intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu: Nhận dạng khó khăn và đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp thu mua chế biến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này khảo sát thực trạng hoạt động tại 93 doanh nghiệp TMCBNSXK trên khắp cả nước. Qua đó, tác giả phân tích rõ các khó khăn và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp này hướng tới phát triển một chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu: Nhận dạng khó khăn và đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp thu mua chế biến

  1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN XUẤT KHẨU: NHẬN DẠNG KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP THU MUA CHẾ BIẾN TS. Phạm Trung Tiến Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Các doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản xuất khẩu (TMCBNSXK) là một cấu phần trong chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu, đóng vai trò là cầu nối liên kết giữa hộ nuôi trồng nông sản với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Bài viết này khảo sát thực trạng hoạt động tại 93 doanh nghiệp TMCBNSXK trên khắp cả nước. Qua đó, tác giả phân tích rõ các khó khăn và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp này hướng tới phát triển một chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu bền vững. Từ khóa: Chuỗi giá trị nông sản, doanh nghiệp thu mua chế biến, nông sản xuất khẩu DEVELOPING SUSTAINABLE AGRICULTURAL EXPORT VALUE CHAIN: CHALLENGES AND SOLUTIONS FOR AGRICULTURAL COLLECTING AND PROCESSING ENTERPRISES Abstract: Agricultural collecting and processing enterprises, as a part of agricultural export value chain, play roles as connectors between agricultural producers and exporting enterprises. This paper examines business activities in 93 agricultural collecting and processing enterprises in Vietnam. Challenges were identified and sollutions were suggested for improving these enterprises’ businesses and developing sustainable agricultural export value chain. Keywords: Agricultural value chain, collecting and processing enterprises, argricultural export 1. Đặt vấn đề Định hướng phát triển của toàn ngành nông nghiệp Việt Nam là “Phát triển nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nông thôn mới phồn vinh và văn minh, nông dân giàu có; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, sử dụng hiệu quả và bảo vệ bền vững tài nguyên thiên nhiên” (Bộ NN&PTNT, 2019). Trong quá trình thực hiện định hướng phát triển trên, việc đảm bảo tính bền vững trong phát triển đặc biệt là trong việc xây dựng chuỗi giá trị hàng nông sản nói chung và nông sản xuất khẩu nói riêng được khẳng định rõ. Một cấu phần tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu, đóng vai trò là cầu nối liên kết giữa hộ nuôi trồng nông sản với các doanh nghiệp xuất khẩu, hoặc các doanh nghiệp thương mại tiêu thụ nông sản trong thị trường nội địa là các doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản xuất khẩu (TMCBNSXK). Bài viết này khảo sát thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp TMCBNSXK, phân tích rõ các khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm 519
  2. bảo tính ổn định trong hoạt động của các doanh nghiệp này hướng tới phát triển một chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu bền vững. 2. Doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản xuất khẩu trong chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu 2.1. Chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu Đến nay, chưa tồn tại quan điểm chính thức nào về chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu, tuy nhiên có thể hiểu chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu là tổng thể hoạt động của các chủ thể nhằm làm tăng giá trị tại mỗi khâu trong quy trình từ cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua gom, sơ chế, xuất khẩu, tiêu dùng hàng nông sản trên thị trường xuất khẩu và đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế cho tất cả các tác nhân tham gia chuỗi. Chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu được mô tả ở Hình 1 dưới đây: Hình 1: Chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu Đầu vào Sản xuất Thu Chế Thương mua biến mại Nhà cung Hộ nuôi Doanh Doanh Xuất khẩu cấp đầu trồng nghiệp thu nghiệp vào: nông sản mua chế biến giống, phân bón, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật... Các bên liên quan và thúc đẩy chuỗi: Hiệp hội ngành hàng, cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng.... Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Các chủ thể tham gia chính vào chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu bao gồm: - Đơn vị cung cấp đầu vào: thực hiện mua, bán các nguyên liệu đầu vào như thức ăn, thuốc thú y, dụng cụ hỗ trợ. - Hộ nuôi trồng: thực hiện mua con giống/hạt giống, nuôi trồng bằng cách chọn đơn vị cung cấp giống, thức ăn/thuốc, chăm sóc và bán thành phẩm. - Doanh nghiệp thu mua: thực hiện hoạt động tìm kiếm nhà cung cấp nông sản uy tín, bảo quản và bán nông sản cho người tiêu dùng hoặc thương lái khác. - Doanh nghiệp chế biến:mua nông sản từ nhà cung cấp, bảo quản, sơ chế hoặc chế biến nông sản theo nhu cầu của người tiêu dùng và phân phối thương mại. 520
  3. - Doanh nghiệp xuất khẩu: là đơn vị phân phối nông sản đến người tiêu dùng ở thị trường xuất khẩu. Đây là đơn vị chi trả toàn bộ giá trị gia tăng của chuỗi giá trị. - Đơn vị hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi giá trị:là đơn vị trong tổ chức Chính phủ hoặc phi Chính phủ nhằm mục đích phát triển ngành nông nghiệp như nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, thực hiện chính sách hỗ trợ cho việc bán hàng. 2.2. Doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản xuất khẩu Doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu là các công ty tham gia vào sự biến đổi các ngành hàng nông nghiệp. Các cơ sở chế biến nhỏ thường áp dụng các phương pháp sản xuất truyền thống, sử dụng nhiều công lao động và phân bố ở nông thôn hoặc thành thị. Những cơ sở sản xuất lớn thường có kho lớn chứa nguyên liệu thô nhằm đảm bảo hoạt động chế biến liên tục và tận dụng tối đa các trang thiết bị trong thời kỳ trái vụ (Huỳnh Trường Huy, 2019). Nông sản được công ty chế biến nông sản thu mua trực tiếp từ hộ nuôi trồng nông sản hoặc qua các doanh nghiệp thu mua hay các thương nhân thu mua lưu động được đưa vào quá trình sơ chế như phân loại; vệ sinh, làm sạch; cắt nhỏ... Sau khi trải qua quá trình sơ chế, nông sản được chuyển tới khâu chế biến thành phẩm xuất khẩu. Một bộ phận có thể được tiêu thụ nội địa qua các công ty tiêu thụ nông sản nội địa. Các yếu tố chi phí sản xuất đầu vào trong khâu chế biến như chi phí đầu tư về công nghệ dây chuyền, máy móc thiết bị chế biến hiện đại, nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao, chi phí nguyên liệu chế biến, nhiên liệu, các chi phí này được cung cấp từ các doanh nghiệp như doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu, doanh nghiệp cung ứng các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, ngân hàng thương mại, nguồn lao động thuê qua thị trường lao động địa phương. Nông sản sau khi trải qua quá trình chế biến thành sản phẩm nông sản xuất khẩu như đông lạnh, sản phẩm chế biến sẵn, sản phẩm nông sản có giá trị gia tăng cao. Sản phẩm sau khi được chế biến xong sẽ được doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trực tiếp ra các thị trường nước ngoài hay phân phối thị trường nội địa (Nguyễn Thị Minh Phượng & Nguyễn Thị Minh Hiền, 2012). Quy trình hoạt động của doanh nghiệp thu mua chế biến hàng nông sản xuất khẩu được minh họa như hình 2 dưới đây. 521
  4. Hình 2: Quy trình hoạt động của doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản xuất khẩu Thị trường Ngân hàng Yếu tố kỹ thuật lao động thương mại công nghệ Hộ nuôi trồng nông sản Chế biến thành Công ty xuất phẩm xuất khẩu khẩu nông sản Thương nhân thu mua lưu Sơ chế nông động sản Công ty tiêu thụ Doanh nghiệp nông sản nội địa thu mua nông sản Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu 2.3. Vai trò của doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản xuất khẩu - Doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản xuất khẩu đóng vai trò là cầu nối liên kết giữa hộ nuôi trồng nông sản và công ty xuất khẩu nông sản cũng như công ty tiêu thụ nông sản nội địa. - Doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản, đặc biệt là nông sản xuất khẩu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị. Khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu là doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Đây là tác nhân làm tăng giá trị gia tăng trong chuỗi. Doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu được xây dựng gần các vùng nuôi trồng nông sản. Doanh nghiệp chế biến nông sản thường mua nguyên liệu từ các vùng nuôi trồng liên kết hay được cung cấp từ các doanh nghiệp nuôi trồng. Quá trình tạo ra giá trị gia tăng cao trong khâu chế biến là chênh lệch giữa giá bán các sản phẩm nông sản với các chi phí trung gian đầu vào. Doanh nghiệp chế biến muốn nâng cao giá trị gia tăng cho doanh nghiệp thì cần có biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên liệu đầu vào, liên kết chuỗi chế biến xuất khẩu nông sản để giá cả nguyên liệu được ổn định, đa dạng hóa sản phẩm chế biến, gia tăng chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm bán với giá cao hơn. Đây là tác nhân tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất trong chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản. (Nguyễn Thị Minh Phượng & Nguyễn Thị Minh Hiền, 2012) - Doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản nói chung và nông sản xuất khẩu nói riêng có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của các hộ nuôi trồng nông sản. - Doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản có đóng góp vào sự hình thành và phát triển của các kênh thu mua chế biến nông sản, thúc đẩy sự phát triển của các thương nhân, 522
  5. các người thu mua nhỏ; góp phần tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho một bộ phận lao động địa phương (Ngô Thị Phương Liên, 2018). Về thu thập số liệu, nhóm nghiên cứu khảo sát thông qua bảng câu hỏi với 93 doanh nghiệp thu mua và chế biến nông sản xuất khẩu (TMCBNSXK) trên cả nước. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm cả các câu hỏi đóng và câu hỏi mở về các nội dung cụ thể: (1) Phần 1: Thông tin chung về doanh nghiệp; (2) Phần 2: Thực trạng hoạt động thu mua chế biến nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp gồm các câu hỏi về 4 khía cạnh: Sự ổn định của giá cả và chất lượng nguyên liệu đầu vào; mức độ bền vững trong hoạt động và nguồn lực của doanh nghiệp; các vấn đề về việc làm, phát triển con người và bảo vệ môi trường; các hoạt động mở rộng và đổi mới sáng tạo; (3) Phần 3: Đánh giá và ý kiến của doanh nghiệp với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Thực trạng hoạt động và những khó khăn trong TMCBNSXK của các doanh nghiệp được nhóm nghiên cứu phân tích qua các câu hỏi mang tính định lượng với câu trả lời theo năm mức điểm từ thấp nhất là (1) hoàn toàn không đồng ý tới cao nhất là (5) hoàn toàn đồng ý. Tỷ lệ lựa chọn (%) các phương án được lựa chọn của các doanh nghiệp TMCBNSXK được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1. Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động thu mua chế biến nông sản xuất khẩu Mã Câu hỏi Tỷ lệ theo lựa chọn Giá trị câu (%) trung hỏi 1 2 3 4 5 bình Nông sản đầu vào được thu mua II.1.1 luôn đảm bảo các yêu cầu về chất 0.00 7.69 42.86 39.56 9.89 3.52 lượng sản phẩm Quá trình bảo quản sau thu mua/sau II.1.2 0.00 4.49 37.08 37.08 21.35 3.75 chế biến đảm bảo chất lượng tốt Quy trình chế biến nông sản tuân II.1.3 thủ các quy định nghiêm ngặt, đảm 1.10 12.09 32.97 31.87 21.98 3.62 bảo chất lượng sản phẩm đầu ra Giá cả thu mua nông sản đầu vào ít II.1.4 1.11 12.22 31.11 42.22 13.33 3.54 biến động Giá bán nông sản thành phẩm của II.1.5 6.67 8.89 31.11 38.89 14.44 3.46 công ty duy trì ổn định và có tăng nhẹ Nguồn cung cấp nông sản đầu vào II.1.6 của Công ty của ông (bà) luôn ổn 1.11 8.89 35.56 38.89 15.56 3.59 định, ít biến động Cơ cấu, số lượng khách hàng mua II.1.7 nông sản sau chế biến ổn định và có 0.00 3.41 34.09 42.05 20.45 3.80 xu hướng mở rộng 523
  6. Các hoạt động phân loại, sơ chế, II.1.8 bảo quản, tồn trữ đảm bảo tốt chất 1.11 6.67 33.33 40.00 18.89 3.69 lượng nông sản Hoạt động chế biến nông sản góp II.1.9 phần tạo giá trị gia tăng ổn định cho 0.00 14.77 25.00 36.36 23.86 3.69 công ty Nguồn vốn thường xuyên đáp ứng II.1.10 được nhu cầu kinh doanh hiện nay 1.10 4.40 26.37 45.05 23.08 3.85 của công ty Công ty có thể tiếp cận các nguồn II.1.11 vốn để đầu tư mở rộng sản xuất 2.20 6.59 45.05 29.67 16.48 3.52 kinh doanh Công ty của Ông (Bà) thực hiện tốt II.1.12 các quy định về bảo vệ môi trường 1.10 7.69 34.07 42.86 14.29 3.62 hiện hành Hoạt động sản xuất kinh doanh của II.1.13 công ty Ông (Bà) đảm bảo không gây 3.33 14.44 27.78 36.67 17.78 3.51 tác động tiêu cực cho môi trường Công ty của Ông (Bà) đảm bảo an II.1.14 toàn lao động và điều kiện làm việc 0.00 7.69 32.97 42.86 16.48 3.68 phù hợp cho nhân viên Công ty của Ông (Bà) có xu hướng II.1.15 tạo thêm nhiều việc làm mới cho 1.10 7.69 24.18 52.75 14.29 3.71 người lao động Mức thu nhập cho người lao động II.1.16 ổn định và đáp ứng nhu cầu của 1.10 8.79 31.87 42.86 15.38 3.63 người lao động Công ty của Ông (Bà) có triển khai các hoạt động đào tạo và huấn II.1.17 3.30 4.40 30.77 36.26 25.27 3.76 luyện nâng cao tay nghề cho người lao động Công ty của Ông (Bà) có triển khai các hoạt động nghiên cứu, đổi mới, II.1.18 1.10 8.79 24.18 52.75 13.19 3.68 cải tiến quy trình sản xuất; áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất Các nghiên cứu đổi mới và áp dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả và II.1.19 1.12 10.11 40.45 34.83 13.48 3.49 sự ổn định cho hoạt động kinh doanh của Công ty Ông (Bà) Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu 524
  7. Về kết quả phân tích cụ thể, có một số điểm đáng chú ý trong thực trạng công tác TMCBNSXK như sau: Chỉ số có mức điểm cao nhất lại là chỉ tiêu II.1.10- ‘Nguồn vốn thường xuyên đáp ứng được nhu cầu kinh doanh hiện nay của công ty’ với mức điểm trung bình là 3.85, cùng với tỷ lệ hoàn toàn đồng ý (điểm 5) lên tới 23.08. Tuy nhiên, chỉ số có liên quan trực tiếp tới vấn đề này là chỉ tiêu II.1.11 ‘Công ty có thể tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh’ lại có điểm trung bình gần như là thấp nhất (3.52). Điểm này là một điểm thú vị, thể hiện là hiện tại các doanh nghiệp TMCBNSXK có thể đang yên tâm với nguồn vốn kinh doanh của mình nhưng họ lại không hề tin tưởng vào việc có thể huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc tiếp cận được các nguồn vốn đầu tư để mở rộng kinh doanh luôn là vấn đề với các các doanh nghiệp TMCBNSXK. Tiếp theo, chỉ số có mức điểm cao thứ 2 là chỉ tiêu II.1.7 ‘Cơ cấu, số lượng khách hàng mua nông sản sau chế biến ổn định và có xu hướng mở rộng’ với mức điểm trung bình là 3.80. Đây có thể nói là một tín hiệu rất đáng mừng, nó cho thấy thực trạng tích cực, một triển vọng tươi sáng về môi trường kinh doanh tăng trưởng ổn định, cũng như một thái độ rất lạc quan của các doanh nghiệp TMCBNSXK. Hơn nữa, đây cũng là dấu hiệu cho thấy, các doanh nghiệp này còn cần phải chiếm lĩnh và thâm nhập thị trường hơn nữa, cần có nhiều giải pháp hơn để chinh phục nhiều đối tượng khách hàng đa dạng. Đáng chú ý và thú vị hơn nữa là, hai chỉ số có mức điểm thấp nhất cũng liên quan đến hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động nói chung của doanh nghiệp, đó là chỉ tiêu II.1.5 ‘Giá bán nông sản thành phẩm của công ty duy trì ổn định và có tăng nhẹ’ (điểm trung bình 3.46) và chỉ tiêu II.1.19 ‘Các nghiên cứu đổi mới và áp dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả và sự ổn định cho hoạt động kinh doanh của Công ty Ông (Bà)’ (điểm trung bình 3.49). Điểm này cho thấy, điểm yếu lớn nhất và cũng là khó khăn, thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp TMCBNSXK đang phải đối mặt trong quá trình duy trì sự ổn định và tăng trưởng bền vững chính là sự ổn định của giá bán thành phẩm. Với mức điểm đánh giá ở mức thấp thứ 2 trong tất cả 19 chỉ tiêu (điểm trung bình 3.49), hoạt động nghiên cứu đổi mới và áp dụng công nghệ mới chưa thực sự chứng minh được hiệu quả trong việc đem lại sự ổn định và tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp TMCBNSXK. Ngoài vấn đề về tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và vấn đề hiệu quả chưa cao của các nghiên cứu đổi mới và áp dụng công nghệ mới, vấn đề nổi bật thứ ba mà các doanh nghiệp TMCBNSXK đang phải giải quyết chính là chỉ tiêu II.1.13 ‘Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ông (Bà) đảm bảo không gây tác động tiêu cực cho môi trường’, với mức điểm trung bình rất thấp chỉ 3.51. Điều này cho thấy một sự lo ngại về tính bền vững trong hoạt động của các doanh nghiệp này cũng như sự thiếu tự tin của những doanh nghiệp này trong việc họ đảm bảo hoạt động của mình không gây tác động tiêu cực đến môi trường. Một giả định có thể đặt ra là, các doanh nghiệp TMCBNSXK có thể có ý thức và nhận thức khá đầy đủ cũng như có kỳ vọng và mục tiêu khá cao về vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng do rất nhiều nguyên nhân, có thể là cả do hạn chế về công nghệ hay nguồn lực nên hoạt động bảo vệ môi trường của họ không được thực hiện tốt như kỳ vọng. Giả 525
  8. thiết này là có cơ sở nếu liên kết nó với việc các doanh nghiệp này gặp hạn chế lớn nhất trong việc huy động nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay nghiên cứu đổi mới. Hơn nữa, giả thiết này càng rõ ràng hơn nếu chúng ta nhìn vào chỉ số có mức điểm thấp thứ 2, về việc các doanh nghiệp đáng giá rất thấp hiệu quả của việc đổi mới công nghệ hay áp dụng quy trình sản xuất hiện đại hơn. Như vậy, chúng ta thấy ba chỉ tiêu có điểm số trung bình thấp nhất có mối quan hệ rất logic với nhau, và cơ bản giải thích khá vững chắc cho giả định nêu trên. Vấn đề thứ tư của các doanh nghiệp TMCBNSXK là các nông sản đầu vào được thu mua có chất lượng không ổn định. Điều này thể hiện ở mức điểm thấp của chỉ tiêu II.1.1.‘Nông sản đầu vào được thu mua luôn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm’ với mức điểm trung bình chỉ là 3.52. Đây là một vấn đề mà các doanh nghiệp này thường xuyên phải giải quyết do thực tế là luôn có khoảng cách giữa yêu cầu cao về chất lượng nông sản dùng để xuất khẩu với chất lượng nông sản do các hộ sản xuất cung cấp. Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi các nỗ lực đồng bộ không chỉ của doanh nghiệp TMCBNSXK mà còn từ phía các hộ sản xuất. Bên cạnh 4 vấn đề nổi bật nêu trên, các khía cạnh hoạt động khác của doanh nghiệp TMCBNSXK được đánh giá tương đối tốt. Về quy trình chế biến NSXK, các chỉ tiêu như chỉ tiêu II.1.2 ‘Quá trình bảo quản sau thu mua/sau chế biến đảm bảo chất lượng tốt’ (điểm trung bình là 3.75), chỉ tiêu II.1.8 ‘Các hoạt động phân loại, sơ chế, bảo quản, tồn trữ đảm bảo tốt chất lượng nông sản’ (điểm trung bình là 3.69), chỉ tiêu II.1.9. ‘Hoạt động chế biến nông sản góp phần tạo giá trị gia tăng ổn định cho công ty’ (điểm trung bình 3.69) đều được đánh giá ở mức cao. Khía cạnh thành công thứ 2 của các doanh nghiệp TMCBNSXK được thể hiện rất rõ nét trong kết quả điều tra đó là hiệu quả và sự ổn định trong sử dụng lao động của các doanh nghiệp này. Các chỉ tiêu phản ánh nội dung này đều được đánh giá với mức điểm trung bình cao: cao nhất là chỉ tiêu II.1.17 ‘Công ty của Ông (Bà) có triển khai các hoạt động đào tạo và huấn luyện nâng cao tay nghề cho người lao động’ với điểm trung bình 3.76, sau đó là chỉ tiêu II.1.15 ‘Công ty của Ông (Bà) có xu hướng tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động’ có điểm trung bình 3.71, chỉ tiêu II.1.14 ‘Công ty của Ông (Bà) đảm bảo an toàn lao động và điều kiện làm việc phù hợp cho nhân viên’ với điểm trung bình 3.68; và thấp nhất trong nhóm này là chỉ tiêu II.1.16 ‘Mức thu nhập cho người lao động ổn định và đáp ứng nhu cầu của người lao động’ với điểm trung bình 3.63. 4. Định hướng xuất khẩu nông sản và giải pháp cho các doanh nghiệp thu mua và chế biến nông sản xuất khẩu 4.1. Định hướng xuất khẩu nông sản Một là, cần xây dựng định hướng, kế hoạch xuất khẩu cụ thể đối với từng mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản tương ứng với từng thị trường mục tiêu. Xác định rõ đối tác quan trọng, ưu tiên để có phương án tiếp cận phù hợp, đồng thời phân bổ nguồn lực hợp lý, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, thế mạnh của Việt Nam trên thị trường thế giới. Cần đa dạng hóa thị trường, chú ý phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường ngách, trong đó đặc biệt quan tâm đến thị trường trọng tâm, trọng điểm xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam. 526
  9. Hai là, tập trung đàm phán để tháo gỡ rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các nước đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam; kịp thời cảnh báo các quy định về rào cản và những vấn đề phát sinh đối với nông sản xuất khẩu, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm. Ba là, tăng cường tận dụng những cam kết từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký, triển khai kế hoạch hành động thực thi FTA thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... Bốn là, phối hợp với các đại sứ quán, thương vụ tại các nước để cung cấp thông tin, phân tích, dự báo về thị trường, từ đó định hướng, quy hoạch sản xuất trong nước, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu thị trường, sản xuất theo chuỗi liên kết gắn với xuất khẩu. Năm là, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam ra thị trường thế giới, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp. Đi cùng với đó là hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu, kết nối với các nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị của các nước, đặc biệt là đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao có chứng nhận nguồn gốc, thương hiệu của Việt Nam. Sáu là, triển khai mạnh mẽ cơ cấu lại nông nghiệp, đẩy mạnh xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực quốc gia, tiếp tục phát triển nông sản theo 3 trục sản phẩm gồm trục sản phẩm quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương làm các mũi nhọn gắn với chỉ dẫn địa lý. (Bộ KHĐT & UNDP, 2010; OECD, 2015; Ngân hàng thế giới, 2016; Bộ Công thương, 2019) 4.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp thu mua và chế biến nông sản xuất khẩu Có thể khẳng định rõ ràng rằng các doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản xuất khẩu (TMCBNSXK) đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển mang tính lâu dài và bền vững của ngành nông nghiệp nói chung và nông sản xuất khẩu nói riêng. Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động kinh doanh, hướng tới sự phát triển ổn định bền vững của các doanh nghiệp này, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số hướng giải pháp chủ yếu như sau: Trước hết, các doanh nghiệp TMCBNSXK cần nhận thức đầy đủ và có những biện pháp thích hợp trong việc tiếp cận và áp dụng công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Đây có thể nói là hướng giải pháp cơ bản, đóng vai trò là nền tảng cho tất cả các giải pháp khác. Đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ hiện đại sẽ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn qua việc nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường; cũng như giảm đi những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và bảo tồn, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đổi mới công nghệ trong chế biến hàng NSXK sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hạn chế một khó khăn cố hữu của ngành hàng này là tính mùa vụ của 527
  10. sản phẩm (Nguyễn Thị Minh Phượng & Nguyễn Thị Minh Hiền, 2012). Hơn nữa, áp dụng công nghệ hiện đại cũng sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc của những doanh nghiệp này vào lực lượng lao động thủ công, vốn đang ngày càng bị hạn hẹp tại nông thôn. Cuối cùng, đổi mới công nghệ cũng sẽ góp phần đảm bảo các sản phẩm NSXK của các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua được các rào cản về tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp TMCBNSXK cũng cần phải nhận thức rõ là đầu tư vào đổi mới công nghệ sẽ không phải là hoạt động trong ngắn hạn, dễ dàng và nhanh chóng thấy được lợi ích hay hiệu quả ngay. Đây là những hoạt động đòi hỏi phải được thực hiện mang tính dài hạn, thậm chí tồn tại nhiều rủi ro. Do đó, hướng giải pháp thứ hai đó là các doanh nghiệp TMCBNSXK cần được tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận các nguồn tài chính để đổi mới công nghệ và đầu tư mở rộng quy mô hoạt động. Ba là, các hoạt động đổi mới công nghệ cần phải được gắn chặt với các tiêu chí về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây phải được coi là điều kiện tiên quyết khi các doanh nghiệp này đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, Nhà nước, các tổ chức tài chính tín dụng có thể xem xét, coi đây là một tiêu chí quan trọng hàng đầu trong hỗ trợ, cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp TMCBNSXK. Bốn là, các doanh nghiệp TMCBNSXK cần có mối quan hệ chặt chẽ với các hộ sản xuất nông sản để đảm bảo cả số lượng và chất lượng nông sản đầu vào (OXFAM, 2015). Cùng với việc đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm NSXK thành phẩm, việc đảm bảo chất lượng nông sản đầu vào là điều rất quan trọng (Ngô Thị Phương Liên, 2018). Các doanh nghiệp TMCBNSXK cần theo sát quá trình sản xuất nuôi trồng của các hộ nông dân, các hợp tác xã; có sự hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời trong quá trình sản xuất này để đảm bảo chất lượng sản phẩm (Hồ Thanh Thủy, 2017). Năm là, các doanh nghiệp TMCBNSXK cần quan tâm hơn nữa tới người lao động của doanh nghiệp mình. Người lao động trong doanh nghiệp chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt trong những thời điểm khó khăn, khi gặp phải những tổn thất do nhiều sự biến động không lường trước được của môi trường kinh doanh, chính sự gắn kết, sự sẵn sàng chia sẻ của người lao động sẽ là chỗ dựa, là động lực mạnh mẽ nhất để doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Người lao động trong các doanh nghiệp TMCBNSXK càng cần được quan tâm nhiều hơn nữa trong bối cảnh các doanh nghiệp này đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao đối với sản phẩm NSXK. Cuối cùng, một giải pháp mang tính lâu dài, với hiệu quả chỉ thấy được trong dài hạn nhưng cũng không thể xem nhẹ, đó là các doanh nghiệp TMCBNSXK cần không ngừng tạo lập và vun đắp mối quan hệ với các tổ chức có liên quan, và cộng đồng xã hội. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần chia sẻ lợi ích và đóng góp nhiều hơn cho lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Chính việc này giúp ổn định và nâng cao vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, trong cộng đồng và trên toàn xã hội. Điều này là nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định, bền vững của các doanh nghiệp TMCBNSXK. 528
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công thương (2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2019: Logistics nâng cao giá trị nông sản, NXB Công Thương. 2. Bộ Kế hoạch và đầu tư và Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP (2010), Được mùa: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Dự án Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2011- 2020. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới (2019), Lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, Tài liệu tuyển chọn hội thảo khoa học, ngày 16-17/7/2019. 4. Hồ Thanh Thủy (2017), ‘Vai trò liên kết trong sản xuất nông sản’, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 269+270, tr. 34-40. 5. Huỳnh Trường Huy (2019), ‘Cách tiếp cận chuỗi giá trị để phát triển ngành hàng nông sản- một số vấn đề thực tiễn tại Đồng bằng sông Cửu Long’, Tạp chí Nghiên cứu dân tộc, tháng 6 năm 2019, tr.1-7. 6. Ngân hàng thế giới (2016), Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào, Báo cáo phát triển Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội. 7. Ngô Thị Phương Liên (2018), ‘Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị: Hướng đi bền vững cho nông nghiệp Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 27 (9/2018), tr. 44-47. 8. Nguyễn Thị Minh Phượng & Nguyễn Thị Minh Hiền (2012), ‘Đặc điểm của công nghiệp chế biến nông sản và chuỗi giá trị đối với ngành hàng nông sản’, Tạp chí kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, số 367 (6/2012), tr. 20-23. 9. OECD (2015), Báo cáo rà soát Nông nghiệp và Lương thực của OECD: Chính sách Nông nghiệp Việt Nam 2015, NXB PECD, Paris, Pháp. 10. OXFAM (2015), Báo cáo Hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy quyền, tiếng nói, lựa chọn của nông dân: Hiện trạng và khuyến nghị chính sách, NXB Hồng Đức. 529
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2