intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng

Chia sẻ: Huynh Van Rin | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:70

216
lượt xem
75
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, công nghệ thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các ngành nghề trong nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển mức sống và nhận thức của người dân ngày càng cao thì nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ và đa dạng hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào để những công nghệ mới có thể phát huy những hiệu quả cao nhất trong quá trình ứng dụng của nó. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin một cách nhanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng

  1. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu dề tài Ngày nay, công nghệ thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các ngành nghề trong nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển mức sống và nhận thức của người dân ngày càng cao thì nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ và đa dạng hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào đ ể những công nghệ mới có thể phát huy những hiệu quả cao nhất trong quá trình ứng dụng của nó. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin một cách nhanh chóng và triệt để nhất. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin đã làm thay đổi to lớn trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng truyền thống. Việc đ ưa các sản phẩm dịch vụ thương mại điện tử vào ngân hàng sẽ làm đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống, mở ra nhiều cơ hội mới, khả năng cạnh tranh mới. Nắm bắt kịp thời xu thế đó, ngân hàng TMCP Á Châu đã sớm nhận đ ịnh đ ược thị trường đầy tiềm năng này và đã tiến hành triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử rộng rãi ở khắp các chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dịch vụ này ACB cũng gặp không ít khó khăn, điển hình như tại địa bàn TP.Đà Nẵng. Đà Nẵng là một thị trường đầy tiềm năng cho việc phát triển dịch vụ này vì đa số người dân đều biết sử dụng internet, phone và mobiphone v.v… Do vậy, vấn đề đáng quan tâm ở đây là làm thế nào để khách hàng biết đến lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử và gia tăng số khách hàng tham gia dịch vụ này. Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ACB nói chung và ACB CN Đà Nẵng nói riêng. Và cũng để tìm hiểu thực trạng triển khai dịch vụ này tại ngân hàng. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại ngân hàng em quyết định chọn đề tài: “ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến dịch vụ ngân hàng điện tử. Tìm hiểu tình hình kinh doanh chung và tình hình kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại CN Đà Nẵng qua 3 năm 2009 – 2011. Trang 1
  2. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang Dựa trên việc phân tích thực trạng, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và khó khăn gặp phải trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử tại ACB CN Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại CN trong thời gian tới. 3. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình triển khai và cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ACB Chi nhánh Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai và cung ứng tại ACB CN Đà Nẵng trong khoảng thời gian 2009 – 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính: Đọc, tổng hợp, phân tích thông tin t ừ giáo trình, Internet, sách báo nghiệp vụ, các tài liệu nghiệp vụ có tại cơ quan thực tập. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sau khi được ngân hàng cung cấp số liệu, tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. Sau đó, sử dụng các phương pháp phân tích và so sánh để phân tích và nhận xét thực trạng. 5. Kết cấu của chuyên đề Chuyên đề gồm 3 chương Chương 1: Những lý luận chung về dịch vụ ngân hàng điện tử Chương 2: Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng. Trang 2
  3. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng và dịch vụ ngân hàng điện tử: 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ ngân hàng: 1.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ: Theo Zeithaml & Britner (2000), dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện công việc nào đó nhằm tạo ra giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Theo Kotel & Armstrong (2004), dịch vụ là những hoạt động mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố mối quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng. 1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ ngân hàng: Sản phẩm dịch vụ NH được hiểu là các sản phẩm tài chính mà NH cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, cất giữ tài sản,...Qua các hoạt động đó thì NH thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá, hay thu phí từ sản phẩm dịch vụ này. Trong xu hướng phát triển hiện nay, NH được coi là một siêu thị dịch vụ tài chính với hàng trăm nghìn dịch vụ đa dạng khác nhau. Ở nước ta có một số quan điểm khác nhau về khái niệm dịch vụ ngân hàng. - Quan điểm thứ nhất, các hoạt động sinh lời của NHTM ngoài hoạt động cho vay thì được gọi là hoạt động dịch vụ. Với sự phân định này thì trong xu thế hội nhập và phát triển thị trường dịch vụ tài chính hiện nay cho phép ngân hàng thực thi chiến lược tập trung đa dạng hóa, phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động phi tín dụng. - Quan điểm thứ hai cho rằng tất cả các hoạt động nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại đều được coi là hoạt động dịch vụ. Tóm lại, cho dù quan niệm về dịch vụ ngân hàng thế nào đi nữa thì yêu cầu đặt ra cho các NHTM Việt Nam hiện nay là làm thế nào để phát triển, đa dạng và nâng cao chất lượng các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Các NHTM cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác đầu tư công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực, phát triển hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu,...cho sự phát triển và tiến Trang 3
  4. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang dần tới những công nghệ ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng tăng. * Dịch vụ ngân hàng có những đặc điểm sau: Tính vô hình: Dịch vụ, bao gồm dịch vụ ngân hàng, là tập hợp các hoạt động chứ không phải các yếu tố vật chất hiện hữu. Hầu hết các dịch vụ không đếm được, không đo lường được, không dự trữ và kiểm nghiệm được. Tính không thể tách rời: Thể hiện ở việc khó phân chia dịch vụ ngân hàng thành hai giai đoạn rạch ròi là cung cấp và tiêu dùng. Dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng thường được tạo ra và sử dụng đồng thời. Đặc biệt, khách hàng sẽ là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó, quá trình cung cấp các dịch vụ thường được các ngân hàng tiến hành theo những quy trình nhất định. Do vậy, ngân hàng không có sản phẩm dở dang, không có dự trữ hay l ưu kho sản phẩm, dịch vụ. Tính không ổn định và khó xác định: Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như đội ngũ nhân viên, kỹ thuật công nghệ và khách hàng. Đồng thời sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn được thực hiện ở không gian khác nhau nên đã tạo nên tính không đồng nhất về thời gian, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện. Các yếu tố này đan xen chi phối tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhưng lại thường xuyên biến động, đặc biệt là đội ngũ nhân viên giao dịch tr ực tiếp là yếu tố quyết định và tạo ra sự không ổn định và khó xác đ ịnh về chất l ượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. 1.1.2 Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử: Tác giả Nguyễn Minh Hiền, Giáo trình Marketing ngân hàng: ”Ngân hàng điện tử được hiểu là một mô hình ngân hàng cho phép khách hàng truy cập từ xa đến ngân hàng nhằm: thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán tài chính dựa trên các khoản lưu ký tại ngân hàng; sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới. Ngân hàng điện tử là hệ thống kênh phân phối phát triển dựa trên cơ sở sử dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện giao dịch điện tử: Máy thanh toán tại điểm bán hàng (EFTPOS), máy rút tiền tự động (ATM), Ngân hàng qua điện thoại, ngân hàng qua mạng internet, ngân hàng qua mạng nội bộ.” Trang 4
  5. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang Một tác giả của Diễn đàn thương mại điện tử Việt Nam cho rằng: ”Ngân hàng điện tử (e – banking) bao gồm các sản phẩm điện tử hoàn hảo và quen thuộc với thị trường phát triển, như là ngân hàng qua điện thoại, thẻ tín dụng, ATM và đặt cọc trực tiếp. Nó cũng bao gồm thanh toán hóa đơn điện tử và các sản phẩm chiếm phần lớn trong giai đoạn phát triển, bao gồm thẻ lưu giữ giá trị (thẻ thông minh, tiền thông minh) và các sản phẩm lưu giữ giá trị trên Internet”.1 Như vậy, theo các tác giả này thì dịch vụ NHĐT bao gồm: Call Center, Internet baking, Mobile Banking, Home Banking, Phone Banking và giao dịch qua thẻ ATM. Trên thực tế, những giao dịch về thẻ cũng được các NHTM coi là dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy nhiên hiện nay, các ngân hàng tách riêng nghiệp vụ thẻ, một phần vì đây là loại hình ngân hàng điện tử đầu tiên phát triển tại Việt Nam nhằm mục đích huy động vốn. Dịch vụ ngân hàng điện tử được giải thích như là khả năng của một khách hàng có thể truy nhập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập các thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các khoản lưu ký tại ngân hàng đó; và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới. (Trương Đức Bảo, 2003) Dịch vụ ngân hàng điện tử là một phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ ngân hàng thông qua việc kết nối mạng máy vi tính của mình với ngân hàng Theo TS. Nguyễn Minh Kiều thì dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm các dịch vụ: call centre, mobile banking, phone banking, home banking, internet banking. (Nghiệp vụ ngân hàng - Nguyễn Minh Kiều, 2006)  Trong chuyên đề này, các dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm các dịch vụ theo quan điểm của TS. Nguyễn Minh Kiều. 1.2. Các hình thái phát triển của ngân hàng điện tử: Kể từ khi ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng đầu tiên tại Mỹ- Ngân hàng WelFargo. Đến nay, đã có rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm, thành công cũng như thất bại trên con đường xây dựng một hệ thống ngân hàng điện tử hoàn hảo, phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Tổng kết những mô hình đó, nhìn chung, hệ thống ngân hàng điện tử được phát triển qua các giai đoạn sau: 1 http://diendantmdt.com Trang 5
  6. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang 1.2.1. Brochure – ware (Website quảng cáo): Đây là hình thái đơn giản nhất của ngân hàng điện tử. Hầu hết các ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng ngân hàng điện tử đều thực hiện theo hình thái này. Vi ệc đầu tiên chính là xây dựng một website chứa những thông tin về ngân hàng, đ ưa s ản phẩm lên trang web nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc,...Thực chất đây chỉ là một kênh quảng cáo mới ngoài những kênh thông tin truyền thống như báo chí, truyền hình...Mọi giao dịch của ngân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, tức là qua các chi nhánh ngân hàng. 1.2.2. E – commerce (Thương mại điện tử): Trong hình thái thương mại điện tử, ngân hàng sử dụng internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán...Internet ở đây chỉ đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm vào để tạo sự thuận lợi thêm cho khách hàng. Hầu hết các ngân hàng v ừa và nhỏ đang ở hình thái này. 1.2.3. E – business (Quản lý điện tử): Các xử lý cơ bản của ngân hàng cả ở phía khách (front-end) và phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với internet và các kênh phân phối khác. Giai đoạn này được phân biệt với sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của ngân hàng với sự phân biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng. Hơn thế nữa, sự phối hợp, chia sẻ dữ liệu giữa hội sở ngân hàng và các kênh phân phối như chi nhánh, mạng internet, mạng không dây...giúp cho việc xử lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn. Internet và khoa học công nghệ đã tăng sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng, đối tác, khách hàng và cơ quan quản lý. 1.2.4. E – bank (Ngân hàng điện tử): Chính là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý. Những ngân hàng sẽ tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất.Từ những bước ban đầu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh Trang 6
  7. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang riêng biệt, ngân hàng có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt. 1.3. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử: Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã ảnh hưởng khá rõ nét đến sự phát triển của công nghệ ngân hàng. Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới dịch vụ ngân hàng điện tử đã phát triển khá phổ biến, đa dạng về loại hình sản phẩm và dịch vụ. Nhìn chung các sản phẩm dịch vụ bao gồm các loại sau: 1.3.1. Call centre Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin chung và cá nhân. Khác với Phone Banking chỉ cung cấp các loại thông tin lập trình sẵn. Call center có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả l ời các thắc mắc của khách hàng. Nhược điểm của Call center là phải có người trực 24/24 giờ. 1.3.2. Phone banking Đây là loại sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại hoàn hoàn tự động. Do tự động nên các loại thông tin được ấn định từ trước, bao gồm thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá chứng khoán, thông tin cá nhân cho khách hàng như số dư tài khoản, liệt kê năm giao dịch cuối cùng trên tài khoản, các thông báo mới nhất… Hệ thống cũng tự động gửi fax khi khách hàng yêu cầu cho các loại thông tin nói trên. Hiện nay qua Phone Banking, thông tin được cập nhật khác với trước đây khách hàng chỉ có thông tin của cuối ngày hôm trước. Phone banking được cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài dịch vụ. Thông qua các chức năng được định nghĩa trước, khách hàng sẽ được phục vụ một cách tự đ ộng hoặc thông qua nhân viên trực tổng đài. Khách hàng sẽ được cung cấp một mã khách hàng hoặc mở một tài khoản. Có thể nói quy trình sử dụng dịch vụ Phone banking như sau: - Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết và ký vào hợp đồng đồng ý sử dụng dịch vụ này. Sau đó khách hàng sẽ được cung cấp 2 số định danh duy nhất là mã khách hàng và mã khóa truy cập hệ thống cộng thêm một mã tài khoản nhằm tạo sự thuận tiện trong giao dịch và đảm bảo tính bảo mật. Trang 7
  8. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang - Xử lý một giao dịch: khi khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mã khách hàng và mã khóa truy cập dịch vụ, theo lời nhắc trong điện thoại, khách hàng chọn phần chức năng tương ứng với dịch vụ mình cần giao dịch. Chứng từ giao dịch sẽ được gửi tới khách hàng khi giao dịch được xử lý xong. 1.3.3. Mobile banking Là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động, song hành với phương thức thanh toán qua mạng Internet ra đời khi mạng lưới Internet phát triển đủ mạnh vào khoảng thập niên 90 thế kỷ trước. Phương thức này được ra đ ời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ (Micro Payment) hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ. Khi khách hàng đăng ký nhà cung ứng dịch vụ qua mạng cung cấp một mã số định danh (ID), mã số này dưới dạng mã vạch và dán lên điện thoại di động giúp cho việc cung cấp thông tin khách hàng khi thanh toán được nhanh chóng, chính xác và đơn giản hơn. Và thêm một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục thì khách hàng sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện thanh toán thông qua điện thoại di động. 1.3.4. Home banking Với ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của ngân hàng.Thông qua sản phẩm này, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo nợ, báo có… Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng chỉ cần có máy tính (tại nhà hoặc trụ sở) kết nối với hệ thống máy tính của ngân hàng thông qua modem-đường điện thoại quay số, đồng thời khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ có số điện thoại này mới được kết nối với hệ thống Home banking của ngân hàng. Về cơ bản Home banking được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software Base ) và nền tảng công nghệ (Web Base), thông qua hệ thống máy chủ, mạng internet và máy tính của khách hàng. Quy trình sử dụng dịch vụ này gồm 3 bước cơ bản sau: - Thiết lập kết nối: Khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của ngân hàng qua mạng Internet, sau đó truy cập vào trang Web của ngân hàng. Sau khi kiểm tra và xác nhận khách hàng thông qua User ID hoặc Password, khách Trang 8
  9. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang hàng sẽ được thiết lập một đường truyền bảo mật và đăng nhập vào mạng máy tính của ngân hàng. - Thực hiện yêu cầu dịch vụ: Trên website (hoặc giao diện người sử dụng) có sẵn hệ thống menu chọn lựa hướng dẫn cụ thể các bước để thực hiện quá trình giao dịch. Tất cả mọi việc khách hàng phải chọn dịch vụ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của dịch vụ đó. - Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng thông qua chữ ký điện tử, xác nhận điện tử và chứng từ điện tử. Khi khách hàng hoàn tất giao dịch và thoát thì những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lý, và gửi tới khách hàng khi khách hàng yêu cầu. 1.3.5. Internet banking Dịch vụ Internet Banking giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia, khách hàng truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, truy v ấn thông tin cần thiết. Khách hàng cũng có thể truy cập vào các website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân hàng. Tuy nhiên, muốn kết nối thì ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đủ mạnh để đối phó với rủi ro trên phạm vi toàn cầu. 1.3.6. Giao dịch qua thẻ + Khái niệm: Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn mua bán thẻ điện thoại,…từ máy rút tiền tự động ATM. Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ. + Phân loại thẻ: Tại Việt Nam thẻ ATM thường được hiểu là thẻ ghi nợ, hay còn gọi là thẻ ghi nợ nội địa, là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên c ơ sở ghi n ợ vào tài khoản. Chủ tài khoản phải có sẵn tiền trong tài khoản từ trước và chỉ đ ược rút trong giới hạn tiền có trong tài khoản của mình. Một số ngân hàng cho phép rút đến 0, một số ngân hàng khác yêu cầu bắt buộc phải duy trì một số tiền tối thi ểu trong tài khoản. Tuy nhiên, trong thực tế thì thẻ ghi nợ vẫn có thể rút tiền ở mức âm, hay là rút thấu chi như một dịch vụ tín dụng mà các ngân hàng triển khai cho các chủ tài khoản Trang 9
  10. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang dựa trên cở sở có tài sản thế chấp, có sự tin cậy nhất định, hoặc thực hiện phươg thức trả lương qua tài khoản. Thẻ ATM trong thực tế còn là tên gọi khái quát, chung nhất cho các loại thẻ sử dụng được trên máy giao dịch tự động, bao gồm trong nó có cả các loại thẻ tín dụng (như visa, MasterCard…). Thẻ tín dụng dựa trên yếu tố hạn mức tín dụng, theo đó tùy loại thẻ và tùy khách hàng ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định. HMTD là số tiền tối đa chủ thẻ được chi tiêu trong một kho ảng thời gian nào đó. Khách hàng có thể rút số tiền được ngân hàng cấp đó trong thời hạn nhất định và buộc phải thanh toán khi đáo hạn. Nếu quá hạn mức tín dụng ch ưa thanh toán kịp ngân hàng sẽ tính lãi cao. 1.4 Các yếu tố cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam: Theo TS. Nguyễn Minh Kiều và một số bài viết, bài bình luận được đăng trên Tạp chí Tin học ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng của các tác giả như Đăng Mạnh Phổ, ThS. Đỗ Văn Hữu…, các yếu tố được đề cập dưới đây là điều kiện cần đ ể các NHTM Việt Nam phát triển dịch vụ NHĐT. 1.4.1. Công nghệ thông tin Một khi khách hàng đã thoát ly dần thói quen dùng tiền mặt, được hướng dẫn về các dịch vụ thanh toán điện tử và hiểu rằng các dịch vụ điện tử tiên tiến hơn các dịch vụ truyền thống, họ có thể truy cập máy tính, mạng thanh toán điện tử và có được các kỹ năng CNTT cần thiết thì mong muốn sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử sẽ phụ thuộc vào sự thuận tiện và an toàn mà các dịch vụ thanh toán điện tử có thể bảo đảm. Những vấn đề bảo mật của các hệ thống thanh toán truyền thống đã được biết rõ bao gồm tiền có thể bị làm giả, chữ ký có thể bị giả mạo, séc có thể bị làm khống…Các hệ thống thanh toán điện tử có cùng các vấn đề về bảo mật như các hệ thống truyền thống, ngoài ra còn có thêm nhiều vấn đề khác nữa: Các chứng từ bảo mật có thể bị sao chép một cách hoàn hảo và tùy tiện, chữ ký điện tử có thể được tạo ra bởi bất kỳ ai biết mã khóa riêng, danh tính của người trả có thể gắn với mọi giao dịch thanh toán… Rõ ràng là thiếu các biện pháp an toàn bảo mật thì việc phát triển dịch vụ thanh toán điện tử không thể thực hiện được. Tuy nhiên, một hệ thống thanh toán điện tử Trang 10
  11. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang được thiết kế tốt sẽ có độ an toàn bảo mật tốt hơn các hệ thống thanh toán truy ền thống, ngoài ra còn hơn hẳn về phương diện sử dụng linh hoạt. 1.4.1.1. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin: Ngân hàng là một trong những nghành ứng dụng công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Hầu hết các hệ thống ngân hàng đã chuyển từ việc xử lý các nghiệp vụ trên các máy tính đơn lẻ, sang phương thức xử lý trên mạng. Do vậy các giao dịch được xử lý rất nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày một đa dạng của khách hàng. Chính sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã kéo theo sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin cho sự ra đời của dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có cơ sở nền tảng cần thiết, bao gồm công nghệ tính toán và công nghệ truyền thông. Những người chiến thắng sẽ là những ngân hàng tận dụng được khả năng của CNTT và truyền thông trong việc hoạch định chiến lược để kinh doanh tốt hơn, tăng cường năng lực của tổ chức, quản lý r ủi ro và xây dựng khách hàng tốt hơn. 1.4.1.2. Chứng từ điện tử: Chứng từ điện tử là một trong những yếu tố quan trọng trong giao dịch thanh toán điện tử, đây còn là nhu cầu của nền kinh tế đang chuyển đổi, phát triển và là xu thế của thời đại kỹ thuật số. Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg, ngày 21/03/2002 của thủ tướng chính phủ: “ Chứng từ điện tử là chứng từ kế toán mà các yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử đã được mã hóa mà không có sự thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.” Việc chứng từ giấy chuyển sang chứng từ điện tử là một công nghệ mới, một bước phát triển lớn của ngành công nghệ thông tin. Thực chất quá trình chuyển đổi từ biểu mẫu, con số và những thông tin trên một chứng từ bằng giấy sang dạng thông tin số hóa để truyền đi trên hệ thống mạng là không khó, nhưng làm thế nào để toàn bộ thông tin ấy tuyệt đối an toàn khi truyền dẫn hoặc cất trong các vật mang tin là một vấn đề lớn. Chứng từ điện tử phải được công nhận như chứng từ giấy thường dùng trong thanh toán, kế toán, và loại chứng từ này được pháp luật bảo vệ. 1.4.1.3. An toàn thông tin trên mạng: Trang 11
  12. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang Như đã nói ở trên, việc truyền thông tin trên mạng hàm chứa rất nhiều rủi ro, chính vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các giao dịch dựa trên các phương tiện điện tử được thực hiện và hoàn thành một cách bảo mật và an toàn tuy ệt đ ối. Do vậy, dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển và được sử dụng rộng rãi thì các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phải đối mặt với các hiểm họa liên quan tới việc bảo mật thông tin truyền đi trong các giao dịch của khách hàng, trong đó yếu tố quan trọng chính là vấn đề an ninh dữ liệu trên mạng. Vì vậy, nếu thiếu những biện pháp an toàn bảo mật thì việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử không thể thực hiện được. • Mã hóa đường truyền: Để giữ bí mật khi truyền tải thông tin giữa hai thực thể nào đó người ta tiến hành mã hóa chúng. Mã hóa thông tin là chuyển thông tin sang một dạng mới khác dạng ban đầu, dạng mới này được gọi chung là văn bản mã hóa. Việc mã hóa được thực hiện dựa trên một tập hợp các quy tắc mà mà thực thể gửi và nhận quy ước được sử dụng, tập hợp các quy tắc đó gọi là mật mã. • Chữ ký điện tử: Chứng chỉ số (CA) là một tập tin có chứa đựng dữ liệu về người chủ sở hữu. Các dữ liệu này được nhà cung cấp chứng chỉ số xác nhận và chứng thực. Người sử dụng sẽ dùng chứng chỉ số mà mình được cấp để ký vào thông điệp điện tử. Việc ký chữ ký điện tử này đồng nghĩa với việc mã hóa thông điệp trước khi gửi đi qua đường truyền Internet. Lúc này chứng chỉ số cấp cho khách hàng được xem như là chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử là dữ liệu đã được ký và mã hóa bởi và chỉ duy nhất bởi người chủ sở hữu • Công nghệ bảo mật: - SET (Secure Electronic Transaction): là một giao thức bảo mật do Microsoft phát triển, SET có tính riêng tư, được chứng thực và rất khó xâm nhập nên tạo được độ an toàn cao, tuy nhiên, SET ít được sử dụng do tính phức tạp và sự đòi hỏi phải có các bộ đọc card đặc biệt cho người sử dụng. - SSL (Secure Socket Layer): là công nghệ bảo mật do hãng Nestcape phát triển, tích hợp sẵn trong bộ trình duyệt của khách hàng, đó là một cơ chế mã hóa và thiết lập một đường truyền bảo mật từ máy của Ngân hàng đến khách hàng. SSL đơn giản và được ứng dụng rộng rãi. Điểm nổi bật của SSL là ta có thể ngay lập tức tạo một trang hệ thống mạng lưới với các biểu mẫu để khách hàng cung cấp thông tin về họ trong lúc giao dịch, và đảm bảo rằng các thông tin này được bảo mật và mã hóa khi được gửi đi trên Internet. Trang 12
  13. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang • Bức tường lửa: * Khái niệm: Đây là kỹ thuật được tích hợp vào hệ thống để chống lại sự truy cập trái phép, nhằm bảo vệ các nguồn thông tin nội bộ cũng như chống lại sự xâm nhập vào hệ thống của một số thông tin không mong muốn. Bức tường lửa có thể hiểu là một cơ chế để bảo vệ mạng tin tưởng khỏi các mạng không tin tưởng, bảo vệ một hệ thống mạng riêng hoạt động trong một môi trường mạng chung. * Chức năng: Hệ thống này là một thành phần được đặt giữa hai mạng để kiểm soát tất cả các việc lưu thông giữa chúng với nhau: Tất cả các trao đổi dữ liệu từ trong ra ngoài và ngược lại phải được thực hiện thông qua bức tường lửa, chỉ những l ưu thông được phép bởi chế độ an ninh của hệ thống mạng nội bộ mới được chuyển qua bức tường lửa. 1.4.2. Hệ thống văn bản pháp luật: Dịch vụ ngân hàng điện tử là một ứng dụng mới của công nghệ, để vận hành và quản lý các dịch vụ này đòi hỏi phải có hệ thống văn bản pháp lý mới và đầy đủ. Để đạt được tính hiệu quả và an toàn khi triển khai dịch vụ này cần được pháp luật hướng dẫn và bảo vệ. Vì vậy, vào ngày 29/11/2005, kỳ họp thứ 8 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Luật này đã chính thức được áp dụng vào ngày 1/3/2006, tiếp đó, Chính Phủ cũng đã ban hành một số Nghị định nhằm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử: - Ngày 09/06/2006: Ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử. - Ngày 15/02/2007: Ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Trang 13
  14. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang - Ngày 23/02/2007: Ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. - Ngày 08/03/2007: Ban hành Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong ngân hàng. - Ngày 31/12/2008: Ban hành Nghị định số 59/2008/QĐ-BTTTT quy định về áp dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. 1.4.3. Yếu tố con người: 1.4.3.1. Mức sống của người dân Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Khi người dân phải sống với thu nhập thấp, hay nói cách khác có ít tiền thì có l ẽ họ sẽ không quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng. Người dân sẽ dùng tiền mặt thay vì sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử. Do vậy, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống luôn luôn đi song song với nhau, đây là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. 1.4.3.2. Sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ thanh toán điện tử: Thói quen và sự yêu thích dùng tiền mặt, tính “ì” của khách hàng trước các dịch vụ mới có thể là trở ngại chính cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Khách hàng thường dễ dàng chấp nhận những dịch vụ thanh toán điện tử phổ biến hơn là những dịch vụ mà các nhà cung cấp giới thiệu và quảng bá với họ. Một khi không được khách hàng chấp nhận thì không có lý do nào để các ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử. Sự hiểu biết của đông đảo khách hàng về các dịch vụ thanh toán điện tử và ích lợi của các dịch vụ này là hết sức cần thiết. Rõ ràng r ằng các dịch vụ thanh toán điện tử là các dịch vụ hiện đại và tốt. Tuy vậy, chúng ta không thể cho rằng các dịch vụ tốt là đủ. Để xúc tiến các dịch vụ thanh toán điện tử các ngân hàng cung cấp các dịch vụ này cần phải làm cho khách hàng biết đến sự tồn tại của những dịch vụ này và hướng dẫn họ đăng ký, sử dụng các dịch vụ đó. 1.4.3.3. Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng: Các hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi một lực lượng lớn lao động được đào tạo tốt về công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp các ứng dụng cần thiết, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp. Thiếu các kỹ năng để làm việc trên Internet và làm việc với các phương tiện hiện đại khác, hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Anh - ngôn ngữ căn bản của Internet cũng là những Trang 14
  15. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang trở ngại cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Điều này yêu cầu Ngân hàng khi muốn triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử cần phải đào tạo hoặc tuyển dụng được một số lượng nhân viên đủ khả năng và trình độ. 1.5 . Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các nước trên thế giới và Việt Nam: 1.5.1. Các dịch vụ ngân hàng điển tử trên thế giới: Hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện tử rất đa dạng và ngày càng phát triển nhằm mang đến những lợi ích tối đa cho người sử dụng. Bên cạnh việc hoàn thiện nh ững sản phẩm dịch vụ truyền thống, các ngân hàng trên thế giới luôn hướng tới việc phát triển các dịch vụ ngân hàng gắn kết với sự phát triển của công nghệ thông tin nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng. Nhìn chung, hiện nay các dịch vụ ngân hàng điện tử mà các ngân hàng trên thế giới đang cung cấp gồm: - Dịch vụ cung cấp thông tin về tài khoản cho khách hàng: Dịch vụ ngân hàng trực tuyến này cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch như: tóm lược về những sản phẩm, dịch vụ đã giao dịch với ngân hàng, xem số dư tài khoản; Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ đã giao dịch; Kieermtra tình trạng các thẻ ghi nợ, thẻ ghi có; Kiểm tra tình trạng các Sec đã phát hành. - Dịch vụ ngân hàng điện toán (Computer Banking) Những dịch vụ này cho phép khách hàng giao dịch với ngân hàng thông qua mạng internet hoặc kết nối với máy chủ của ngân hàng để thực hiện các giao d ịch như nhận và thanh toán hóa đơn,… - Thẻ ghi nợ (Debit Card) Thẻ được sử dụng tại các máy ATM hay máy thanh toán tại các điểm bán hàng (POS) cho phép khách hành sử dụng được bằng cách ghi nợ vào tài khoản trực tiếp của họ. - Thanh toán trực tiếp (Dierct payment) Hình thức thanh toán cho phép khách hàng tự động thanh toán các hóa đ ơn hay lương , trợ cấp cho nhân viên bằng cách chuyển tiền điện tử. Các khoản chi tr ả được chuyển điện tử từ tài khoản của họ đến tài khoản người thụ hưởng. Các mẫu tin về người thụ hưởng có thể được cài sẵn trước hàng tháng nếu cần. Trang 15
  16. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang - Gửi và thanh toán hóa đơn điện tử (Electronic bill presentment and payment – EBPP): Khách hàng sử dụng dịch vụ này thì các hóa đơn thanh toán được gửi trực tuyến tới khách hàng bằng e-mail hoặc bằng một thông báo trên tài khoản ngân hàng điện tử. Tiếp đó khách hàng sẽ ra thông báo đồng ý chi trả, việc thanh toán đ ược đi ện t ử hóa trực tiếp từ tài khoản khách hàng. - Thẻ trả lương (Payroll Card): Loại thẻ này có chức năng tích trữ giá trị được phát hành bởi các doanh nghiệp thay cho việc thanh toán lương trực tiếp, với thẻ lương cho phép người làm công nhận nhận lương trực tiếp tại máy ATM hay sử dụng máy thanh toán tại các điểm bán hàng. Các doanh nghiệp nộp tiền vào máy một cách điện tử. - Ghi nợ được ủy quyền trước (Preauthorized debit): Hình thức thanh toán này cho phép khách hàng ủy quyền cho ngân hàng tự động thanh toán cho các khoản thường xuyên, các hóa đơn có tính chất định kỳ từ tài khoản của họ vào ngày cụ thể với một số tiền cụ thể. - Dịch vụ cho vay tự động: Hình thức này cho phép khách hàng có thể vay tiền của ngân hàng thông qua các máy cho vay tự động ALM (Automatic Loan Machines ). Khách hàng cần phải nhập vào máy các thông tin cần thiết và trả lời một số câu hỏi do máy đưa ra. - Dịch vụ đầu tư (Investment Services): Dịch vụ này cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính trực tuyến như đầu tư chứng khoán hay mở tài khoản tiết kiệm qua mạng,… - Dịch vụ ngân hàng tự phục vụ: Dịch vụ này giúp khách hàng giao dịch với các máy giao dịch tự phục vụ đó là các máy ATM với nhiều chức năng, cho phép khách hàng rút tiền từ tài khoản, nộp tiền vào tài khoản, kiểm tra số dư, chuyển khoản,… Sự phát triển vượt bậc của các dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng trên thế giới chứng tỏ khả năng nhận thức tiềm năng to lớn của công nghệ thông tin, cộng với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến và sự đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đúng mức của chính phủ. Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời là một tất y ếu, Trang 16
  17. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đồng thời phù hợp với giai đoạn phát triển của các ngân hàng. 1.5.2. Thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT hiện nay ở Việt Nam Tại Việt Nam, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng, buộc các ngân hàng không ngừng cải tiến sản phẩm dịch vụ của mình nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng trong cuộc chạy đua cải tiến, đảy mạnh đầu tư kỹ thuật, công nghệ, tin học hóa,… Đến nay, dịch vụ ngân hàng điện tử không còn là dịch vụ mới lạ nữa mà đang phát triển rầm rộ. Từ năm 2000 trở về sau, những sản phẩm mang dấu ấn ngân hàng hiện đại mới được hình thành. Cho đến nay, các ngân hàng đều đã mở website riêng để giới thiệu các dịch vụ của mình như thủ tục chuyển tiền, mức phí chuyển tiền, thủ tục và điều kiện vay vốn, tỷ giá hàng ngày, biểu lãi suất đang áp dụng…Tháng 3 năm 2001 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) khai trương dịch vụ ngân hàng tại nhà Home Banking thông qua mạng Intranet. Để thực hiện nghiệp vụ này ACB đã hợp tác với công ty phát triển phần mềm và truyền thông VASC ký kết “ Ứng dụng chỉ số trong giao dịch ngân hàng điện tử”. Khách hàng được quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch với Ngân hàng. Với dịch vụ Home Banking, khách hàng có tài khoản tại ACB có thể dùng tiền trên tài khoản của mình để thực hiện tất cả các giao dịch thanh toán qua ngân hàng như: chuyển khoản cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến các tài khoản khác trong cùng hệ thống ngân hàng Á Châu; thanh toán hóa đơn cho phép thanh toán các hóa đơn điện, điện thoại, nước,…có đăng ký trước với ngân hàng. Mỗi doanh nghiệp sẽ được sử dụng hai user, một để soạn thảo lệnh, một để xác nhận lệnh các chữ ký điện tử trong thanh toán với khách hàng. Cho đến nay, nhìn chung nhiều ngân hàng thương mại ở nước ta đã chú ý phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh hai ngân hàng đi đầu là Vietcombank và ACB, nhiều ngân hàng khác cũng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Ví dụ như Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đã lắp đặt và triển khai phần mềm Globus, giải pháp công nghệ ngân hàng hiện đại Tenemos Holding NV Thụy Sỹ được triển khai tại các chi nhánh của ngân hàng này. Trang 17
  18. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang Cùng với ACB, Vietcombank, Techcombank các ngân hàng thương mại cổ phần khác như Đông Á, Phương Nam, Sacombank, Eximbank,Vietinbank, Agribank… cũng đã nỗ lực triển khai các dịch vụ E-Banking như: Internet Banking, Phone Banking, Mobile Banking, Home Banking… để phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Có thể thấy rằng, thời gian gần đây, với ý thức về vấn đề cạnh tranh và hội nhập, nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng thương mại trong nước đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, thu được nhiều kết quả nổi bật, đa dạng hóa dịch vụ, phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử. Đến nay có thể thống kê các dịch vụ ngân hàng điện tử được cung cấp trong nước như sau: • Internet Banking: Các ngân hàng như ACB, Sacombank, SCB, Vietcombank… đã cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển khoản, chuyển đổi ngoại tệ… qua Internet. • Phone Banking: Hiện có một số ngân hàng cung cấp như ACB, Techcombank, SCB, Vietcombank… • Mobile Banking: Giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, phần lớn các ngân hàng hiện nay đều đã triển khai dịch vụ này. Trong đó mạnh nhất là ACB với nhiều tiện ích, miễn phí thông báo thông tin tài khoản… • Home Banking: Ngân hàng tại nhà, hiện dịch vụ này đang được cung cấp bởi Vietcombank, ACB ( là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai dịch vụ này), Eximbank, Techcombank. • CallCenter: Dịch vụ khách hàng qua điện thoại, được cung cấp bởi Techcombank, ACB, Vietcombank (dịch vụ VCB-Phone B@nking có 2 lựa chọn dành cho khách hàng). Với những tiện ích, ưu điểm của các sản phẩm E-Banking cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại này cũng cần có sự hiểu bi ết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời vấn đề về pháp lý và công nghệ cũng góp phần không kém trong việc triển khai thành công dịch vụ ngân hàng điện tử. Trang 18
  19. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu CN Đà Nẵng: 2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu: Tên gọi đầy đủ : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu Tên giao dịch quốc tế : ASIA COMMERICAL BANK Tên viết tắt : ACB Trụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM Loại hình doanh nghiệp : Ngân hàng Cổ Phần Tel : (848) 3929 0999 Fax : (848) 3839 9885 Email : acb@acb.com .vn Website : www.acb.com.vn Thành lập: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, giấy phép hoạt động số 533/GP-UB do UBND TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993, ngày 04/06/1993 NH ACB chính thức đi vào hoạt động. Vốn điều lệ: Tính đến ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng) Mạng lưới, nhân sự: Gồm 339 chi nhánh và PDG trên toàn quốc, tính đ ến 31/12/2011 tổng số nhân viên của ngân hàng Á Châu là 9.377 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm đến 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Á Châu đã được công nhận là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với rất nhiều giải thưởng danh tiếng. Trong năm 2009, lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng Á Châu nhận được danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam của sáu tạp chí tài chính ngân hàng uy Trang 19
  20. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang tín trên thế giới: Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker 2.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu CN Đà Nẵng: Nhằm mở rộng quy mô hoạt động và thực hiện những dự kiến, kế hoạch phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, theo quyết định số 212/QĐ-NH15 ký ngày 13/08/1996, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đà Nẵng đã được thành lập và đã chính thức đi vào hoạt động vào ngày 08/01/1997. Trụ sở chính được đặt tại 16 Thái Phiên – Đà Nẵng. Hiện nay trụ sở chính của ngân hàng đã chuyển sang địa điểm mới là 218 Bạch Đằng - Đà Nẵng kể từ ngày 15/03/2010 (khai trương chính thức ngày 26/03/2010). Hiện nay, số lượng nhân viên của Ngân hàng là hơn 120 người với trên 75% nhân viên có trình độ trên Đại học, Đại học, Cao đẳng, và trung học chuyên nghi ệp. Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động có trình độ, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình và nhiệt huyết với khách hàng, ACB Đà Nẵng sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của ACB và vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước. Từ khi thành lập cho đến nay, ACB CN Đà Nẵng không ngừng cải thiện phương thức hoạt động và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, trên địa bàn ACB có 1 chi nhánh chính và 9 phòng giao dịch (PGD): Cầu Vồng, Thanh Khê, Hòa Cường, Hoàng Diệu, Lý Thái Tổ, Thuận Phước, Hải Châu, Sơn Trà, Hòa Khánh. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Á Châu CN Đà Nẵng: - Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi của các pháp nhân, cá nhân trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo quy định Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu . - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn, được phép vay, cho vay đối với các định chế tài chính trong nước, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán, chiết khấu các chứng từ có giá khi được Tổng Giám đốc uỷ nhiệm, chấp thuận và theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2