Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Lễ hội đền Trần trong đời sống đương đại
lượt xem 23
download
Trong những năm gần đây, Lễ hội đền Trần hằng năm đã trở thành một sự kiện thu hút sự chú ý của khách thập phương. Từ một Lễ hội cộng đồng, cho đến nay, lễ hội đền Trần trở thành một lễ hội của vùng, có sự "vào cuộc" của các cấp chính quyền tỉnh Nam Ðịnh. Có thể coi Lễ hội đền Trần (Nam Ðịnh) là một điểm hội đủ các vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ đề thế nào là bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống trong đời sống...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Lễ hội đền Trần trong đời sống đương đại
- Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Lễ hội đền Trần trong đời sống đương đại
- Trong những năm gần đây, Lễ hội đền Trần hằng năm đã trở thành một sự kiện thu hút sự chú ý của khách thập phương. Từ một Lễ hội cộng đồng, cho đến nay, lễ hội đền Trần trở thành một lễ hội của vùng, có sự "vào cuộc" của các cấp chính quyền tỉnh Nam Ðịnh. Có thể coi Lễ hội đền Trần (Nam Ðịnh) là một điểm hội đủ các vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ đề thế nào là bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống trong đời sống đương đại. Phải thừa nhận rằng, nhận thức của cộng đồng về giá trị của lễ hội đền Trần và ấn Trần miếu tự điển còn sai lệch. Khi tổ chức lễ hội, mới chỉ chú trọng khâu phát ấn, chưa chú trọng thỏa đáng việc khôi phục các nghi thức truyền thống vốn có trong dân gian, nên nói tới lễ hội đền Trần người dân chỉ biết nói tới phát ấn, không biết đến các giá trị văn hóa khác. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tổ chức lễ hội đền Trần đã bị thương mại hóa, không kiểm soát được toàn bộ diễn trình của lễ hội, đặc biệt vào thời điểm phát ấn, tình
- trạng bán ấn và một số tệ nạn vẫn tồn tại, vệ sinh môi trường không bảo đảm... Theo đánh giá của chúng tôi, nguyên nhân của tình trạng trên là sự quá tải về người tham dự lễ hội; không công bằng trong việc phân biệt người nhận ấn, thông qua việc quy định loại thẻ, thời gian nhận; tâm lý của du khách lo sợ rằng: Nếu không chen lấy ấn thì sẽ không nhận được lộc của Thánh ban. Việc phát ấn ở trong "lồng sắt" vừa gây phản cảm, vừa dễ bị hiểu nhầm. Hạ tầng khu khai ấn chật hẹp so với lượng
- du khách về dự khai ấn nên tình trạng chen lấn, xô đẩy làm mất vệ sinh môi trường. Ý thức tham gia lễ hội của người dân chưa cao, không ít những người lợi dụng cơ hội này để trục lợi. Trong hội thảo khoa học ngày 18-7-2011 tại Nam Ðịnh, một lần nữa đã khẳng định giá trị của lễ hội đền Trần nói chung và giá trị của lá ấn như một biểu hiện của truyền thống "Uống nước, nhớ nguồn" của người Việt, là một lệ tục địa phương cần phát huy. Ðặc biệt phải khẳng định: "Ðây không phải là một lễ hội của triều chính phong kiến xưa và không có ý nghĩa trong việc "thăng quan, tiến chức" như hiểu lầm của một bộ phận công chúng. Tồn tại của Lễ hội khai ấn đền Trần hiện nay là thuộc khâu tổ chức và quản lý chứ không thuộc phạm trù giá trị lịch sử và văn hóa, nên cần điều chỉnh cấp bách. Thiết nghĩ, từ thực trạng đó, vấn đề đầu tiên cần sớm xúc tiến là nâng cao nhận thức về giá trị của di sản văn hóa đền Trần, về ấn đền Trần cho người dân tham gia lễ hội, khắc phục
- những hiểu biết chưa đúng về giá trị của chúng. Ðồng thời, tổ chức lễ hội theo cách khoa học hơn để khắc phục tình trạng hỗn loạn, lộn xộn do các phương án tổ chức cũ chưa đáp ứng được, đặc biệt trong hoạt động phát ấn. Từ đó, tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của lễ hội đền Trần, loại bỏ những yếu tố tạo nên những hạn chế trong mô hình tổ chức lễ hội đền Trần của những năm qua, xây dựng phương án tổ chức mới trên cơ sở những quy định về quản lý nhà nước về lễ hội, sự đồng thuận của người dân địa phương, trên tinh thần: thận trọng; cân bằng các lợi ích (chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa; cộng đồng và Nhà nước); thử nghiệm, từng bước hoàn chỉnh hoạt động tổ chức lễ hội theo từng năm, theo lộ trình được hoạch định bởi các cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở đề án tổ chức lễ hội đền Trần, hằng năm, chính quyền tỉnh và thành phố Nam Ðịnh sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức cụ thể. Các định hướng và nguyên tắc của đề án là: giữ nguyên những nghi thức dân gian, truyền thống; tách không tổ chức lễ khai mạc vào đêm 14 tháng Giêng như
- mấy năm trước,... Nếu tổ chức phát ấn thì không được lấy tiền (công đức là tùy tâm, dựa trên phong tục và tập quán truyền thống), tách hoạt động phát ấn và hành vi công đức của khách tham dự vào những không gian khác nhau. Ðể đạt tới mục đích này, cần tuyên truyền công khai, rộng rãi về phương án tổ chức được lựa chọn tại lễ hội đền Trần năm 2012 để mọi người dân, các phương tiện truyền thông, các cấp, các ngành quán triệt, thống nhất nhận thức và cùng tạo nên một sự nhất trí cao về phương án tổ chức được lựa chọn. Xây dựng kế hoạch truyền thông ngay từ đầu và trên quan điểm truyền thông là một phần hữu cơ của lễ hội, trong đó nhấn mạnh đến việc tuyên truyền giá trị văn hóa của lễ hội đền Trần là phát huy các di sản tinh thần thượng võ của nhà Trần và công lao của các triều đại vua Trần đối với sự phát triển quốc gia dân tộc Việt Nam và văn hóa Việt Nam trong lịch sử. Cần tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa đích thực của ấn Trần miếu tự điển hiện đang sử dụng. Ðây là ấn của một
- nơi thờ tự nhà Trần, chứ không phải ấn hành chính, ấn của triều đình, không phải ấn của nhà vua Trần, ấn cầu thăng quan, tiến chức... Phát ấn đền Trần không phải là một nghi lễ truyền chính được phục dựng như một số công chúng hiểu. Ấn và lễ hội đền Trần là một hình thức và thờ tự truyền thống, có ý nghĩa linh thiêng để người dân cầu mong hạnh phúc, may mắn, cầu mong quốc thái dân an. Vì thế cần tăng cường tính chuyên nghiệp trong công tác truyền thông nhằm nâng cao ý thức tham gia lễ hội của người dân và khách thập phương. Có thể nói, lễ hội đền Trần là một thí dụ tiêu biểu của các lễ hội truyền thống đang cố gắng thích nghi với đời sống đương đại, ở đó đã và đang phản ánh các mâu thuẫn, các va đập giữa truyền thống và hiện đại, cũ và mới, bảo tồn và phát huy. Sẽ là cứng nhắc nếu lấy nguyên các nguyên lý tổ chức lễ hội truyền thống làm khuôn mẫu cho hiện tượng này. Cần có những nghiên cứu về các lễ hội dân gian - truyền thống được
- phát triển, mở rộng quy mô để thích ứng với cuộc sống hiện tại. Ðứng ở góc độ quản lý di sản, cần chú ý tới quan điểm bảo tồn di sản theo hướng bảo tồn phát triển, hay còn gọi là bảo tồn động, là hợp lý trong trường hợp này, vì không bao hàm một sự chối bỏ các nguyên tắc bảo tồn nguyên trạng. Vấn đề ở chỗ là lựa chọn một quan điểm bảo tồn thích hợp, được cuộc sống chấp nhận. Vì thế, các cốt lõi của lễ hội truyền thống cần được giữ nguyên, coi đó như là linh hồn và cốt tử của hiện tượng tâm linh này. Ðó là tinh thần uống nước, nhớ nguồn, ghi nhớ công lao tổ tiên, tinh thần cố kết cộng đồng bằng các nghi lễ dân gian - truyền thống. Khẳng định vai trò chủ thể của cộng đồng như là hạt nhân của quy trình tổ chức lễ hội. Họ là chủ thể thật sự của lễ hội thông qua vai trò tổ chức, đóng góp, quản trị và giữ thông điệp truyền thống. Nhà nước cần có những định hướng chứ không phải làm thay, là người tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho di sản sống trong đời sống đương đại mà không cắt đứt quan hệ với quá khứ. Về mặt kỹ thuật, có thể đóng vai là nhà đầu tư,
- bảo trợ, tuyên truyền song không là người làm thay, không nên biến một hiện tượng văn hóa truyền thống thành một sự kiện "văn hóa nhà nước". Cần áp dụng một số nguyên lý của tổ chức sự kiện phù hợp tinh thần thời đại, song đó là một bài toán không dễ giải. Các công cụ tiếp thị, gây quỹ, truyền thông và quảng bá không làm biến dạng di sản mà là sự thích ứng và hỗ trợ di sản. Ðó là một sự cân bằng mới đối với các lễ hội truyền thống kiểu đền Trần. Vì thế, đã đến lúc cần có những nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng "mở rộng" và phát triển quy mô lễ hội, từ đó có những định hướng và mô hình tổ chức và quản lý thích hợp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
179 p | 819 | 129
-
Báo cáo kiến nghị đề tài luận văn: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa
14 p | 522 | 115
-
Số liệu thô Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của chùa Cầu - Hội An
17 p | 95 | 10
-
Đề cương môn học Văn hóa và phát triển
93 p | 102 | 10
-
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trong quá trình hội nhập và phát triển
5 p | 97 | 5
-
Di sản phương Tây tại Đông Nam Á: Phương pháp - công cụ và dự án thực tiễn
29 p | 83 | 4
-
Nghi lễ vòng đời của người M’nông huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng: Truyền thống và biến đổi
17 p | 85 | 3
-
Bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái ở Thanh Hóa
10 p | 3 | 2
-
Trò Ma - một loại hình nghệ thuật đặc sắc cần được bảo tồn và phát huy
8 p | 4 | 2
-
Về vấn đề tôn trọng tính thiêng trong thực hành tín ngưỡng
12 p | 3 | 2
-
Diễn xướng nghi lễ của dân tộc Mường ở Thanh Hóa
12 p | 4 | 2
-
Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn học Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội
7 p | 5 | 2
-
Lịch tre của người Mường
14 p | 1 | 1
-
Những vấn đề đặt ra trong những cuốn sách sưu tầm, nghiên cứu sử thi đã xuất bản
6 p | 1 | 1
-
Sử thi Tây Nguyên - phát hiện và các vấn đề
14 p | 1 | 1
-
Giáo sư Đinh Gia Khánh - Người mở đường nghiên cứu văn hoá dân gian
3 p | 6 | 1
-
Lịch sử vấn đề sưu tầm, nghiên cứu Then ở miền Bắc Việt Nam
13 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn