Phát triển chăn nuôi gia cầm tại vùng Tây Bắc Việt Nam
lượt xem 2
download
Tây Bắc Việt Nam có vị trí quan trọng về chính trị, an ninh và quốc phòng. Khu vực này với điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, trong đó bao gồm các giống gia cầm. Tỉnh Sơn La và Hòa Bình có số lượng đàn gia cầm và sản lượng thịt, trứng chiếm ưu thế so với các tỉnh còn lại, tuy nhiên nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở khu vực này vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển chăn nuôi gia cầm tại vùng Tây Bắc Việt Nam
- Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM Đỗ Đức Sáng1*, Hoàng Thanh Thương2, Phạm Văn Nhã2, Nguyễn Thị Thanh Hòa2, Nguyễn Văn Dũng2, Đỗ Hải Lan2, Phạm Thị Thu Hoài3 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Trường Đại học Tây Bắc 3 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên * Email: doducsangdhtb@gmail.com Tóm tắt: Tây Bắc Việt Nam có vị trí quan trọng về chính trị, an ninh và quốc phòng. Khu vực này với điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, trong đó bao gồm các giống gia cầm. Tỉnh Sơn La và Hòa Bình có số lượng đàn gia cầm và sản lượng thịt, trứng chiếm ưu thế so với các tỉnh còn lại, tuy nhiên nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở khu vực này vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ. Tây Bắc còn bộc lộ nhiều khó khăn và hạn chế về cơ sở hạ tầng, phương thức chăn nuôi, chất lượng nguồn nhân lực, khả năng liên kết, thị trường tiêu thụ và nguồn giống, vì vậy để chăn nuôi gia cầm tại khu vực này phát triển, xứng tầm với những tiềm năng và lợi thế cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, bao gồm giải pháp về tổ chức quản lý, cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, nguồn giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh. Từ khóa: Sản lượng, chuỗi giá trị, thức ăn tự nhiên, hệ thống quản lý, biến động. 1. MỞ ĐẦU Tây Bắc Việt Nam (Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Yên Bái) chiếm 15,3 % diện tích tự nhiên cả nước, với tổng dân số gần 5 triệu người (4/2020), trong đó có tới hơn 80 % sống ở nông thôn và làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp [4 - 9]. Không chỉ là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản phong phú để phát triển kinh tế tổng hợp. Tây Bắc còn có lợi thế về thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu để phát triển các mô hình nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi các giống gia cầm. Đây cũng là thế mạnh để Tây Bắc phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất chuỗi sản phẩm hàng hóa. Khu vực này còn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm với nhiều chính sách ưu đãi. Đầu tư của Nhà nước cho Tây Bắc chủ yếu thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và phát triển dân tộc thiểu số cùng nhiều đầu tư theo các chương trình mục tiêu và lồng ghép với đầu tư của nhiều chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn. Cùng với nguồn đầu tư của Nhà nước, Tây Bắc còn huy động được sự trợ giúp của nhiều tổ chức quốc tế, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội [2, 3]. Nhiều giống gia cầm đã được nuôi ở khu vực này, chủ yếu ở quy mô nông hộ và trở thành một trong những nguồn thu nhập chính cho người dân. Ngoài ra, Tây Bắc cũng là khu vực lưu giữ nhiều giống gia cầm bản địa, chúng đã được thuần hóa và phát triển, trở thành những biểu tượng gắn liền với lịch sử, văn hóa các địa phương trong vùng. Trong số này phải kể đến các giống như gà Lạc Thủy, gà Yên Thủy (Hòa Bình), gà Mông hay gà Đen (Tây Bắc), vịt cỏ Mường Bú (Sơn La),... Tuy nhiên, những tiềm năng và thuận lợi kể trên vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy lĩnh vực chăn nuôi Tây Bắc có bước đột phá trong phát triển, vì khu vực này vẫn còn những hạn chế và thách thức cố hữu, cần có thời gian để giải quyết. Để ngành chăn nuôi Tây Bắc phát triển theo quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015) “Phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên cơ sở khai thác tối đa nguồn gen cây trồng, vật nuôi trong nước; đồng thời mở rộng trao đổi nguồn gen với các nước trên thế giới để chọn tạo giống mới đa dạng di truyền, thích hợp với các vùng sinh thái,… tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh,…”, rõ ràng nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chăn nuôi có vai trò quan trọng, từ đó đề xuất các giải pháp, góp phần phát triển chăn nuôi ở khu vực còn nhiều khó khăn này [2, 3]. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Điều tra và đánh giá về nguồn thức ăn cho các giống gia cầm, bao gồm nguồn thức ăn công nghiệp, thức ăn bổ sung từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, thức ăn tự chế từ các phụ phẩm nông nghiệp,...
- 340 Đỗ Đức Sáng, Hoàng Thanh Thương, Phạm Văn Nhã, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nguyễn Văn Dũng, Đỗ Hải Lan, Phạm Thị Thu Hoài - Điều tra về hình thức tổ chức chăn nuôi (công ty, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi, nông hộ), quy mô chăn nuôi và phương thức chăn nuôi (nuôi nhốt, nuôi bán công nghiệp, nuôi thả rông), sản lượng (số lượng đàn, số nông hộ nuôi), trình độ kỹ thuật đang áp dụng trong chăn nuôi gia cầm, tình hình dịch bệnh (thời gian, mức độ gây hại, cách phòng trị bệnh). - Điều tra về sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi gia cầm (loại sản phẩm, năng suất, kỹ thuật sơ chế, bảo quản, phương thức tiêu thụ, giá sản phẩm, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm). - Tình hình kinh tế và xã hội trong chăn nuôi gia cầm (số lượng người nuôi gia cầm, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, hiệu quả kinh tế,...). Các quy định, chính sách liên quan đến chăn nuôi gia cầm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Điều tra, khảo sát thực tế: tổ chức điều tra trực tiếp trên thực địa, quan sát thực địa, chụp ảnh, phỏng vấn trực tiếp theo phiếu điều tra với người chăn nuôi gia cầm, nhân viên doanh nghiệp, cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y. Các thông tin điều tra tập trung về số lượng và sản lượng các giống gia cầm, diện tích và quy mô chăn nuôi, hình thức chăn nuôi gia cầm, mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu chăn nuôi, các bệnh thường gặp và cách phòng trị, sản phẩm thu hoạch, khả năng tiêu thụ của thị trường, chính sách hỗ trợ về chăn nuôi gia cầm,… Tại mỗi tỉnh hoàn thiện 30 phiếu điều tra trong thời gian 6/2019 - 6/2020. Ngoài ra, chúng tôi còn phối hợp với 6 hộ gia đình nuôi gia cầm tại tỉnh Sơn La, Điện Biên và Hòa Bình để theo dõi định kỳ các chỉ tiêu về sinh trưởng, khả năng tiêu tốn thức ăn, mức độ dịch bệnh. Phương pháp thống kê và hồi cứu tài liệu: Thu thập dữ liệu trực tiếp từ các cơ quan chuyên môn về các nội dung liên quan đến các giống gia cầm. Ngoài ra, nguồn dẫn liệu còn bao gồm tài liệu đã được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành, báo cáo chuyên đề,… Xử lý số liệu: Nguồn số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm MS-Excel. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng chăn nuôi gia cầm tại Tây Bắc Chăn nuôi gia cầm tại Tây Bắc Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt kinh tế nông hộ, trở thành một trong những nguồn thu thường xuyên. Hầu hết các hộ gia đình ở vùng nông thôn đều quan tâm và có đầu từ về con giống, kỹ thuật chăm sóc, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, vì vậy sản lượng thịt và trứng gia cầm luôn tăng qua các năm. Tổng đàn gia cầm trong toàn vùng thường duy trì khoảng 25.000 - 30.000 con/năm (tính trong giai đoạn 2015 - 2019), năm sau luôn cao hơn năm trước [4-9]. Bảng 1. Biến động số lượng gia cầm tại các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2015 - 2019 TT Tăng trưởng Tỉnh 2015 2016 2017 2018 2019 BQ (%) 1 Lai Châu 1.028.000 1.107.000 1.146.000 1.416.000 1.580.000 18,7 2 Lào Cai 3.493.000 3.766.000 4.158.000 4.632.000 5.218.000 7,5 3 Điện Biên 3.324.713 3.569.135 3.822.155 4.089.150 4.263.000 12,7 4 Sơn La 5.681.000 5.945.000 6.330.000 6.714.000 7.126.400 10,4 5 Hòa Bình 6.024.300 6.600.900 6.820.500 7.408.800 8.057.200 23,8 6 Yên Bái 4.010.350 4.495.720 4.628.100 4.988.060 5.251.180 5,4 Trung bình 3.926.893 4.247.289 4.484.102 4.874.107 5.249.167 13,08 Trong số 6 tỉnh Tây Bắc, Hòa Bình và Sơn La là hai tỉnh có số lượng gia cầm lớn nhất, chiếm khoảng 50 % tổng số lượng toàn vùng, trong khi đó Lai Châu có số lượng đàn gia cầm thấp nhất. Về mức độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2015 - 2019, Lai Châu và Hòa Bình đạt giá trị cao nhất, lần lượt là 18,7 % và 23,8 %, trong khi Yên Bái và Lào Cai có mức độ tăng trưởng thấp nhất (5,4 % và 7,5 %) (Bảng 1).
- Phát triển chăn nuôi gia cầm tại vùng Tây Bắc Việt Nam 341 Về sản lượng của gia cầm, Hòa Bình, Sơn La và Lào Cai là ba tỉnh có sản lượng cao nhất, chiếm trên 70 % tổng sản lượng toàn vùng, tiếp đến là Yên Bái, thấp nhất gồm hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Tuy nhiên, cùng với Hòa Bình, tỉnh Lai Châu có mức độ tăng trưởng bình quân cao nhất với mức tăng trên 20 %, trong khi Điện Biên và Sơn La có mức tăng thấp nhất, đạt lần lượt là 7,0 % và 6,6 % (Bảng 2). Bảng 2. Biến động sản lượng (tấn) gia cầm tại các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2015-2019 TT 2020 Tăng trưởng Tỉnh 2015 2016 2017 2018 2019 BQ (%) (dự kiến) 1 Lai Châu 1.259 1.716 2.057 2.634 3.145 3.500 23,9 2 Lào Cai 5.220 5.620 6.160 6.894 7.305 7.500 10,8 3 Điện Biên 3.183 3.470 3.711 3.972 4.260 4.500 7,0 4 Sơn La 7.687 8.110 8.651 9.209 9.737 12.200 6,6 5 Hòa Bình 5.348 6.225 8.496 9.839 11.192 11.500 26,2 6 Yên Bái 4.015 4.364 4.628 5.190 5.730 6.000 9,1 Trung bình 4.452 4.918 5.617 6.289 6.895 7.533 13.93 3.2. Những khó khăn và thách thức đối với chăn nuôi gia cầm tại Tây Bắc Ngành chăn nuôi nói chung, trong đó bao gồm chăn nuôi gia cầm vùng Tây Bắc còn bộc lộ nhiều bất cập, thách thức, thể hiện rõ tính nhỏ lẻ, chưa hình thành chuỗi giá trị hàng hóa. Dưới đây là những khó khăn và thách thức cản trở đối với chăn nuôi gia cầm tại khu vực này. 1. Về hệ thống cơ sở hạ tầng: Các tỉnh Tây Bắc đang từng bước hoàn thiện và phát triển, đặc biệt là giao thông, cơ sở hạ tầng. Các trục giao thông chính đã được hoàn thiện giúp kết nối các tỉnh trong vùng với nhau cũng như với các vùng khác (Đông Bắc, châu thổ Sông Hồng, Bắc Trung Bộ) và hai quốc gia láng giềng gồm Trung Quốc và Lào. Ngoài ra, phát triển hệ thống thông tin liên lạc trong vùng cũng góp phần hạn chế những bất lợi về địa lý khép kín và đẩy mạnh kết nối Tây Bắc với bên ngoài. Tuy vậy, nhìn tổng thể cơ sở hạ tầng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi. Hạ tầng yếu kém sẽ là nguyên nhân chính làm cho chi phí kinh doanh lên cao, làm giảm năng lực cạnh tranh và không khuyến khích doanh nghiệp tìm đến đầu tư. 2. Về phương thức chăn nuôi: Sản xuất chăn nuôi trong toàn vùng vẫn chủ yếu dựa vào phương thức chăn nuôi truyền thống; Sản xuất hàng hóa chậm phát triển và chưa có nhiều mô hình sinh kế bền vững. Chăn nuôi gia cầm chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, thả rông. Người chăn nuôi thiếu vốn, vì vậy đầu từ cho chăn nuôi còn rất hạn chế. Việc chưa có nhiều mô hình kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực chăn nuôi, từ đó chưa tạo ra tiền đề để khai thác lợi thế của vùng và phát triển sinh kế bền vững trong nông thôn, mặt khác chưa tạo được động lực để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi, nhằm hình thành nên chuỗi giá trị hàng hóa, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò là tác nhân đầu tàu lôi kéo các tác nhân khác và thúc đẩy các hộ nông dân liên kết với nhau. 3. Về chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực tham gia trong lĩnh vực chăn nuôi còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt đối với các giống gia cầm chứa đựng những rủi ro, vì vậy để có hiệu quả và thành công, khả năng tiếp thu kiến thức khoa học, áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào các khâu chăn nuôi, xử lý sản phẩm có vai trò rất quan trọng. So với các khu vực khác, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên của vùng Tây Bắc còn thấp (chiếm khoảng 6 % tổng dân số của vùng). Ngoài ra, ở một số khu vực nhất là vùng sâu, vùng xa, người dân (chủ yếu là dân tộc ít người) vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, dựa vào khai thác tự nhiên, vì vậy làm giảm động lực trong phát triển kinh tế. 4. Về khả năng liên kết trong sản xuất: Liên kết kinh tế nội vùng và liên kết ngoại vùng còn nhiều bất cập, mỗi tỉnh trong vùng còn tập trung nhiều cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế riêng từng tỉnh mà chưa chú trọng đúng mức đến việc liên kết và khai thác lợi thế chung của khu vực. Cơ chế chính sách thu hút đầu tư nói chung và đầu tư vào chăn nuôi gia cầm nói riêng còn chưa thỏa đáng và hạn chế trong việc giúp đỡ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về thủ tục hành chính, cũng như tiếp cận tốt hơn các nhân tố sản xuất (đất đai,
- 342 Đỗ Đức Sáng, Hoàng Thanh Thương, Phạm Văn Nhã, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nguyễn Văn Dũng, Đỗ Hải Lan, Phạm Thị Thu Hoài nhân công lao động, nguồn vốn, tiếp cận khoa học công nghệ) cùng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm hình thành nên chuỗi giá trị hàng hóa. 5. Về thị trường: Công tác dự báo, thông tin thị trường về sản phẩm chăn nuôi và sản phẩm gia cầm còn thiếu, không cập nhật, khó tiếp cận, đặc biệt với người dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, dẫn đến tình trạng chưa cân đối trong chăn nuôi gia cầm giữa các khu vực trong vùng. Người dân chưa xác định được nhu cầu từ xã hội, từ thị trường. 6. Về nguồn giống: Việc đầu tư nghiên cứu, chọn tạo và phục tráng để có đàn giống đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương còn hạn chế, chưa hình thành các trung tâm hoặc cơ sở cung cấp giống đảm bảo các tiêu chuẩn về giống. 3.3. Giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm tại Tây Bắc Để ngành chăn nuôi gia cầm vùng Tây Bắc phát triển, xứng tầm với những tiềm năng và lợi thế của vùng, cần phải triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp sau. 1. Giải pháp về quản lý: Xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý chặt chẽ đối với các cơ quan quản lý từ cấp tỉnh đến địa phương, các cơ sở sản xuất và kinh doanh nguồn giống, sản phẩm từ gia cầm (thịt, trứng), cơ sở chăn nuôi, nông hộ và các đơn vị trực tiếp liên quan. Đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng trong thu hút đầu tư vào chăn nuôi. Liên kết hướng tới tối đa hóa lợi ích của toàn vùng, phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi. 2. Giải pháp về cơ chế chính sách: Hiện nay, vấn đề quy hoạch phát triển nông nghiệp khu vực Tây Bắc chưa được đề cập cụ thể trong các văn bản, chủ yếu được lồng ghép trong các quy hoạch chung của toàn quốc và quy hoạch kinh tế - xã hội cấp vùng. Vì vậy, mỗi địa phương cần triển khai thực hiện tốt các quyết định, nghị quyết, nghị định, chỉ thị của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về chăn nuôi, đặc biệt là Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi; Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 899/QĐ-TTg về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ngoài ra, mỗi địa phương cần xây dựng quy hoạch, đề án cho phát triển nông nghiệp dựa trên định hướng của Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội từng tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở bản quy hoạch này, các cấp, các ngành tổ chức thực hiện quy hoạch cho riêng mình, trong đó có chăn nuôi gia cầm. Hoàn thiện các chính sách ưu đãi nhà đầu tư nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chăn nuôi gia cầm, bao gồm ưu đãi về đất đai, thuế và thu nhập, nguồn vốn, thị trường, công tác đào tạo. 3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng: Các tỉnh Tây Bắc đang từng bước hoàn thiện và phát triển, đặc biệt là giao thông. Các trục giao thông chính đã được phát triển để kết nối các tỉnh với nhau và với các vùng kinh tế khác. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh thực hiện việc kết nối toàn vùng Tây Bắc và giữa Tây Bắc với các vùng khác, cũng như với hai nước láng giềng (Lào, Trung Quốc) qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy, hoạt động giao lưu hàng hóa sẽ thuận lợi hơn và tạo cơ hội lớn cho thu hút đầu tư vào phát triển vùng. 4. Giải pháp về tổ chức sản xuất: Khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi, hợp tác xã, hệ thống trang trại. Tạo điều kiện thuận để các tổ chức này tiếp cận được nguồn vốn, thị trường tiêu thụ, cơ chế chính sách,… đây là nhân tố tiên phong trong đổi mới tư duy về chăn nuôi. Phát triển và khuyến khích liên kết chăn nuôi, đặc biệt giữa doanh nghiệp với các đơn vị chăn nuôi (hợp tác xã, trang trại, nông hộ), tạo thành chuỗi sản xuất hàng hóa từ nhân nuôi, giết mổ, sơ chế, đóng gói sản phẩm, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. 5. Giải pháp về nguồn giống: Tiến hành tổ chức hệ thống chọn lọc, nhân giống, tiến tới cung cấp đủ nguồn giống đảm bảo chất lượng cho thị trường. Cần quan tâm đến việc phục tráng, cải tạo để nâng cao các giống gia cầm bản địa, vì đây là những nguồn gen quý, đã thích nghi tốt với điều kiện địa phương trong quá thuần hóa. Xây dựng hệ thống quản lý giống 4 cấp trên phạm vi toàn quốc và phạm vi vùng. 6. Giải pháp về thức ăn và phòng trừ dịch bệnh: Mục tiêu của nhóm giải pháp này là tiến tới giảm chi phí thức ăn chăn nuôi cho một đơn vị sản phẩm, vì vậy cần tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi; Cải thiện điều kiện chăn nuôi trong các cơ sở và nông hộ; Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, thức ăn tự chế; Đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở chăn nuôi để cùng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận; Chủ động trong khâu phòng trừ dịch bệnh, kiểm soát tốt các ổ dịch phát sinh, tuyên truyền để người chăn nuôi nhận thức được phòng bệnh là khâu quan trọng nhất, tiến tới làm chủ chăn nuôi an toàn sinh học.
- Phát triển chăn nuôi gia cầm tại vùng Tây Bắc Việt Nam 343 4. KẾT LUẬN Khu vực Tây Bắc có các điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai, nguồn thức ăn sẵn có, nhân lực,… để phát triển chăn nuôi, trong đó bao gồm các giống gia cầm. Trong số 6 tỉnh Tây Bắc, Sơn La và Hòa Bình có số lượng đàn gia cầm và sản lượng thịt, trứng chiếm ưu thế so với các tỉnh còn lại, tuy nhiên nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở khu vực này vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ. Tây Bắc còn bộc lộ nhiều khó khăn và hạn chế về cơ sở hạ tầng, phương thức chăn nuôi, chất lượng nguồn nhân lực, khả năng liên kết, thị trường tiêu thụ và nguồn giống, vì vậy để chăn nuôi gia cầm tại khu vực này phát triển, xứng tầm với những tiềm năng và lợi thế cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, bao gồm giải pháp về quản lý, cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, nguồn giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh. Lời cảm ơn: Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các hộ gia đình đã phối hợp và theo dõi các chỉ số trong quá trình nhân nuôi một số giống gia cầm. Nghiên cứu này được hỗ trợ từ đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo), mã số CT.2019.06.01 thuộc Chương trình CT.2019.06. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Vũ Trọng Bình (2013), Phát triển nông nghiệp bền vững: lý luận và thực tiễn. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 196: 37 - 45. [2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN, ngày 19/7/2012 về phê duyệt quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính đến năm 2020, tầm nhìn 2030. [3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Quyết định số 3748/QĐ-BNN-KH, ngày 15/9/2015 về phê duyệt định hướng phát triển giống cây trồng, vật nuôi đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. [4]. Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2020), Niên giám Thống kê tỉnh Điện Biên năm 2019. Nhà xuất bản Thống kê. [5]. Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình (2020), Niên giám Thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2019. Nhà xuất bản Thống kê. [6]. Cục Thống kê tỉnh Lai Châu (2020), Niên giám Thống kê tỉnh Lai Châu năm 2019. Nhà xuất bản Thống kê. [7]. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai (2020), Niên giám Thống kê tỉnh Lào Cai năm 2019. Nhà xuất bản Thống kê. [8]. Cục Thống kê tỉnh Sơn La (2020), Niên giám Thống kê tỉnh Sơn La năm 2019. Nhà xuất bản Thống kê. [9]. Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2020), Niên giám Thống kê tỉnh Yên Bái năm 2019. Nhà xuất bản Thống kê. [10]. Stéphanie Desvaux, Vũ Đình Tôn (2008), A general review and a description of the Poultry production in Vietnam. Agricultural Publishing House. [11]. Oosting S. J., Udo H. M. J., Viets T. C. (2014), Development of livestock production in the Tropics: farm and farmers’ perspectives. Animal, 8(8): 1238 - 1248. POULTRY PRODUCTION IN NORTHWEST VIETNAM Do Duc Sang1, Hoang Thanh Thuong2, Pham Van Nha2, Nguyen Thi Thanh Hoa2, Nguyen Van Dung2, Do Hai Lan2, Pham Thi Thu Hoai3 1 VNU University of Science, Vietnam National University, Hanoi, Vietnam 2 Tay Bac University 3 Department of Science & Technology of Dien Bien Province Email: doducsangdhtb@gmail.com Abstract: Northwest Vietnam has an important position to politics, security and defense. This area has many advantage conditions to develop of livestock, which includes the poultry production. The Northwest also presents many difficulties and limitations in infrastructure, management system, raising methods, quality personnel, connected ability, consumer market, seed source,... Therefore, in order poultry production to proportional develop to its potential, many solutions must be simultaneously implemented, including solutions on management, solutions on policy mechanisms, solutions on infrastructure, solutions on production methods, solutions on seed source, solution on food and disease prevention. Keywords: Quantity, value chains, availability feed, management system, fluctuation.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình học Chăn nuôi gia cầm
152 p | 767 | 220
-
Một số tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm
7 p | 473 | 170
-
Bài giảng về CHĂN NUÔI GIA CẦM
150 p | 447 | 104
-
Sổ tay chăn nuôi gia súc gia cầm (Tập 1): Phần 1
329 p | 245 | 74
-
Kỹ thuật nuôi gia cầm lồng kín
4 p | 288 | 72
-
Phương pháp ấp trứng gia cầm đạt hiệu quả cao
104 p | 196 | 65
-
Mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín
1 p | 215 | 57
-
Chăn nuôi gia cầm part 6
28 p | 176 | 55
-
[Chăn Nuôi] Kỹ Thuật Mới Trong Ấp Trứng Gia Cầm - Pgs.Ts.Bùi Đức Lũng phần 5
11 p | 150 | 21
-
Giáo trình Chăn nuôi gia cầm: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng
99 p | 66 | 15
-
Giáo trình Chăn nuôi gia cầm - Trần Thị Vân Hà (chủ biên)
76 p | 43 | 14
-
Giáo trình Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
81 p | 53 | 14
-
Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà chăn thả, ngan Pháp, chim bồ câu Pháp và đà điểu (Ostrich): Phần 2
136 p | 69 | 10
-
Hòa Bình: Ứng dụng thành công tiến bộ KH&CN vào phát triển chăn nuôi gia cầm theo chuỗi giá trị bền vững
3 p | 71 | 5
-
Phục hồi và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm
5 p | 107 | 5
-
Phát triển chăn nuôi gà thịt của hộ nông dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
10 p | 18 | 4
-
Chăn nuôi gà công nghiệp - lịch sử phát triển, một số thành tựu và thách thức trong kỷ nguyên mới
12 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn