Lê Thị Sự<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
98(10): 91 - 96<br />
<br />
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC – SỰ LỰA CHỌN TẤT YẾU<br />
CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
Lê Thị Sự*<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết phân tích một cách khái quát về quá trình hình thành, khái niệm và đặc trưng của kinh tế<br />
tri thức. Từ đó tác giả phân tích xu hướng phát triển kinh tế theo cách thức của kinh tế tri thức ở<br />
các nước phát triển hiện nay. Theo xu thế chung đó, sự lựa chọn của Việt Nam theo xu hướng kinh<br />
tế tri thức trong quá trình phát triển kinh tế là một yêu cầu tất yếu và khách quan để có thể đưa đất<br />
nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp<br />
phát triển.<br />
Từ khóa: Kinh tế tri thức; xu hướng phát triển; quá trình hội nhập, toàn cầu hóa; chiến lược phát triển<br />
<br />
Kinh tế tri thức (KTTT) là một khái niệm mới<br />
xuất hiện, nó được hiểu như một giai đoạn<br />
phát triển mới, cao hơn của nền kinh tế nhân<br />
loại. Mặc dù mới xuất hiện, nhưng với tốc độ<br />
phát triển nhanh chóng của mình, KTTT đã<br />
làm thay đổi một cách căn bản và sâu sắc cục<br />
diện nền kinh tế thế giới. Với sự xuất hiện của<br />
công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng,<br />
công nghệ vật liệu mới, đặc biệt là sự xuất<br />
hiện của công nghệ thông tin, nền kinh tế thế<br />
giới đã có những bước nhảy vọt mạnh mẽ<br />
chưa từng có trong lịch sử. Ở các nước như<br />
Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…, việc phát triển theo<br />
xu hướng tri thức hóa nền kinh tế đã làm cho<br />
nền kinh tế của họ phát triển vượt xa nền kinh<br />
tế của các nước kém phát triển. Việt Nam<br />
đang là một quốc gia đang trên con đường<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc lựa chọn<br />
con đường phát triển của KTTT là một yêu<br />
cầu khách quan của thời đại, nếu không,<br />
chẳng những chúng ta không thể “đi tắt, đón<br />
đầu” được mà nền kinh tế sẽ càng tụt hậu hơn<br />
so với nền kinh tế thế giới.*<br />
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA<br />
KINH TẾ TRI THỨC<br />
Khái niệm kinh tế tri thức<br />
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện<br />
đại là tiền đề cho sự hình thành và phát triển<br />
nền kinh tế tri thức. Với ba phát minh vĩ đại<br />
của trí tuệ nhân loại nửa đầu thế kỷ XX:<br />
Thuyết tương đối của Anhxtanh, Thuyết<br />
*<br />
<br />
Tel: 01256 356666, Email; lesudhkhtn@gmail.com<br />
<br />
lượng tử của Blăngcơ và phát hiện ra mật mã<br />
di truyền của Oatxơn và Gricơ đã mở đầu cho<br />
một thời kỳ mới của khoa học và công nghệ<br />
hiện đại. Từ đây, đã tạo ra một hệ thống công<br />
nghệ mới, đó là các công nghệ vi điện tử, máy<br />
tính, quang điện, laze, vật liệu mới, hạt nhân,<br />
gen, tế bào…<br />
Đến giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cuộc<br />
cách mạng khoa học – công nghệ chuyển sang<br />
giai đoạn mới, giai đoạn bùng nổ công nghệ.<br />
Từ đó tạo ra một cuộc chạy đua ráo riết để<br />
chiếm lĩnh công nghệ cao trước thiên niên kỷ<br />
mới. Cuộc cách mạng công nghệ này đã tạo<br />
nên bộ mặt mới của nền kinh tế, tạo tiền đề<br />
hình thành KTTT và xã hội thông tin.<br />
Trong nền kinh tế mới này, tri thức và thông<br />
tin đã trở thành yếu tố sản xuất quan trọng<br />
nhất, hơn cả vốn, nguyên, nhiên liệu và năng<br />
lượng. Ngày nay, sự xuất hiện của các ngành<br />
công nghệ cao như công nghệ sinh học, công<br />
nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng và<br />
công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh<br />
mẽ, trở thành trụ cột của các nền kinh tế, tạo<br />
ra những biến đổi to lớn trong lực lượng sản<br />
xuất và toàn bộ xã hội loài người.<br />
Các chuyên gia của tổ chức Liên hợp quốc dự<br />
đoán, vào khoảng những năm 2030, ở các<br />
quốc gia phát triển, nền KTTT về cơ bản sẽ<br />
hình thành, và đến cuối thế kỷ XXI, nhân loại<br />
sẽ bước vào thời đại KTTT.<br />
Những năm gần đây, người ta đã dùng nhiều<br />
tên gọi khác nhau để chỉ giai đoạn phát triển<br />
mới của nền kinh tế này như: “Kinh tế thông<br />
91<br />
<br />
Lê Thị Sự<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tin”, “kinh tế mạng”, “kinh tế số”; “Kinh tế<br />
học hỏi”; “Kinh tế dựa vào tri thức”, “kinh tế<br />
dẫn dắt bởi tri thức”, “kinh tế tri thức”.<br />
Trong số các tên gọi trên, “kinh tế tri thức” là<br />
tên gọi thường được dùng nhất. Tổ chức<br />
OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế)<br />
chính thức dùng từ năm 1996. Cách gọi này<br />
nói lên được nội dung của nền kinh tế mới<br />
xuất hiện này. Theo tổ chức này, KTTT được<br />
định nghĩa là những nền kinh tế dựa trực tiếp<br />
vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri<br />
thức, thông tin [5; 98]. Tức là việc sản xuất,<br />
phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò<br />
quyết định trong phát triển kinh tế, tạo ra của<br />
cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống..<br />
Ngoài ra còn có nhiều cách hiểu khác nhau về<br />
nền kinh tế mới này. Tuy nhiên, tất cả cách<br />
tiếp cận đó đều xoay quanh định nghĩa khái<br />
quát của tổ chức OECD.<br />
Đặc trưng của kinh tế tri thức<br />
Hiện nay, khi nhận định về đặc trưng của<br />
KTTT, các ý kiến phần lớn là giống nhau, chỉ<br />
khác nhau ở số lượng các đặc trưng. Dưới<br />
đây, chúng tôi xin trình bày một số đặc trưng<br />
chủ yếu của nền KTTT như sau:<br />
Đặc trưng cơ bản nhất của KTTT đó là nền<br />
kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức hay tri thức<br />
trở thành nguồn lực có ý nghĩa quyết định<br />
nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khác<br />
với các nền kinh tế đã có trong lịch sử (nền<br />
kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế công<br />
nghiệp), tri thức là nguồn lực có vị trí quyết<br />
định nhất của sản xuất, là động lực quan<br />
trọng nhất cho sự phát triển kinh tế trong nền<br />
kinh tế tri thức.<br />
Trong nền KTTT, tri thức tham gia vào quá<br />
trình quản lý, điều khiển sản xuất, đồng thời<br />
trực tiếp là một thành tố trong các sản phẩm<br />
cũng như nguyên liệu sản xuất. Ngày nay,<br />
đúng như dự báo của C.Mác: Tri thức trở<br />
thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Xu hướng<br />
này ngày càng được thấy rõ, có hơn 50%<br />
GDP hàng năm của các nước OECD có<br />
nguồn gốc từ tri thức, có tới 60% công nhân<br />
Mỹ là công nhân tri thức, trong cơ cấu giá trị<br />
các sản phẩm, giá trị của nó được cấu thành<br />
92<br />
<br />
98(10): 91 - 96<br />
<br />
từ tri thức chiếm 70% – 80%, thậm chí có<br />
những sản phẩm còn cao hơn.<br />
Nền KTTT mang tính chất toàn cầu. Quá<br />
trình phát triển khoa học công nghệ, nhất là<br />
công nghệ thông tin và truyền thông, phát<br />
triển KTTT, cùng với quá trình phát triển<br />
thương mại, thị trường và quá trình toàn cầu<br />
hóa, nhất thể hóa các nền kinh tế là những<br />
quá trình đi liền nhau, gắn quyện với nhau,<br />
tác động qua lại, thúc đẩy nhau phát triển.<br />
Ngày nay, sự sản sinh ra, truyền bá và sử<br />
dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi<br />
biên giới một quốc gia. Nền KTTT ra đời<br />
trong điều kiện nền kinh tế thế giới toàn cầu<br />
hóa; bất cứ ngành sản xuất nào, dịch vụ nào<br />
cũng đều dựa vào nguồn cung ứng từ nhiều<br />
nước và được tiêu thụ trên toàn thế giới.<br />
Người ta thường gọi nền KTTT là nền kinh tế<br />
toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế<br />
toàn cầu dựa vào tri thức.<br />
Phương thức phát triển cơ bản của nền KTTT<br />
là xã hội học tập, học tập suốt đời cho mọi<br />
người. Để có được tri thức, mọi người cần<br />
học tập thường xuyên hơn nữa, có tổ chức và<br />
dưới nhiều hình thức, mới có thể tiếp thu và<br />
biến tri thức chung thành cái của mình. Hơn<br />
nữa, muốn sử dụng tri thức chung như một<br />
loại hàng hóa thông thường, mỗi người lại<br />
phải biết chuyển hóa những tri thức đó thành<br />
kỹ năng. Với nền KTTT, việc có được nhiều<br />
hay ít tri thức là do quá trình học tập, tiếp thu<br />
tri thức và năng lực chuyển hóa tri thức của<br />
mỗi người.<br />
Nền KTTT là nền kinh tế phát triển bền vững<br />
và thân thiện với môi trường. Trong nền<br />
KTTT, sự phát triển của nó là dựa trên cơ sở<br />
kinh tế công nghệ cao, sử dụng một cách hợp<br />
lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và không<br />
gây ô nhiễm môi trường sống của con người,<br />
đồng thời khai phá nguồn tài nguyên thiên<br />
nhiên còn chưa được tận dụng hết để thay thế<br />
nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm đang<br />
gần cạn kiệt. Ví dụ, hiện nay nguồn năng<br />
lượng hóa thạch đang gây ô nhiễm nặng nề,<br />
với mối đe dọa về sự cạn kiệt dầu khí (giá dầu<br />
hiện nay có lúc đã lên đến hơn<br />
130USD/thùng) đang là nguy cơ đối với tính<br />
bền vững, thì nhờ hệ thống công nghệ cao,<br />
<br />
Lê Thị Sự<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nền KTTT có thể chuyển sang hệ năng lượng<br />
mới rẻ tiền và phân phối đồng đều như năng<br />
lượng mặt trời, năng lượng nhiệt hạch…,<br />
và nhân loại sẽ bước vào thời kỳ phát triển<br />
bền vững.<br />
Nền KTTT làm biến đổi cơ bản thị trường<br />
truyền thống. KTTT sinh ra trong điều kiện<br />
của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và<br />
hàng hóa tri thức ngày càng trở nên áp đảo<br />
trong thị thị trường đó. Tình hình này dẫn đến<br />
những thay đổi cơ bản trong thị trường truyền<br />
thống. Trước hết là vấn đề tài sản vô hình<br />
ngày càng trở thành vốn đầu tư chính. KTTT<br />
tất nhiên cũng cần các loại vốn thông thường<br />
(tiền, tài sản), nhưng thông tin, tri thức, tài<br />
sản trí tuệ, vốn người ngày càng trở nên quan<br />
trọng áp đảo (so với vốn tiền). Trong nền kinh<br />
tế Mỹ hiện nay, ở các doanh nghiệp công<br />
nghệ cao (Công nghệ phần mềm, viễn<br />
thông…), số vốn vô hình chiếm tới trên 60%<br />
tổng số vốn hữu hình (tiền, tài sản).<br />
KTTT làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá<br />
trị xã hội. Trong nền KTTT, thành phần lao<br />
động dịch vụ tăng mạnh (có thể lên tới 80% 85%), thành phần công nghiệp giảm xuống<br />
dưới 10% - 15% và lao động nông nghiệp chỉ<br />
còn khoảng dưới 5%. Những người lao động<br />
tri thức chiếm tỷ lệ rất cao (≈70%), trong số<br />
đó, những công nhân tri thức tuy ít nhưng có<br />
trình độ và vai trò quyết định trong sản xuất.<br />
Trong xã hội xuất hiện các cộng đồng dân cư<br />
kiểu mới. Đó là các tổ hợp vừa sản xuất, vừa<br />
nghiên cứu, học tập, các làng khoa học, các<br />
công viên khoa học, các vườn ươm khoa học,<br />
…được xây dựng.<br />
KINH TẾ TRI THỨC – CƠ HỘI VÀ<br />
THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM<br />
Thực trạng kinh tế tri thức ở Việt Nam<br />
hiện nay<br />
Nắm bắt được xu thế vận động của thời đại,<br />
ngay từ đầu Đảng ta đã rất coi trọng việc tạo<br />
ra động lực cho việc hình thành và phát triển<br />
KTTT. Tuy nhiên, hiện nay về cơ bản nền<br />
kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế mang<br />
những dấu ấn của kinh tế nông nghiệp, đang<br />
chuyển dần sang kinh tế công nghiệp. Vị trí<br />
của Việt Nam trong nền kinh tế tri thức toàn<br />
cầu là rất thấp. Những chỉ số về kinh tế tri<br />
<br />
98(10): 91 - 96<br />
<br />
thức của Việt Nam đều ở nửa dưới của bảng<br />
xếp hạng. Chỉ số chung về KTTT (KEI) của<br />
Việt Nam hiện đang là 3,51, trong khi đó chỉ<br />
số KEI của một số nước trong khu vực là rất<br />
cao: Singapore là 8,44; Malaysia là 6,07; Thái<br />
Lan là 5,52 [6].<br />
Cơ cấu kinh tế - lao động của Việt Nam hiện<br />
nay vẫn là lạc hậu: tỷ trọng các ngành dịch<br />
vụ, công nghiệp trong GDP còn hạn chế,<br />
ngành nông nghiệp còn cao (năm 2010, nông<br />
nghiệp chiếm 20,6% GDP, công nghiệp<br />
41,1% và dịch vụ 38,3%). Cơ cấu lao động<br />
cũng chưa chuyển biến mạnh mẽ: lao động<br />
trong lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm tỷ<br />
trọng rất cao, chất lượng lao động còn nhiều<br />
hạn chế. Trong khi đó hiện nay ở Mỹ khoảng<br />
80% lực lượng lao động làm việc trong các<br />
ngành dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng và<br />
triển khai.<br />
Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi<br />
phát triển kinh tế tri thức<br />
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc<br />
cách mạng khoa học – công nghệ và toàn cầu<br />
hóa hiện nay, các nước đang phát triển như<br />
Việt Nam có nhiều cơ hội nắm bắt các tri thức<br />
mới, công nghệ mới để rút ngắn quá trình<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.<br />
Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các<br />
mô hình kinh tế đi trước cùng với việc biết<br />
phát huy nội lực và những lợi thế so sánh,<br />
tranh thủ nguồn ngoại lực sẽ giúp chúng ta có<br />
những bước đi phù hợp để phát triển nền kinh<br />
tế tri thức ở Việt Nam. Đó là một thời cơ lớn<br />
của đất nước.<br />
Tuy nhiên, Việt Nam bước vào xây dựng nền<br />
KTTT với điểm xuất phát thấp, còn nhiều<br />
thách thức rất gay gắt cần được khắc phục<br />
trong quá trình phát triển. Đó là những thách<br />
thức nảy sinh từ thực trạng nền kinh tế còn<br />
non yếu của chúng ta đứng trước bối cảnh nền<br />
kinh tế thế giới đang trong quá trình toàn cầu<br />
hóa mạnh mẽ, do chủ nghĩa tư bản chi phối,<br />
làm gia tăng nhanh khoảng cách phát triển và<br />
khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia,<br />
làm cho các mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu<br />
sắc và gay gắt.<br />
Việt Nam bước vào KTTT trong khi sự chênh<br />
lệch về công nghệ với các nước phát triển là<br />
93<br />
<br />
Lê Thị Sự<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
rất xa, những lợi thế về tài nguyên và nguồn<br />
lao động rẻ không còn là ưu thế, trong khi đó,<br />
chúng ta lại phải đi mua các sản phẩm công<br />
nghệ với giá rất cao. Mặt khác, các nước giàu<br />
đang dần đẩy các công nghiệp tốn nhiều năng<br />
lượng, nguyên liệu, và gây ô nhiễm sang các<br />
nước đang phát triển dưới hình thức đầu tư,<br />
khiến cho nguy cơ rủi ro của nền kinh tế<br />
chúng ta ngày càng lớn. Cộng vào đó là nạn<br />
chảy máu chất xám làm cho Việt Nam mất đi<br />
một nguồn lực đáng kể….<br />
TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC PHÁT<br />
TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT<br />
NAM HIỆN NAY<br />
Kinh tế tri thức – xu thế phát triển của nền<br />
kinh tế thế giới<br />
Bản chất, đặc điểm cũng như biểu hiện của<br />
KTTT đã chứng tỏ rằng nền KTTT không<br />
phải là sự kỳ vọng hay mơ ước viển vông, mà<br />
đó là một xu thế vận động, phát triển được<br />
hiện thực hóa khá nhanh. Lực lượng sản xuất<br />
vốn là yếu tố động, cách mạng, vì thế nó<br />
không ngừng phát triển theo hướng tích cực,<br />
làm cho nền kinh tế chuyển biến từ kinh tế<br />
nông nghiệp đến kinh tế công nghiệp và ngày<br />
nay đang chuyển dần lên KTTT. KTTT là giai<br />
đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất,<br />
cũng như các nền kinh tế trước nó, KTTT là<br />
sự phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất.<br />
Khi lực lượng sản xuất chủ yếu dựa vào lao<br />
động thủ công và đất đai thì ra đời nền kinh tế<br />
nông nghiệp, khi sản xuất dựa chủ yếu vào<br />
máy móc và tài nguyên thiên nhiên thì ra đời<br />
kinh tế công nghiệp, đến khi sự sản xuất ra<br />
của cải vật chất dựa chủ yếu vào tri thức thì ra<br />
đời KTTT.<br />
Đã gọi là xu thế khách quan thì không thể<br />
quay lưng lại hay từ chối nó mà có thể phát<br />
triển được. Nhờ sớm biết sử dụng tri thức để<br />
phát triển mà nền kinh tế của các nước phát<br />
triển đã vượt xa các nước đang phát triển cả<br />
về trình độ và tốc độ phát triển. Do tính linh<br />
hoạt, hiệu quả cao, các sáng kiến, phát minh<br />
khoa học xuất hiện ngày càng nhiều và điều<br />
quan trọng hơn là chúng được phổ biến cực<br />
nhanh trên diện rộng thông qua mạng internet<br />
siêu cao tốc đã tạo ra sự bứt phá nhanh trong<br />
tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của giới<br />
94<br />
<br />
98(10): 91 - 96<br />
<br />
chuyên môn, chỉ tính riêng quá trình chuyển<br />
giao công nghệ được rút ngắn, có thể đẩy mức<br />
tăng trưởng kinh tế thế giới lên đến 1% hằng<br />
năm, tương đương với 300 tỷ USD và còn cao<br />
gấp bội theo mức gia tăng của tổng sản phẩm<br />
thế giới trong thế kỷ 21. Thành quả của<br />
KTTT là rất to lớn; bởi vậy, việc nắm bắt<br />
được xu thế phát triển của nền KTTT, đưa ra<br />
được những đối sách thích hợp trong chiến<br />
lược phát triển kinh tế có ý nghĩa vô cùng<br />
quan trọng đối với triển vọng phát triển của<br />
mỗi quốc gia hiện nay.<br />
Các nước đang phát triển hiện nay đang đứng<br />
trước những cơ hội mới, đồng thời cũng gặp<br />
không ít thách thức. Cơ hội lớn nhất là thông<br />
qua KTTT để đón đầu các công nghệ hiện đại<br />
sử dụng vào phát triển kinh tế - xã hội. Nếu<br />
nắm bắt được cơ hội lớn này, các nước đang<br />
phát triển có thể nhanh chóng bứt phá vươn<br />
lên, rút ngắn khoảng cách với các nước phát<br />
triển để không rơi vào nguy cơ tụt hậu. Xu thế<br />
toàn cầu hóa do KTTT đặt ra cho phép các<br />
nước chậm phát triển thực hiện chủ trương đa<br />
phương hóa quan hệ kinh tế và khoa học công<br />
nghệ với thế giới. Trên nền tảng quan hệ kinh<br />
tế, các nước chậm phát triển có khả năng chủ<br />
động khai thác những thành tựu khoa học<br />
công nghệ tiên tiến của các cường quốc trên<br />
thế giới.<br />
Kinh tế tri thức – sự lựa chọn của Việt Nam<br />
KTTT xuất hiện với tiền đề của cuộc cách<br />
mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang<br />
trở thành khuynh hướng tất yếu và khách<br />
quan của nền kinh tế thế giới trong thời đại<br />
ngày nay. Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn<br />
tồn tại và phát triển được thì cũng không có<br />
con đường nào khác ngoài hướng cho nền<br />
kinh tế của mình đi theo cách thức phát triển<br />
mà nền KTTT yêu cầu. Đặc biệt, sự xuất hiện<br />
và phát triển của nền kinh tế mới này lại gắn<br />
liền với quá trình toàn cầu hóa. Do vậy, phát<br />
triển KTTT đồng thời phải đưa nền kinh tế<br />
hội nhập vào quá trình này. Không thể phát<br />
triển KTTT mà lại từ chối toàn cầu hóa và<br />
ngược lại, không thể tham gia vào quá trình<br />
toàn cầu hóa mà lại không phát triển KTTT.<br />
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển,<br />
tham gia vào nền kinh tế thế giới với điểm<br />
<br />
Lê Thị Sự<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
xuất phát thấp, chúng ta cũng như các nước<br />
đang phát triển khác, đứng trước hai khả<br />
năng: hoặc biết tranh thủ thời cơ, có đường<br />
lối và chiến lược phát triển đúng, thông minh<br />
sáng tạo thì hoàn toàn có thể vươn lên, đi<br />
nhanh, sớm khắc phục tình trạng kém phát<br />
triển, sớm tiến kịp các nước đi trước; hoặc<br />
không đủ bản lĩnh chớp lấy thời cơ thì đất<br />
nước không thể thoát khỏi tình trạng nghèo<br />
nàn, tụt hậu ngày càng xa hơn, thậm chí bị gạt<br />
ra ngoài lề con đường phát triển của nền kinh<br />
tế thế giới.<br />
Do đó, đứng trước ngưỡng cửa của nền<br />
KTTT, ở Việt Nam vẫn có những quan điểm<br />
trái chiều. Có người ủng hộ xu thế mới này<br />
nhưng cũng có người không tin tưởng vào<br />
khả năng hội nhập của nền kinh tế nước ta.<br />
Nhận thức rõ được xu thế của thời đại, Đảng<br />
ta đã không ngừng đưa ra những chính sách<br />
đổi mới kịp thời, trở thành những chiến lược<br />
đúng đắn cho con đường đi lên của Việt Nam.<br />
Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã xác định:<br />
“Thế kỷ XXI sẽ có nhiều biến đổi. Khoa học<br />
và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. KTTT<br />
sẽ có vai trò ngày càng nổi bật trong quá<br />
trình phát triển lực lượng sản xuất” [1; 91].<br />
Đến Đại hội X, Đảng ta chỉ rõ: “Chúng ta<br />
tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh<br />
quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước<br />
ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa,<br />
hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội<br />
chủ nghĩa gắn với phát triển KTTT. Phải coi<br />
KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển<br />
mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh<br />
tế có giá trị gia tăng cao và dựa nhiều vào tri<br />
thức” [2; 28-29].<br />
Như vậy, Đảng ta đã khẳng định, cần nắm bắt<br />
khoa học công nghệ hiện đại và KTTT để rút<br />
ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
đất nước. Muốn rút ngắn phải biết tăng tốc và<br />
biết đi tắt, bỏ qua những bước đi mà các nước<br />
đi trước đã phải đi vòng do lúc đó chưa có<br />
điều kiện. Đảng ta quan niệm, KTTT là một<br />
thực tế khách quan, một trình độ phát triển<br />
của lực lượng sản xuất, nhưng đó không phải<br />
là một hình thái kinh tế - xã hội mới, cũng<br />
không phải là một lĩnh vực kinh tế độc lập,<br />
<br />
98(10): 91 - 96<br />
<br />
nằm ngoài các ngành kinh tế khác. Do vậy,<br />
chúng ta cần biết vận dụng những thành tựu<br />
của tri thức nhân loại để tiến hành công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nền<br />
kinh tế đất nước tiến kịp với nền kinh tế nhân<br />
loại, đồng thời xây dựng một xã hội xã hội<br />
chủ nghĩa công bằng và tiến bộ.<br />
Hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một xu<br />
thế tất yếu, vì hiện nay không có một nền<br />
kinh tế nào có thể đứng độc lập mà phát triển<br />
được. Nhưng hội nhập mà không đủ năng lực<br />
nội sinh, không biết tận dụng các yếu tố thuận<br />
lợi của thời đại để phát triển nhanh thì sẽ bị<br />
cuốn hút, đè bẹp. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế<br />
so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách<br />
thức to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của<br />
Việt Nam quá thấp, lại phải phát triển trong<br />
môi trường cạnh tranh khốc liệt.<br />
Những khó khăn của đất nước khi hội nhập<br />
buộc chúng ta phải có những chiến lược phát<br />
triển phù hợp. Sự xuất hiện của KTTT là vận<br />
hội chưa từng có để Việt Nam đi tắt, đón đầu,<br />
từng bước đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế<br />
giới. Muốn làm được điều đó, điều quan trọng<br />
là phải có một thiết chế chính sách cụ thể, phù<br />
hợp cả trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực<br />
lẫn chính sách phát triển kinh tế hợp lý, cơ<br />
chế phát triển thông thoáng của hệ thống<br />
chính sách của nhà nước.<br />
KẾT LUẬN<br />
KTTT là vận hội để chúng ta đẩy nhanh công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam<br />
cần tận dụng cơ hội đó để thực hiện chiến<br />
lược phát triển đi tắt, đón đầu, rút ngắn<br />
khoảng cách, không bị tụt hậu so với nền kinh<br />
tế thế giới. Đi tắt cũng có nghĩa là phải kết<br />
hợp hai quá trình: chuyển từ kinh tế nông<br />
nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế<br />
công nghiệp lên KTTT. Ở Việt Nam, hai quá<br />
trình ấy phải tiến hành đồng thời, lồng ghép<br />
vào nhau, hỗ trợ cho nhau. Thực hiện được<br />
điều đó là một khó khăn rất lớn, đồng thời<br />
cũng là một lợi thế của các nước đi sau như<br />
Việt Nam chúng ta.<br />
95<br />
<br />