intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn & CSHT Nông Thôn

Chia sẻ: Nhu Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

146
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, để không bị tụt hậu xa hơn và có thể phát triển thành nước có nền kinh tế tiên tiến thì việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan; trong đó công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn có vai trò to lớn và bức thiết. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nông thôn hiện nay thì công nghiệp nông thôn và cơ sở hạ tầng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn & CSHT Nông Thôn

  1. Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ Môi Trường Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn & CSHT Nông Thôn Tác giả: Trần Minh Tâm Biên mục: sdms Phần I: Phát triển công nghiệp nông thôn Ngày nay, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, để không bị tụt hậu xa hơn và có thể phát triển thành nước có nền kinh tế tiên tiến thì việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan; trong đó công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn có vai trò to lớn và bức thiết. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nông thôn hiện nay thì công nghiệp nông thôn và cơ sở hạ tầng nông thôn có vị trí đặc biệt. Do đó phát triển công nghiệp nông thôn và đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn là nội dung hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Điều này góp phần thu hút lao động dư thừa, vừa tạo nguồn thu ổn định, vừa tăng thu nhập cho nông thôn, thu hút vốn nhàn rỗi tại chỗ và nguồn đầu tư từ bên ngoài nông thôn, nhanh chóng thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. Từ đó cơ cấu kinh tế nông thôn được phát triển theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ sẽ tạo điều kiện để nước ta nhanh chóng tiến hành thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đạt mục tiêu tới năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
  2. Trong cơ cấu kiến thức đào tạo kỹ sư ngành Phát triển nông thôn, môn học Phát triển công nghiệp nông thôn và cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vai trò, vị trí chức năng và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp ở nông thôn, giúp cho sinh viên sau khi ra trường thích ứng nhanh với những vị trí công tác có liên quan tới khu vực nông thôn. Môn học cung cấp cho sinh viên khi tốt nghiệp có kiến thức về quản lý công nghiệp nông thôn và cơ sở hạ tầng ở nông thôn; có hiểu biết về các quan hệ giữa các ngành sản xuất công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ thương mại cũng như phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn một cách tương ứng, phù hợp trong quy hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội ở địa phương; từ đó có thể góp phần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp – công nghiệp ở nông thôn, góp phần công nghiệp hoá nông nghiệp và hiện đại hoá nông thôn theo định hướng phát triển của Đảng và quản lý của Nhà nước.. Phần II: Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là một vấn đề rộng lớn và rất cơ bản của phát triển nông thôn trong mọi thời kỳ. Mỗi thời kỳ phát triển đều được bắt đầu và đánh dấu bởi một bộ mặt mới của kết cấu hạ tầng. Nông thôn nước ta ngày nay, qua nhiều năm đổi mới, đang bước sang một giai đoạn phát triển mới cao hơn, nhưng cũng đầy gian nan thách thức. Một trong các thách thức đó là làm sao xây dựng và phát triển được một hệ thống kết cấu hạ tầng tương ứng và phù hợp với yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội, không để cho tình trạng lạc hậu của kết cấu hạ tầng ảnh hưởng và níu kéo tiến bộ của phát triển về kinh tế cũng như xã hội, càng không thể để tình trạng xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu dân cư nông thôn thiếu kiến thức khoa học, không theo quy hoạch có dự báo phát triển đúng đắn, có căn cứ khoa học- thực tiễn phù hợp. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới theo tinh thần nghị quyết của hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những vấn đề chủ chốt nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội nông thôn. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn… Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn.”
  3. Chương 1: Khái niệm, Vai trò đặc biệt và nội dung công nghiệp nông thôn (CNNT) Khái niệm công nghiệp nông thôn (CNNT) 1.1. Khái niệm về Công nghiệp Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta, với đường lối chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay; việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế là vấn đề bao trùm cần giải quyết để phát triển đất nước. Vai trò quan trọng của sự phát triển ngành công nghiệp đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm rất lớn và đã có nhiều chủ trương, chính sách để khơi dậy các tiềm năng, các nguồn lực của ngành công nghiệp trên cả nước. Công nghiệp (Industry): là ngành kinh tế chuyên dùng máy móc để khai thác chế biến nguyên vật liệu, chế tạo đồ dùng, công cụ và các loại máy móc khác.(Từ điển Tiếng Việt thông dụng - Nguyễn Như Ý (chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo dục, 1998). Công nghiệp: Ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân hiện đại, bao gồm các xí nghiệp khai thác và chế biến nguyên vật liệu và nhiên liệu, chế tạo công cụ lao động, khai thác rừng, sông, biển, chế biến sản phẩm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp…(Từ điển Tiếng Việt - Trung tâm Từ điển học - Nhà xuất bản Đà Nẳng, 1998). Công nghiệp: là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - là một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp (CN) bao gồm các dạng hoạt động chủ yếu: CN khai thác tài nguyên thiên nhiên, CN sản xuất và chế biến các sản phẩm của CN khai thác, sản phẩm nông nghiệp và hoạt động CN sửa chữa. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ bảy của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khoá III), Hồ Chủ tịch có nói: “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế. Nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho nhân dân; cung cấp đủ nguyên liệu (như bông, mía, chè,…) cho nhà máy, cung cấp đủ nông sản (như lạc, đỗ, đay…) để xuất khẩu đổi lấy máy móc. Công nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là cho nông dân; cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ sâu… để đẩy mạnh nông nghiệp; và cung cấp dần dần máy cấy, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp. Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích. Thế là thực hiện liên minh công nông để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng
  4. đời sống ấm no sung sướng cho nhân dân”. (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2000, t.10, tr.543.) 1.2. Khái niệm Công nghiệp nông thôn 1.2.1. Khái niệm CNNT ở Việt Nam Ở Việt Nam, mặc dù khái niệm công nghiệp nông thôn mới chỉ chính thức được nêu ra từ vài ba chục năm gần đây, song về mặt nội dung, nó đã có thực tế hoạt động từ rất lâu, ở các mức độ khác nhau, gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Do đó, hoạt động của công nghiệp nông thôn không còn quá mới mẻ đối với người Việt Nam. Khái niệm "công nghiệp nông thôn" có xuất phát từ tình hình thực tế nước ta; với nền sản xuất nông nghiệp thu hút gần 75% dân số sống ở khu vực nông thôn. Trong một cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, có năng suất lao động thấp, có nhu cầu về việc làm rất lớn và bức bách, thì việc phát triển CN ở nông thôn sẽ góp phần rất lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhất là tại địa phương các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khái niệm “công nghiệp nông thôn" hay "CN địa phương" được nêu ra từ sau những năm 1970 nhưng trong thực tế thì CN nông thôn đã được hình thành như một thực thể kinh tế độc lập với các trình độ phát triển khác nhau, gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn như là một vấn đề tất yếu có ý nghĩa chiến lược lâu dài ở các nước đang phát triển, cụ thể là nước ta. Hiện