Phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
lượt xem 4
download
Qua việc thực hiện khảo sát thực địa, điều tra xã hội học tại địa bàn nghiên cứu, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng khai thác hoạt động du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp lâu dài mang tính chiến lược, nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương, khách du lịch, doanh nghiệp du lịch nhằm khai thác hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái một cách một cách bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
- PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NA HANG - LÂM BÌNH , TỈNH TUYÊN QUANG Đỗ Tuyết Ngân1 Tóm tắt: Khu bảo tồn sinh thái Na Hang - Lâm Bình (Tuyên Quang) được quy hoạch là khu bảo tồn sinh thái tự nhiên từ năm 1994, nằm giữa sông Gâm và sông Năng, có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, hệ thống hang độc đáo, kỳ thú; được đánh giá có nguồn tài nguyên vô cùng quí giá để khai thác các loại hình sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, trải nghiệm, du lịch khám phá, du lịch xanh, v.v. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại hình kinh tế khác, hoạt động du lịch sinh thái tại đây cũng không tránh khỏi việc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội. Qua việc thực hiện khảo sát thực địa, điều tra xã hội học tại địa bàn nghiên cứu, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng khai thác hoạt động du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp lâu dài mang tính chiến lược, nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương, khách du lịch, doanh nghiệp du lịch nhằm khai thác hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái một cách một cách bền vững. Từ khóa: du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, tác động, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. 1. Mở đầu Theo Điều 4, Chương I của Luật Du lịch Việt Nam (2017), du lịch sinh thái (DLST) là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững [3]. Trong đó, hoạt động du lịch sinh thái tối thiểu phải đạt được 2 trong 4 tiêu chí liên quan đến vấn đề tính thân thiện môi trường, tính giáo dục cao, góp phần phát triển kinh tế và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương (CĐĐP) [1]. Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Na Hang - Lâm Bình là một điểm đến mới, so sánh lợi thế với các địa phương khác ở miền Bắc Việt Nam, nơi đây là hệ môi trường sinh thái tự nhiên rừng nguyên sinh có sự đa dạng sinh học cao, cộng đồng dân tộc đa dạng, giàu bản sắc văn hóa [5]. Tuy nhiên, do mới đưa vào khai thác hoạt động du lịch nên việc phát sinh những vấn đề về quản lí môi trường (tự nhiên, xã hội) còn tồn tại bất cập. Nếu tình trạng này tiếp diễn, về lâu dài các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và tồn tại của con người. Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng sẽ giúp đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo 1. Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 18
- ĐỖ TUYẾT NGÂN đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. 2. Nội dung 2.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lí số liệu: tác giả thực hiện việc thu thập các nghiên cứu, văn bản, tài liệu lí luận, các bài báo, công bố nghiên cứu khác nhau về du lịch sinh thái, từ đó lựa chọn thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Các thông tin được thu thập từ các đề tài, sách, bài báo khoa học, giáo trình luận văn, đề án nghiên cứu, từ các nguồn khác nhau, các thông tin các hoạt động du lịch ở Tuyên Quang được tập trung thu thập ở Sở VHTT&DL tỉnh Tuyên Quang và cơ quan ban ngành phụ trách trực tiếp tại khu BTTN Na Hang - Lâm Bình. - Phương pháp điều tra theo tuyến: Với địa điểm nghiên cứu là khu bảo tồn thiên nhiên thuộc 2 huyện Na Hang và Lâm Bình, diện tích hơn 40.000 ha, các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tại thực địa diễn ra tại các tuyến/điểm gồm: bến Thủy thuộc 2 huyện (bến thủy Thượng Lâm, Lâm Bình - bến thủy hồ thủy điện Na Hang); danh thắng Cọc Vài, thác Khuổi Nhi (huyện Lâm Bình), thác Mơ (huyện Na Hang). - Phương pháp phỏng vấn: Nghiên cứu đã lựa chọn đối tượng phỏng vấ là khách du lịch và cộng đồng địa phương với các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về ảnh hưởng của du lịch sinh thái tới môi trường tự nhiên và xã hội tại khu BTTN Na Hang - Lâm Bình . 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.2.1. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại KBTTN Na Hang - Lâm Bình 2.2.1.1. Khái quát về KBTTN Na Hang - Lâm Bình Nằm cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 108km về phía Bắc, giáp ba tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Khu BTTN thuộc Na Hang - Lâm Bình thuộc địa bàn hai huyện Na Hang - Lâm Bình. Đây là một trong ba khu du lịch trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình Được thành lập trên quyết định số 274/UB-QĐ ngày 09/05/1994 của UBND tỉnh Tuyên Quang, với diện tích 22.401,5 ha nằm trên địa bàn 4 xã Khau Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú vàThanh Tương. Theo Wikramanayake và cộng sự (1997), hệ động vật trong khu bảo tồn có độ đa dạng sinh học cao, đã ghi nhận được 90 loài thú, 263 loài chim, 61 loài bò sát, 35 loài lưỡng cư. Có 13 loài thú trong Sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt đây là nơi duy nhất ở Việt Nam có loài Voọc mũi hếch sinh sống với quần thể lớn nhất. Tổ hợp rừng trên núi đá vôi Na hang nằm trong hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới Bắc Đông Dương. Tại đây có 8 loài khỉ hầu bị đe dọa tuyệt chủng mang tính toàn cầu. Vùng phân bố thế giới của loài Voọc mũi hếch và Voọc đầu trắng đều ở trong hệ sinh thái này. Chính vì vậy, Quỹ bảo tồn 19
- TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TỚI MÔI TRƯỜNG... thiên nhiên thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là trong trong 223 hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới [2]. 2.2.1.2. Hiện trạng khai thác hoạt động du lịch sinh thái tại KBTTN Na Hang - Lâm Bình a. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ DLST Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay có có 6 tuyến quốc lộ đi qua với tổng chiều dài 564km (quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 2D, quốc lộ 3B, quốc lộ 37, quốc lộ 279); 4 tuyến đường tỉnh dài 451km (ĐT.185, 186, 188, 189); 304 km đường đô thị. Về phân bố không gian của mạng lưới giao thông đường bộ, có thể thấy rõ mật độ đường cao hơn ở các khu vực Hang - Lâm Bình , môhơn là thành phố Tuyên triển. Hiện nay toàn Tại KBTTN Na có địa hình phẳng hình lưu trú homestay phát Quang, tỉnh có 94 hộ kinh doanh homestay, riêng huyện Lâm Bình chiếm 54% tổng số homestay của huyện Sơn Dương, huyện Hàm Yên; còn lại các huyện miền núi cao hơn gồm Yên tỉnh. tuy nhiên, số cơ sở lưu trú homestay có quy mô lớn còn ít, chủ yếu các hộ gia đình tận Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang, nhà đang sinh sống đểđộ đường thấp. phục vụ du lịch. dụng chính ngôi Lâm Bình có mật cải tạo, nâng cấp Tại KBTTN Na Hang - Lâm Bình ,kháchhình lưu trú homestay phát triển. Hiện cá nhân Về dịch vụ vận chuyển, mô du lịch đã có sự tham gia của doanh nghiệp, nay toàn tỉnh có 94 và ngoài huyện, nhất là vận tải đường thủy. Tuy Bình chiếmcó thống kê cụ thể nhưng trong hộ kinh doanh homestay, riêng huyện Lâm huyện chưa 54% tổng số homestay của theo khảonhiên, số cơ sở tính cả 2homestaycủa quy mô lớnhơn 60 thuyền ducác (đa phần tỉnh. tuy sát của tác giả, lưu trú bến thủy có 2 huyện có còn ít, chủ yếu lịch hộ gia đình tận dụng chính ngôi nhà đang sinh sốngso với năm 2015 làcấp thuyềnvụ du lịch. động tại tập trung ở huyện Na Hang) (tăng 27 tàu để cải tạo, nâng 33 phục du lịch) hoạt Về dịchlòng vậnsinh thái Na HangduLâm Bìnhcó trong đó có tàu du doanh nghiệp, cá Travel, vụ hồ chuyển, khách - lịch đã , sự tham gia của lịch lớn như Hải Anh nhân trong vàPhươnghuyện, nhấtTuấn. Các công ty, chi nhánh, đại lí lữ chưatrên thống kê cụ thành lập, ngoài Nga, Hoàng là vận tải đường thủy. Tuy huyện hành có địa bàn được đáp ứng yêu cầu đưa, đón phục vụ khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm. thể nhưng theo khảo sát của tác giả, tính cả 2 bến thủy của 2 huyện có hơn 60 thuyền du lịch (đa phần tập trungLượng khách và doanh thu 27 tàu so với năm 2015 là 33 thuyền du b. ở huyện Na Hang) (tăng lịch) hoạt động tại lòng hồ sinh thái Na- HangBình vớiBình , trong đó có tàu du lịchvà văn hóa nên Khu BTTN Na Hang Lâm - Lâm lợi thế về cảnh quan thiên nhiên lớn như Hải Anh Travel, Phương Nga, Hoàng Tuấn. càng tăng. Theo ban quản lí đại lí lữ hành Na Hang đã thu hút số lượng khách du lịch ngày Các công ty, chi nhánh, (BQL) KBTTN trên địa bàn được thành lập, đáptháng yêu năm 2022, đón phục vụ khách dutham quan,thamnghiệm đạt - Lâm Bình, trong 6 ứng đầu cầu đưa, lượng khách du lịch đến lịch đến trải trên 97.000 lượt, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó khách quốc tế là 558 quan và trải nghiệm. lượt; doanh thu từ dịch vụ lưu trú và vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy đạt hơn 4 tỉ b. Lượng khách và doanh thu đồng [4]. Khu BTTN Na Hang - Lâm Bình với lợi thế về Lượng khách 120000 cảnh quan thiên nhiên và 100000 văn hóa nên đã thu hút số 109000 80000 95474 89890 lượng khách du lịch ngày 60000 càng tăng. Theo ban quản 40000 lí (BQL) KBTTN Na 20000 Hang - Lâm Bình, trong 6 1080 557 2200 0 tháng đầu năm 2022, lượng 2020 2021 2022 khách du lịch đến tham khách quốc tế khách Việt Nam quan, trải nghiệm đạt trên 97.000 lượt, tăng 13,7% 3.1. Số lượng khách du lịch đến khudu lịchNa Hang - BTTN giai đoạn Hình Hình 3.1. Số lượng khách BTTN đến khu Lâm Bình so với cùng kỳ năm 2020, Na Hang - Lâm Bình giai đoạn 2020- 2022 2020- 2022 trong đó khách quốc tế là (Nguồn: BQL KBTTN Na Hang - Lâm Bình 2022) (Nguồn: BQL KBTTN Na Hang - Lâm Bình 2022) 20 Qua biểu đồ có thể nhận thấy, trải qua hơn 2 năm dịch COVID-19 năm 2021 khách quốc tế giảm rất mạnh, đến năm 2022 tình hình dịch bệnh được ổn đinh trở lại nhưng lượng khách quốc tế vẫn chưa tăng cao như kỳ vọng. Khách du lịch nội địa chiếm tỉ trọng cao hơn khách quốc tế. Khách quốc tế chủ yếu gồm các quốc tịch như Anh, Pháp, Singapore, Thụy
- ĐỖ TUYẾT NGÂN 558 lượt; doanh thu từ dịch vụ lưu trú và vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy đạt hơn 4 tỉ đồng [4]. Qua biểu đồ có thể nhận thấy, trải qua hơn 2 năm dịch COVID-19 năm 2021 khách quốc tế giảm rất mạnh, đến năm 2022 tình hình dịch bệnh được ổn đinh trở lại nhưng lượng khách quốc tế vẫn chưa tăng cao như kỳ vọng. Khách du lịch nội địa chiếm tỉ trọng cao hơn khách quốc tế. Khách quốc tế chủ yếu gồm các quốc tịch như Anh, Pháp, Singapore, Thụy Điển, Ý… thời gian lưu trú chủ yếu là 2 ngày, rất ít khách đi về trong ngày. Hoạt động du lịch phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ khác, sản phẩm du lịch ngày càng phong phú. c. Hiện trạng nguồn nhân lực và sự tham gia của cộng đồng địa phương Hiện nay số lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung và DLST nói riêng tại KBTTN Na Hang - Lâm Bình là 900 lao động trong đó có có 85% là CĐĐP. Người dân tham gia làm du lịch phần đông là lao động phổ thông, trước đây làm nông nghiệp. Họ sống thưa thớt, những kĩ năng về nghề nghiệp và nhận thức về du lịch còn hạn chế, đặc biệt là ứng xử và phục vụ khách. Chính vì vậy mà chưa gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với khách du lịch khi đến với Na Hang - Lâm Bình. Những người dân địa phương nơi đây cũng được tham gia các lớp tập huấn đơn giản về du lịch, bước đầu họ cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về du lịch và ý thức bảo vệ môi trường, họ có trách nhiệm nhắc nhở khách không vứt rác bừa bãi và bảo vệ Mong muốn của CĐĐP về nội dung tập huấn môi trường sinh thái. Nâng cao nhận thức về Như vậy, nguồn du lịch sinh thái 0% nhân lực phục vụ du Khả năng giao tiếp, 45% lịch nói chung và 55% nghiệp vụ du lịch DLST nói riêng tại Hướng dẫn viên trải KBTTN Na Hang - nghiệm du lịch sinh thái Lâm Bình dồi dào Đâò tạo truyền thông nhưng còn rất hạn chế về trình độ và nghiệp Biểu đồ 3.1. Mong muốn về các nội dung tập huấn của CĐĐP vụ du lịch. Chính Biểu đồ 3.1. Mong muốn về các nội dung tập huấn của CĐĐP Nguồn: Tác giả khảo sát, 2022 quyền đã tổ chức các lớp tập huấn tuy nhiên còn hạn chế về số lượng, chưa đã dạng về nội dung. Đặc biệt chưa có lớp tập huấn nào về DLST. d. Hiện trạng môi trường du lịch Khu BTTN Na Hang - Lâm Bình có môi trường tự nhiên hoang sơ, xanh, sạch, đẹp chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố gây ô nhiễm trong quá trình phát triển. Điều này một phần là do nằm ở địa bàn xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện nên các hoạt 21
- TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TỚI MÔI TRƯỜNG... động sản xuất công nghiệp không phát triển, phương thức mưu sinh của người dân trong vùng chủ yếu dựa vào nông - lâm - ngư nghiệp nên ít gây ra các vấn đề về rác thải và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Khu BTTN Na Hang - Lâm Bình muốn phát triển du lịch bền vững cần phải nhận thức được nguy cơ đe dọa đến môi trường do tác động của hoạt động du lịch sinh thái gây ra. Cụ thể: - Khí thải: Khí thải từ hoạt động du lịch chủ yếu là các nguồn như xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch, phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và du khách, khí thải từ hoạt động đun nấu… Thành phần khí thải chủ yếu chứa các chất ô nhiễm: bụi, SOx, CO, NO2. Ngoài ra, các mùi hôi từ các khu vực vệ sinh công cộng, thùng chứa rác sinh hoạt và tiếng ồn sinh hoạt và phương tiện giao thông cũng là những vấn đề chính liên quan đến khí thải tại Khu BTTN. - Nước thải: Nước thải phát sinh từ hoạt động vui chơi giải trí, khu vực khách sạn, các quán ăn, khu vệ sinh và lưu trú của du khách, chứa các thành phần chủ yếu như chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, lượng nước mưa chảy tràn trên toàn bộ khu du lịch cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống các nguồn tiếp nhận. - Tình hình thu gom và xử lí chất thải rắn sinh hoạt: đối với chất thải rắn từ hoạt động du lịch thì thu gom theo tuyến và các điểm tập kết rác. Việc vận chuyển sẽ được đội vệ sinh môi trường thực hiện bằng việc thu gom và vận chuyển rác thải rắn phát sinh đến các bãi xử lí. Tuy nhiên, thực tế việc kiểm soát rác thải rắn tại khu BTTN Na Hang - Lâm Bình còn tồn tại vấn đề bất cập do chưa kiểm soát được việc khách du lịch còn xả rác không đúng nơi quy định. Ngoài ra, hiện nay tại các điểm tham quan vẫn còn xuất hiện các sạp bán hàng tạp hóa và đồ lưu niệm mà chưa có sự cho phép của nhà nước, và các đơn vị kinh doanh trên mặt hồ thủy điện vẫn còn hiện tưởng xả rác bừa bãi xuống mặt hồ. Thường thì du khách đến tham quan tại điểm đều dùng bữa trưa trên thuyền và thải ra lượng rác chủ yếu là nilong, rác hữu cơ chưa phân loại. Bên cạnh đó, BQB khu BTTN vẫn còn thả lỏng hoặc chưa kiểm soát được những vấn đề về cơ chế xử phạt những hành vi xả thải của khách du lịch. Ngoài các ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng tại khu BTTN Na Hang - Lâm Bình cũng gây ra những tác động tiêu cực lên môi trường xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của CĐĐP tại đây. Các giá trị văn hóa truyền thống của CĐĐP rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các loại văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống. Các cơ sở hạ tầng truyền thống và hiện vật văn hóa, lịch sử, khảo cổ thường được xây dựng và kiến tạo bằng những vật liệu dễ bị biến dạng do tác động của khí hậu nhiệt 22
- ĐỖ TUYẾT NGÂN đới gió mùa và dễ bị xuống cấp khi chịu tác động thêm của khách du lịch tới thăm nếu không có các biện pháp bảo vệ. f. Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái Các sản phẩm dịch vụ DLST ở KBTTN Na Hang - Lâm Bình chủ yếu gồm du lịch tham quan trải nghiệm lòng hồ, du lịch chèo thuyền kayak, du lịch trekking, leo núi. Bên cạnh đó khách du lịch đến đây cùng trải nghiệm chèo bè, thu gom rác cùng người dân, tham quan mô hình nhà bè, lồng nuôi thuỷ sản trên mặt hồ. Hiện nay, khu BTTN Na Hang - Lâm Bình có 3 tuyến du lịch, trong đó có 1 tuyến khai thác loại hình DLST gồm: + Tuyến 1: Trụ sở BQL (thôn Nà Thôm xã Thanh Tương) đến bến Pắc Ban đi thuyền trên hồ qua đền Pắc Tạ - Thác Đén - Bản Sắm - Bản Lãm - Đà Vị - thác Đầu Đẳng - hồ Ba Bể (Bắc Kạn): Du lịch sinh thái, ngắm cảnh rừng trên mặt hồ, tham quan Thác Đầu Đẳng, vượt thác tiếp tục di chuyển theo đường thuỷ lên tham quan hồ Ba Bể. + Tuyến 2: Trụ sở BQL (thôn Nà Thôm xã Thanh Tương) đến bến Pắc Ban đi thuyền trên hồ - đền Bắc Vãng - Thôn 7 xã Côn Lôn: Ngắm cảnh rừng trên mặt hồ, du lịch văn hóa thăm đền Bắc Vãng, du lịch sinh thái dọc tuyến đến thăm cộng đồng thôn 7 xã Côn Lôn. + Tuyến 3: Trụ sở BQL (thôn Nà Thôm xã Thanh Tương) qua Thị trấn Na Hang đi thuyền đến Thác Đén (đường lòng hồ) lên đường đi chốt Tát Kẻ đi thôn Tát Kẻ xã Khâu Tinh: Du lịch sinh thái xem Vạc Hoa CÁC ĐIỂM DU LỊCH đến cộng đồng thôn Tát Danh Thắng Cọc Vài Thác Khuổi Nhi Đền Pác Tạ Thác Mơ Kẻ, đi Thác Đén, leo núi Khau Tép. 12% 21% Theo kết quả điều tra, có đến 50% khách du lịch lựa chọn thăm 17% quan thác Khuổi Nhi, và 50% hầu hết khách đến tham quan và trải nghiệm tại khu BTTN đều tham gia Biểu đồ 2.1.Các điểm thu hút khách tham quan tuyến 1. Điều này cho Nguồn: Tác giả khảo sát, 2022 thấy hoạt động du lịch sinh thái là sự lựa chọn ưu tiên của khách du lịch khi đến với khu BTTN Na Hang - Lâm Bình. 2.2.2. Đề xuất giải pháp a. Quy hoạch môi trường và xử lí chất thải Tại các điểm du lịch sinh thái, việc hoàn thiện đảm bảo quy hoạch môi trường là rất cần thiết bởi nó sẽ có vai trò chủ đạo trong việc định hướng các giải pháp khai 23
- TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TỚI MÔI TRƯỜNG... thác sử dụng tài nguyên. Ngoài ra, cần chú trọng xây dựng và nâng cấp cơ sở lưu trú cho khách du lịch theo hướng thân thiện với môi trường (homestay, camping, lều trại). Tại các điểm dừng nghỉ, xây dựng những điểm dừng chân có mái che, cần xây dựng nội dung hoạt động cụ thể cho trung tâm diễn giải môi trường. Tại đây, du khách sẽ được tiếp nhận những thông tin cần thiết về các tuyến du lịch, cách thức bảo vệ môi trường hay những yêu cầu, mong muốn những lưu ý về phong tục tập quán của người dân địa phương mà khách du lịch cần nắm được. b. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật Hiện tại khu BTTN chỉ có 2 tuyến đường dẫn vào khu du lịch một là đường liên huyện từ huyện Chiêm Hóa qua Lâm Bình vào đến khu bảo tồn, và tuyến đường thứ hai là dọc theo quốc lộ 279 Chiêm Hóa - Na Hang, 2 tuyến đường giao thông này vẫn còn nhỏ và hẹp chỉ đủ cho xe 29 - 35 chỗ đi. Đây cũng là một trong những hạn chế mà cơ quan quản lí nhà nước cần phải khắc phục. Về cơ sở lưu trú, đặc trưng của cơ sở lưu trú tại khu du lịch này là các homestay. Tuy nhiên, cần chú trọng đến việc xin thẩm định, cấp phép các cơ sở này theo đúng quy định, trang bị đầy đủ trang thiết bị, đảm bảo sức chứa và vấn đề an toàn, vệ sinh khi khách du lịch đến trải nghiệm. Tại các điểm tham quan du lịch ban quản lí cũng cần chú trọng đầu tư đến cơ sở hạ tầng. Ví dụ, tại điểm tham quan Thác Khuổi Nhi là điểm mà thu hút nhiều khách tham quan nhất nhưng hiện tại vẫn chưa có lối đi tham quan riêng nên cần phải nâng cấp thêm lối đi xuống và có lan can bám khách du lịch không gặp phải những tình huống xấu xảy ra. c. Tăng cường giáo dục,nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho khách du lịch, cộng đồng địa phương và những người làm du lịch Ban quản lí KBTTN Na Hang - Lâm Bình cần có những chính sách thiết thực hơn để bảo vệ môi trường, như là đầu tư đặt các thùng rác hoặc xây dựng các trạm sử lí rác tại chỗ tại các điểm tham quan mà có đông lượng khách đến nhất. Thành lập tổ tuần tra trên mặt hồ sẵn sàng xử lí nhưng trường hợp vi phạm khi xả rác bừa bãi xuống mặt hồ làm ảnh hưởng, ô nhiễm đến tài nguyên du lịch. Thông qua các cuộc họp thôn, xã, tổ dân phố luôn tuyên tuyền cho người dân biết được tầm quan trọng của khu BTTN, cùng nhau giữ gìn vệ sinh môi trường và thiết lập các nội quy, quy định tại khu BTTN. Tại các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh ngoài lĩnh việc du lịch cần có những cam kết giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường chung. 24
- ĐỖ TUYẾT NGÂN Về phía khách tham quan, cần được sự nhắc nhở từ hướng dẫn viên du lịch để du khách ý thức được việc giữ gìn vệ sinh môi trường không xả rác bừa bãi. Bên cạnh tham quan những cảnh quan thiên nhiên ra thì tại khu du lịch các doanh nghiệp lữ hành và đặc biệt là cơ quan phụ trách có thể tổ chức các đợt trải nhiệm chèo bè, mảng nhặt rác trên mặt hồ với khẩu hiệu “vì một trái đất sanh sạch đẹp”. d. Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng bá du lịch sinh thái Du lịch sinh thái đang được xem là hướng đi chính, cần có những chiến lược đẩy mạnh công tác quảng bá. Do đó việc tuyên truyền du lịch ở cả 2 huyện Na Hang và Lâm Bình là rất cần thiết, đặc biệt trong điều kiện du lịch sinh thái mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Trước tiên, cần xây dựng cổng thông tin du lịch Na hang - Lâm Bình trên cơ sở trang web NaHang - travel.com và LamBinh - travel.vn. Áp dụng công nghệ 4.0 xây dựng các trang fanpage thu hút động đảo cộng đồng mạng tham gia, PR các sản phẩm đặc trưng. Tiếp đó đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo qua kênh thông tin chủ yếu như: hệ thống thông tin điện tử; ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp phát miễn phí cho du khách; ấn phẩm đĩa CD, VCD, DVD, sách báo,...nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, khai thác thông tin đa dạng của du khách. e. Giải phát phát triển nguồn nhân lực phục vụ DLST Để tiến hành công tác này hiệu quả, trước tiên tỉnh Tuyên Quang cần tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ các cán bộ nhân viên và lao động hiện đang tham gia công tác trong ngành du lịch tại khu BTTN Na Hang - Lâm Bình. Kết quả điều tra sẽ đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể với các trình độ chuyên môn khác nhau. Qua phần phân tích hiện trạng, tác giả đề xuất tại khu BTTN Na Hang - Lâm Bình mở thêm lớp tập huấn đào tạo về các lĩnh vực: - Tập huấn cho CĐĐP về kĩ năng giao tiếp, đón tiếp khách du lịch (đặc biệt là ngoại ngữ). - Tập huấn nâng cao nhận thức cho CĐĐP về ý thức bảo vệ môi trường. - Tập huấn cho CĐĐP những kiến thức về sinh thái môi trường. f. Giải pháp về cơ chế chính sách cho DLST Muốn phát triển du lịch trong điều kiện khó khăn như hiện nay cần phải có những cơ chế chính sách. Để thực hiện điều này, chính quyền các cấp cần có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển lĩnh vực du lịch sinh thái ở Na Hang - Lâm Bình vì đây là lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển. Tuy nguồn thu từ hình thức này không cao nhưng thông qua đầu tư vào lĩnh vực này, sẽ đạt được mục tiêu bảo vệ cảnh quan môi sinh và tạo thêm việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương, góp phần làm giảm nghèo. Ngoài ra, du lịch sinh thái cũng góp phần gìn giữ đặc trưng văn hóa địa phương, giúp quảng bá hình ảnh của con người Tuyên Quang đến với bạn bè trong nước và quốc tế. 25
- TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TỚI MÔI TRƯỜNG... 3. Kết luận Hoạt động DLST tại KBTTN Na Hang - Lâm Bình ngày càng phát triển và mở rộng, số lượng khách du lịch ngày càng tăng, trong số lao động tham gia phục vụ hoạt động du lịch có đến 85% là CĐĐP. Điều này góp phần tạo công ăn việc làm, tăng chất lượng cuộc sống, và nâng cao nhận thức của người dân địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động DLST đã có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định tới môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại KBTTN Na Hang - Lâm Bình. Đó là các vấn đề về xử lí rác thải phát sinh từ hoạt động du lịch, lượng nước thải thải ra môi trường sông suối, ô nhiễm không khí, tiếng ồn phát ra từ các phương tiện giao thông. Ngoài ra, sự gia tăng quy mô hoạt động du lịch đột ngột sẽ dẫn đến sự xáo trộn của văn hóa địa phương, sự mâu thuẫn về chia sẻ lợi ích của cộng đồng. Để giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực trên, chính quyền cần có những giải pháp lâu dài mang tính chiến lược như quy hoạch môi trường và xử lí chất thải, nâng cao ý thức cho người dân, du khách cũng như tranh thủ sự hỗ trợ từ các bên liên quan. Trên cơ sở hệ thống lí luận, kết quả khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động DLST tại khu BTTN Na Hang - Lâm Bình, bài báo đã nêu lên những thành công ban đầu, những hạn chế yếu kém, đồng thời đề xuất 6 giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hoạt động DLST tại khu BTTN Na Hang - Lâm Bình trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Quản lí Khu Du lịch Sinh thái Na Hang (2022), Kết quả hoạt động của Ban quản lí Khu du lịch sinh thái Na Hang năm 2022; phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2023. [2] Olson D. M. Dinerstein E. (1998), The Global 200: A representation approach to conserving the Earth's most biologically valuable ecoregions.Conservation Biology12:502–515. [3] Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật du lịch Việt Nam, NXB Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai. [4] Phạm Trung Lương (chủ biên) (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề về lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. [5] http://tapchimoitruong.vn/phat-trien-ben-vung-24/tiem-nang-phat-trien-du-lich-ben- vung-o-khu-bao-ton-thien-nhien-na-hang--lam-binh-22990. 26
- ASSESSING IMPACTS OF ECOTOURISM ACTIVITIES TO NATURAL AND SOCIAL ENVIRONMENT IN NA HANG - LAM BINH NATURE RESERVE, TUYEN QUANG PROVINCE DO TUYET NGAN Thai Nguyen University of Sciences Abstract: Na Hang - Lam Binh nature reserve (Tuyen Quang) having recognized as a nature reserve since 1994, located among the forests along the banks of Gam and Nang river, with a diverse ecosystem of rare species, flora and fauna, a system of unique caves, Na Hang - Lam Binh nature reserve (Tuyen Quang) is considered to have an extremely valuable tourism resource to exploit various types of eco-friendly tourism products such as: ecotourism, experience, green tourism, etc. However, like many other economic forms, ecotourism activities here also inevitably cause negative impacts on the natural and social environment. The purpose of the study is to analyze and evaluate the impacts of ecotourism activities on the natural and social environment in Na Hang – Lam Binh nature reserve. From there, the study proposes strategic and long-term solutions, raising local people’s, tourists’, and tourism busnesses’ awareness in order to exploit tourism activities effectively. Keywords: ecotourism, nature reserve, impact, natural environment, social environment. 27
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triển bền vững du lịch biển Việt Nam định hướng đến năm 2030 và giải pháp thực hiện
4 p | 241 | 37
-
Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch - sự cần thiết cho quy hoạch và quản lí phát triển du lịch biển
8 p | 167 | 26
-
Hoàn thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan nhằm phát triển hoạt động du lịch tại Việt Nam
10 p | 98 | 8
-
Liên kết hoạt động du lịch khu vực Bắc Trung Bộ - Nam sông Hồng hướng đến phát triển bền vững
5 p | 33 | 7
-
Khai thác các giá trị văn hóa phi vật thể của cư dân vùng ven biển Thừa Thiên Huế trong phát triển du lịch bền vững
8 p | 97 | 7
-
Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch tại làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
9 p | 71 | 7
-
Tác động của du lịch đến đời sống người dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
10 p | 30 | 6
-
Hiện trạng và giải pháp phát triển giá trị văn hóa của người Khmer trong hoạt động du lịch tỉnh Trà Vinh
17 p | 47 | 5
-
Phát triển loại hình du lịch homestay ở huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh hiện nay
9 p | 51 | 4
-
Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới
8 p | 107 | 4
-
Các điều kiện phát triển hoạt động du lịch đêm tại Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
11 p | 12 | 4
-
Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và đề xuất giải pháp quản lý ở quận Sơn Trà, tp. Đà Nẵng
7 p | 89 | 3
-
Nâng cao chất lượng hoạt động du lịch MICE tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2025-2030
8 p | 15 | 3
-
Phát triển bền vững du lịch đường sông thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 8 | 2
-
Hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Quảng Lợi, tỉnh Thừa Thiên Huế
21 p | 11 | 2
-
Giải pháp đưa giá trị văn hóa tâm linh vào hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ
14 p | 11 | 2
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại Đăk Nông
5 p | 36 | 1
-
Hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong hoạt động du lịch ở Việt Nam
8 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn