intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Chánh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

418
lượt xem
180
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho thuê tài chính là một giao dịch hợp đồng giữa hai chủ thể-bên chủ sở hữu tài sản và bên sử dụng tài sản. Trong đó, bên chủ sở hữu tài sản-bên cho thuê chuyển giao tài sản cho bên đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định và bên sử dụng phải thanh toán tiền thuê cho bên chử sở hữu tài sản

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam

  1. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1.1 Khái niệm Cho thuê là một giao dịch hợp đồng giữa hai chủ thể - bên chủ sở hữu tài s ản và bên sử dụng tài sản. Trong đó, bên chủ sở hữu tài sản - bên cho thuê chuyển giao tài sản cho bên đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định và bên sử dụng phải thanh toán tiền thuê cho bên chủ sở hữu tài sản. Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn, thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết b ị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm gi ữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế, bất cứ một giao dịch cho thuê nào thỏa mãn ít nhất một trong bốn tiêu chuẩn sau đây đ ều đ ược gọi là cho thuê tài chính: Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi chấm dứt thời hạn hợp đồng. o Hợp đồng có quy định quyền chọn mua. o Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời gian hoạt động của tài sản. o Hiện giá của các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tài sản o thuê 1.2 Bản chất của cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng: 3.1. GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 1
  2. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng hay định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các ch ủ th ể khác), trong đó bên cho vay chuyển tiếp tài sản cho bên đi vay s ử d ụng trong một th ời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Trong giao dịch cho thuê tài chính, bên cho thuê chuyển giao tài sản thực (nhà ở, văn phòng làm việc, máy móc thiết bị…) cho bên thuê sử dụng trong một thời gian nhất định. Trong quá trình sử dụng tài sản, bên thuê phải thanh toán tiền thuê định kỳ cho đ ến khi hết hạn hợp đồng. Khoản tiền thuê bao gồm hai phần: phần vốn gốc và lãi. Do đó, có thể thấy đây là bản chất của một giao dịch tín dụng. Bên cạnh đó, đối với hợp đồng cho thuê thanh toán một phần sau khi chấm dứt hợp đồng thuê, tiền lãi được thanh toán đầy đủ trong quá trình sử dụng vốn, nhưng vốn gốc chưa hoàn trả đầy đủ. Trường hợp này có ba các giải quyết và đ ược quy đ ịnh trong hợp đồng. o Người thuê đồng ý mua tài sản: phần vốn gốc đã được hoàn trả dưới dạng tiền thanh toán mua tài sản. o Người mua muốn thuê tiếp tài sản: phần vốn gốc được hoàn trả dưới dạng thanh toán tiền thuê trong thời gian hợp đồng cho thuê được gia hạn. o Người đi thuê không muốn thuê tiếp tài sản: phần vốn gốc được hoàn trả dưới dạng hiện vật, tức là tài sản thuê mua. Trong bất kỳ một trường hợp nào đi nữa thì nguyên tắc hoàn trả của tín dụng luôn luôn được bảo đảm; tiền thuê và giá trị tài sản thường lớn hơn giá trị tài sản ban đ ầu , đây chính là sự trao đổi tài sản không ngang giá - bản chất của một quan hệ tín dụng. Đó gọi là tiền lãi mà người cho vay được hưởng ngoài giá trị ban đầu của tín dụng. Như vậy trong cho thuê tài chính luôn luôn đảm bảo ba nguyên tắc, của một hợp đồng tín dụng đó là tính kỳ hạn, tính hoàn trả và tính lãi suất. Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn: 3.2. Trong giao dịch cho thuê tài chính, nhà cho thuê vẫn nắm giữ quyền sở hữu tài sản và vì thế họ là người quản lý tài sản cho thuê. Để hợp thức hóa hành vi này, các nhà cho GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 2
  3. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam thuê phải tiến hành các thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận quy ền sở hữu, đăng ký tài sản giao dịch đảm bảo…điều này sẽ phát sinh nhiều loại chi phí. Nếu tài tr ợ bằng những tài sản có giá trị thấp và thời gian ngắn sẽ khó thực hiện đ ược vì chi phí quản lý sẽ rất cao và người đi thuê sẽ khó chấp nhận. Ngược lại, nếu tài trợ trung và dài hạn với tài sản có giá trị cao, tuổi thọ cao thì tỷ trọng chi phí quản lý tính trên giá trị tài sản sẽ thấp hơn. Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn vì nó v ừa đ ảm bảo ba nguyên tắc của một hoạt động tín dụng đó là tính kỳ hạn, tính hoàn trả và tính lãi suất, mặt khác thời hạn thuê dài (thời hạn trên 60% thời gian hữu dụng của sản phẩm thuê tài chính). Như vậy, tài trợ trung và dài hạn dưới hình thức cho thuê tài chính là một yêu cầu khách quan xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế. 1.3 Lợi ích của cho thuê tài chính 1.3.1. Đối với nền kinh tế: Bản chất của hoạt động cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, thị trường cho thuê tài chính cũng là một thị trường vốn, thị tr ường này di ễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính trung và dài hạn theo những phương thức giao dịch nhất định. Như vậy, cho thuê tài chính hay thị trường cho thuê tài chính đã góp một phần giải quyết bài toán về vốn cho nền kinh tế. Cho thuê tài chính gắn chặt với việc trang bị, đổi mới máy móc, công nghệ và mở rộng sản xuất đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất của các ngành công nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển tốt thị trường cho thuê tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất của doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế. Đặc biệt, thông qua hình thức cho thuê tài chính có thể thu hút một lượng vốn lớn từ dân cư thông qua hình thức huy động vốn trung và dài hạn hoặc liên doanh với nước ngoài để tạo ra kênh dẫn vốn từ bên ngoài vào cho nền kinh tế. 1.3.2. Đối với bên cho thuê: Đối với bên cho thuê, việc ra đời và áp dụng phương thức tài trợ cho thuê tài chính không phải là loại hình thay thế các phương thức tài trợ cổ điển như cho vay trung và dài GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 3
  4. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam hạn bằng tiền, mà nó là hình thức tài trợ bổ sung nhằm tạo điều kiện cho các định chế tài chính đa dạng hóa danh mục sản phẩm, mở rộng khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đứng trên góc độ người cho thuê phương thức tài trợ này có một số lợi ích so với loại tài trợ khác như sau: o Bên cho thuê với tư cách là sở hữu chủ về mặt pháp lý và nắm quyền sử dụng, vì vậy họ được quyền quản lý và kiểm soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Trong trường hợp bên đi thuê không thanh toán tiền thuê đúng hạn thì bên cho thuê đ ược thu hồi tài sản, đồng thời buộc bên đi thuê phải bồi thường các thiệt hại. o Trong trường hợp bên đi thuê bị phá sản thì tài sản cho thuê tài chính không bị phát mãi, bên cho thuê thu hồi lại được. o Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích kinh doanh của bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảm bảo, từ đó tạo tiền đề để hoàn trả tiền thuê đúng hạn (do đó ít rủi ro). 1.3.3. Đối với bên đi thuê: Thông thường đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo ( thế chấp hoặc cầm cố) và chỉ cho vay t ối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng với kênh cho thuê tài chính, doanh nghiệp chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể đ ược tài tr ợ đ ến 100% vốn đầu tư. Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên. Tài sản thuê tài chính nằm trên Bảng cân đối kế toán do đó làm cho Bảng cân đ ối đẹp hơn trong mắt nhà đầu tư. Kênh tín dụng này cũng cho phép doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình. Ngoài ra nếu doanh nghiệp đã lỡ đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưu động thì vẫn có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và sau đó công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản. Kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp có ba quyền lựa chọn, một là trả lại tài sản thuê (do máy móc lạc hậu không còn phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh), thứ GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 4
  5. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam hai là tiếp tục thuê tài sản, thứ ba là được quyền ưu tiên mua l ại tài sản v ới giá tr ị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại. Thủ tục đi thuê đơn giản, linh hoạt nhanh gọn hơn đi vay vì bớt đ ược thời gian làm thủ tục thế chấp, bảo lãnh. Giúp cho bên đi thuê tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản, đặc biệt đối với những thiết bị có tốc độ phát triển nhanh, như ngành công nghiệp máy tính chẳng hạn. Ngoài ra bên đi thuê còn nhận được sự tư vấn miễn phí từ bên cho thuê. Hoạt động cho thuê tài chính sẽ tạo khả năng dự trữ các nguồn tín dụng cho tương lai của doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp vượt qua được những giai đoạn khó khăn về tài chính trước mắt. Như vậy doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng lại vừa có vốn lưu động để kinh doanh. 1.3.4. Lợi ích đối với cả bên đi thuê và bên cho thuê: Lợi ích từ tấm chắn thuế: Đây là một ưu điểm vô cùng quan trọng. Tài sản cho thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê được phép khấu hao tài sản đó, làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Mặt khác, bên đi thuê phải tr ả chi phí thuê, chi phí đó được khấu trừ trước thuế nên cũng làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Như vậy cả hai bên đều có lợi. 1.4 Các loại hình cho thuê tài chính 1.4.1. Cho thuê tài chính 2 bên Theo phương thức này, trước khi thực hiện nghiệp vụ cho thuê, tài sản cho thuê đã thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê bằng cách mua tài sản hoặc tự xây dựng. Hình thức này thường do các công ty bất động sản và các công ty sản xuất máy móc thiết bị thực 2A hiện.Quy trình cho thuê tài chính 2 bên như sau: 1 Bên cho thuê Bên đi thuê 2B GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 5
  6. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam 1.4.2 Cho thuê tài chính 3 bên Theo phương thức này, bên cho thuê chỉ thực hiện việc mua tài sản theo yêu cầu của bên đi thuê và đã được hai bên thỏa thuận theo hợp đồng thuê. * Ưu điểm: + Bên cho thuê không phải mua tài sản trước và như vậy sẽ làm cho vòng quay c ủa vốn nhanh hơn vì không phải dự trữ tồn kho. + Tài sản được chuyển giao trực tiếp giữa bên cung cấp và bên đi thuê và giữa họ chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng hoạt động của tài sản, cũng như thực hiện việc bảo hành và bảo dưỡng tài sản. Như vậy bên cho thuê trút bỏ gánh nặng về tình trạng hoạt động của tài sản và hạn chế được rủi ro liên quan đến việc từ chối nhận hàng của bên đi thuê do những sai sót về mặt kĩ thuật. Quy trình CTTC 3 bên Người cho thuê (Lessor) 2C 2A 1B 1A 2D 3 1C Người cung cấp Người đi thuê 2B (Supplier) (Leasse) 1A: Hợp đồng thuê tài chính 2B: Chuyển giao tài sản 1B: Hợp đồng mua tài sản 2C: Trả tiền mua tài sản 1C: Hợp đồng bảo trì bảo hành sửa chữa 2D: Giao quyền sử dụng 2A: Giao quyền sở hữu tài sản 3 : Định kỳ trả tiền thuê 1.4.3. Tái cho thuê - Nội dung: trong hoạt động kinh doanh có nhiều doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản cố định hiện có, vì thế họ sẽ bán một phần tài sản của mình cho GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 6
  7. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam Ngân hàng hoặc công ty tài chính sau đó thuê lại tài sản để sử dụng và như vậy doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. - Trường hợp áp dụng: Với những doanh nghiệp không có đủ nguồn vốn lưu động để khai thác tài sản cố định hiện có hoặc doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Quy trình tái cho thuê 2A 2B Người cho thuê Người đi thuê 1A (Công ty TC) 1B 2C 3 1A: Ký hợp đồng mua 2A: Lập thủ tục giao quyền sở hữu tài sản 1B: Ký hợp đồng thuê 2B: Lập thủ tục giao quyền sử dụng tài sản 3 : Thanh toán tiền thuê 2C: Trả tiền mua tài sản 1.4.4. Cho thuê giáp lưng - Nội dung: Doanh nghiệp A muốn thuê tài sản nhưng không đủ tín nhiệm với bên cho thuê. Doanh nghiệp A phải thông qua bên cho thuê thứ 2 để thuê được tài sản của bên cho thuê thứ 1 (với sự đồng ý của bên cho thuê) - Trường hợp áp dụng: + Với những doanh nghiệp không có uy tín hoặc ko đủ tín nhiệm với các tổ chức cho thuê. + Bên đi thuê thứ nhất đã thuê tài sản sử dụng tài sản đó nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng thì có thể cho bên khác thuê lại với sự đồng ý của bên cho thuê. Quy trình cho thuê giáp lưng Người cho thuê (Lessor) 3B 1A 2 3A Người đi thuê 2 Người đi thuê1 1B (Leasse 2) (Leasse 1) GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 7
  8. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam 1A: Ký hợp đồng thuê 3A: Trả tiền thuê 1B: Ký hợp đồng thuê 3B: Trả tiền thuê 2 : Chuyển giao tài sản 1.4.5. Cho thuê hợp tác Không phải là hình thức đồng tài trợ vì: Bên cho thuê không là trái chủ trong quan hệ cho thuê, còn bên cho vay không là trái chủ trong quan hệ cho vay hay nói cách khác vốn tài trợ trong phương thức này bao gồm 2 phần: một phần là vốn của bản thân bên cho thuê và một phần là vốn vay được cung cấp từ các bên cho vay. Đồng thời, bên cho thuê phải thanh toán tiền lãi vay cho bên đi vay. Quy trình cho thuê hợp tác 3B Người cho Người cho vay 1C thuê (Lender) (Lessor) 2A 2B 1A 3A 1B 2C Người đi thuê Người cung 1D cấp (Leasse) (Supplier) 1A: Ký hợp đồng thuê 2A: Lập thủ tục chuyển quyền sở hữu 1B: Ký hợp đồng mua 2B: Thanh toán tiền mua 1C: Ký hợp đồng tín dụng 2C: Chuyển quyền sử dụng 1D: Ký hợp đồng bảo hành 3A: Thanh toán tiền thuê 3B: Thanh toán tiền vay 1.5 Phương thức tính tiền thuê và nguyên giá tài sản thuê tài chính: Với n: số năm thuê tài chính r: lãi suất thỏa thuận NG: nguyên giá tài sản cho thuê tài chính C: số tiền thuê tài chính trả hàng năm GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 8
  9. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam 1 − (1 + r ) − n  Nếu trả cuối kỳ: NG = C   r   1 − (1 + r ) − n  1 − (1 + r ) − n +1  NG = C  C Nếu trả đầu kỳ:  (1+r) = C +  r r     Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp muốn thuê một thiết bị nên thỏa thuận với một ngân hàng thương mại và một khế ước cho thuê được soạn thảo với các thông tin như sau: thiết bị có trị giá là 500 tiệu đồng, thời hạn sử dụng là 8 năm. Tiền thuê phải tr ả hàng năm là bao nhiêu, nếu ngân hàng yêu cầu phải đảm bảo mức sinh lời 14%/năm trên số tiền doanh nghiệp còn thiếu. * Trường hợp tiền thuê trả vào cuối kỳ: 1 − (1 + 14%) −8   ⇒ A = 107,785 triệu 500 triệu = A x  14%   Số tiền 107.785 triệu doanh nghiệp phải trả hàng năm bao gồm một phần nợ gốc và phần lãi phát sinh trong năm đó. Điều đó được thể hiện qua bảng trả nợ sau: Đvt: triệu đồng Trả nợ Dư nợ Năm Tổng số Tiền lãi Nợ gốc 0 500 1 107,785 70,000 37,785 462,215 2 107,785 64,710 43,075 419,140 3 107,785 58,680 49,105 370,035 4 107,785 51,805 55,980 341,055 5 107,785 43,986 63,817 250,237 6 107,785 35,033 72,752 177,485 7 107,785 24,848 82,937 94,548 8 107,785 13,237 94,548 0 * Trường hợp tiền thuê trả vào đầu kỳ: 1 − (1 + 14%) −7   ⇒ A = 94,548 triệu 500 triệu = A + A  14%   GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 9
  10. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam Bảng trả nợ như sau: Đvt: triệu đồng Trả nợ Dư nợ Năm Tổng số Tiền lãi Nợ gốc 0 0 94,548 405,452 1 94,548 56,763 37,785 367,667 2 94,548 51,473 43,075 324,592 3 94,548 45,443 49,105 275,486 4 94,548 38,568 55,980 219,506 5 94,548 30,731 63,817 155,689 6 94,548 21,796 72,752 82,937 7 94,548 11,611 82,937 0 1.6 Phân biệt cho thuê tài chính và cho thuê vận hành Cho thuê vận hành là hình thức cho thuê tài sản, theo đó bên thuê sử dụng tài sản cho thuê của bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài s ản đó cho bên cho thuê khi kết thúc thời hạn cho thuê tài sản. Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng cho thuê. Cho thuê vận hành được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những doanh nghiệp có thời gian hoạt động ngắn rất ưa chuộng. Ở nước ngoài dịch vụ cho thuê vận hành phát triển song hành với dịch vụ cho thuê tài chính. Tuy nhiên ở nước ta dịch vụ cho thuê vận hành vẫn chưa được phổ biến nhiều do bị vướng ở một quy định của nhà nước về cho thuê vận hành. Với quy định hiện nay, hợp đồng cho thuê vận hành của các công ty cho thuê tài chính chịu sự quản lý của NHNN Việt Nam GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 10
  11. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam Sự khác nhau giữa cho thuê tài chính và cho thuê vận hành: Cho thuê vận hành Cho thuê tài chính Thời gian cho thuê tương đối dài Thời gian cho thuê ngắn so với thời (trên 60%) so với thời gian hữu dụng gian hữu dụng của tài sản. của tài sản cho thuê. Bên thuê gánh chịu phần lớn rủi ro Bên cho thuê gánh chịu phần lớn rủi liên quan đến tài sản (bên thuê phải ro liên quan đến tài sản (bên cho thuê có trách nhiệm bảo dưỡng, chịu rủi phải có trách nhiệm bảo dưỡng, chịu ro, thiệt hại về tài sản đi thuê). rủi ro, thiệt hại về tài sản đi thuê). Bên cho thuê cam kết bán lại tài sản Không có cam kết bán lại tài sản. cho bên thuê khi kết thúc thời hạn hợp đồng. Trong thời gian thuê, người đi thuê Trong thời gian thuê, người đi thuê có không được phép huỷ ngang hợp thể huỷ ngang hợp đồng đồng Chi phí cho thuê thấp hơn so với cho Chi phí cho thuê cao. thuê vận hành Hiện giá của các khoản chi trả tiền Hiện giá của các khoản chi trả tiền thuê gần bằng với giá trị của tài sản thuê thông thường nhỏ hơn nhiều so với giá trị của tài sản thuê thuê Bên thuê chịu trách nhiệm mua bảo Bên cho thuê chịu trách nhiệm mua hiểm bảo hiểm. GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 11
  12. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam Phần 2: THỰC TRẠNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Thực trạng: 2.1. Chủ thể tham gia trên thị trường: 2.1.1 Tính đến thời điểm hiện nay thì chỉ có 13 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động chính thức trên thị trường thuê mua ở Việt Nam. Vốn của các công ty cho thuê tài chính rất nhỏ, trong khi huy động vốn lại rất hạn chế. Với số vốn điều lệ c ấp từ ngân hàng mẹ (150-500 tỷ đồng), chỉ đủ để các công ty cho thuê tài chính hoạt động trong vài năm. Các chủ thể có nhu cầu thuê tài chính trên thị trường cho thuê tài chính là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh,... và cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì khách hàng đi thuê chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và xây dựng. Hàng hoá trên thị trường: 2.1.2 Thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Hiện nay, tài sản CTTC chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đáp ứng được tỷ lệ 37% so với nhu cầu của nền kinh tế. Tiếp đến là máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ cũng chỉ đáp ứng được 34% so với nhu cầu của nền kinh tế. Máy móc, thiết bị của một ngành khác đ ược tài trợ bằng phương thức thuê tài chính như thiết bị ngành in, máy móc công trình sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản cũng chiếm một tỷ trọng thấp so với nhu cầu của nền kinh tế. Đánh giá thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Chiến lược khách hàng tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ưu tiên cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, thị trường đầu ra ổn định, có khả năng quản lý và tiềm năng phát triển tốt. Việc đầu tư dưới hình thức CTTC ngày càng được mở rộng ở tất cả các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, bệnh viện, nông nghiệp,…Tài sản cho thuê chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… có chất lượng và mức độ công nghệ có trình độ trung bình, dây chuyền công nghệ cao và máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến còn chiếm một tỷ trọng thấp trong ho ạt đ ộng GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 12
  13. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam cho thuê của các công ty CTTC. Các công ty CTTC chưa áp dụng tài sản cho thuê là b ất động sản. Phương thức cho thuê tài chính: 2.1.3 Tuy có nhiều phương thức giao dịch cho thuê tài chính nhưng trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam hiện nay phổ biến có 3 phương thức: o Phương thức giao dịch CTTC 3 bên. o Phương thức giao dịch CTTC 2 bên. o Phương thức giao dịch mua và cho thuê lại (bán và tái thuê). Giá cả cho thuê tài chính: 2.1.4 Giá cả CTTC hiện nay thường cao hơn so với các loại hình tín dụng khác, chưa hấp dẫn được các khách hàng thuê. Lãi suất CTTC cao hơn so với lãi suất cho vay trung dài hạn từ 20% đến 25% và cao hơn 10% nếu tài sản được mua sắm trực tiếp từ nhà sản xuất. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TỒN TẠI 2.2. Các kết quả đạt được: 2.2.1 CTTC thực sự là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng đ ược đánh giá là khá hữu hiệu tạo điều kiện thu hút vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, nh ất là đ ối với các DN vừa và nhỏ. Quy mô hoạt động kinh doanh CTTC phát triển khá nhanh và tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Có một điều rất đáng khuyến khích là trong hoạt động kinh doanh của mình các công ty CTTC thường không có sự phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế khác nhau, đối tượng CTTC chủ yếu là các DN ngoài quốc doanh; các DN đi thuê còn đ ược hưởng lợi ích từ các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến; được hưởng các dịch vụ tư vấn miễn phí và những thông tin cần thiết khác từ những nhà cung cấp dịch vụ. Theo đánh giá chung hoạt động CTTC trong thời gian qua đã dần mở rộng quy mô đối tượng cho thuê và thành phần khách hàng tham gia, doanh số cho thuê ngày một tăng cao, chất lượng hoạt động CTTC tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép, l ợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước... GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 13
  14. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam Đa dạng hóa các loại hình cho thuê tài chính, trong đó điển hình là Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACB Leasing) sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép cung ứng dịch vụ ngoại hối theo Giấy phép số 5623/NHNN- TTGSNH, từ ngày 28/07/2010, đã chính thức triển khai cho thuê tài chính, bảo lãnh và các dịch vụ ủy thác, tư vấn bằng ngoại tệ - bên cạnh việc cho thuê tài chính bằng VND như hiện nay. ACB Leasing có khả năng cung cấp nhanh chóng và hiệu quả sản phẩm cho thuê tài chính bằng ngoại tệ với sự hỗ trợ về nguồn vốn và công nghệ từ ACB. 7 tháng đầu năm 2010, ACB Leasing đã đạt trên 70% kế hoạch lợi nhuận trước thuế. Đa số tài sản ACB Leasing tài trợ là dây chuyền sản xuất, máy móc công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, ngoài ra còn có phương tiện vận tải, thiết bị cầu cảng, thiết bị cơ giới phục vụ công trình... Ngoài ra, ACB Leasing đang tiếp tục tập trung vào các ngành như dầu khí, cao su, nhựa, viễn thông, chế biến lương thực, thủy sản… nhất là các doanh nghiệp uy tín trong ngành. Những kết quả đã đạt được là tiền đề để ACB Leasing đổi mới và mở rộng loại tiền tài trợ, tăng cường tiện ích cho khách hàng. Đi ều này cũng xuất phát từ nhu cầu hiện đại hóa trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới an toàn hơn và thân thiện với môi trường của doanh nghiệp, đặc biệt khi chu kỳ công nghệ mới bắt đầu với giá cả các máy móc thiết bị tương đối rẻ và phù hợp với doanh nghiệp.Với việc triển khai dịch vụ cho thuê tài chính bằng ngoại tệ, doanh nghiệp đã có thêm một lựa chọn nguồn tài trợ vốn để đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và có thể cân đối tìm ra giải pháp tối ưu giữa doanh thu đ ầu ra phù hợp với nguồn trả nợ. Đối với các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì việc lựa chọn vốn vay bằng ngoại tệ sẽ giúp tránh rủi ro tỷ giá và giảm chi phí Những hạn chế tồn tại: 2.2.2 Hiểu biết của các doanh nghiệp đối với CTTC: Ở Việt Nam, hệ thống các tổ chức tín dụng (ngân hàng, các quỹ, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…) có vai trò đặc biệt to lớn đối với sự phát triển kinh t ế. Tuy nhiên, mặc dù đã có mặt khá lâu nhưng tốc độ phát triển của dịch vụ cho thuê tài chính còn chậm và chưa nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp. Theo thống kê, GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 14
  15. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay, số lượng các công ty cho thuê tài chính của nước ta còn khá khiêm tốn ( có 13 công ty), được thành lập dưới các hình thức khác nhau. Trong số đó, có doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, như các công ty cho thuê tài chính (thuộc các Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn…) có doanh nghiệp dưới hình thức công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài (công ty cho thuê tài chính Kexim – 100% vốn Hàn Quốc, Công ty cho thuê tài chính ANZ – 100% vốn của ngân hàng ANZ và V-TRACT), lại có doanh nghiệp thuộc hình thức đa sở hữu như Công ty cho thuê tài chính liên doanh (công ty cho thuê tài chính VLIC) và mới đây có thêm Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombankleasing), Ngân hàng ACB (ACB leasing) tham gia thị trường này. Lượng vốn cấp theo hình thức cho thuê tài chính chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với hình thức cấp vốn của ngân hàng. Trong khi đó, với lợi thế của mình, đáng lẽ loại hình dịch vụ cho thuê tài chính phải được phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, nơi mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cần thu hút một lượng vốn lớn cho đầu tư cũng như cho tái đ ầu tư mở rộng. Trên thực tế, trước hết nhu cầu về vốn đối với doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên số doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế, hoạt động quảng bá, giới thiệu về dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 100 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì có tới 70% số doanh nghiệp được hỏi biết rất ít và chưa bao giờ tìm hi ểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính, gần 20% hoàn toàn không hề biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, ch ưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại…. Trên thị tr ường Việt Nam, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp cần vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị...nhưng thay vì đến các công ty tài chính để tìm sự giúp đỡ thì các DN này lại tìm đến ngân hàng để vay vốn mặc dù ở đây thủ tục rất chặt chẽ và điều kiện để được vay vốn khó hơn rất nhiều. Thực trạng trên một mặt là do thói quen khó thay đ ổi GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 15
  16. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam của các DN ở Việt Nam nhưng một phần quan trọng là do hoạt động kinh doanh CTTC chưa được tuyên truyền phổ biến và quảng cáo rộng rãi ở Việt Nam. Giá cả CTTC: Giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm….) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đ ầu thấp… thì cho đ ến h ết th ời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với họ vay từ các nguồn khác chẳng hạn như ngân hàng. Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm… của bên cho thuê phải bỏ ra. Hành lang pháp lý đối với CTTC: Hiện nay, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính ở nước ta đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn được chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, nhiều quy định cần phải được luật hóa. Các quy định về sở hữu, tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ… trong các văn bản còn không ít vấn đề phải bàn, ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỷ đồng đối với các công ty trong nước và 5 triệu USD đối với các công ty nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp. Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy định về cho thuê tài chính đã không phân đ ịnh triệt đ ể các khái ni ệm liên quan đến sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn của quá trình cho thuê tài chính, giá trị cho thuê tối đa… đã gây nhiều cản trở đối với hoạt động cho thuê tài chính Việc quy định nguồn vốn huy động còn có những bất cập. Theo đó pháp luật Việt Nam quy định số vốn đầu tư cho các DN đi vay không được vượt quá 30% vốn điều lệ của công ty. Trên thực tế những quy định này đang gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC. Bởi vì với quy định như trên phần lớn việc đầu tư chỉ dừng lại ở các DN có quy mô vừa và nhỏ. Việc huy động được nguồn vốn cũng như khả năng tích luỹ của các công ty CTTC là rất khó khăn trong khi đó việc phát hành giấy tờ có giá đ ể huy động vốn gần như không thực hiện được vì phải có sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 16
  17. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam Vướng mắc trong các quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính nhằm bảo vệ quyền hợp pháp của bên cho thuê tài chính: Giữa các quy định của pháp luật vẫn chưa có sự thống nhất, đồng bộ: Theo o quy định tại khoản 7 Điều 26 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP thì bên thuê “không được dùng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác” . Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì “trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản thuê có thời hạn từ một năm trở lên của DN, cá nhân có đăng ký kinh doanh gồm máy móc, thiết bị hoặc động sản khác không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và hợp đồng thuê được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng thuê thì bên cho thuê có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm; nếu không đăng ký hoặc đăng ký sau thời hạn trên và sau thời điểm giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì bên nhận bảo đảm được coi là bên nhận bảo đảm ngay tình và có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đ ảm” . Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP thì “tổ chức, cá nhân nhận bảo đảm bằng tài sản mua trả chậm, trả dần, tài sản thuê sau thời điểm đăng ký hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê không được coi là bên nhận bảo đảm ngay tình”. Về vấn đề này, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (Điều 167) và “việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể to thời điểm động sản được chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (Điều 168). Các quy định của Bộ luật Dân sự cho thấy, xét về nguyên lý thì việc chiếm hữu động sản là căn c ứ chứng minh quyền sở hữu đối với động sản của người đang chiếm hữu (khác v ới b ất động sản được xác định thông qua cơ chế đăng ký). Do đó, trong tr ường hợp người th ứ ba xác lập giao dịch liên quan đến tài sản cho thuê tài chính một cách ngay tình thì c ần phải được pháp luật bảo vệ. Quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 163/2006/NĐ- CP đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chủ sở hữu tài sản cho thuê tài chính với người thứ ba ngay tình, đồng thời có cơ chế để thúc đẩy các bên khai thác tích cực giá trị kinh tế của tài sản cho thuê tài chính. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là quy đ ịnh về vấn GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 17
  18. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam đề nêu trên trong Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và Nghị định số 16/2001/NĐ-CP chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ. Chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể (bao gồm cả Nhà nước) khi o giải quyết những lợi ích liên quan đến tài sản thuê: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã quy định về xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thuê trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản thuê (khoản 2 Điều 13 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp quyền, lợi ích của chủ sở hữu tài sản cho thuê tài chính vẫn chưa được bảo vệ thỏa đáng, chưa rõ ràng, ví dụ như: tài sản cho thuê tài chính bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc bị tịch thu do bên thuê tài chính vi phạm pháp luật hành chính, pháp luật hình sự hoặc khái niệm “bên thứ ba” có bao gồm cơ quan công quyền không, vì nếu xác định “bên thứ ba” bao gồm cả cơ quan công quyền thì thứ tự thanh toán giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân phải được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về mặt lợi ích. Về vấn đề này, pháp luật một số nước trên thế giới đã quy đ ịnh bên thứ ba được hiểu bao gồm cả cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng liệt kê cụ thể những lợi ích liên quan đến cơ quan nhà nước được ưu tiên thanh toán so v ới các chủ thể khác. Việc pháp luật quy định rõ ràng, chính xác và công bằng quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể (bao gồm cả Nhà nước) có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các giao dịch cho thuê tài chính. Chưa có cơ chế thuận lợi để bên cho thuê thực thi tốt nhất quyền năng trên o thực tế: Trong trường hợp bên thuê không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài chính thì bên cho thuê phải có quyền thu hồi tài sản trong thời gian nhanh nhất, ít tốn kém nhất, nhưng vẫn phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, trung thực, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Ngoài ra, cần nghiên cứu để có sự thay đổi về quan điểm lập pháp khi điều chỉnh hành vi của các bên ký kết hợp đồng cho thuê, đó là: áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn đối với những tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản cho thuê tài chính; tăng c ường cơ chế, biện pháp để bên cho thuê nhanh chóng tiếp cận và thu hồi tài sản hoặc chỉ cần xuất trình 02 chứng cứ là: (i) hợp đồng cho thuê tài chính hợp pháp và (ii) bên thuê vi phạm nghiêm trọng cam kết, thì bên cho thuê có quyền thu hồi tài sản thuê. Việc áp d ụng quy GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 18
  19. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam trình tố tụng giản lược giúp thời gian thu hồi tài sản trên thực tế được rút ngắn hơn rất nhiều so với việc áp dụng các biện pháp xét xử khác Ví dụ: Các dạng thức vi phạm hợp đồng trong hoạt động CTTC thiên biến vạn hóa khó lường. Điển hình là việc BIDV Leasing ký hợp đồng cho Công ty TNHH Việt Linh thuê máy xúc đào thủy lực Komatsu. Khi thực hiện hợp đồng, công ty này đã tự ý chuyển giao tài sản cho bên thứ 3 mà không được sự cho phép của BIDV Leasing và trong quá trình thuê, Công ty TNHH Việt Linh không trả được nợ, buộc BIDV Leasing phải báo công an để truy tìm tài sản. Mất rất nhiều thời gian và công sức, BIDV Leasing mới xác minh được tài sản cho thuê nằm ở tận Cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An), nhưng đến nay, 2 doanh nghiệp này vẫn dây dưa trốn nợ, gây nhiều thiệt hại cho bên cho thuê. Ngoài việc không thu hồi được tài sản như trên, các công ty tài chính còn phải đối mặt với rủi ro khác, như bị chính bên thuê khởi kiện. Đó là trường hợp Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và BIDV Leasing cho Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Bình Định thuê tàu BinhDinh Star chạy tuyến quốc tế. Do không trả được nợ, bên cho thuê buộc phải thu hồi tài sản. Quá trình thu hồi di ễn ra r ất khó khăn, do phải mất thời gian chờ tàu trả khách ở Indonesia. Sau khi thu hồi xong, bên thuê lại khởi kiện, vì cho rằng, bên cho thuê đã thanh lý tài sản không theo quy đ ịnh c ủa pháp luật. Hiện vụ việc vẫn đang trong vòng tranh tụng. Hậu quả pháp lý giữa trường hợp có đăng ký và trường hợp không đăng ký o trong quá trình thu hồi tài sản thuê chưa rõ ràng, triệt để: Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có quy định về việc đăng ký hợp đ ồng cho thuê tài chính, nhưng chưa phân định cụ thể hậu quả pháp lý giữa trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính có đăng ký với trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính không đăng ký. Hợp đồng cho thuê tài chính khi đã đăng ký theo quy định của pháp luật thì đ ược Nhà n ước bảo v ệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản cho thuê tài chính. Quy định nêu trên vừa bảo đảm tính khách quan trong việc giải quyết quyền lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể, vừa giúp các giao dịch cho thuê tài chính được ký kết, thực hiện minh bạch, công khai, từ đó có tác động tích cực đến thị trường vốn. Vấn đề quyền đ ược thu hồi tài sản khi bên thuê vi phạm hợp đồng. Trên thực tế quyền này gần như không thể thực hiện được vì GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 19
  20. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam bên thuê thường không chịu giao tài sản, nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan thi hành pháp luật. Việc bán tài sản cho bên thứ ba lại phải được sự đồng ý của Bộ Thương mại và như vậy nảy sinh vấn đề truy thu thuế nhập khẩu? Liệu có nghịch lý không khi mà chủ sở hữu lại không có quyền định đoạt đối với tài sản của mình? Điều này làm số lượng hợp đồng cho thuê tài chính được đăng ký tại các trung tâm đăng ký ngày càng giảm mạnh. Thống kê số lượng hợp đồng cho thuê tài chính đăng ký: Trung tâm Đăng ký Trung tâm Đăng ký Trung tâm Đăng ký tại TP. Hà Nội tại TP. HCM tại TP. Đà Nẵng Năm 2009 741 1389 145 Năm 2010 648 1263 127 Từ 01/01/2011 168 78 53 đến 01/6/2011 Nguồn: http://moj.gov.vn Hoạt động CTTC của chúng ta hiện nay còn phát triển khá manh mún chưa có định hướng chiến lược phát triển trong tương lai, trong đó vấn đ ề nhu cầu thị tr ường ch ưa được tập trung nghiên cứu làm ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn. Không những thế hoạt động thuê mua ở Việt Nam cho đến nay còn khá đơn điệu, lãi suất chưa thực sự hấp dẫn và phần lớn các công ty CTTC đều chưa thành lập đ ược hệ thống các chi nhánh. Kỹ năng quản trị điều hành công ty cho thuê tài chính chưa chuyên nghiệp: Các công ty CTTC chưa thiết lập được một mối quan hệ sâu rộng đến các cơ sở cung ứng máy móc, thiết bị... Và đội ngũ cán bộ của công ty còn thiếu những chuyên gia giỏi nắm vững những khoa học công nghệ mới tiên tiến, điều này sẽ làm công ty mất đi tính chủ động khi tham gia thị trường. Năng lực cạnh tranh, quản lý kinh doanh của bên đi thuê chưa thích ứng với môi trường kinh tế nhiều biến động làm cho việc s ử dụng tài sản thuê không có hiệu quả, vi phạm hợp đồng thuê tài chính. Mặt khác, quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều bất cập, sơ hở dẫn đến lừa đảo gây thiệt hại về tài chính cho công ty CTTC. GVHD: PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2