tại còn có nhiều quan niệm khác nhau về công nghiệp nông thôn. Hiện nay phát triển công nghiệp nông thôn là mối quan tâm chung của các nước đang phát triển trên thế giới và cả ở nước ta. Nhưng do được tiếp cận ở nhiều giác độ khác nhau nên có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghiệp nông thôn, theo đó mỗi nước có cách thức phát triển công nghiệp nông thôn riêng cho mình và vì vậy kết quả thu được giữa các nước cũng khác nhau. Công nghiệp nông thôn được định nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc các cách tiếp cận, nghiên cứu nó, tuỳ thuộc điều kiện phát triển của nó và tuỳ thuộc những chiến lược, chính sách phát triển nó. Trên thực tế, ở mỗi nước khác nhau, không chỉ khái niệm công nghiệp nông thôn được hiểu khác nhau mà bản thân khái niệm nông thôn cũng được hiểu tương đối khác nhau. Thường thì người ta chỉ định ra các tiêu chuẩn về một đô thị và coi các vùng còn lại là nông thôn. Những tiêu thức này tuỳ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển và các điều kiện lịch sử- xã hội của mỗi nước. Năm 1990, một đề tài nghiên cứu cấp Bộ thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nước (do GS. Lê Quí An làm chủ nhiệm) tìm cách định nghĩa đô thị một cách khái quát, coi “một đô thị phải có đủ các tiêu chuẩn: mật độ dân cư cao hơn gấp 2 lần mật độ dân cư trung bình, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp phải chiếm từ 60% trở lên và cấu trúc hạ tầng tương đối thuận tiện”. Theo các tác giả đề tài này thì nhiều thị trấn, “nơi mà sự phát triển và tồn tại của chúng phụ thuộc nhiều vào các vùng nông thôn
  5. (phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và ngược lại, bảo đảm các dịch vụ thiết yếu cho người nông dân nông thôn)”, cũng được coi là nông thôn. Kế tiếp những chương trình nghiên cứu phát triển tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam trong những năm từ khi miền Bắc được giải phóng như Chương trình 60- UB nói trên đã nhấn mạnh vai trò của việc phát triển tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam. Đặt vấn đề này trong bối cảnh công nghiệp hoá và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Chương trình lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “công nghiệp nông thôn” với nhận thức rằng nó bao gồm thủ công nghiệp cùng với công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Nhận thức về khái niệm CNNT hiện còn có nhiều khác biệt dù đây là một vấn đề thường được chú ý nhắc tới trong những Nghị quyết hoặc kế hoạch phát triển của cả nước cũng như tại các địa phương. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (tháng 6/1993) thuật ngữ “công nghiệp nông thôn” đã được chính thức đưa vào Văn kiện của Đảng (trang 13- 14). Sự xác định CNNT có liên quan đến việc hoạch định các chính sách và các giải pháp cụ thể của chính quyền địa phương để hỗ trợ cho công nghiệp nông thôn phát triển một cách đúng đắn. Điều này có ý nghĩa rất lớn khi đa số các dạng hoạt động công nghiệp ở nông thôn thường có quy mô vừa và nhỏ, quá trình sản xuất kinh doanh đều có liên quan chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp và gắn với sự phát triển của nông thôn. Về thực chất, CNNT là một khái niệm thường được dùng để chỉ một bộ phận của ngành công nghiệp được tiến hành ở nông thôn, là công nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn, sử dụng chủ yếu các nguồn lực tại chỗ (vốn, nguyên liệu, lao động…) phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Có thể nói "công nghiệp nông thôn" hay "công nghiệp hoá nông thôn" gần giống nhau ở cách tiếp cận vấn đề, triển khai vấn đề nhằm thực thi được những mục tiêu như: xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập thông qua con đường phi thuần nông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương theo hướng tăng hàm lượng công nghiệp - dịch vụ, chú trọng đầu tư áp dụng khoa học công nghệ ngày càng tăng vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp ở nông thôn. Tóm lại, CNNT là một bộ phận của công nghiệp cả nước, được phân bố ở địa bàn nông thôn, có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, những cơ sở công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau với những trình độ và hình thức tổ chức khác nhau, trên cơ sở khai thác các nguồn lực ở địa phương phục vụ thị trường địa phương, cả nước và xuất khẩu. 1.2.2. Khái niệm CNNT ở các nước Trên phạm vi thế giới, khái niệm công nghiệp nông thôn cũng đã trải qua một quá trình hình thành khá lâu, trước khi được sử dụng chính thức như ngày nay. Cho tới những năm 70 của thế kỷ XX, người ta còn sử dụng nhiều khái niệm khác nhau như công nghiệp làng xã (village industry), công nghiệp nông thôn (rural industry), các hoạt động sản xuất phi công nghiệp ở nông thôn (non-farm activities). Lúc đầu, khái niệm này được dùng để chỉ toàn bộ các hoạt động sản
  6. xuất phi nông nghiệp của các hộ dân cư ở vùng nông thôn của các nước chậm phát triển và sản xuất tiểu-thủ công nghiệp của các hộ nông dân ở nông thôn. Về sau, khái niệm này được mở rộng sang cả các hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn các nước này. Từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX trở đi, do thành quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng loạt nước giành được độc lập và phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. Hầu hết các nước này đều ở trình độ kém phát triển so với mức phát triển chung của thế giới. Việc lựa chọn chiến lược phát triển sao cho hợp lý trong điều kiện đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn, nền kinh tế hàng hoá kém phát triển, thị trường nhỏ bé và phân tán… đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa phát triển các đô thị, các trung tâm công nghiệp với các khu vực nông thôn. Hơn nữa, trên phạm vi toàn cầu, vấn đề nước giàu - nước nghèo ngày càng trở nên gay gắt; một số nhà kinh tế đòi hỏi cần xem vấn đề đói nghèo trên thế giới như một trở ngại, thách thức đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc tế. Đó là những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới việc các tổ chức quốc tế như UNIDO, UNDP tổ chức hàng loạt cuộc hội thảo về công nghiệp nông thôn và việc phát triển công nghiệp nông thôn ở các nước đang phát triển. Khái niệm Công nghiệp nông thôn (rural industry) được chính thức đề cập tới lần đầu tại một hội thảo do UNIDO tổ chức tại Paris. Hội thảo này không nhằm đưa ra định nghĩa về công nghiệp nông thôn, nhưng bàn đến vai trò, kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở các nước đang phát triển. Trên thực tế, trong tham luận của mình, các đại biểu dùng những nội hàm khác nhau để mô tả thực thể này. Đại bộ phận đều coi đó là công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, chủ yếu là thủ công nghiệp và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng lao động tại chỗ, công nghệ thủ công hoặc bán cơ giới, cung cấp sản phẩm trực tiếp cho nhu cầu địa phương (kể cả nhu cầu về sản phẩm và các dịch vụ có tính công nghiệp như sửa chữa cơ khí, lắp ráp thiết bị, điện nước,…). Có quan niệm cho rằng: “CNNT là công nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn, phục vụ nông thôn và do chính quyền địa phương quản lý”. Lại có quan niệm khác cho rằng: CNNT là công nghiệp phục vụ nông thôn, bao gồm phần công nghiệp phân bố ở nông thôn và cả phần công nghiệp ở thành thị phục vụ cho nông thôn. Cũng có quan niệm cho rằng: "Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp với các trình độ phát triển khác nhau; phân bố ở nông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của nông thôn, bao gồm nhiều ngành nghề gồm bộ phận sản xuất công nghiệp và các dịch vụ có tính chất công nghiệp ở nông thôn của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, các DNTN, công ty trách nhiệm hữu hạn, các HTX và tổ hợp tác, tổ sản xuất CN và thủ công nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh chế biến lương thực thực phẩm hoặc các xí nghiệp CN khác với quy mô vừa và nhỏ mà hoạt động của nó trực tiếp gắn với kinh tế địa phương, đan kết chặt chẽ với kinh tế nông thôn".
  7. Bên cạnh đó cũng có một số tác giả đã sử dụng thuật ngữ CNNT để bao hàm toàn bộ những hoạt động phi nông nghiệp diễn ra ở nông thôn tức là bao gồm cả công nghiệp - tiểu thủ CN, xây dựng, thương nghiệp và các loại hoạt động dịch vụ khác. 1.2.3. Các quan điểm về phát triển CNNT a. Cho tới nay, vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở Việt Nam vẫn còn chịu tác động của ba cách tiếp cận khác nhau khá rõ nét: - Cách tiếp cận từ giác độ kinh tế lãnh thổ. Theo quan điểm này, công nghiệp nông thôn được xem như một bộ phận của kinh tế lãnh thổ, công nghiệp nông thôn là công nghiệp được phân bố ở nông thôn. - Cách tiếp cận từ giác độ kinh tế ngành. Theo cách tiếp cận này, công nghiệp nông thôn được xem như một bộ phận của toàn bộ ngành công nghiệp, có đặc điểm là phân bố ở nông thôn, gắn bó với các đơn vị sản xuất kinh doanh khác trong ngành bởi những quan hệ kinh tế-kỹ thuật, việc phát triển nó phải được đặt trong chương trình phát triển công nghiệp nói chung, là một nội dung của công nghiệp hoá. - Cách tiếp cận từ khía cạnh kinh tế - xã hội. Theo cách tiếp cận này, công nghiệp nông thôn được xem là toàn bộ những hoạt động sản xuất có tính công nghiệp ở nông thôn, là những biện pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và giải quyết những nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở nông thôn nói chung và mỗi vùng nông thôn cụ thể nói riêng. b. Cùng tuỳ thuộc vào cách tiếp cận và quan niệm về công nghiệp nông thôn mà hiện nay có ba quan điểm cơ bản khác nhau về công nghiệp nông thôn. Đó là: - Công nghiệp nông thôn bao gồm toàn bộ công nghiệp ở nông thôn. - Công nghiệp nông thôn bao gồm bộ phận công nghiệp phục vụ trực tiếp cho nông thôn, nhưng không nhất thiết phải nằm ở nông thôn. - Công nghiệp nông thôn là bộ phận của công nghiệp nằm ở nông thôn, gắn bó trực tiếp và chặt chẽ với các hoạt động sản xuất-kinh doanh ở địa phương. Cũng như nền kinh tế quốc dân nói chung, công nghiệp nông thôn có tính chất động và có tính tương đối, luôn có sự vận động và chuyển hoá; một doanh nghiệp thuộc công nghiệp nông thôn có thể chuyển hoá, vượt khỏi giới hạn địa phương, ngược lại, cũng có sự chuyển hoá ngược lại, từ những doanh nghiệp lớn, vượt khỏi tầm của doanh nghiệp công nghiệp nông thôn bị suy sút do nhiều nguyên nhân, chỉ còn là những doanh nghiệp kinh doanh trên phạm vi địa phương như một doanh nghiệp nông thôn. 2.Vị trí, vai trò và sự cần thiết CNNT 2.1. Vị trí của công nghiệp nông thôn trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn
  8. Hiện nay hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới đều chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn và coi đó là một giải pháp hữu hiệu để tạo nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết vấn đề tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn; là cơ sở để xã hội nông thôn phát triển ổn định, đồng thời cũng là biện pháp nhằm hạn chế sự tập trung quá mức dân cư ở các đô thị do các đợt di dân tự phát từ nông thôn tràn về thành phố. Đối với nước ta; phát triển công nghiệp nông thôn không chỉ có tác dụng nâng cao đời sống dân cư nông thôn mà còn có tác dụng đưa kinh tế - xã hội nông thôn tiến lên văn minh hiện đại. Phát triển công nghiệp nông thôn đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, đồng thời là một nội dung trọng yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta nói chung. Ngoài ra, phát triển công nghiệp nông thôn còn là giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển toàn diện, đạt hiệu quả cao, kinh tế - xã hội nông thôn phát triển ổn định bền vững. Phát triển công nghiệp nông thôn là con đường góp phần cùng các ngành nghề thương mại dịch vụ khác đưa nông thôn thoát khỏi đói nghèo, nhân dân ngày càng có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tương tự, khi một vùng nông thôn có công nghiệp kém phát triển, sản xuất công nghiệp ở đó chỉ là công nghiệp nông thôn. Nhưng khi bộ phận công nghiệp nông thôn này phát triển đến trình độ cao hơn, tách hẳn ra khỏi sản xuất nông nghiệp, làm cho nó mất đi những dấu hiệu đặc trưng của công nghiệp nông thôn và làm cho địa phương đó được đô thị hoá, trở thành một đô thị (thành phố, thị xã) thì nó không còn là công nghiệp nông thôn nữa. Điều này thường xảy ra khi có sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề truyền thống (gắn liền với việc đô thị hoá mạnh mẽ các làng nghề đó), có sự xuất hiện của một hoặc một số doanh nghiệp công nghiệp tại một khu vực nông thôn. Chính điều này làm cho ranh giới giữa công nghiệp nông thôn và công nghiệp ở các đô thị, các trung tâm công nghiệp rất khó xác định. Hơn nữa, sản xuất của mỗi doanh nghiệp thường xuyên biến động, làm cho việc luân chuyển thứ hạng, sự phân loại của chúng cũng có thể diễn ra một cách thường xuyên từ doanh nghiệp công nghiệp nông thôn thành doanh nghiệp công nghiệp đô thị và ngược lại. Xuất phát từ nhận thức về khái niệm công nghiệp nông thôn như trên, có thể khẳng định rằng công nghiệp nông thôn ở nước ta đã hình thành và thực sự trở thành một thực thể kinh tế. Nó bao gồm những hoạt động sản xuất của: - Các đơn vị sản xuất kinh doanh ở nông thôn (các hợp tác xã, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần,…) chuyên doanh hoặc kiêm sản xuất tiểu thủ công nghiệp; - Các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác các nguồn lực tại địa phương, phục vụ thị trường địa phương là chính và hoạt động của chúng gắn liền với kinh tế địa phương; - Các hộ gia đình, hộ cá thể và các cá nhân người lao động thuộc các ngành nghề CN-TTCN ở nông thôn.
  9. Bộ Công nghiệp đã trình Chính phủ Chiến lược phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2015, trong đó đặt mục tiêu giải quyết việc làm thường xuyên cho 1,5 triệu lao động và từ 3-5 triệu lao động nông nhàn. Chiến lược có tổng vốn đầu tư 92,4 tỷ đồng này nhằm thiết lập hệ thống sản xuất cạnh tranh và bền vững, phát triển các sản phẩm thủ công và tăng cường năng lực cho các làng nghề. Theo chiến lược, vùng Đồng bằng sông Hồng - nơi tập trung nhiều làng nghề trong khu vực - sẽ thực hiện việc tổ chức hợp tác giữa các làng nghề để phát triển ngành nghề thủ công có nhiều lao động tham gia, hỗ trợ phát triển sản phẩm mới sử dụng tay nghề thủ công truyền thống và nguyên vật liệu tại địa phương. Đối với khu vực ven biển Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ do có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ phát triển thành vùng cung cấp nguyên liệu, đồng thời thúc đẩy hợp tác nghiên cứu các sản phẩm thủ công truyền thống và trao đổi văn hoá, giáo dục với các nước khác. Ở khu vực Đông Nam bộ sẽ phát triển các sản phẩm mới, nhất là các sản phẩm thủ công có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Công nghiệp chủ trương khuyến khích các làng nghề kinh doanh chế biến sản phẩm thủ công và nông nghiệp bằng việc sử dụng nguyên liệu tại chỗ và kết hợp chặt chẽ với phát triển du lịch ở các vùng nông thôn. Theo Bộ Công nghiệp, hiện cả nước có khoảng 100 nghề thủ công với hơn 2.000 làng nghề, tạo việc làm cho 30% lao động tại nông thôn với thu nhập bình quân cao gấp 3-4 lần so với việc làm từ sản xuất nông nghiệp. 2.2. Vai trò quan trọng của CNNT Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, nếu có định hướng đúng và giải pháp phát triển phù hợp thì công nghiệp nông thôn sẽ có vai trò to lớn. Thể hiện ở các mặt sau đây: 2.2.1. Phát triển công nghiệp nông thôn cho phép phát huy năng lực nội sinh, khai thác kịp thời những lợi thế vốn có ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá Xét về bản chất, công nghiệp hoá nông thôn là khái niệm dùng để chỉ quá trình biến đổi của công nghiệp nông thôn từ chỗ chỉ là các hoạt động kinh tế phụ trong cơ cấu kinh tế thuần nông truyền thống trở thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn. Nói một cách đầy đủ hơn đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp và gia tăng dần tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ) trên địa bàn nông thôn. Trên thực tế công nghiệp nông thôn là quá trình biến đổi kinh tế nông thôn dưới sự biến đổi tự nó (hay còn gọi là năng lực nội sinh), các tác động tiêu cực và
  10. tích cực của nền kinh tế thị trường và quá trình tác động của Nhà nước (các cấp trung ương, địa phương và cơ sở) theo định hướng chung. Ở những trình độ phát triển nhất định, bản thân công nghiệp nông thôn cũng hàm chứa những xu hướng và những điều kiện biến đổi của chính nó như là những nhu cầu biến đổi khách quan. Mặt khác, các ngành công nghiệp nông thôn cũng không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu các tác động đúng lúc, đúng chỗ của các cơ quan Nhà nước các cấp. Lịch sử đã cho thấy nếu để cho kinh tế nông thôn tự phát vận động phát triển thì phải mất hàng trăm năm cho quá trình công nghiệp hoá nông thôn, với những hậu quả tiêu cực về tàn phá môi sinh, gây căng thẳng và xung đột xã hội. Các hoạt động công nghiệp nông thôn chỉ có thể phát triển vững chắc khi nó được tiến hành như một đòi hỏi khách quan và là một khâu tiếp theo của sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, xuất phát từ chính nhu cầu của nông thôn, cụ thể là nhu cầu của người dân, của thị trường cung và cầu các dạng sản phẩm gắn với quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Trong quá khứ, đã có lúc chiến lược công nghiệp hoá ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp lớn trên thực tế đã coi nhẹ vai trò của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vốn có quan hệ trực tiếp và hữu cơ với sản xuất nông nghiệp ở nông thôn về mặt cung cấp nguyên liệu chế biến, sử dụng lao động lúc nông nhàn… Về mặt tổ chức sản xuất, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khi đó chỉ được coi là một ngành nghề phụ trong hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ. Việc tiến hành công nghiệp hoá hiện nay đòi hỏi phải huy động các nguồn lực nội sinh. Trong đó đại bộ phận tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và các tinh hoa truyền thống chủ yếu phân bổ ở các vùng nông thôn. Do vậy, cũng có thể nói đây là những lợi thế của nông thôn. Trong bối cảnh đó, việc đưa các nguồn tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và các tinh hoa truyền thống ) này vào quá trình công nghiệp hoá đất nước tất yếu phải thông qua các ngành công nghiệp nông thôn, ít nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. 2.2.2. Phát triển CNNT góp phần tạo ra sự phát triển cân đối các ngành, các vùng của kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá Công nghiệp hoá được hiểu như một quá trình chuyển dịch toàn diện cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ và tổ chức sản xuất của nền kinh tế, làm cho các ngành kinh tế có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Ở các nước đang phát triển, công nghiệp hoá bao gồm bốn nội dung cơ bản là: - Xây dựng một nền công nghiệp phát triển bền vững; - Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho nền công nghiệp đó; - Đào tạo một đội ngũ lao động có đủ khả năng vận hành, khai thác nền công nghiệp đã được tạo ra;
  11. - Xây dựng và hoàn thiện việc tổ chức hệ thống công nghiệp, đồng thời với việc hoàn thiện công tác quản lý, điều tiết hệ thống đó. Trong quá trình công nghiệp hoá, phát triển các ngành công nghiệp nông thôn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi sẽ tạo ra mối liên hệ phía sau của sản xuất nông nghiệp. Nghĩa là một lực hút của các nhu cầu sẽ được tạo ra từ phía các ngành công nghiệp chế biến để kích thích nông nghiệp phát triển vững chắc theo chiều sâu. Mặt khác, phát triển công nghiệp nông thôn cũng góp phần hình thành các mối liên kết phía trước sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kinh nghiệm các nước đã cho thấy các ngành công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm trung gian cho nên thường có hệ số liên kết phía trước và phía sau lớn. Chính vì vậy, phát triển các ngành công nghiệp nông thôn trong giai đoạn đầu thời kỳ công nghiệp hoá là cách đi vững chắc tạo nên các liên kết ngành và liên kết vùng, cho phép khai thác các nguồn năng lực nội sinh của nền kinh tế. Ví dụ: Một cụm nhà máy xay xát, chế biến lau bóng gạo tại nông thôn có thể tiêu thụ một khối lượng lớn lúa hàng hoá của nông dân vùng lân cận nhà máy; thông qua những người đi thu mua (bạn hàng xáo), phục vụ nhu cầu xay gạo để ăn của các hộ dân cư và người bán gạo lẽ ở khu vực xung quanh, đồng thời cung cấp sản phẩm phụ là tấm, cám cho những người nuôi cá, cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc hay cung cấp trấu cho các lò gạch, lò nấu rượu, người nấu cám nuôi cá… Đồng thời tạo nhiều việc làm cho những người trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến hoạt động xay xát của nhà máy (chủ doanh nghiệp, công nhân bốc vác, thợ máy, thợ bàn gằng, kế toán, người cung cấp dịch vụ ăn uống cho nhân công, bạn hàng xáo, nông dân, người xay lúa lẽ (tiêu dùng), chủ ghe vận chuyển lúa gạo, công ty xuất khẩu gạo, xưởng sửa chữa cơ khí…) 2.2.3. Phát triển CNNT sẽ phân bổ lại lao động và dân cư, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập và sức mua cho thị trường nông thôn Việc làm cho người lao động là vấn đề kinh tế - xã hội phổ biến và luôn mang tính thời sự ở mỗi quốc gia, bởi vì đảm bảo an toàn việc làm là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo phát triển bền vững. Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã thực hiện một hệ thống chính sách đồng bộ về khuyến khích đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá ngành nghề… nên đã tạo thêm hàng triệu chỗ làm việc mỗi năm. Tuy nhiên, đến hết năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn chiếm 6,44% lực lượng lao động và năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trên cả nước là 5,3%. Tại thời điểm điều tra 01-7-2005, lực lượng lao động (bao gồm trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động) của cả nước có 44,385 triệu lao động, tăng 2,6% so với năm 2004. Thống kê cũng cho thấy, từ năm 2001 tới nay, lực lượng lao động đang tiếp tục tăng với tốc độ cao; bình quân mỗi năm tăng 2,4%, tương đương với khoảng hơn một triệu lao động. Trong đó, khu vực thành thị tăng gấp 2,5 lần so với nông thôn. Riêng năm 2005, so với năm 2004,
  12. lực lượng lao động Việt Nam được bổ sung 1,143 triệu người nhưng tỷ lệ đã qua đào tạo không cao. Đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 24,8% tổng lực lượng lao động, chưa đạt chỉ tiêu 30% đã đặt ra. Đó là chưa kể tới chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu đô thị tập trung. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị trong cả nước của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2005 là 5,3% (giảm 0,3% so với năm 2004 là 5,6%). Trong các vùng, khu vực thì vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn (5,6%); vùng Đông bắc và duyên hải Nam Trung Bộ (từ 5,1 đến 5,5%); các vùng khác thấp hơn ở dưới mức 5%. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn trong cả nước là 80,7%, tăng 1,6% so với năm 2004. Một số vùng, khu vực nông thôn đạt tỷ lệ hơn 80%. Như vậy, ở vùng nông thôn hiện nay là nơi sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động xã hội, tức khoảng 27 triệu người, nhưng khoảng 20% thời gian lao động của họ chưa được sử dụng. Cuộc điều tra cũng cho biết, cả nước hiện có 4,413 triệu người làm việc ở khu vực Nhà nước, chiếm 10,2%; có 38,355 triệu người làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước, chiếm 88,2% và hơn 687 nghìn người làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 1,6%. Về cơ cấu lao động có việc làm, cả nước có hơn 24,677 triệu người làm việc chính ở khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), chiếm 56,8%; hơn 7,769 triệu người làm việc chính ở khu vực II (công nghiệp và xây dựng), chiếm 17,9%; và hơn 1,1 triệu người làm việc chính ở khu vực III (dịch vụ), chiếm 25,3%. Rõ ràng, khoảng trống việc làm ở các vị trí có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi vẫn chưa được lấp đầy. Chất lượng lao động và số lượng lao động tăng không song hành đang làm gia tăng áp lực việc làm ở Việt Nam. Thiếu việc làm ở nông thôn dẫn đến tình trạng di dân ra thành thị, tạo nên nhiều bức xúc về các vấn đề xã hội. Nếu phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nông thôn sẽ tạo ra việc làm tại chỗ, góp phần phân bố lao động và dân cư hợp lý đảm bảo phát triển ổn định theo phương châm “ly nông bất ly hương”. Hơn nữa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn thường cho thu nhập cao hơn làm nông nghiệp, cho nên sẽ góp phần tăng thêm thu nhập và tăng sức mua cho thị trường nông thôn. Mục tiêu của Chương trình Quốc gia về việc làm giai đoạn 2001 –2005 của nước ta là: Mỗi năm giải quyết việc làm cho 1,4 -1,5 triệu lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5,4% và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005. Mục tiêu của Chương trình này trong giai đoạn 2006 – 2010: Giải quyết việc làm cho khoảng 7,5 – 8 triệu lao động trên cơ sở duy trì tỉ lệ tăng GDP hàng năm trên 7% để tạo 5,5 – 6 triệu việc làm mới. Bình quân mỗi năm thu hút giải quyết
  13. việc làm cho khoảng 1,5 - 1,6 triệu người; giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 5%, tăng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85% vào năm 2010. Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỉ trọng lao động nông, lâm nghiệp xuống 50%, công nghiệp xây dựng 23%, thương mại, dịch vụ 27% vào năm 2010. 2.2.4. Phát triển công nghiệp nông thôn góp phần hiện đại hoá nông thôn, xây dựng nông thôn mới Để đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp nông thôn, đòi hỏi kết cấu hạ tầng ở nông thôn như hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, các tụ điểm văn hoá hay trung tâm giao lưu kinh tế… phải ngày càng được nâng cấp và phát triển. Ngược lại, công nghiệp nông thôn khi phát triển sẽ tạo điều kiện để tích luỹ vốn, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng của vùng nông thôn. Với tính chất là kết quả của sự tác động biện chứng trong quá trình phát triển như trên, phát triển công nghiệp nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó làm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, đảm bảo công bằng xã hội, tạo cơ hội sống không quá khác nhau cho mọi công dân bất kể người đó sống ở thành thị hay nông thôn. 2.2.5. Phát triển công nghiệp nông thôn là cơ hội để củng cố, tăng cường và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Các giá trị văn hoá truyền thống của một dân tộc là rất phong phú, thể hiện dưới các dạng vật thể và phi vật thể. Dưới dạng vật thể, các giá trị đó thể hiện ở trong các sản phẩm vật chất được tạo ra. Phát triển các ngành nghề công nghiệp nông thôn, đặc biệt là các ngành nghề thủ công truyền thống sẽ góp phần củng cố, tăng cường, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc, thể hiện ở các mặt hàng được chế biến, chế tác bằng bàn tay khéo léo, khối óc tinh tế của những người thợ thủ công Việt Nam, qua đó sẽ giới thiệu những nét đẹp và độc đáo của văn hoá Việt Nam với thế giới. Phạm vi các ngành nghề thủ công ở việt Nam rất đa dạng; gắn liền với từng vùng quê, hình thức tổ chức sản xuất gắn liền với hộ gia đình, với nhiều kỹ xảo, kinh nghiệm sản xuất truyền từ đời này sang đời khác; vừa có tính bền vững và ổn định cao lại vừa phù hợp với đặc điểm khéo tay, hay làm của người dân. Do vậy, nói đến lợi thế và để phát huy lợi thế của Việt Nam là có nguồn lao động dồi dào, truyền thống cần cù, khéo tay của các nghệ nhân thì cần phải chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. 2.3. Sự cần thiết khách quan phát triển công nghiệp nông thôn Công nghiệp nông thôn có vị trí quan trọng trong kinh tế nông thôn. Công nghiệp nông thôn là cầu nối giữa sản xuất - kinh doanh ở nông thôn với sản xuất công nghiệp ở các đô thị và các trung tâm công nghiệp thông qua hàng loạt các mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật, qua các hình thức tổ chức sản xuất (đặc biệt
  14. là quan hệ liên kết kinh tế, phân công lao động, hiệp tác sản xuất) và các quan hệ kinh doanh khác. Như vậy, sự phát triển công nghiệp nông thôn là một tất yếu khách quan. Tính quy luật của sự phát triển đó bắt nguồn từ yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển không đồng đều, thiếu cân đối giữa các vùng lãnh thổ. Nó là hậu quả của việc đồng thời thực hiện các cuộc phân công lao động ở những trình độ khác nhau giữa các vùng lãnh thổ khác nhau trong cùng một thời điểm. Hiện nay, việc phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta đang trở thành một vấn đề có tính cấp bách do những nguyên nhân sau: - Nền kinh tế nước ta đang từ sản xuất nông nghiệp là chính chuyển sang sản xuất công nghiệp là chính, trong đó bản thân nền sản xuất nông nghiệp cũng phải được công nghiệp hoá. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển công nghiệp nông thôn là một bước đi tuần tự, có thể được thực hiện một cách đơn giản, dễ dàng hơn. - Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đang gặp những khó khăn về vốn, về thị trường, về cơ sở hạ tầng… Phát triển công nghiệp nông thôn là một trong các giải pháp cho phép tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó một cách nhanh chóng. Mặc dù với từng địa phương, từng vùng lãnh thổ, đó chỉ là bước đi ban đầu, nhưng nó vẫn có tác dụng lâu dài với vùng lãnh thổ đó. Trên phạm vi cả nước, quá trình này có thể kéo dài nhiều chục năm. - Nhìn chung, ở nước ta, tuy trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp nhưng đã có sự chênh lệch khá lớn giữa thành thị và nông thôn. Cơ sở hạ tầng ở các đô thị nước ta hiện nay, đặc biệt là ở các đô thị lớn, đã có sự tập trung quá mức, gây lãng phí về nhiều mặt, làm chậm quá trình phát triển và giảm hiệu quả kinh tế- xã hội của chính bản thân các đô thị đó. Việc phát triển công nghiệp nông thôn và hình thành những đô thị nhỏ (các thị trấn, thị tứ, thị xã) sẽ cho phép làm giảm bớt sự khác biệt về trình độ phát triển, sự phân hoá xã hội và tác động tiêu cực của chúng tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung. - Nông thôn nước ta đang có những yêu cầu kinh tế-xã hội bức thiết cần giải quyết: đó là sự hạn chế về đất đai, sự dư thừa lao động (một cách tương đối và tuyệt đối), mức sống vật chất và tinh thần dân cư thấp kém và lạc hậu,… Để giải quyết các vấn đề này, nhiều biện pháp thâm canh, phát triển nông nghiệp đã được triển khai, nhưng thực tiễn cho thấy rằng phái có những chương trình và biện pháp đồng bộ thì mới có thể giải quyết được. Trong số các giải pháp nói trên, có việc phát triển công nghiệp nông thôn một cách thích hợp. - Phát triển công nghiệp nông thôn là yêu cầu bắt nguồn từ đặc điểm nền sản xuất của nông thôn, đặc biệt là từ sự khác biệt về mặt thời gian giữa quá trình sản xuất nông nghiệp có tính gián đoạn và yêu cầu đảm bảo việc làm ổn định và liên tục cho người lao động. Trong khi người lao động cần có việc làm liên tục và ổn định thì sản xuất nông nghiệp về cơ bản thường có tính mùa vụ. Hơn nữa, ở nước ta hiện nay, các loại cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng thường vẫn còn khá dài, thời gian nông nhàn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quỹ thời gian tự nhiên của dân cư nông thôn. Để khắc phục tình trạng này, cần tiến
  15. hành các hoạt động sản xuất khác (mà các hoạt động công nghiệp nông thôn là bộ phận quan trọng nhất) trong thời gian này. - Phát triển công nghiệp nông thôn là biện pháp phù hợp với những xu hướng mới hình thành trong đời sống và kinh doanh hiện đại (việc chuyển đổi xu hướng thiên về quy mô lớn chuyển thành xu hướng phát triển kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ, xu hướng đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu người tiêu dùng và thị trường,…). Đồng thời, sự phát triển đó cũng phù hợp với yêu cầu khai thác các tiềm năng sẵn có, các thế mạnh của từng vùng, từng địa phương nhằm phát triển đất nước. - Công nghiệp nông thôn là sản phẩm của phân công lao động xã hội, của quá trình phát triển tuần tự của lực lượng sản xuất, do lực lượng sản xuất đồng thời tồn tại ở những trình độ khác nhau. Sự khác biệt này tồn tại một cách lâu dài ở nông thôn nói chung, tuy nhiên ở từng vùng nông thôn cụ thể thì sự khác biệt này có thể khắc phục trong một thời gian dài hay ngắn có khác nhau. - Công nghiệp nông thôn là một mắt xích gắn công nghiệp và thương mại - dịch vụ với nông nghiệp. Việc phát triển nó là một trong những giải pháp cho phép giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp với nông nghiệp. Tính tất yếu của việc phát triển công nghiệp nông thôn được thực tế khẳng định thông qua sự tự phát triển của công nghiệp nông thôn ngay trong cả những thời kỳ khó khăn trước đây, thời kỳ có nhiều yếu tố môi trường tác động bất lợi cho sự tồn tại và phát triển của nó. Công nghiệp nông thôn sẽ còn tồn tại một cách tất yếu và lâu dài, mặc dù 15 -20 năm nữa có thể vai trò của nó không còn như hiện nay. Phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nội dung trọng yếu của công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta và đang là một nhu cầu hết sức bức bách của đồng bằng sông Cửu Long. Thực tiễn đã chỉ rõ nếu chỉ dựa vào nông nghiệp thuần nông, độc canh cây lúa thì kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long không thể phát triển nhanh và bền vững, đời sống nông dân khó được cải thiện và nâng cao. Chúng ta thấy còn có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm công nghiệp nông thôn và vị trí vai trò của nó. Nhưng có điểm chung nhất trong các cách hiểu này là không đề cập tới quy mô, mặc dù hiện nay công nghiệp nông thôn Việt Nam chủ yếu là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ nhưng hướng tới có thể có cả doanh nghiệp công nghiệp quy mô tương đối lớn. Do vậy nó là một khái niệm động: công nghiệp nông thôn phải gắn liền với nông nghiệp và nông thôn về nguyên liệu và lao động, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực chất của công nghiệp hoá nông thôn Việt Nam hiện nay là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, trong đó sự phát triển công nghiệp nông thôn giữ vai trò quan trọng đặc biệt.
  16. Như vậy, chúng ta cần hiểu công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước, được phân bố ở nông thôn có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế- xã hội nông thôn, bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở khai thác các nguồn lực ở địa phương phục vụ thị trường địa phương, trong nước và xuất khẩu. 3.Bản chất và đặc điểm của công nghiệp nông thôn 3.1. Bản chất của công nghiệp nông thôn Quá trình phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia tuy có những đặc thù riêng, song nhìn chung được diễn ra có tính quy luật phổ biến là: CN từ một ngành có vị trí thứ yếu phát triển thành một ngành to lớn có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế, xuất phát từ các đặc trưng của CN. Xét trong mối quan hệ phân công lao động xã hội giữa 2 ngành CN và nông nghiệp, thường trải qua một chu trình bao gồm 3 giai đoạn cơ bản: sản xuất CN ra đời từ nông nghiệp như là một hoạt động nằm trong nông nghiệp; kế đó tách ra khỏi nông nghiệp thành một ngành sản xuất độc lập; sau đó quay trở lại kết hợp với nông nghiệp bằng nhiều hình thức tổ chức có mối liên hệ sản xuất đa dạng ở trình độ hoàn thiện và tiến bộ hơn. Quá trình phát triển CN từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn là quá trình phát triển hoàn thiện không ngừng về tổ chức sản xuất, về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Quá trình đó trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước thường trải qua 3 giai đoạn chủ yếu: hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và công xưởng - đại CN cơ khí. Khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế đô thị có nhiều sự khác biệt về các mặt như về mặt địa lý; về cơ cấu các ngành kinh tế, về trình độ phát triển của mỗi ngành trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động ở mỗi khu vực… Kinh tế nông thôn là một tổng thể các hoạt động kinh tế diễn ra trên địa bàn nông thôn gồm nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn đó. Bản chất của CNNT thể hiện ở các mặt cơ bản sau: 3.1.1. Về tính chất hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp CNNT CNNT là các hoạt động mang tính chất công nghiệp diễn ra ở nông thôn. Như vậy, CNNT không bao hàm trong đó toàn bộ các hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn, tức là không bao gồm cả xây dựng, thương nghiệp và các loại hoạt động dịch vụ khác. Bởi vì công nghiệp hay nông nghiệp, xây dựng, thương nghiệp dịch vụ là những hoạt động sử dụng các loại công nghệ khác nhau, ảnh hưởng đến môi trường khác nhau và do vậy cần được quản lý một cách khác nhau. 3.1.2. Về hình thức sở hữu và quy mô tổ chức sản xuất
  17. Khái niệm CNNT thông thường chỉ hàm chứa các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ hoặc rất nhỏ như các hộ gia đình tiểu chủ, cá thể, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, các tổ hợp sản xuất thủ công, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý là chủ yếu... Các tổ chức sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, hình thức đa dạng nói trên có đăng ký sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân dựa trên hình thức sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu của các cơ sở đó và được Nhà nước bảo hộ. Các cơ sở công nghiệp quy mô lớn (vốn đầu tư cao, công nhân đông đảo hàng ngàn người, diện tích mặt bằng nhà máy rộng hàng trăm ha) thường ít có ở nông thôn, nếu có thì nó sẽ kéo theo các hoạt động khác về dịch vụ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí lại dân cư theo hướng đô thị hoá… và như vậy làm cho nơi đó chuyển đổi không còn là nông thôn nữa, tức là hình thành vùng đô thị từ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nếu không phân biệt rõ CNNT như trên dễ dẫn đến quá nhấn mạnh phát triển công nghiệp lớn ở nông thôn, sẽ dẫn đến coi nhẹ các ngành kinh tế khác nhiều khi coi nhẹ cả nông nghiệp, gây ra tình trạng phân biệt ngành; điều này làm cho kinh tế nông thôn dễ lâm vào tình trạng kém phát triển và trì trệ. 3.1.3. Về địa bàn bố trí sản xuất của công nghiệp nông thôn Các hoạt động mang tính chất công nghiệp ở nông thôn có thể hình thành và phát triển theo các cách khác nhau song trước hết là do kết quả của quá trình phân công lao động tại chỗ. Chính vì vậy nhiều nước gọi công nghiệp nông thôn là công nghiệp gia đình, công nghiệp làng xóm (ở Ấn Độ) hay công nghiệp hương trấn (ở Trung Quốc). Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn hiện nay ở nước ta, nếu không nhận thức rõ con đường khách quan phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn, sẽ dễ dẫn tới việc “du nhập” tuỳ tiện một nghề phi nông nghiệp nào đó từ một nơi khác vào nông thôn và như vậy rất khó có sự phát triển ổn định và bền vững. Nói một cách khác công nghiệp nông thôn tự nó bao giờ cũng mang tính nông thôn thể hiện ở đầu vào của quá trình sản xuất: đó là sử dụng nguyên liệu thô tại chỗ, thu hút nguồn lao động tại chỗ, thường là lao động có kỹ thuật không cao, thể hiện ở bản thân quá trình sản xuất với công nghệ còn mang tính thủ công truyền thống; ở tính chất địa phương hạn hẹp của thị trường tiêu thụ đối với phần lớn các sản phẩm công nghiệp nông thôn. Công nghiệp nông thôn thường phụ thuộc trực tiếp vào các hoạt động nông nghiệp tại chỗ, là kết quả thoát thai từ chính các hoạt động nông nghiệp tại chỗ. Chính đây là điểm phân biệt công nghiệp nông thôn và công nghiệp thành thị, nơi mà các ngành công nghiệp thường chịu ảnh hưởng của nông nghiệp một cách gián tiếp hay ít chịu ảnh hưởng hơn. Ở góc độ địa bàn sản xuất có thể nói rằng công nghiệp nông thôn bao gồm các hoạt động sản xuất từ nguồn tài nguyên sinh thái có khả năng tái tạo như rừng, hồ, sông, biển… và nguồn tài nguyên không thể tái tạo như các mỏ khoáng, vật
  18. liệu xây dựng… ; không phân biệt theo ngành sản xuất, theo cấp quản lý, theo thành phần kinh tế mà chủ yếu theo lãnh thổ là các địa bàn nông thôn và sử dụng lao động tại chỗ của nông thôn. 3.1.4. Hình thức hoạt động của công nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay rất đa dạng Trước đây, sản xuất mang tính chất công nghiệp nông thôn nước ta chủ yếu là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp – hình thức ban đầu của phát triển công nghiệp, đã tồn tại và phát triển từ nhiều năm trong quá trình phát triển của nông thôn nước ta. Hiện nay, trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần kinh tế với nhiều quy mô và loại hình khác nhau theo định hướng xã hội chủ nghĩa và dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước; công nghiệp nông thôn nước ta có thể thấy tồn tại dưới nhiều hình thức như kinh tế hộ gia đình, sản xuất cá thể tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã sản xuất dịch vụ công nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, các chi nhánh hay nhà máy của công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần, công ty liên doanh, doanh nghiệp nhà nước … hoạt động mang tính chất sản xuất công nghiệp trên địa bàn nông thôn, tác động và gắn với sự phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn. 3.2. Các đặc điểm của CNNT Nhìn nhận một cách khái quát, công nghiệp nông thôn có các đặc điểm chủ yếu sau đây: 3.2.1. Có sự đan xen, gắn bó giữa lao động của công nghiệp nông thôn với lao động nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Thực tế cho thấy tại nông thôn nhiều lao động vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề TTCN và có sự luân chuyển lao động giữa hai khu vực: lao động nông nghiệp chuyển sang làm ngành nghề phi nông nghiệp, đồng thời, lao động ngành nghề khác quay trở lại làm nông nghiệp. Hầu hết các hộ ở nông thôn (đơn vị kinh tế kinh tế cơ bản và phổ biến nhất ở nông thôn) tiến hành các hoạt động nông nghiệp lẫn các hoạt động phi nông nghiệp. Do đó trong các số liệu thống kê, việc phân biệt rạch ròi nguồn thu nhập của hộ kinh tế gia đình nông thôn khoản nào từ sản xuất nông nghiệp hay khoản nào từ sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại…) chỉ mang tính chất tương đối. Điều này cũng cho thấy mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại giữa các loại hình sản xuất dịch vụ tại nông thôn. 3.2.2. Có sự gắn bó giữa hoạt động công nghiệp nông thôn với sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn trong việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương. Cả hai khu vực kinh tế này đều sử dụng chung cơ sở hạ tầng ở nông thôn (kể cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội), mặc dù mỗi bộ phận có một số yêu cầu riêng biệt nhất định và mức độ khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng nông thôn có khác nhau. 3.2.3. Thị trường nhiều yếu tố đầu vào, đầu ra của công nghiệp nông thôn và nông nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau, trong nhiều trường hợp có sự đồng
  19. nhất ở một mức độ nhất định. Sự gắn bó này không chỉ tồn tại trên thị trường địa phương mà cả trên thị trường toàn quốc. Mối quan hệ này thể hiện những nội dung có tính bản chất giữa công nghiệp và nông nghiệp thông qua hoạt động thương mại dịch vụ nông thôn. 3.2.4. Công nghiệp nông thôn gắn bó mật thiết với nông nghiệp và nông thôn trên các mặt kinh tế - xã hội. Đặc biệt, công nghiệp và nông nghiệp nông thôn phải tham gia giải quyết những vấn đề xã hội (hỗ trợ các đối tượng chính sách, tạo việc làm và thu hút lao động địa phương, giải quyết các nhu cầu bức xúc tại chỗ…). Sự phát triển của công nghiệp nông thôn đồng thời cũng đòi hỏi mỗi địa phương phải có sự điều chỉnh đời sống xã hội một cách thích hợp, ví dụ như mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên, giữa việc cung cấp mặt bằng sản xuất cho công nghiệp nông thôn với việc tổ chức khu dân cư, xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn… 3.2.5. Công nghiệp nông thôn bao gồm nhiều loại hình, nhiều ngành nghề, nhiều trình độ phát triển khác nhau với nhiều quy mô khác nhau. Công nghiệp nông thôn không những bao gồm nhiều ngành nghề đa dạng mà còn có nhiều trình độ khác nhau trong tập trung hoá sản xuất. Sự khác biệt về trình độ tập trung hoá là kết quả của quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử và có tính tất yếu. Nhưng mặt khác, mức độ tập trung hoá sản xuất của công nghiệp nông thôn lại có ảnh hưởng lớn tới khả năng phát triển của bản thân nó. Thực tế cho thấy khi đã đạt tới một trình độ tập trung nhất định, công nghiệp nông thôn sẽ có những bước phát triển nhảy vọt mạnh mẽ. Trong bối cảnh hiện nay, quá trình chuyên môn hoá diễn ra một cách nhanh chóng và đã trở thành phổ biến trong các cơ sở sản xuất thuộc các ngành nghề công nghiệp nông thôn. Chính nhờ thế, quy mô của tập trung hoá dù phân hoá mạnh, nhưng đã cao hơn so với trước đây. Xu hướng này sẽ tiếp tục được củng cố trong những năm tới. Trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, công nghiệp nông thôn là một thực thể kinh tế, trở thành một bộ phận kinh tế trên địa bàn nông thôn. Công nghiệp nông thôn gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển nông nghiệp cũng như sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn. Sự gắn bó tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát triển của công nghiệp nông thôn với các ngành khác tạo nên một cơ cấu kinh tế nông thôn luôn vận động và phát triển từ thấp đến cao. Nội dung các ngành công nghiệp nông thôn 4.1. Phân chia các ngành công nghiệp Hiện nay có nhiều cách phân loại các ngành công nghiệp tuỳ theo góc độ xem xét, quan điểm tiếp cận. Chẳng hạn:
  20. - Phân theo chủ sở hữu về tài sản, về quản lý người ta chia ra doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh (kinh tế nhà nước) và cơ sở, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Phân theo thành phần hay loại hình kinh tế người ta chia thành: các cơ sở sản xuất CN TTCN kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên kết, công ty liên doanh có vốn nước ngoài v.v… - Phân theo cách phân loại của ngành thống kê, gồm có: A. Công nghiệp khai thác mỏ (sản xuất than bánh tổ ong, khai thác đá, cát..); B. Công nghiệp chế biến (SX thực phẩm và đồ uống, SX thuốc lá, SX sản phẩm dệt, SX trang phục, SX các sản phẩm bằng da, SX các sản phẩm gỗ, lâm sản, SX giấy và sản phẩm từ giấy, SX sản phẩm từ dầu mỏ tinh chế, SX hoá chất và sản phẩm từ hoá chất, SX sản phẩm cao su và plastic, SX sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại, SX kim loại, SX các sản phẩm bằng kim loại, SX máy móc thiết bị, SX máy móc thiết bị điện, SX sửa chữa xe có động cơ, SX sửa chữa phương tiện vận tải khác, SX giường tủ bàn ghế, các sản phẩm khác, SX các sản phẩm tái chế…); C. Sản xuất và phân phối điện nước (SX và phân phối điện, SX và phân phối nước) 4.2. Các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu ở nông thôn: Các hoạt động sản xuất có tính chất công nghiệp ở nông thôn là rất đa dạng, được phân bố ở các vùng nông thôn nhằm đáp ứng các nhu cầu trong quá trình phát triển của mỗi vùng. Sản phẩm của công nghiệp nông thôn cũng rất phong phú, phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường địa phương, trong nước và vươn tới thị trường quốc tế. Có nhiều cách phân loại hoạt động công nghiệp nông thôn tuỳ theo yêu cầu quản lý, tuỳ cách nhìn nhận tiếp cận vấn đề hay theo cách đánh giá, thống kê … Dựa theo đặc điểm các hoạt động công nghiệp nông thôn về các phương diện: trình độ kỹ thuật công nghệ, nguồn nguyên liệu sử dụng, tính chất của sản phẩm đầu ra… người ta phân biệt một số ngành công nghiệp chủ yếu sau: 4.2.1. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản Đó là những ngành nghề sử dụng nguyên liệu là các sản phẩm dạng nông sản, lâm sản, thuỷ sản hay hải sản như: chế biến xay xát lúa gạo, lò sấy nông sản, cơ sở chế biến cá, tôm, mực v.v…; các cơ sở chế biến bánh kẹo, thực phẩm có nguyên liệu từ ngũ cốc, mía đường, sữa bò; các cơ sở chế biến thức ăn gia súc từ phụ phẩm nông nghiệp như cám, đậu, bắp, cá tôm vụn…; các cơ sở cưa xẻ gỗ, đóng bàn ghế, tủ giường v.v…; các nhà máy đóng hộp chế biến các dạng sản phẩm từ trái cây, rau quả, gia súc, gia cầm v.v… Những sản phẩm này có thể tiêu thụ tại chỗ, cung cấp cho thị trường trong nước hay xuất khẩu đi các nước khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1