VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 434 (Kì 2 - 7/2018), tr 32-34<br />
<br />
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br />
THEO TIẾP CẬN VỊ TRÍ VIỆC LÀM<br />
Phạm Đình Mạnh - Trường Đại học Vinh<br />
Ngày nhận bài: 13/03/2018; ngày sửa chữa: 20/03/2018; ngày duyệt đăng: 03/04/2018.<br />
Abstract: Improving the quality of human resources is always the top concern of universities. For<br />
the universities, not only the teaching staff, but also the experts play an important role in enhancing<br />
the quality of education and training. In this paper, author analyses situation of expert staff of the<br />
universities in Nghe An province. Based on this analysis, the article proposes solutions to develop<br />
the expert staff towards employment approach such as training and fostering the experts based on<br />
their positions; evaluation of expert staff under occupation approach; improvement payment<br />
policies based on working position; development of comfortable working environment for the<br />
staff, etc.<br />
Keywords: Development, specialist, experts, employment, university.<br />
1. Mở đầu<br />
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là sự quan tâm<br />
hàng đầu của các trường đại học (ĐH). Trong các trường ĐH,<br />
ngoài đội ngũ giảng viên thì đội ngũ chuyên viên (CV) giữ một<br />
vai trò quan trọng. Vị trí việc làm của họ rất đa dạng, từ hành<br />
chính tổng hợp, tổ chức cán bộ, đào tạo, đảm bảo chất lượng,<br />
nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế đến quản lí sinh viên…<br />
Mỗi một vị trí việc làm đòi hỏi những yêu cầu nhất định đối với<br />
các CV. Vì thế, để nâng cao chất lượng đội ngũ CV, các trường<br />
ĐH cần tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy; xác định rõ cơ cấu và<br />
vị trí việc làm của CV trong từng đơn vị; quy định rõ quyền<br />
hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của CV<br />
trên từng vị trí công tác; hoàn thiện chính sách và quy trình quản<br />
lí CV theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp; thực hiện quản<br />
lí CV theo khối lượng và chất lượng công việc được giao...<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ chuyên viên<br />
trường đại học theo tiếp cận vị trí việc làm<br />
- Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục<br />
đại học (GDĐH). GDĐH hiện đang được đổi mới một<br />
cách căn bản, toàn diện, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo<br />
đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách,<br />
điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của<br />
Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của<br />
các trường ĐH. Để triển khai đổi mới GDĐH một cách<br />
hiệu quả, cần phải có các giải pháp đồng bộ. Trong đó,<br />
phát triển đội ngũ giảng viên, CV và cán bộ quản lí GDĐH<br />
đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề<br />
nghiệp, có trình độ chuyên môn - nghiệp vụ (CM-NV)<br />
cao, phong cách giảng dạy, công tác và quản lí tiên tiến<br />
phải được xem là giải pháp then chốt.<br />
- Đáp ứng yêu cầu phát triển của các trường ĐH.<br />
Trong bối cảnh đổi mới GDĐH và hội nhập quốc tế, các<br />
trường ĐH có nhu cầu phát triển rất lớn, không chỉ về<br />
<br />
32<br />
<br />
quy mô, ngành nghề đào tạo mà còn về các hoạt động<br />
khảo thí, đảm bảo chất lượng GDĐH, kiểm định chất<br />
lượng GDĐH, tự chủ ĐH… Đây là những lĩnh vực hoạt<br />
động còn khá mới mẻ đối với nhiều trường. Muốn thực<br />
hiện tốt các hoạt động trên, đội ngũ CV tại các trường<br />
ĐH cần được đào tạo, bồi dưỡng (ĐT-BD) một cách bài<br />
bản về các vấn đề khảo thí, đảm bảo chất lượng GDĐH,<br />
kiểm định chất lượng GDĐH, tự chủ ĐH.<br />
- Sự bất cập của đội ngũ CV trong các trường ĐH<br />
hiện nay. Năm học 2017-2018, qua khảo sát 176 CV ở<br />
một số trường ĐH trên địa bàn tỉnh Nghệ An như:<br />
Trường ĐH Công nghiệp Vinh; Trường ĐH Kinh tế<br />
Nghệ An; Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh; Trường<br />
ĐH Y khoa Vinh, có thể thấy, đội ngũ CV của các trường<br />
này còn có những hạn chế nhất định, đó là: + Một số CV<br />
có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với CM - NV<br />
của vị trí việc làm. Vì thế, họ phải mất một thời gian mới<br />
có thể thích ứng với công việc được giao, thậm chí phải<br />
đào tạo lại; + Tính chuyên nghiệp của một bộ phận CV<br />
chưa cao: công việc hàng ngày không được giải quyết<br />
kịp thời, theo đúng quy trình; khi gặp tình huống thường<br />
tỏ ra lúng túng, mất bình tĩnh,...; + Nhiều CV chưa thực<br />
hiện được yêu cầu của các trường ĐH đề ra, đó là: Mỗi<br />
CV cần thạo một việc và biết nhiều việc.<br />
Những bất cập trên đây bắt nguồn từ nhiều nguyên<br />
nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là việc tuyển<br />
chọn, bố trí CV trong các đơn vị, tổ chức của trường ĐH<br />
chưa xuất phát từ vị trí việc làm.<br />
2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển đội<br />
ngũ chuyên viên theo vị trí việc làm ở các trường đại<br />
học hiện nay<br />
- Thuận lợi: + Chính phủ đã ban hành Nghị định số<br />
41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 về vị trí việc làm trong đơn<br />
vị sự nghiệp công lập. Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT cũng đã có<br />
Email: dinhmanhdhv@gmail.com<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 434 (Kì 2 - 7/2018), tr 32-34<br />
<br />
các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐCP của Chính phủ; + Các trường ĐH đã chỉ đạo các đơn vị<br />
trực thuộc xây dựng Đề án vị trí việc làm, làm cơ sở quyết<br />
định vị trí việc làm, sốlượng người làmviệc, cơ cấu viên chức<br />
theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị của nhà trường.<br />
Đề án vị trí việc làm này sẽ giúp hiệu trưởng rà soát, đánh giá<br />
lại tình hình sử dụng, sắp xếp nhân sự trong các đơn vị, có cái<br />
nhìn toàn diện về số lượng vị trí việc làm dự kiến và số lượng<br />
vị trí việc làm hiện tại cũng như xây dựng kế hoạch sử dụng<br />
đội ngũ CV bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; + Đội ngũ CV của<br />
các trường ĐH đã nhận thức rõ việc xây dựng Đề án vị trí<br />
việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định số lượng<br />
vị trí việc làm và số người làm việc tương ứng.<br />
- Khó khăn: + Một số CV khoa/phòng ban/trung tâm của<br />
trường ĐH do phân công kiêm nhiệm nhiều việc nên khi xác<br />
định vị trí việc làm của đơn vị gặp lúng túng. Việc xác định<br />
thế nào là công việc có tính ổn định, lâu dài, thường xuyên,<br />
lặp đi lặp lại; lựa chọn tên gọi vị trí việc làm thế nào cho phù<br />
hợp và bao quát được tính chất công việc... là những vấn đề<br />
đang đặt ra nhưng chưa có lời giải; + Không ít đơn vị trong<br />
tường ĐH khi xây dựng đề án vị trí việc làm chỉ tập trung vào<br />
việc xác định nhiệm vụ, kết quả, sản phẩm mà chưa (hoặc rất<br />
khó mô tả) được các tiêu chuẩn cần thiết cũng như các yếu tố<br />
ảnh hưởng để xác định biên chế tại vị trí đó. Thông thường có<br />
xu hướng dựa vào các tiêu chuẩn hiện tại của những CV đang<br />
giữ vị trí việc làm đó để xây dựng chứ không dựa vào các yêu<br />
cầu của vị trí việc làm; + Việc xây dựng khung năng lực của<br />
vị trí việc làm còn mang tính chất “định tính” và bị chi phối<br />
bởi số lượng, chất lượng, kĩ năng làm việc của đội ngũ CV.<br />
Vì vậy, hiện nay, hầu hết đơn vị trong các trường ĐH đều dựa<br />
vào quy định tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức để làm<br />
căn cứ xác định khung năng lực của vị trí việc làm; + Thực<br />
trạng bố trí, sử dụng CV không đúng chuyên ngành đào tạo<br />
tại các đơn vị cũng gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc phân<br />
nhóm công việc hoạt động CM-NV; quy trình quản lí CMNV và xử lí công việc; xác định khung năng lực (năng lực cốt<br />
lõi về chuyên môn).<br />
2.3. Một số giải pháp phát triển đội ngũ chuyên viên<br />
trường đại học theo tiếp cận vị trí việc làm<br />
2.3.1. Xây dựng quy hoạch đội ngũ chuyên viên theo vị<br />
trí việc làm<br />
Việc xây dựng quy hoạch đội ngũ CV phải dựa trên<br />
Đề án vị trí việc làm. Vì thế, trong thời gian tới, các<br />
trường ĐH cần chỉ đạo các phòng ban, trung tâm/trạm<br />
tiếp tục hoàn thiện Đề án vị trí việc làm của đơn vị mình.<br />
Trong đó, cần chú ý xây dựng khung năng lực của vị trí<br />
việc làm có tính chất định lượng để có thể đo đếm được<br />
khi cần đánh giá CV cũng như khi tuyển dụng CV.<br />
Quy hoạch đội ngũ CV của trường ĐH cần được xây<br />
dựng theo chu kì 5 năm. Cùng với xây dựng quy hoạch đội<br />
<br />
33<br />
<br />
ngũ CV, phải xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lí<br />
các phòng ban, trung tâm/trạm theo vị trí việc làm để nâng<br />
cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ này. Hiện nay, ở các<br />
trường ĐH, phần lớn trưởng các phòng ban/trung tâm đều<br />
thuộc ngạch giảng viên, do vậy phải lãnh đạo, quản lí đội<br />
ngũ CV với nhiều vị trí việc làm khác nhau.<br />
2.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên theo vị trí<br />
việc làm<br />
Để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng (ĐT-BD) đội ngũ<br />
CV theo vị trí việc làm có hiệu quả, cần thống nhất một<br />
số nội dung sau đây:<br />
- Nhận thức rõ mục tiêu, mô hình ĐT- BD theo vị trí việc<br />
làm: + Về mục tiêu ĐT-BD: ĐT là quá trình truyền thụ có<br />
hệ thống những tri thức, kĩ năng, giúp cho CV thực hiện<br />
được chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói cách khác, ĐT là<br />
quá trình giúp CV chưa hiểu biết về một công việc cụ thể,<br />
có thể hiểu và thực hiện thành thạo công việc của mình trong<br />
tương lai. Còn BD chỉ áp dụng đối với những CV đã biết<br />
nghiệp vụ nhưng chưa hoàn thiện, cần trang bị thêm kiến<br />
thức hoặc kĩ năng, đặc biệt đối với việc cập nhật văn bản,<br />
quy trình nghiệp vụ mới ban hành. ĐT-BD theo vị trí việc<br />
làm là trang bị những kiến thức, quy trình nghiệp vụ liên<br />
quan trực tiếp đến vị trí việc làm của từng CV, từng công<br />
việc cụ thể. Với mục tiêu của ĐT-BD theo từng vị trí việc<br />
làm là tạo ra những CV có khả năng nhận thức sâu về kiến<br />
thức và thực hành chính xác nghiệp vụ sau ĐT-BD; + Về<br />
mô hình: Cần xây dựng mô hình ĐT-BD trên cơ sở phân<br />
loại các đối tượng cần ĐT-BD. Việc phân loại các đối tượng<br />
cần ĐT-BD rất quan trọng, vì sau phân loại, việc thực hiện<br />
các chương trình ĐT-BD sẽ đúng được trọng tâm, trọng<br />
điểm, tránh trùng lắp, tiết kiệm được thời gian và kinh phí.<br />
Với cách tiếp cận này, đối tượng cần ĐT-BD có thể phân<br />
loại theo vị trí từng việc làm (chuyên môn cụ thể). Chương<br />
trình ĐT-BD có thể chia ra như sau: ĐT-BD các CV phòng<br />
ban, trung tâm/trạm giữ vị trí lãnh đạo; ĐT-BD các CV giữ<br />
vị trí thực hiện nghiệp vụ chuyên môn cụ thể như: Đào tạo;<br />
Hành chính tổng hợp; Kế hoạch - Tài chính; Khoa học và<br />
Hợp tác quốc tế; Tổ chức cán bộ…<br />
- Đổi mới phương thức ĐT-BD, gắn ĐT-BD với sử<br />
dụng CV sau ĐT-BD. Từng vị trí việc làm trong hệ thống<br />
của trường ĐH phải được trang bị những kiến thức và kĩ<br />
năng tương ứng. Muốn thực hiện được mục tiêu này,<br />
trường ĐH cần xây dựng hệ thống vị trí việc làm, đồng<br />
thời quy định rõ từng vị trí việc làm phải được ĐT-BD<br />
những nội dung gì. Trường ĐH có thể phối hợp với các<br />
cơ quan chuyên môn bên ngoài hoặc giao cho các đơn vị<br />
tự triển khai hoạt động ĐT-BD với nội dung đã xác định<br />
theo nhóm vị trí việc làm.<br />
Sau khi hoàn thành khóa ĐT-BD theo vị trí việc làm, CV<br />
được ĐT-BD phải tác nghiệp thuần thục nghiệp vụ mà mình<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 434 (Kì 2 - 7/2018), tr 32-34<br />
<br />
được ĐT-BD. Những CV đã được ĐT-BD nghiệp vụ nào thì<br />
đơn vị sử dụng phải bố trí vào đúng vị trí đã được quy hoạch<br />
nhằm mới phát huy được kết quả thực sự trong ĐT-BD.<br />
- Xây dựng hệ thống chứng chỉ nghề (vị trí việc làm)<br />
đối với CV. Trường ĐH cần căn cứ vào tiêu chuẩn từng vị<br />
trí việc làm của các CV phòng ban, trung tâm/trạm để quy<br />
định rõ từng vị trí việc làm có những chứng chỉ nghề nào.<br />
Từ đó, xây dựng hệ thống chứng chỉ nghề sử dụng cho đội<br />
ngũ CV của nhà trường. Ngoài các chứng chỉ chung về<br />
Tin học và Ngoại ngữ, tùy theo từng nhóm vị trí việc làm,<br />
đòi hỏi CV phải có các chứng chỉ CM-NV khác.<br />
2.3.3. Đánh giá đội ngũ chuyên viên theo vị trí việc làm<br />
Đội ngũ CV của trường ĐH cần được đánh giá theo vị<br />
trí việc làm. Quy trình đánh giá đội ngũ CV, cần thực hiện<br />
theo các bước sau đây: - Bước 1. Xác định mục tiêu đánh<br />
giá: Mục tiêu đánh giá là xem xét mức độ hoàn thành nhiệm<br />
vụ của CV, trên cơ sở đối chiếu với yêu cầu của vị trí việc<br />
làm; - Bước 2. Lựa chọn nội dung đánh giá: Nội dung đánh<br />
giá đội ngũ CV bao gồm: đánh giá về phẩm chất chính trị,<br />
đạo đức, lối sống; kiến thức và năng lực chuyên môn theo<br />
vị trí việc làm. Đánh giá đội ngũ CV có thể đánh giá trên cả<br />
3 phương diện nói trên; cũng có thể tập trung đánh giá lĩnh<br />
vực năng lực; - Bước 3. Xây dựng chuẩn và thang đánh giá:<br />
Để đánh giá khách quan đội ngũ CV, cần phải xây dựng<br />
chuẩn và thang đánh giá. Các chuẩn và thang đánh giá càng<br />
tường minh bao nhiêu, càng dễ đo đếm bao nhiêu càng đánh<br />
giá khách quan đội ngũ CV bấy nhiêu. Trong xây dựng<br />
chuẩn và thang đánh giá đội ngũ CV của trường ĐH, khó<br />
khăn nhất vẫn là xây dựng được khung năng lực CV theo vị<br />
trí việc làm; - Bước 4. Tổ chức đánh giá: Trong tổ chức đánh<br />
giá, cần kết hợp giữa tự đánh giá của CV với đánh giá của<br />
Trưởng các phòng ban, trung tâm/trạm. Việc đánh giá có<br />
thể tiến hành theo định kì hoặc ở những thời điểm thăng<br />
hạng, công nhận các danh hiệu thi đua của CV...; - Bước 5.<br />
Xử lí kết quả sau đánh giá: Các kết quả đánh giá CV cần<br />
được sử dụng vào các mục đích khác nhau: Xây dựng, đổi<br />
mới nội dung ĐT-BD đối với CV; xếp loại CV; đề bạt CV...<br />
2.3.4. Hoàn thiện chế độ chính sách đối với đội ngũ<br />
chuyên viên theo vị trí việc làm<br />
- Mỗi một vị trí việc làm đòi hỏi CV cần đáp ứng các<br />
yêu cầu nhất định. Các yêu cầu này liên quan đến quá<br />
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng CV. Cùng<br />
là ngạnh CV nhưng tính chất, yêu cầu công việc không<br />
giống nhau. Có những vị trí việc làm đòi hỏi CV phải có<br />
trình độ CM-NV cao nhưng cũng có những vị trí việc<br />
làm đòi hỏi CV không cần có trình độ CM-NV cao. Vì<br />
thế, cần xây dựng và hoàn thiện chế độ chính sách đối<br />
với CV theo từng vị trí việc làm.<br />
- Chế độ chính sách đối với đội ngũ CV theo vị trí<br />
việc làm cần phải dựa trên nguyên tắc: Ai thành thục<br />
<br />
34<br />
<br />
trong CM-NV, có nhiều đóng góp cho nhà trường, người<br />
đó được hưởng sự đãi ngộ cao hơn. Bên cạnh sự đãi ngộ<br />
về vật chất, các trường ĐH cũng cần quan tâm đến sự đãi<br />
ngộ về tinh thần đối với đội ngũ CV, như: ưu tiên trong<br />
ĐT-BD, tạo điều thuận lợi trong thực thi công vụ, xét<br />
tặng các danh hiệu thi đua...<br />
2.3.5. Tạo dựng môi trường làm việc thuận lợi cho đội<br />
ngũ chuyên viên<br />
Môi trường làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến kết<br />
quả công việc. Một môi trường thuận lợi sẽ đem lại kết quả<br />
công việc cao. Ngược lại, một môi trường không thuận lợi<br />
sẽ đem lại kết quả công việc thấp. Đối với đội ngũ CV<br />
cũng như vậy. Vì thế cần phải xây dựng môi trường làm<br />
việc cho đội ngũ CV. Đặc trưng của môi trường này là phải<br />
mang các tính chất: Dân chủ, minh bạch, sáng tạo và<br />
chuyên nghiệp. Trong đó, cần nhấn mạnh tính chất sáng<br />
tạo và chuyên nghiệp của môi trường làm việc.<br />
3. Kết luận<br />
Phát triển đội ngũ CV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ<br />
cấu và nâng cao chất lượng là một yêu cầu cấp thiết đối<br />
với các trường ĐH trong bối cảnh đổi mới giáo dục ĐH<br />
và hội nhập quốc tế. Để thực hiện tốt công tác này, các<br />
trường ĐH cần áp dụng đồng bộ các giải pháp: Xây dựng<br />
quy hoạch đội ngũ CV theo vị trí việc làm; ĐT, BD đội<br />
ngũ CV theo vị trí việc làm; Đánh giá đội ngũ CV theo<br />
vị trí việc làm; Hoàn thiện chế độ chính sách đối với đội<br />
ngũ CV theo vị trí việc làm; Tạo dựng môi trường làm<br />
việc thuận lợi cho đội ngũ CV.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Chính phủ (2012). Nghị định số 41/2012/NĐ-CP<br />
ngày 08/05/2012 của Chính phủ quy định về vị trí<br />
việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.<br />
[2] Bộ Nội vụ (2012). Thông tư số 14/2012/TT-BNV<br />
ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng<br />
dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP.<br />
[3] Trường Đại học Vinh (2017). Công văn số<br />
113/ĐHV-TCCB ngày 09/02/2017 của Trường Đại<br />
học Vinh về Xây dựng đề án vị trí việc làm cho các<br />
đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Trường.<br />
[4] Nguyễn Minh Đường - Phan Văn Kha (2006). Đào tạo<br />
nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại<br />
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và<br />
hội nhập quốc tế. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[5] Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển<br />
nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục<br />
Việt Nam.<br />
[6] Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2011).<br />
Quản lí giáo dục. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
[7] Trần Kiểm (2006). Tiếp cận hiện đại trong quản lí<br />
giáo dục. NXB Đại học Sư phạm.<br />
<br />