PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM<br />
VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC ĐẶT RA<br />
Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị<br />
Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br />
<br />
1. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng ở nước ta trong thời gian<br />
vừa qua<br />
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự<br />
quan tâm lớn đến đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) kinh<br />
tế - xã hội. Nguồn lực đầu tư phát triển CSHT ngày càng lớn và đa dạng.<br />
Trong mười năm qua, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển CSHT chiếm khoảng<br />
24,5% tổng đầu tư xã hội, bằng khoảng 9% GDP, trong đó vốn đầu tư<br />
từ ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước chiếm<br />
65%. Cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng, ngoài nguồn lực nhà nước,<br />
đã và đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, đặt biệt là sự tham gia<br />
đóng góp tự nguyện của nhân dân với nhiều hình thức đa dạng trong<br />
phát triển hạ tầng nông thôn. Nhiều hình thức đầu tư phát triển CSHT<br />
cùng các mô hình, phương thức đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hạ tầng<br />
được đa dạng hóa, mở rộng, các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án giao<br />
thông theo hình thức BOT, BTO và BT ngày càng nhiều. Nhờ có sự đầu<br />
tư trên, hệ thống CSHT ở nước ta có bước phát triển mạnh cả về chiều<br />
rộng và chiều sâu, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, góp<br />
phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực<br />
văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai và bảo đảm an ninh quốc phòng,<br />
nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền.<br />
Nhiều công trình hiện đại đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc<br />
tế, tạo diện mạo mới của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện<br />
đại hóa và hội nhập quốc tế. Năng lực công nghệ và chất lượng nguồn<br />
nhân lực trên các lĩnh vực xây dựng, quản lý và vận hành kết cấu hạ<br />
625<br />
<br />
tầng được nâng lên. Sự phát triển của hệ thống CSHT được thể hiện trên<br />
các mặt sau:<br />
1.1 Hạ tầng giao thông<br />
*) Về đường bộ<br />
Trong giai đoạn 2000-2010, tổng chiều dài đường bộ tăng 39.300<br />
km từ 217.100 km năm 2000 lên 256.500 vào năm 2020, trong đó,<br />
đường cao tốc từ 24 km năm 2000 tăng lên khoảng 150 km năm 2010,<br />
quốc lộ tăng từ 15.500 km lên 17.000 km. Trong mười năm, đã phát<br />
triển thêm 16.700 km đường xã và 12.400 km đường huyện, hơn 5.000<br />
km đường tỉnh. Mạng lưới đường bộ đã được cải thiện rõ rệt, mật độ<br />
đường bộ tăng lên đáng kể từ 0,66 km/km năm 2000 lên 0,77 km/km<br />
vào năm 2010. Hàng loạt các công trình giao thông quy mô lớn, nhiều<br />
tuyến đường trục giao thông chính yếu, nhiều cầu lớn đã và đang được<br />
nâng cấp, xây dựng mới, bước đầu thiết lập được mạng lưới đường<br />
huyết mạch tương đối đồng bộ, nâng cao đáng kể năng lực vận tải phục<br />
vụ phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bảo đảm quốc phòng,<br />
an ninh của đất nước.<br />
*) Về đường sắt<br />
Đã có bước cải thiện về chất lượng và tổ chức vận tải. Tổng chiều<br />
dài đường sắt đạt 2.654 km gồm ba loại: đường khổ 1.000 mm chiếm<br />
85%, đường khổ 1.435 mm chiếm 6% và đường lồng chiếm 9%. Một<br />
số tuyến chính đã được cải tạo, nâng cấp, nâng cao an toàn và rút ngắn<br />
thời gian chạy tàu (tuyến đường sắt Bắc - Nam đã rút ngắn từ 42 giờ<br />
xuống còn 29 giờ).<br />
*) Về cảng biển<br />
Cả nước hiện có 49 cảng phân bố khắp chiều dài ven biển từ Bắc<br />
vào Nam, trong đó có 17 cảng loại I, 23 cảng loại II, chín cảng loại III,<br />
tổng cộng có 166 bến cảng các loại, khoảng 332 cầu bến với tổng chiều<br />
dài 39.951 m. Hệ thống cảng biển với quy mô và loại hình khác nhau,<br />
khai thác được lợi thế tự nhiên của quốc gia và các địa phương ven biển,<br />
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều cảng biển tổng hợp<br />
như các cảng Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Vũng Áng, Tiên Sa, Quy<br />
626<br />
<br />
Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ từng bước được đầu tư, nâng cấp.<br />
Đang xây dựng hai cảng cửa ngõ quốc tế là Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa<br />
- Vũng Tàu) và Lạch Huyện (Hải Phòng). Tổng lượng hàng qua cảng<br />
tăng nhanh từ 82,4 triệu tấn năm 2000 lên 254,9 triệu tấn năm 2010,<br />
tăng bình quân 11,2%/năm.<br />
*) Về hàng không<br />
Cả nước hiện có 22 cảng hàng không đang hoạt động, trong đó có<br />
tám cảng hàng không quốc tế. Nhiều cảng hàng không đã được chuyển<br />
đổi mục đích từ phục vụ quân sự sang khai thác lưỡng dụng. Đã và đang<br />
đầu tư cải tạo, nâng cấp các cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất,<br />
Điện Biên Phủ, Cát Bi, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai,<br />
Phù Cát, Cam Ranh, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương, Cần Thơ và<br />
Phú Quốc, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày<br />
càng tăng.<br />
*) Về đường thủy nội địa<br />
Hiện nay, đã quản lý và khai thác được 15.436 km trên tổng chiều<br />
dài sông, kênh có thể khai thác được là 41.900 km. Vận tải đường thủy<br />
nội địa đã duy trì và giữ vững được thị phần ở mức 22% về hàng hóa và<br />
17% về hành khách. Đã hoàn thành nâng cấp hai tuyến đường thuỷ phía<br />
Nam (thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh - Kiên<br />
Lương); phát triển tuyến vận tải thủy phục vụ thủy điện Sơn La, tuyến<br />
vận tải thủy Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên; kênh Chợ Gạo;<br />
các tuyến sông chính yếu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng<br />
bằng sông Hồng...<br />
*) Về giao thông nông thôn<br />
Hệ thống đường giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư<br />
nâng cấp, là khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới. Đến đầu<br />
năm 2010, cả nước có khoảng 272.900 km đường giao thông nông<br />
thôn (gồm đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, chưa tính đường<br />
ra đồng ruộng) chiếm 82% tổng chiều dài mạng đường bộ, trong đó:<br />
đường huyện 47.600 km, chiếm 14,30%; đường xã 148.300 km, chiếm<br />
44,58%; đường thôn xóm khoảng 77.000 km, chiếm 23,16%. Tỷ lệ rải<br />
627<br />
<br />
mặt nhựa, bê - tông, xi - măng đạt 28,1% (tương đương 76.600 km, mục<br />
tiêu đề ra đến hết năm 2010 là 30%).<br />
1.2 Hạ tầng năng lượng<br />
Hệ thống hạ tầng năng lượng đã được đầu tư phát triển nhanh, cơ<br />
bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh năng<br />
lượng quốc gia. Tiêu thụ năng lượng sơ cấp tăng từ 32 triệu tấn dầu quy<br />
đổi vào năm 2000 lên khoảng 61 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2010.<br />
Trong mười năm qua, đã đầu tư mới và đưa vào khai thác hơn<br />
13.361 MW công suất nguồn điện, trong đó: thủy điện là 3.991 MW,<br />
nhiệt điện là 4.723 MW, đưa tổng công suất lên 21.500 MW vào cuối<br />
năm 2010, công suất khả dụng đạt 19.713 MW; đồng thời đầu tư và<br />
đưa vào sử dụng khoảng 86.000 km đường dây truyền tải và 63.500<br />
MVA công suất các trạm biến áp lưới truyền tải và phân phối trung cao<br />
áp, đưa tổng công suất lên 21.500 MW, công suất khả dụng đạt 19.713<br />
MW và tổng chiều dài lưới truyền tải và phân phối điện lên 377.000<br />
km. Tổng lượng điện sản xuất tăng từ 26,6 tỷ kWh năm 2000 lên 100 tỷ<br />
kWh năm 2010, tăng 3,76 lần, đáp ứng nhu cầu phụ tải điện tăng nhanh<br />
với tốc độ bình quân 14,5%/năm.<br />
Hệ thống năng lượng được phát triển theo hướng đa dạng hóa<br />
nguồn cung cấp, từ chỗ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thủy năng, than<br />
sang cơ cấu nguồn đa dạng gồm năng lượng than, dầu khí, thủy năng<br />
và các dạng năng lượng khác. Tỷ trọng năng lượng tái tạo đã được<br />
khuyến khích phát triển, chiếm 3% vào năm 2010. Các nguồn năng<br />
lượng sơ cấp đã và đang được thăm dò, nâng cao trữ lượng xác minh<br />
nhằm bảo đảm yêu cầu phát triển. Việc đầu tư các công trình khai thác,<br />
vận chuyển và chế biến dầu khí đã làm giảm đáng kể sự phụ thuộc vào<br />
năng lượng nhập khẩu và đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa các nguồn<br />
cung cấp năng lượng.<br />
Hệ thống khai thác, chế biến vận chuyển và phân phối khí có hai<br />
mạng đường ống vận chuyển khí tự nhiên và đồng hành từ các mỏ khí<br />
khu vực Nam Côn Sơn, Bạch Hổ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và ở vùng biển<br />
Tây Nam (Cà Mau), cung cấp khí đốt cho các cơ sở sản xuất, chế biến<br />
628<br />
<br />
khí, các cơ sở nhiệt điện khí, các nhu cầu phát triển công nghiệp và đáp<br />
ứng một phần khí đốt cho dân dụng.<br />
1.3. Hạ tầng thủy lợi<br />
Tổng năng lực của các hệ thống hạ tầng thủy lợi đã bảo đảm tưới<br />
trực tiếp 3,45 triệu ha đất canh tác, tạo nguồn cho 1,13 triệu ha, tưới tiêu<br />
1,72 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu<br />
ha; cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ khoảng 5,5-6 tỷ m3/<br />
năm. Các công trình thủy lợi đã góp phần cải tạo môi trường, phát triển<br />
các vùng chuyên canh, phát triển nhanh và ổn định diện tích canh tác,<br />
năng suất, sản lượng lúa... đồng thời tạo điều kiện phát triển bền vững<br />
nuôi trồng thủy sản. Đến nay, cả nước đã có gần 100 hệ thống thủy lợi<br />
vừa và lớn, trong đó có 1.967 hồ chứa có dung tích trên 0,2 triệu m3,<br />
10.000 trạm bơm (công suất 24,8 triệu m3/h), 1.000 km kênh trục lớn,<br />
5.000 cống tưới tiêu lớn và 23.000 km đê bao các loại.<br />
Các hệ thống công trình phòng chống lũ và ứng phó với nước biển<br />
dâng, hiện có: 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao<br />
và hàng ngàn cống dưới đê, hàng trăm km kè và các hồ chứa lớn tham<br />
gia chống lũ cho hạ du. Hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ<br />
có thể ngăn mặn và chịu được bão cấp 9 đồng thời với triều cường tần<br />
suất 10%. Hệ thống đê Trung Bộ, bờ bao Đồng bằng sông Cửu Long<br />
chống được lũ sớm và lũ tiểu mãn để bảo vệ sản xuất vụ Hè Thu và<br />
Đông Xuân.<br />
Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 7.000 km bờ bao chống lũ<br />
bảo vệ cho vụ lúa Hè - Thu. Đang đầu tư củng cố, nâng cấp 450km đê<br />
biển, 1.290 km đê sông và khoảng 7.000 km bờ bao ven các kênh rạch<br />
nội đồng để ngăn mặn cho vùng ven biển. Có hơn 200 km đê bao giữ<br />
nước chống cháy cho các khu rừng tràm tập trung.<br />
Các công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng lưu đã từng bước<br />
bảo đảm chống lũ cho công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du. Các<br />
công trình chống lũ ở Đồng bằng sông Hồng vẫn được duy tu, củng cố<br />
thường xuyên bảo đảm chất lượng và an toàn trong hoạt động.<br />
Cấp nước sinh hoạt và bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn<br />
đã có bước tiến bộ. Tính đến cuối năm 2010 đã có 85% dân số nông<br />
629<br />
<br />