Phát huy giá trị của Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ
lượt xem 0
download
Di tích lịch sử cách mạng Bến đò Phú Mỹ tại xã Phú Mỹ (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) ghi dấu tội ác vô cùng man rợ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai đối với nhân dân ta vào những năm 1947-1949. Di tích được được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1994, trở thành địa chỉ đỏ cho du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Tuy nhiên, để gìn giữ và bảo tồn di tích lịch sử cách mạng này gắn với phát triển du lịch văn hóa, du lịch về nguồn, hiện cả ba tỉnh vẫn gặp nhiều gian nan, thách thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát huy giá trị của Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ
- Phát huy giá trị của Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ Nguyễn Thị Ngọc Thắm13 Tóm tắt Di tích lịch sử cách mạng Bến đò Phú Mỹ tại xã Phú Mỹ (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) ghi dấu tội ác vô cùng man rợ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai đối với nhân dân ta vào những năm 1947-1949. Di tích được được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1994, trở thành địa chỉ đỏ cho du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Tuy nhiên, để gìn giữ và bảo tồn di tích lịch sử cách mạng này gắn với phát triển du lịch văn hóa, du lịch về nguồn, hiện cả ba tỉnh vẫn gặp nhiều gian nan, thách thức. Từ khóa: bến đò Phú Mỹ, di tích lịch sử, du lịch, Tiền Giang 1. Đặt vấn đề Tiền Giang là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng. Tỉnh hiện có 186 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó có 20 di tích cấp quốc gia, 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt và 164 di tích cấp tỉnh. Các di tích gắn liền tên tuổi các Anh hùng dân tộc, sự kiện lịch sử - văn hóa đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, như: Di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, Di tích chiến thắng Ấp Bắc, Đền thờ Thủ Khoa Huân, Lăng Hoàng Gia, chùa Vĩnh Tràng, đình Long Hưng, Di tích khảo cổ Óc Eo - Gò Thành, Bến đò Phú Mỹ... Tiền Giang còn là cái nôi của đờn ca tài tử, nghệ thuật cải lương và là quê hương của những làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Tủ thờ Gò Công (thị xã Gò Công), dệt chiếu Long Định (huyện Châu Thành)… đó là những lợi thế để phát triển du lịch. Trong những năm qua, việc trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa được các cấp chính quyền trong Tỉnh quan tâm thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các địa phương đều có định hướng việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa nhằm giáo dục truyền thống địa phương. Đối với các di tích lịch sử - văn hóa có quy mô lớn được chính quyền địa phương quan tâm quản lý, bảo vệ, trùng tu, sửa chữa và thường xuyên mở cửa phục vụ khách tham quan. Trên cơ sở được phân công, UBND và các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Tỉnh đều có sự phối hợp khá đồng bộ trong tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các di tích lịch sử - văn hóa. 2. Vài nét về lịch sử Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ Làng Phú Mỹ nằm ở vùng ven của Đồng Tháp Mười, được lập khá sớm (vào cuối thế kỷ XVIII). Ngày xưa, làng Phú Mỹ thuộc tổng Hưng Xương, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, trấn Định Tường. Thời Minh Mạng, làng thuộc tổng Hưng Nhơn, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, tỉnh Định Tường. Trong làng có chợ Thầy Yến, mang tên một thầy thuốc Bắc, tên Yến, đã có công lập chợ. Ngày nay, làng Phú Mỹ là xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Từ khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta (năm 1945), chúng bắt đầu thực hiện việc bình định, lập đồn bót khắp nơi, kể cả những vùng hẻo lánh. Chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng bị thất bại. Từ năm 1947, thực dân Pháp quay về bình định vùng chiếm đóng, tuyển mộ thêm ngụy quân, củng cố hệ thống đồn bót và ra sức khủng bố những người yêu nước. Tại xã Phú Mỹ, bọn phản động đội lốt tôn giáo (trong phái Cao Đài Tây Ninh), được sự trợ giúp của thực dân Pháp, đã trắng trợn gom dân lập căn cứ chống phá cách mạng. Thực dân Pháp 13 Trường Đại học Tiền Giang 214
- cho lập đồn tại bến đò để kiểm soát ghe thuyền ra vào Đồng Tháp Mười - vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Mỹ Tho. Đồn này do tên Pháp chỉ huy, bên dưới có nhiều tên giết người không gớm tay. Ngoài số lính Pháp và lính ngụy, chúng còn bổ sung thêm một đội lính Âu - Phi, có lúc quân số trong đồn lên đến 1 đại đội. Không những thế, thực dân Pháp còn cho bọn phản động đội lốt tôn giáo lập quân đội riêng và cho những người theo chúng mặc sức giết hại đồng bào yêu nước. Đồng bào ở đây luôn sống trong nỗi lo sợ, kinh hoàng. Cán bộ ta hoạt động trong vùng này hết sức khó khăn và nguy hiểm. Chúng đã dùng búa chặt đầu những đồng chí, những người dân mà chúng tình nghi có quan hệ kháng chiến hoặc không chịu vào lính Cao Đài. Tại bến đò và ngã ba gần bến đò chúng dựng các giàn cây để treo thịt người mà chúng đã giết, có trường hợp chúng đeo đá vào cổ người dân rồi xô xuống kinh gọi là đi “mò tôm”. Đồng bào ở đây đã chứng kiến những tội ác cực kỳ man rợ của giặc Pháp, nổi cộm nhất là tên giặc Pháp Taillet có biệt danh là “Tây Búa”, do trong người nó lúc nào cũng có lận 1 cây búa nhỏ làm biểu tượng thị uy của nó. Những năm 1948 - 1949 chúng gây tội ác nhiều nhất, hàng chục cán bộ và đồng bào bị chúng đập đầu, mổ bụng… Những hình ảnh về “quầy bán thịt người” tại Bến đò Phú Mỹ được nhà quay phim Khương Mễ và đồng nghiệp của ông chụp lại khá nhiều. Đáng tiếc nay chỉ còn 1 bức ảnh đã được đăng báo là còn lưu giữ. Dù chỉ là 1 bức ảnh nhưng nó là bằng chứng xác thực để tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp và bọn phản động trong giáo phái Cao Đài Tây Ninh tại vùng Phú Mỹ trong những năm 1947 -1949. Để trả thù cho đồng bào, đồng chí bị địch giết hại một cách dã man, một số đồng chí công an được cử đến đây để trừ gian diệt ác. Các đồng chí đã giết được một số tên, trong đó đồng chí nữ công an Đặng Thị Mành đã cải trang thành dân thường, có lúc thành một người thiến heo, tay xách túi bàng, miệng thổi ống sáo tò te, la cà khắp thôn xóm, chợ búa, đến cả gần bót giặc; có lúc cải trang thành nhà sư, mặc áo cà sa, đầu cạo nhẵn. Năm 1948, tại chợ Phú Mỹ, đồng chí đã bắn chết thằng “Tây Búa” rồi trà trộn trong đám đông chạy thoát. Trong 2 năm 1948 - 1949, Huyện cử nhiều cán bộ Cao Đài vận đến vùng Phú Mỹ công tác, làm cho tình hình vùng này dần trở lại ổn định, đồng bào yên tâm trở về tăng gia sản xuất và ủng hộ kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Hình 1. Người dân Bến đò Phú Mỹ bị giặc Pháp chặt đầu, xẻ thịt (ảnh tư liệu) Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Bến đò Phú Mỹ trở thành địa chỉ đỏ và được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cách mạng cấp quốc gia. Hơn 60 năm qua, địa danh Bến đò Phú Mỹ đã đi vào lịch sử Đảng bộ huyện Tân Phước. Từ chiến thắng chống sự khủng bố của kẻ thù đã trở thành nơi lực lượng cách mạng tiến hành phản công, lật đổ chính quyền tay sai, thể hiện rõ nét tinh thần mưu trí, anh dũng của các chiến sĩ tự vệ cách mạng trong 215
- những ngày đầu, đồng thời cũng là minh chứng tiêu biểu của sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật chớp thời cơ khởi nghĩa, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa của cách mạng. Để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của khu căn cứ và giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã trùng tu, tôn tạo di tích Bến đò Phú Mỹ thành nơi thích hợp để du khách và người dân đến tham quan tìm hiểu lịch sử, cũng là nơi thích hợp để thế hệ trẻ đến tham quan, dã ngoại, giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Khu bót Tây xưa, nay đã xây dựng Bia căm thù với bức phù điêu chạm nổi những hình ảnh, sự kiện thảm sát dã man của thực dân Pháp với đồng bào, đồng chí tại xã Phú Mỹ. Di tích Bến đò Phú Mỹ là niềm tự hào, nơi giáo dục cho các thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, yêu nước của nhân dân Phú Mỹ anh hùng, bất khuất trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc. Ông Lê Hà Tây, Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỹ chia sẻ, hàng năm, nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn, như: Ngày thành lập Đảng 3/2, Quốc khánh 2/9, Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7..., Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đều tổ chức dâng hoa tại di tích, tưởng nhớ công lao của các đảng viên đi trước, khơi dậy lòng tự hào về lịch sử đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường của Đảng bộ và nhân dân Phú Mỹ… Hiện nay, các ngành chức năng cũng đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp tích cực để bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn với một tầm nhìn mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Hàng năm, thông qua việc tổ chức kỷ niệm “Ngày Di sản văn hóa Việt Nam”, lãnh đạo xã Phú Mỹ còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về giá trị, ý nghĩa, vai trò của các di tích gắn với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến của thành phố; sự cần thiết phải bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích... Qua đó, không chỉ khơi dậy niềm tự hào mà còn nâng cao ý thức cộng đồng trong gìn giữ, phát huy, quảng bá những giá trị của di tích. Những năm gần đây, Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ đón nhiều lượt khách tham quan mỗi năm, nhất là vào dịp kỷ niệm những ngày lễ trọng đại của đất nước. Đặc biệt, có nhiều trường đã đưa học sinh tới đây để tìm hiểu thêm kiến thức lịch sử… Địa phương đã và đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ tu bổ, tôn tạo đối với di tích để nơi đây xứng đáng là “địa chỉ đỏ”, không chỉ góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, bồi đắp lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, giản dị trong lối sống, mà còn là điểm đến mang lại tiềm năng về phát triển du lịch… (Trích tư liệu phỏng vấn Ông Lê Hà Tây, Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỹ ngày 10 tháng 9 năm 2023). 3. Phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ gắn với phát triển du lịch Với người dân Tiền Giang, mỗi di tích lịch sử đều chứa đựng những giá trị văn hóa gắn với lịch sử hình thành và phát triển của địa phương. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những giá trị ấy trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân sẽ góp phần gìn giữ và giáo dục truyền thống hướng về cội nguồn cho thế hệ mai sau. Bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị của Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc của cha ông cho các thế hệ mai sau. Tuy nhiên, để công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích đạt hiệu quả, cần có những giải pháp tổng thể, khoa học, đồng bộ. 216
- Hình 2. Bia căm thù tại Di tích Bến đò Phú Mỹ Nhằm giúp Di tích lịch sử này phát huy hiệu quả giá trị, xứng tầm của một Di tích cấp Quốc gia, trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trên địa bàn cần tiếp tục thực hiện tốt: - Một là, quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc, nhất là thế hệ trẻ. - Hai là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, tổ chức chính trị - xã hội về bảo tồn, tu bổ chỉnh trang, phát huy giá trị Di tích; gắn với tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, góp phần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, bồi dưỡng và phát huy tinh thần yêu nước. - Ba là, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích, trong đó tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, lễ hội, hội thi kết hợp với các chương trình quảng bá hình ảnh Di tích rộng rãi đến người dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, thuyết minh, tuyên truyền,... Chú trọng xây dựng các công trình, hạng mục để bảo quản, giữ gìn, phát huy giá trị trên nguyên tắc tôn trọng những đặc điểm hiện có, những nét hoang sơ riêng biệt của Di tích. - Thứ tư, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động tất cả các nguồn lực từ các tổ chức đến cá nhân. Tranh thủ sự ủng hộ của các sở, ngành liên quan để đầu tư, trùng tu cho Di tích, trong đó tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Liên kết với các công ty du lịch, lữ hành để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Thứ năm, việc phát huy giá trị của Di tích phải tôn trọng lịch sử, khoa học, gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, trong đó có mục tiêu phát triển du lịch của Huyện nói riêng và của Tỉnh nhà nói chung. - Thứ sáu, tập trung đẩy mạnh hoạt động kết nối để hình thành các sản phẩm du lịch liên kết đặc trưng, mang đến những trải nghiệm đa dạng về truyền thống cách mạng cho du khách du lịch về nguồn; kết hợp trải nghiệm tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, sinh thái và văn hóa tín ngưỡng; xây dựng các chương trình kết nối du lịch gắn du lịch sinh thái với tham quan, các địa danh lịch sử. 217
- TS. Huỳnh Quán Chi, Trưởng Bộ môn Khoa học Xã hội, Trường Đại học Tiền Giang, cho rằng: “Tiền Giang là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng với 22 Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia (trong đó có Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ) và 160 Di tích lịch sử - văn hóa cấp Tỉnh gắn liền với tên tuổi các anh hùng dân tộc, sự kiện lịch sử - văn hóa đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Các Di tích này không chỉ đáp ứng nhu cầu giáo dục truyền thống cho nhân dân mà còn tạo nên điểm đến độc đáo, phục vụ khách du lịch. Để tận dụng lợi thế này, thời gian qua, việc xây dựng sản phẩm du lịch của Tỉnh được thực hiện gắn với việc phát huy văn hóa truyền thống, lợi thế tài nguyên du lịch và đặc biệt là kết nối các khu, điểm du lịch với các Di tích lịch sử - văn hóa để hình thành các tour du lịch đặc trưng cho địa phương” (Trích tư liệu phỏng vấn TS. Huỳnh Quán Chi, Trưởng Bộ môn Khoa học Xã hội, Trường Đại học Tiền Giang ngày 20 tháng 7 năm 2023). 4. Kết luận Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Qua đó, thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của mỗi người dân ở thế hệ hôm nay trong việc giữ gìn, nâng niu những di sản tốt đẹp mà thế hệ cha ông đã đóng góp trí tuệ, mồ hôi, xương máu vun đắp, tạo dựng qua các giai đoạn lịch sử. Thực tế hiện nay, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị Di tích lịch sử, văn hoá nói chung và Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ nói riêng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ luôn được tỉnh Tiền Giang quan tâm, chú trọng. Với sự chủ động, tích cực của chính quyền các cấp cũng như sự đồng thuận của người dân, trong thời gian tới, công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di tích sẽ có nhiều bước tiến, kết quả khởi sắc, góp phần từng bước đưa Tiền Giang trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm về du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái, tâm linh và nghỉ dưỡng của khu vực Nam Bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Hoàng Diệu, Nguyễn Quang Ân chủ biên. 2007. Địa chí Tiền Giang (Tập 2). Tiền Giang: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. 2. Võ Văn Sơn. 2023. Lịch sử Đảng bộ xã Phú Mỹ (Giai đoạn 1975-2020). Tiền Giang: Sở Thông tin và Truyền thông. 3. Thủ Tướng Chính Phủ. 2018. Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Thắm Học hàm, học vị: Thạc sĩ Du lịch học Cơ quan công tác: Bộ môn Du lịch, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tiền Giang Chức vụ: Giảng viên Địa thoại: 0973.267.537 Email: nguyenthingoctham2011@gmail.com 218
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam từ góc độ quản lý nhà nước và vai trò cộng đồng: Phần 1
178 p | 47 | 15
-
Bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội
6 p | 231 | 14
-
Kho tàng di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Bảo tồn và phát huy giá trị
68 p | 146 | 14
-
Về một cách tiếp cận mới trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản
6 p | 87 | 14
-
Báo chí với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc
4 p | 144 | 11
-
Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam từ góc độ quản lý nhà nước và vai trò cộng đồng: Phần 2
67 p | 40 | 9
-
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử ATK tại trung tâm thủ đô kháng chiến - ThS. Đồng Khắc Thọ
6 p | 107 | 6
-
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghi lễ của người Dao ở nước ta hiện nay
7 p | 82 | 6
-
Lưu trữ, khai thác và phát huy giá trị di sản Hán Nôm trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
10 p | 127 | 6
-
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trong quá trình hội nhập và phát triển
5 p | 95 | 5
-
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Hải Phòng
8 p | 70 | 3
-
Định hướng tiếp cận, phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị của nhà tù Bà Rá trong phức hợp di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh của khu vực núi bà rá – Thác mơ tỉnh Bình Phước
8 p | 9 | 3
-
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam ở Lào
16 p | 11 | 3
-
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc di cư vào khu vực phía Nam
6 p | 11 | 2
-
Di sản thiên nhiên thế giới vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: 15 năm bảo tồn và phát huy giá trị di sản
3 p | 82 | 2
-
Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích phòng tuyến sông Như Nguyệt
8 p | 68 | 1
-
Quốc Tử Giám: Từ Hà Nội đến Huế và một số biện pháp nhằm phát huy giá trị di tích
13 p | 23 | 1
-
Bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Mường ở tỉnh Thanh Hóa
7 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn