br />
kịp thời để hiểu được đường lối, chủ trường của Đảng, chính sách và pháp luật<br />
của nhà nước. Họ không hiểu, không biết thì làm sao dám tiến hành việc phản<br />
biện lại?<br />
b/ Về phía các cơ quan lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp.<br />
* Trước hết là tư tưởng quyền lực của nhà nước đối với người dân, của cấp<br />
trên đối với cấp dưới, cấp cơ sở.<br />
Các cơ quan Đảng và chính quyền bảo vệ quyền lực của mình, bảo vệ quyền<br />
lợi của các cán bộ nhân viên cơ quan, bảo vệ cái ghế, vị trí lãnh đạo của người<br />
đứng đầu.<br />
* Các cơ quan ban hành hay thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng<br />
và nhà nước luôn cố giữ phần đúng về mình, họ không muốn thay đổi, ngại<br />
thay đổi, bổ sung, sửa chữa v.v. Họ thường cho là người dân không hiểu tình<br />
hình, không nắm được các thông tin cần thiết nên dễ phát biểu sai, đòi hỏi<br />
những điều không hợp lý v.v.<br />
* Họ sợ thay đổi làm mất uy tín của Đảng, chính quyền các cấp.<br />
Trước mắt, muốn mình nói dân phải nghe, phải chấp hành, còn việc sửa<br />
chữa, bổ sung sẽ bàn sau, hồi sau sẽ giải quyết v.v.<br />
Bởi vậy để xây dựng sự đồng thuận xã hội phải có sự cố gắng khắc phục<br />
khó khăn, nhược điểm của cả hai bên: người dân và cơ quan Đảng, nhà nước.<br />
Nhưng chủ động phải là phía Đảng và chính quyền nhà nước các cấp.<br />
Đảng và nhà nước cần quán triệt phương châm: Lấy dân làm gốc phải có<br />
các thiết chế và cơ chế để dân làm chủ, tạo cơ hội để dân làm chủ.<br />
Cần làm rõ dân làm chủ cái gì, như thế nào?<br />
Giúp dân biết hưởng quyền làm chủ, biết dùng quyền làm chủ để bảo vệ<br />
quyền lợi thiết thân của mình như Hồ Chủ Tịch đã nói trong bài Dân vận:<br />
“Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi người dân hiểu rằng:<br />
việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”.<br />
<br />